Bà chính là Nguyễn Thị Bành, nữ tướng nổi tiếng trong
cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, vợ của Nguyễn Chích - khai quốc công thần hàng đầu của
nhà Hậu Lê.
Theo sử liệu, vào đầu thế kỷ XV, Nguyễn Chích dựng cờ khởi
nghĩa chống quân Minh xâm lược ở Hoàng Nghiêu (Thanh Hóa). Dựa vào địa hình hiểm
trở, nhiều vách núi dựng đứng, Nguyễn Chích nhiều lần đẩy lùi các cuộc tấn công
của quân Minh.
Để củng cố sức mạnh, mở rộng căn cứ khởi nghĩa, ông
tăng cường tuyển chọn quân sĩ. Một lần có chàng trai trẻ đến xin gặp chủ tướng,
Nguyễn Chích thấy tướng mạo người này nhỏ nhắn thư sinh, dáng vẻ “trói gà không chặt”, liền hỏi có khả
năng gì? Chàng trai đáp rằng: “Tôi vốn học võ từ nhỏ, nay vì căm thù giặc nên đến
xin đầu quân”.
Nguyễn Chích liền cho một bộ tướng của mình đấu với
chàng trai để xem khả năng đến đâu. Trong chốc lát, chàng trai hạ được tướng
quân của Nguyễn Chích. Sau đó, lần lượt những tướng khác bị hạ, cả doanh trại đều
kinh ngạc, khâm phục. Nguyễn Chích vui mừng, thu nhận nhân tài vào đội quân.
Tuy nhiên qua chứng kiến sinh hoạt hàng ngày, ông để ý
chàng trai kia có cử chỉ và thói quen khác hẳn với mọi người. Dáng vẻ thùy mị,
khuôn mặt, làn da, vóc dáng, đi đứng, bàn tay giống như con gái.
Để giải đáp thắc mắc của mình, Nguyễn Chích nghĩ ra một
kế. Ông cho tổ chức đấu vật trong toàn quân, lệnh ai cũng phải tham gia. Bị đưa
vào thế bí, chàng trai lúc đầu tìm cách từ chối khéo. Trước mệnh lệnh, sự thúc
ép của binh tướng, người này buộc phải thú nhận với Nguyễn Chích rằng mình là
gái giả trai, tên thật Nguyễn Thị Bành.
Phát hiện Nguyễn Thị Bành gạt mình, nhưng do mến mộ
tài năng và ý chí của nàng, Nguyễn Chích vẫn giữ lại. Tình yêu nảy nở, sau này
ông cưới bà làm vợ và phong làm phó tướng.
Sau khi kết hôn với tướng quân Nguyễn Chích, Nguyễn Thị
Bành cùng chồng chỉ huy binh sĩ đánh tan quân địch. Nhiều lần, bà còn đích thân
cầm quân đánh giặc. Trong số những trận chiến vang danh của Nguyễn Thị Bành, được
nhắc đến nhiều nhất là trận giữ thành Yên Mỗ.
Đẩy lùi được quân giặc phương Bắc, Lê Lợi lên ngôi,
Nguyễn Chích được phong là Đình Thượng Hầu - một trong những khai quốc công thần.
Bà Nguyễn Thị Bành cũng được phong phu nhân, lui về lo việc nhà cửa, quán xuyến
mọi việc.
Dù sau này vì nhiều lý do, Nguyễn Chích bị Lê Lợi phế
quan trở thành thường dân, nhưng Nguyễn Thị Bành vẫn luôn sát cánh cùng chồng
trong mọi khó khăn của cuộc đời.
Đến khi Lê Lợi qua đời, Lê Thái Tông lên ngôi đã cho mời
Nguyễn Chích ra làm quan trở lại. Bấy giờ quân Chiêm lại quấy nhiễu nước ta. Vợ
chồng Nguyễn Chích, Nguyễn Thị Bành tiếp tục lên đường giữ yên bờ cõi cho đất
nước.
Sử sách không chép rõ về chuyện này, nhưng dân gian khẳng
định nữ tướng lừng lẫy góp công không nhỏ trong việc cùng chồng đẩy lùi quân
Chiêm.
Kim Nhã
*
Nguồn:
https://vtcnews.vn/nu-tuong-duy-nhat-trong-su-viet-gia-trai-di-danh-giac-la-ai-ar913459.html
*
Nguồn:
https://vtcnews.vn/nu-tuong-duy-nhat-trong-su-viet-gia-trai-di-danh-giac-la-ai-ar913459.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét