Nhà
thơ Du Tử Lê
Đôi lời xin thưa trước.
Bài nầy, nhiều người khen tôi lắm. Viết hay. Văn phòng
lạ lẫm.
Ngày chưa quy tiên, ông LÊ cũng thích lắm, đã có lần
nói lời cảm ơn tôi.
Lâu rồi tôi phân vân, ông mất rồi, liệu có nên nhắc lại
những “chiến lợi phẩm” của ông trong
tình trường, như Hàn Mặc Tử, như Bích Khê và tại sao không là, của Hoa Văn, với
mối tình với nữ thi sĩ Thảo Chi Bùi Mỹ Hoa, mà tôi đang định viết .
Nay, sáng nay, trong vườn hoa nhà, tôi chợt nhớ Đà Lạt,
nhớ ông Lê, lần gặp gỡ xưa, xưa lắm rồi, trong nhà hàng MEKONG , tu bia 33 cổ
lùn, bằng miệng. Cùng lúc nầy, tôi đưa ông 5 bài viết vè Ấn Quang, người Mỹ và
chính quyền VNCH. Bài được đăng trên Nguyệt san TIỀN PHONG của CT/ CTCT. Mà khoản
tiền nhuận bút, tôi đã tặng hết cho ông. Nếu có cơ hội nào, dưới đó, ông đọc lại
bài viết này, đừng buồn tôi, nghe ông.
Nếu trên cõi đời này không có người đàn bà, thì đã
không có Du Tử Lê, nhất là một Du Tử Lê thi sĩ. Như thế cũng có nghĩa là, người
đàn bà, một nhân tố cần thiết khủng khiếp, cho Du nói riêng và cho những người
cầm bút nói chung.
Khủng khiếp ở đây, tôi nói theo nghĩa tối cao, vĩ đại,
muôn năm, vạn tuế, chứ không theo nghĩa con rắn độc khủng khiếp, con sư tử Hà
Đông khủng khiếp hay con cọp cái khủng khiếp.
Xin các mẹ bình tĩnh và tha tội cho con. Vâng, không
có đàn bà thì không có Du Tử Lê, một Du Tử Lê thi sĩ.
Trên đây mới là phần nhập đề. Đối với tôi nhập đề là
quan trọng. Xong được một cái nhập đề khoái chí, là từ đó tôi phăng phăng, tới
luôn.
Tôi bắt đầu đi vào phần thân bài.
Trước năm 1971, tôi không chơi thân với Lê. Thỉnh thoảng
gặp anh ở các tòa soạn báo ở đường Phạm Ngũ Lão hay Võ Tánh, là lúc tôi đến
giao bài và đòi tiền nhuận bút... Tôi nói đòi tiền vì nhiều vị chủ báo thời bấy
giờ kỳ cục lắm. Họ rất lười biếng trong việc thanh toán tiền nhuận bút. Trừ ông
Quỳnh ở nhật báo Hòa Bình thì có siêng năng hơn. Nhiều lúc, năm lần mười lượt họ
đãng trí hay tai điếc, tôi bỏ luôn coi như mình đã cúng cô hồn sống. Một Nguyễn
LT, tờ Da Vàng, tôi viết bình luận thời sự chính trị 5 tháng liên tiếp, ông hứa
trả cho tôi 70.000, nhưng rồi qua một bữa ăn tại nhà ông phía sau lưng trường
Lê Bảo Tịnh đường Trương Minh Giảng, rồi ông chở tôi trở lại tòa nhà Quốc Hội
(bấy giờ ông là dân biểu), tôi xuống xe và không nghe ông đề cập đến số tiền
70.000.
Trở lại chàng Du. Năm 1971, khi tôi đang phục vụ tại Đại
Đội Chiến Tranh Chính Trị tại Phan Thiết, từ Sài Gòn ra công tác, anh có ghé
thăm tôi, nhưng tôi không có mặt. Khi người Hạ sĩ quan trực đại đội cho biết
như thế tôi cảm động và thương Lê lắm lắm. Tháng 7 năm 1971 tôi ra ứng cử dân
biểu theo lời xúi giục của ông Hà Thúc K, vì ông nhìn tôi như một lý thuyết gia
của nhật báo Da Vàng của Đại Việt.
Với tư cách một ứng cử viên độc lập, tôi phang vào chủ
trương 4 không của Nguyễn Văn Thiệu. Tại 18 địa điểm vận động, tôi có tới 16 địa
điểm được cử tri vỗ tay hoan hô nhiệt liệt nhờ lối nói hùng biện của tôi. Nhưng
than ôi, tôi là người nói cho họ nghe sướng tai, nhưng không phải là người cho
tay họ bỏ phiếu ông Thiếu Úy đẹp trai vào thùng. Tôi thất cử là cái chắc nụi.
Sau bầu cử, Đại tá Tỉnh trưởng Ngô Tấn Nghĩa bắn tiếng
đề nghị tôi tự động xin thuyên chuyển ra khỏi Tiểu khu. Tôi lì. Đi đâu bây giờ.
Đi làm cái chi.
Một ngày kế tiếp, có người bạn làm ở phòng Tổng Quản
trị nói với tôi, là tôi đã có sự vụ lệnh thuyên chuyển đi Ban Mê Thuột hay
Tuyên Đức gì đó. Và tôi đã nhận Sự vụ lệnh sau đó. Trên Sự vụ lệnh, người đánh
máy xóa chữ Đăc Lắc (Ban Mê Thuột) thay vào chữ Tuyên Đức (ĐàLạt).
Ôi Đà Lạt, nơi những ngày đầu tôi và Kim hò hẹn, khóc,
cười, mếu máo và yêu nhau. Ôi Đà Lạt, những ly cà phê đắng và những giọt rượu nồng
cay chăn gối. Cảm ơn Bộ Tổng Tham Mưu. Cảm ơn Đại tá Ngô Tấn Nghĩa. Ta lại về
vương quốc của tình yêu. Ta lại về dấu xưa kỷ niệm, đêm tân hôn cảnh sát vào kiểm
tra giấy tờ khách sạn Duy Tân, đêm trăng mật dời phòng dù hai trái lửa ôm vào
nhau cũng không đủ ấm với cơn lạnh mùa đông Đà Lạt. Đoạn văn này không lạc đề,
vì chính đây là dịp tôi gặp lại Du Tử Lê thường xuyên, đều đặn, mỗi năm hai, ba
lần.
Vâng, chính tại Đà Lạt làm tôi gặp lại Du Tử Lê.
Tôi gặp Du Tử Lê, ngồi chung bàn cà phê ở Tùng, bia 33
cổ lùn tu bằng miệng ở Mê Kông và lần nào bên cạnh Lê cũng có một “cô Bắc Kỳ nho nhỏ” hay một cô Nam kỳ “tuổi thích ô mai”. Và lần nào cũng vậy,
Lê giới thiệu “đây là bà xã tôi”. Phản
ứng tự nhiên tôi nói “xin chào chị”,
dù chị thua tôi từ 7, 8 tuổi hay đôi khi cả một giáp từ mẹo, chó chuột, ngựa
dê, gà, trâu, cọp…
Tôi ở Đà Lạt 4 năm từ đầu 72 tới ngày tan hàng. Trung
bình mỗi năm hai lần, có năm Lê vượt chỉ tiêu là 3 lần, xòm xèm, Lê có mười bà
xã để cho tôi chào chị. Có hay không một Lê với bà xã ở Vũng Tàu tôi không biết.
Có hay không một Lê với bà xã trong những vườn cây ở Lái Thiêu, tôi không biết.
Riêng Đà Lạt, tôi thấy Lê đã có, cộng với Lê là một tiểu đội bà xã. Như thế ta
thấy rằng, với Lê, một tiểu đội là quá ít. Nhưng nếu bảo Lê có hơn một đại đội
thì vô tình chúng ta đã đề cao Lê. Và nếu là một đại đội thì giờ này Lê đã sụm
bà chè. Công bằng và đúng nhất, Lê có áng chừng khoảng một trung đội bà xã.
Tôi lại nghĩ rằng, các vua chúa ngày xưa, tính về số
lượng, có thể hơn Lê, nhưng nếu thực sự khai thác tài nguyên, kể cả lực lượng
tăng phái, các vua chúa cũng chỉ triển khai mặt trận ngang bằng quân số của Lê,
một trung đội.
Một kỷ niệm khác với Lê. Lần cuối cùng tôi gặp Lê tại
Đà Lạt là sau Hiệp định Paris. Lê hỏi tôi để xin bài cho nguyệt san Tiền Phong
của Tổng Cục. Bấy giờ tôi có 5 bài đánh máy sẵn ở nhà do Uyên Thao trả lại.
Chuyện rằng, sau khi giữa tôi và Uyên Thao nổ ra trận bút chiến trên báo ĐỜI của
Chu Tử chung quanh vấn đề do Uyên Thao đặt ra “Con Ngựa Gỗ Ấn Quang và Thành Troix Nam Việt Nam”, Uyên Thao ngán
tôi lắm. Bấy giờ, tờ báo Sóng Thần, dù đứng tên chủ nhiệm là Trùng Dương, nhưng
mọi chuyện Uyên Thao quyết định. Tôi có cổ phần trong Sóng Thần, tôi trong Ban
biên tập chủ lực, dù tôi ở Đà Lạt.
Theo yêu cầu của tôi khi về phép Sài Gòn hết tiền,
Uyên Thao ứng trước cho tôi 30,000 đồng để viết bài. Sau đó tôi trả nợ cho Uyên
Thao 5 bài: – Ấn Quang và Cộng Sản, – Ấn
Quang và Giai Đoạn Đấu Tranh Chính trị Trong Tương Lai, – Việt Nam và Nhu Cầu
Cách Mạng Xã Hội, – Tập Đoàn Lãnh Đạo Cộng Sản Hà Nội Đang Toan Tính GÌ Ở Miền
Nam, – Vai Trò Quân Đội Trong Thời Hậu Chiến.
Lý do Uyên Thao trả lại bài theo anh nói với tôi, vấn
đề Ấn Quang chính quyền không muốn báo chí đề cập đến nữa. Vậy những bài kia
sao Uyên Thao cũng trả lại, tôi không muốn đối chất, đối lượng làm gì.
Tôi đưa cho Du Tử Lê ba bài, giữ lại hai bài liên quan
Ấn Quang. Nguyệt san Tiền Phong đăng hết ba bài của tôi liên tiếp trong ba
tháng. Có một thú vị là Tiền Phong đã có lần cho tôi nằm trên phu nhân Trung tướng
Trần Văn Trung, tên bà là Trần Hoài Nam thì phải (hay bút hiệu). Chuyện rằng,
bài Tập Đoàn Lãnh Đạo Cộng Sản Hà Nội
Đang Toan Tính Gì Ở Miền Nam Việt Nam của tôi đăng trước, tiếp theo là bài
của bà ấy Thư Gửi Đại Tướng Võ Nguyên
Giáp. Tên Lê Văn Chính ở cuối bài chồng lên tên bà Trần Hoài Nam ở trang
sau. Vâng, tôi đã nằm trên như thế đó. Thích nhỉ. Cảm ơn ông Lê.
Mấy tháng sau tôi về Sài Gòn, ghé thăm Du Tử Lê vào
trưa thứ bảy tại tòa soạn đường Hồng Thập Tự, số 2 Bis, Lê nói với tôi sáng thứ
hai trở lại để nhận tiền nhuận bút. Tôi nói với Lê, rằng tôi đã mua vé máy bay
về lại Đà Lạt sáng thứ Hai, nếu có tiền nhuận bút, anh cứ nhận thay tôi mà cà
phê cà pháo, có dịp nào gặp lại, anh bao tôi.
Hồi còn ở trong nước khi nghe đài BBC giới thiệu bài
thơ khi tôi chết hãy mang tôi ra biển,
tôi “chửi” anh quá trời. Đ.M tôi tưởng anh còn sống để về giải phóng quê hương,
giải cứu đồng bào, chứ xác chết anh về chỉ làm hôi thối mà thôi, ích lợi gì.
Bây giờ, sau gần năm năm ở hải ngoại, tôi thấy Du Tử
Lê là người được báo chí nhắc nhở, nói tới nhiều nhất. Nói tốt cũng có, nói xấu
cũng có. Rằng anh là trưởng môn phái làm thơ mới lục bát, rằng với những dấu
ngang, ngắt trên computer anh sử dụng chấm, phết rất độc đáo, mới lạ, tân kỳ.
Hắn ngó dzậy nhưng không phải dzậy, các người đừng lầm
một Du Tửi Lê im lặng. Hắn là Vua, là Hoàng Đế đó, chớ tưởng bở. Nô lệ chỉ là
vai hắn đóng trong một chừng mực nào đó vì nhu cầu chiến thuật, chiến lược. Lúc
lên ngựa, lúc ngự trên ngai vàng” giữa đêm tối, chỉ hai người, một vua và một
nô tì, dễ có mấy tay như ổng, như Du Tử Lê.
Im lặng. Chịu đựng. Các người cứ chửi, cứ cào, cấu, cắn,
nhai, ta đi. Đêm xuống, giờ của nhà vua lên ngai. Mặt trời lặn, giờ của nhà vua
hành động. Trong đêm đen hay sáng mờ mờ của ngọn nến, các người mới biết, ta là
vua. Ta là vua, buồn tình, ta cúp “tiêu
chuẩn”, các ngươi có quỳ mà lạy, khóc lóc mà van xin ân huệ của ta. Ta sẽ
ban, nhỏ giọt. Nhỏ giọt và nhỏ giọt. Hãy chết đi. Hãy lịm người đi. Có rên la
bai bải nhà vua cũng không tha. Trời lúc đó cũng vắng mặt, vì ta là Thượng đế,
nên có gọi trời ơi, cũng vô ích. Tôi thừa sức viết thêm một trăm trang cho vụ
việc này, nhưng thôi.
Tôi có đọc đâu đó rằng, “người đàn bà đến với tình yêu, họ ở lại, nhưng người đàn ông đến với
tình yêu, rồi họ đi qua”. Đi qua một, hai lần không ăn thua. Với Lê, phải
đi qua nhiều quần, cấp trung đội, mới vừa khả năng của anh và vừa tầm dài của “ngòi bút” của anh.
Không có đàn bà, không có Du Tử Lê. Không có cấp trung
đội bà xã, không có Du Tử Lê thi sĩ.
Làm thơ tình, không thể có tình yêu hàm thụ. Cái sướng,
cái khoái, cái khổ, cái vui, cái buồn. Ngồi tưởng tượng, không đẻ ra được thơ
tình.
Lúc Lê đang đứng trước cổng trường Gia Long, Trưng
Vương vào mỗi chiều tan học, chính là lúc Lê đang đi tìm cái sướng, cái ngây ngất,
cái lịm người, cái đê mê, cái dày vò, cái ngồi trên lửa, cái nhói trong tim, rất
kinh nghiệm bản thân, khởi đầu và kết thúc, từ những đường gân thớ thịt, đầu lưỡi
cuối môi, cằm, râu, tóc, kể cả lỗ chân lông. Thiếu những thứ đó, làm răng mà có
thơ tình đích thực, làm răng mà có Du Tử Lê.
Không có đàn bà, không có Du Tử Lê. Không có một trung
đội bà xã, không có thơ tình Du Tử Lê. Chắc như bắp. Chắc như nụi. Chắc như
đinh đóng vào cột.
Ấy. Ấy. Ấy. và Ấy.
Với tôi, trước sau, tôi thích tùy bút của Du Tử Lê hơn
thơ Du Tử Lê. Ra hải ngoại, với cái gọi là làm mới hình thức, dấu chéo, dấu
móc, tôi cho rằng Du Tử Lê đang tự giết mình.
Đâu đó tôi có đọc Du Tử Lê viết, “anh chỉ sáng tạo một nửa, nửa còn lại dành cho người đọc sáng tạo”.
Tôi không đồng quan điểm này. Người đọc và người sáng tạo là hai loại người
khác nhau. Người đọc chỉ thêm ý hay triển khai ý nghĩ từ tác giả cho chính nhận
thức của họ (người đọc) chứ họ không làm công việc sáng tạo lại cho người khác
đọc. Và người sáng tạo, nếu thực sự là người sáng tạo, họ sáng táo từ cái không
có, chẳng ai sáng tạo tiếp từ người khác sáng tạo, như Du Tử Lê chẳng hạn.
Duy một điều, tôi thấy Du Tử Lê thành thật, vô cùng
thành thật khi anh nói: “Đây mới là điều
tôi muốn khám phá, thử nghiệm. Có thể tôi sẽ thất bại”. Trong khi chính Du
Tử Lê thành thật nói “có thể sẽ thất bại”,
tức là chưa tin vào điều mình làm là thành công hay đúng, thì một số người khác
đã bốc Lê lên chín tầng mây, gọi Lê là trưởng môn phái, là vua lục bát. Nói hay
viết về một nhà văn, nhà thơ nổi tiếng, mình cũng nổi tiếng theo hay sao. Tôi
không tin là vậy.
Tôi nhớ đêm ra mắt thơ Tô Thùy Yên tại Boston, khi đêm
về uống rượu tại nhà nhà thơ Phan Xuân Sinh, nhà văn Lâm Chương có đặt vấn đề
thơ tự do (theo nghĩa bí hiểm) và thơ vần điệu, nhờ Tô Thùy Yên trả lời, tôi
nháy mắt với Lâm Chương và cắt ngang câu chuyện. Tôi biết, nói dai, nói dài,
cũng không đi tới đâu, làm khó cho anh Tô Thùy Yên, mất không khí vui, thân mật
của cuộc rượu.
Cho tới bây giờ, rõ ràng là, người ta vẫn nhớ tới một
Thanh Tâm Tuyền thi sĩ hay một Tô Thùy Yên thi sĩ, từ và nhờ những bài thơ có vần
điệu chứ không phải từ và vì những bài thơ tự do bí hiểm. Một bài thơ đọc năm lần
bảy lượt cũng không thuộc. Không thuộc tức là không nhớ ngôn ngữ. Không nhớ
ngôn ngữ thì làm sao biết được tác giả diễn tả những gì qua chúng.
Cũng đêm tại nhà Phan Xuân Sinh, đêm có giọng ngâm thơ
Phan Nhụy từ Houston sang. Nhiều người khen cô ngâm hay như Hoàng Oanh. Những
người này họ hại cô Phan Nhụy mà họ không biết. Theo tôi, cô Phan Nhụy ngâm hay
như cô Phan Nhụy. Đúng là Phan Nhụy. Có một điểm mà mấy đàn ông hôm đó không biết,
tôi biết. Cô Phan Nhụy là nhân viên bán vé máy bay cho một hãng hàng không Hoa
Kỳ, cô Phan Nhụy còn độc thân, cô Phan Nhụy đẹp. Những yếu tố ăn tiền như thế
không quan tâm, mà đi quan tâm thơ bí hiểm hay không bí hiểm. Hôm đó tôi có
nói: “Ai loạng quạng bước qua xác chết của
tôi” khi mấy người đến đứng chụp hình chung với Phan Nhụy. Thực tình thì
lúc đó, rượu nói chứ không phải tôi nói. Và bây giờ, tấm hình tôi được chụp
chung với Phan Nhụy ai chụp, giờ ở đâu, ai giữ, tôi cũng không biết.
Nói tóm lại, Du Tử Lê là tên nô lệ của tình yêu, chỉ
là chiến thuật giai đoạn, làm vậy nhưng không phải vậy. Mà phải nói, Du Tử Lê
là vị hoàng đế về đêm. Và, còn dài dài, đều đều những người đàn bà, con gái
khác tình nguyện “nạp mình” cho hoàng
đế. Chúng ta sẽ có thơ tình Du Tử Lê đọc, cũng đều đều, dài dài.
Điều sau cùng tôi muốn hỏi riêng Du Tử Lê, xin đừng ai
nghe lén. Rằng thì là, bộ ra hải ngoại, đã có lần bạn nhờ bà Hạnh Phước sửa sắc
đẹp, cắt móng tay hay “xâu lỗ tai” phải
không???
Lê Mai Lĩnh (Trích Tuyển Tập Lê Mai Lĩnh)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét