Hạ
Quốc Huy và Tiêu Dao Bảo Cự ngày ấy.
Hạ Quốc Huy hiện nay là Đại Võ sư, Sư trưởng, Chưởng môn Quyền Đạo Võ Công, môn phái do ông sáng lập ở California, Hoa Kỳ, nơi đào tạo các võ sinh từng ba, bốn lần đoạt chức vô địch Karaté thế giới. Ông còn là họa sĩ, nhà thơ đã đoạt nhiều giải thưởng Văn học nghệ thuật thời Việt Nam Cộng Hòa. Thơ của ông được nhiều người tán thưởng và vô cùng độc đáo, một không gian thơ lảng đảng giữa mơ và thực, hòa quyện quá khứ và mộng tưởng, lãng mạn nhưng hào hùng bi tráng, nhiều cách tân sáng tạo trong thể hiện, không lẫn với ai khác, mà tôi muốn gọi là dòng Thơ Hạ.
Ông cũng từng là tù cải tạo, vượt ngục và vượt biên sang Hoa Kỳ. Qua những gì ông thể hiện sau này, tôi muốn gọi ông là “người chiến bại vĩ đại”.
Ngày xưa chúng tôi là hai chàng trai trẻ quen biết nhau trong khung trời Đại Học Huế. Hai người lựa chọn đi hai hướng đời trái ngược nhau, có thể đã trở thành đối địch, nhưng may là chưa từng có dịp đối đầu. Rất nhiều năm sau, qua bao nhiêu dâu bể và biến động lịch sử, chúng tôi gặp lại nhau trên không gian ảo và có một cuộc trò chuyện đáng nhớ qua Fb. Được sự đồng ý của Hạ Quốc Huy, tôi đưa lại nội dung cuộc trò chuyện này, như nhắc lại, chia sẻ một kỷ niệm vui và hi vọng người đọc có thể rút ra một điều gì đó.
Chúng tôi đã cố tình viết theo một “văn phong xưa cũ”, khác hẳn lối hành văn hiện đại, cũng là cách hồi tưởng và lưu dấu một thời.
TIÊU
DAO BẢO CỰ ĐÁP TẠ HẠ QUỐC HUY
Bạn đã ba lần nhân danh “hảo hán” mời tôi nâng “chén rượu giang hồ” mà tôi chưa chính thức hồi âm, cảm thấy thất lễ nên có mấy dòng đáp tạ sau đây:
Bạn đã ba lần nhân danh “hảo hán” mời tôi nâng “chén rượu giang hồ” mà tôi chưa chính thức hồi âm, cảm thấy thất lễ nên có mấy dòng đáp tạ sau đây:
Bây giờ Bạn là Đại võ sư Chưởng môn, một con người văn
võ toàn tài, thơ bay như thần, bút vẽ múa ngang trời, ngang tàng hào kiệt… Qua
những gì được biết, quả thật Bạn xứng đáng với những lời xưng tụng, dù có thể Bạn
không cần mà chỉ an nhiên tự tại.
Nhớ lại thời sinh viên ở Huế, chúng ta không thân nhau lắm nhưng biết về nhau và dáng dấp bề ngoài cũng cùng có vẻ thư sinh hào hoa phong nhã nhưng nội tâm có thể khác nhau và đã lựa chọn những bước đi vào đời khác nhau.
Thuở ấy có lần tôi cũng đã viết trong nhật ký về mình và một người bạn như sau: “Bạn sâu im bền ngầm mãnh liệt như biển, ta cuồng nộ hào hoa đa tình như gió”. Cũng có lúc muốn làm “chung thân ngựa hoang”. Cuối cùng tự đánh giá mình là “một kẻ lãng mạn cách mạng, một con người phản kháng và một nỗi đam mê phù phiếm trong cuộc đời này.”
Bây giờ tuổi ngoài 70, Bạn và tôi lại gặp nhau trên mạng ảo, tự nhiên cùng có cảm tình với nhau và nhớ lại thời thanh xuân rực rỡ nồng nàn.
Phải chăng con người khác biệt, thời thế thay đổi, cuộc đời dâu bể, số phận khác nhau nhưng một cái gì đó mang tính lãng mạn, ngang tàng, khao khát tự do thời trẻ đã lại đưa chúng ta gần nhau.
Xin nâng ngang mày cạn “chén hồ đào tri âm tri kỷ”.
Tiêu Dao Bảo Cự
Nhớ lại thời sinh viên ở Huế, chúng ta không thân nhau lắm nhưng biết về nhau và dáng dấp bề ngoài cũng cùng có vẻ thư sinh hào hoa phong nhã nhưng nội tâm có thể khác nhau và đã lựa chọn những bước đi vào đời khác nhau.
Thuở ấy có lần tôi cũng đã viết trong nhật ký về mình và một người bạn như sau: “Bạn sâu im bền ngầm mãnh liệt như biển, ta cuồng nộ hào hoa đa tình như gió”. Cũng có lúc muốn làm “chung thân ngựa hoang”. Cuối cùng tự đánh giá mình là “một kẻ lãng mạn cách mạng, một con người phản kháng và một nỗi đam mê phù phiếm trong cuộc đời này.”
Bây giờ tuổi ngoài 70, Bạn và tôi lại gặp nhau trên mạng ảo, tự nhiên cùng có cảm tình với nhau và nhớ lại thời thanh xuân rực rỡ nồng nàn.
Phải chăng con người khác biệt, thời thế thay đổi, cuộc đời dâu bể, số phận khác nhau nhưng một cái gì đó mang tính lãng mạn, ngang tàng, khao khát tự do thời trẻ đã lại đưa chúng ta gần nhau.
Xin nâng ngang mày cạn “chén hồ đào tri âm tri kỷ”.
Tiêu Dao Bảo Cự
HỒI
ÂM CỦA SƯ TRƯỞNG HẠ QUỐC HUY ĐẾN TIÊU DAO BẢO CỰ.
Cử án tề mi Bạn, cạn chung hồ đào. Tôi chỉ là kẻ cuồng đồ bất khuất tiếp đường đi của người vượt ngục. Thì sá gì “một chiếc cùm lim chân có đế, 3 vòng xích sắt bước còn vương”. Kẻ chung thân gươm sầu đối bóng nguyệt, lệ đã thành hồ, hồ dễ cạn lòng đau.
Chúng ta 2 phong nhã thư sinh vào đời gối mộng đội trời đạp đất, soãi cánh chim bằng trên đường mây vô tận. Những lựa chọn nào cũng hoàn hảo với chúng ta... nên thành 2 chiến tuyến. Và đã thất bại.
Qua thương hải tang điền, Bạn đang tròn nhiệm vụ của kẻ sĩ và chúng ta ở trên cao hơn những chiến tuyến đối đầu vì dâu bể tang thương đã mài sắt thành lãng mạn hơn, bất khuất hơn ngang tàng hơn để cùng nhau hạnh ngộ niềm khao khát tự do. Thành tri âm.
Con tạo xoay vần. Người hào kiệt tóc bạc cười rung cố quận.
Đời sau có chuyện kể 2 gã thư sinh, 2 giang sơn một tổ quốc, mấy quê hương - chiến bào chiến y tươm máu thời gian. Cười khà bên chung rựơu hồ đào không hận không thù vì tất cả chỉ là phù vân mây trắng. Phù phiếm và phù du. Trong chúng ta chẳng còn thấp thoáng áo công hầu phần phật tựa cờ bay như thuở ngày xanh vào đời tim nặng lòng tin, lãng mạn anh hùng dâng tổ quốc.
Ôi lãng mạn của bất khuất thì đẹp tựa châu sa. Lãng mạn của quang phục thì úa màu cỏ cháy. Reo ca trong u uất tiếng sáo vong quốc kẻ quê hương, người dặm đường phiêu bạt.
Chi đại phu vong quốc bất khả ngôn trí, bất khả ngôn dũng. Đành tặng chút bình sinh thô thiễn vào góc trời riêng. Đời sau “Thiên hạ hà nhân khấp”... Hạ cuồng tiểu sinh
Gởi thương yêu đến những bất khuất trong nhà tù lớn, trái tim của Hạ cuồng đồ thất phu nầy.
Sư Trưởng Hạ Quốc Huy
Thư trang Quyền Đạo Võ công ngày 6 tháng 11 năm 2016
Garden Grove, California, USA
Cử án tề mi Bạn, cạn chung hồ đào. Tôi chỉ là kẻ cuồng đồ bất khuất tiếp đường đi của người vượt ngục. Thì sá gì “một chiếc cùm lim chân có đế, 3 vòng xích sắt bước còn vương”. Kẻ chung thân gươm sầu đối bóng nguyệt, lệ đã thành hồ, hồ dễ cạn lòng đau.
Chúng ta 2 phong nhã thư sinh vào đời gối mộng đội trời đạp đất, soãi cánh chim bằng trên đường mây vô tận. Những lựa chọn nào cũng hoàn hảo với chúng ta... nên thành 2 chiến tuyến. Và đã thất bại.
Qua thương hải tang điền, Bạn đang tròn nhiệm vụ của kẻ sĩ và chúng ta ở trên cao hơn những chiến tuyến đối đầu vì dâu bể tang thương đã mài sắt thành lãng mạn hơn, bất khuất hơn ngang tàng hơn để cùng nhau hạnh ngộ niềm khao khát tự do. Thành tri âm.
Con tạo xoay vần. Người hào kiệt tóc bạc cười rung cố quận.
Đời sau có chuyện kể 2 gã thư sinh, 2 giang sơn một tổ quốc, mấy quê hương - chiến bào chiến y tươm máu thời gian. Cười khà bên chung rựơu hồ đào không hận không thù vì tất cả chỉ là phù vân mây trắng. Phù phiếm và phù du. Trong chúng ta chẳng còn thấp thoáng áo công hầu phần phật tựa cờ bay như thuở ngày xanh vào đời tim nặng lòng tin, lãng mạn anh hùng dâng tổ quốc.
Ôi lãng mạn của bất khuất thì đẹp tựa châu sa. Lãng mạn của quang phục thì úa màu cỏ cháy. Reo ca trong u uất tiếng sáo vong quốc kẻ quê hương, người dặm đường phiêu bạt.
Chi đại phu vong quốc bất khả ngôn trí, bất khả ngôn dũng. Đành tặng chút bình sinh thô thiễn vào góc trời riêng. Đời sau “Thiên hạ hà nhân khấp”... Hạ cuồng tiểu sinh
Gởi thương yêu đến những bất khuất trong nhà tù lớn, trái tim của Hạ cuồng đồ thất phu nầy.
Sư Trưởng Hạ Quốc Huy
Thư trang Quyền Đạo Võ công ngày 6 tháng 11 năm 2016
Garden Grove, California, USA
TIÊU
DAO BẢO CỰ CÙNG HẠ QUỐC HUY SUY TƯ VÀ HOÀI NIỆM.
Thuở 18, lúc còn trên ghế nhà trường trung học, ta đã thích Cao Bá Quát với “Tài tử đa cùng phú” giọng điệu ngang tàng “Nghiêng cánh nhạn tếch mái rừng Nhan Khổng, cựa đuôi kình toan vượt bể Trình Chu” và cảm khái biết bao khi cuồng sĩ sắp rơi đầu trên pháp trường vẫn ngạo nghễ “một chiếc cùm lim chân có đế, ba vòng xích sắt bước thì vương”.
Vào đại học, trong trùng trùng kiến thức, tư tưởng đông tây kim cổ, ta chao đảo giữa những con đường xuôi ngược: Đọc Tiêu Dao Du - Trang tử để thấy mình mơ làm cánh đại bằng quạt cánh chín vặn dặm trên biển khơi, bỏ lại bọn chim gi chim sẻ đắc chí rì rầm mặt đất. Đọc hiện sinh nhưng không muốn sống gấp, sống vội, sống vô luân mà lại chọn lựa dấn thân vào cuộc đoạn trường máu lửa. Đọc thiền nhưng không thể quay mặt vào tường dù chỉ một ngày vì nhân gian đang réo gọi gần kề…
Tình yêu như lửa cháy, yêu chỉ là yêu, bất chấp mọi đàm tiếu quanh co của thiên hạ nhưng cũng sẵn sàng cắt đứt đoạn tuyệt điên rồ. Yêu không ngần ngại, không cần chung thủy, không chấp nhận ràng buộc, chỉ nghe theo tiếng con tim thường xuyên phập phồng loạn nhịp.
Bạn bè thân hơn gia đình, chia sẻ từng điếu thuốc, từng ly café, mải miết đêm ngày tranh luận không ngừng, sẵn sàng sống và chết cho nhau trong một tình bằng hữu sáng rỡ như mặt trăng, mặt trời, không bợn chút bùn nhơ vị kỷ.
Và đáng vui hay đáng buồn khi đây là thế hệ chiến tranh? Lũ chúng ta không sinh “nhầm thế kỷ” vì chẳng ai chọn được lúc chào đời. Bão lửa thời cuộc trùm lên mọi số phận con người. Những chàng trai, dù là thư sinh hào hoa phong nhã cũng hiên ngang sống đến gần đứt sự sống.
Lửa cháy trên đường phố. Lửa cháy trên giảng đường. Lửa cháy trên chiến trường. Lửa cháy trên rừng sâu. Lửa cháy trong ngục tù. Lửa cháy khắp đất trời. Lửa trùm phủ lên mọi số phận.
Lựa chọn của những chàng thư sinh ngày ấy là lựa chọn triết lý nhân sinh, là thái độ sống, là cách thức đương đầu với lịch sử.
Lịch sử mê đồ trận. Thiện Ác đối đầu. Chân Ngụy lẫn lộn. Chính nghĩa Phi nghĩa nhào trộn. Những con đường mải miết lạc dần nhau. Chỉ có ngọn lửa trong lòng mỗi người là chân thật.
Chiến tranh qua đi. Nhân dân là người bại trận. Cái Ác lên ngôi thống trị mỗi ngày đưa đất nước xuống bùn đen. Niềm căm phẫn nghẹn dâng sóng ngầm quằn quại. Những chàng thư sinh năm xưa đã dạn dày trận mạc, tơi tả đọa đày vẫn tiếp tục đứng lên làm người phản kháng và tự do, không gông cùm nào có thể kìm giữ.
Bao nhiêu nước đã chảy qua cầu. Không ai tắm hai lần trong một dòng sông. Nhưng tâm thức sau những cuộn sôi trào ghềnh thác đã xuống bình nguyên dòng chảy lặng lờ chuẩn bị hòa nhập vào biển lớn.
Nhìn lại lịch sử, mỗi người đều là chứng nhân, tác nhân và nạn nhân trong một chặng đường ghập ghềnh sinh tử. Ai đúng ai sai, chẳng ai có tư cách ngồi trên ngôi cao phán xét.
Vô Kỵ sau cuộc tranh bá đồ vương quay về vẽ lông mày cho Triệu Minh. Những người tóc bạc – thư sinh năm xưa vẫn giữ được cho mình một tấm lòng son còn gì vui hơn đối ẩm với người muôn năm cũ. Đối diện, đối ẩm không bằng đối lòng. Đối lòng không bằng lắng nghe trong tĩnh lặng.
Đẹp như một bài thơ bi tráng khi gọi nhau là cố nhân.
Tiêu Dao Bảo Cự
8/11/2016
Thuở 18, lúc còn trên ghế nhà trường trung học, ta đã thích Cao Bá Quát với “Tài tử đa cùng phú” giọng điệu ngang tàng “Nghiêng cánh nhạn tếch mái rừng Nhan Khổng, cựa đuôi kình toan vượt bể Trình Chu” và cảm khái biết bao khi cuồng sĩ sắp rơi đầu trên pháp trường vẫn ngạo nghễ “một chiếc cùm lim chân có đế, ba vòng xích sắt bước thì vương”.
Vào đại học, trong trùng trùng kiến thức, tư tưởng đông tây kim cổ, ta chao đảo giữa những con đường xuôi ngược: Đọc Tiêu Dao Du - Trang tử để thấy mình mơ làm cánh đại bằng quạt cánh chín vặn dặm trên biển khơi, bỏ lại bọn chim gi chim sẻ đắc chí rì rầm mặt đất. Đọc hiện sinh nhưng không muốn sống gấp, sống vội, sống vô luân mà lại chọn lựa dấn thân vào cuộc đoạn trường máu lửa. Đọc thiền nhưng không thể quay mặt vào tường dù chỉ một ngày vì nhân gian đang réo gọi gần kề…
Tình yêu như lửa cháy, yêu chỉ là yêu, bất chấp mọi đàm tiếu quanh co của thiên hạ nhưng cũng sẵn sàng cắt đứt đoạn tuyệt điên rồ. Yêu không ngần ngại, không cần chung thủy, không chấp nhận ràng buộc, chỉ nghe theo tiếng con tim thường xuyên phập phồng loạn nhịp.
Bạn bè thân hơn gia đình, chia sẻ từng điếu thuốc, từng ly café, mải miết đêm ngày tranh luận không ngừng, sẵn sàng sống và chết cho nhau trong một tình bằng hữu sáng rỡ như mặt trăng, mặt trời, không bợn chút bùn nhơ vị kỷ.
Và đáng vui hay đáng buồn khi đây là thế hệ chiến tranh? Lũ chúng ta không sinh “nhầm thế kỷ” vì chẳng ai chọn được lúc chào đời. Bão lửa thời cuộc trùm lên mọi số phận con người. Những chàng trai, dù là thư sinh hào hoa phong nhã cũng hiên ngang sống đến gần đứt sự sống.
Lửa cháy trên đường phố. Lửa cháy trên giảng đường. Lửa cháy trên chiến trường. Lửa cháy trên rừng sâu. Lửa cháy trong ngục tù. Lửa cháy khắp đất trời. Lửa trùm phủ lên mọi số phận.
Lựa chọn của những chàng thư sinh ngày ấy là lựa chọn triết lý nhân sinh, là thái độ sống, là cách thức đương đầu với lịch sử.
Lịch sử mê đồ trận. Thiện Ác đối đầu. Chân Ngụy lẫn lộn. Chính nghĩa Phi nghĩa nhào trộn. Những con đường mải miết lạc dần nhau. Chỉ có ngọn lửa trong lòng mỗi người là chân thật.
Chiến tranh qua đi. Nhân dân là người bại trận. Cái Ác lên ngôi thống trị mỗi ngày đưa đất nước xuống bùn đen. Niềm căm phẫn nghẹn dâng sóng ngầm quằn quại. Những chàng thư sinh năm xưa đã dạn dày trận mạc, tơi tả đọa đày vẫn tiếp tục đứng lên làm người phản kháng và tự do, không gông cùm nào có thể kìm giữ.
Bao nhiêu nước đã chảy qua cầu. Không ai tắm hai lần trong một dòng sông. Nhưng tâm thức sau những cuộn sôi trào ghềnh thác đã xuống bình nguyên dòng chảy lặng lờ chuẩn bị hòa nhập vào biển lớn.
Nhìn lại lịch sử, mỗi người đều là chứng nhân, tác nhân và nạn nhân trong một chặng đường ghập ghềnh sinh tử. Ai đúng ai sai, chẳng ai có tư cách ngồi trên ngôi cao phán xét.
Vô Kỵ sau cuộc tranh bá đồ vương quay về vẽ lông mày cho Triệu Minh. Những người tóc bạc – thư sinh năm xưa vẫn giữ được cho mình một tấm lòng son còn gì vui hơn đối ẩm với người muôn năm cũ. Đối diện, đối ẩm không bằng đối lòng. Đối lòng không bằng lắng nghe trong tĩnh lặng.
Đẹp như một bài thơ bi tráng khi gọi nhau là cố nhân.
Tiêu Dao Bảo Cự
8/11/2016
3 nhận xét:
Hạ Quốc Huy Hiện Là Chủ Tịch Hội Đồng Cố Vấn Chuyên Môn Của Tổng Hội Võ Thuật Thế Giới"Hạ Quốc Huy là một Hanshi Karate 9 Dan Black Belt từ năm 1995, 8 Dan Shorin Ryu Karate, 7 Dan Okinawan Traditional Weapons… hiện là Hội trưởng Tổng hội Tương Trợ Take No Uchi Suzucho Karatedo Thế Giới. Cũng là Sư Trưởng Chưởng môn sáng lập Quyền Đạo Võ Công, một môn phái kết hợp mọi tinh hoa võ thuật, hình thành lòng yêu nước của Chưởng Môn họ Hạ qua hệ thống Anh hùng quyền và Sơn Hà quyền độc đáo của ông.
Đây là một nhân vật chính danh Karate, Ông nguyên là cao đồ Trưởng Tràng đầu tiên của Sư tổ Linh Mộc Trường Trị từ thập niên 60 của thế kỷ trước, được vinh dự đích thân cố Võ Sư Choji Suzuki tấn phong và trao tín phù Tưởng Tràng khi ông còn là sinh viên Quốc Gia Mỹ Thuật ở Huế.
Ngoài là một Hanshi Karate ông còn là một thi sĩ và họa sỹ và cũng là cựu sĩ quan QLVNCH, ở tù CS và vượt ngục.
Bản chất nghệ sĩ, khiêm tốn, phong thái hào hiệp. Ông đối xử với mọi người bằng lòng chân thật, tín nghĩa nên được lòng hầu hết cả 2 giới văn nghệ sĩ và võ sĩ.
Suzuki Choji (鈴木長治 Linh Mộc Trường Trị), tên tiếng Việt: Phan Văn Phúc (10 tháng 6 năm 1919 - 6 tháng 2 năm 1995) là võ sư Karate người Nhật Bản, sáng tổ hệ phái Suzucho Karatedo, người đầu tiên gieo mầm hạt giống Karate ở Việt Nam. Sinh nhật của ông, ngày 10 tháng 6 thường niên, được coi là ngày truyền thống của hệ phái Suzucho Karatedo.
Năm 1945, Nhật Bản đầu hàng Đồng Minh, Chiến tranh thế giới thứ 2 kết thúc. Trong đội quân Thiên Hoàng bại trận, nhưng Suzuki Choji quyết định ở lại Việt Nam và tham gia Mặt trận Việt Minh kháng chiến chống Pháp với cấp bậc đại uý, nhận lời huấn luyện võ nghệ cho một đơn vị bộ đội ở Lạng Sơn. Trong một lần Phạm Văn Đồng (sau này là Thủ tướng nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam) tình cờ ghé thăm, đã quý mến tặng Suzuki Choji một khẩu súng có khắc tên ông, đồng thời đặt tên Việt Nam cho người chiến sĩ xuất thân từ Nhật Bản này là Phan Văn Phúc.
Những thế hệ môn sinh đầu tiên của Karatedo Việt Nam như Ngô Đồng, Hạ Quốc Huy, Nguyễn Xuân Dũng, Lê Văn Thạnh, Hoàng Như Bôn, Nguyễn Văn Dũng, Lê Bá Hòa, Trương Đình Hùng... của hệ phái Suzucho Karatedo do cố võ sư Karate người Nhật Suzuki Choji (Phan Văn Phúc) sáng lập.
Hệ phái có tất cả 14 đời Trưởng tràng, theo thứ tự: Nguyễn Nhuận (1966), Khương Công Thêm (1967), Nguyễn Xuân Dũng (1968 - 1970), Hạ Quốc Huy (1970), Trần Đình Tùng (1971), Hoàng Như Bôn (1972), Nguyễn Bá Kiều (1973), Lê Văn Thạnh (1973 - 1986), Ngô Văn Thanh (1986 - 1987), Lê Văn Thạnh (1987 - 1989), Hoàng Như Bôn (1989 - 1990), Khương Công Thêm (1990 - 1994), Nguyễn Văn Dũng (1995 - 2006), Lê Văn Thạnh (2006 - nay).
Các võ sư Karatedo Việt Nam có đẳng cấp cao:
- Võ sư Hạ Quốc Huy (Huyền đai Đệ Cửu đẳng)
- Võ sư Lê Văn Thạnh (Huyền đai Đệ Cửu đẳng).
- Võ sư Nguyễn Xuân Dũng (Huyền đai Đệ Bát đẳng).
- Võ sư Nguyễn Văn Dũng (Huyền đai Đệ Thất đẳng).
- Võ sư Ngô Văn Thanh (Huyền đai Đệ Thất đẳng).
- Võ sư Hoàng Như Bôn (Huyền đai Đệ Thất đẳng).
- Võ sư Nguyễn Tấn Kiệt (Huyền đai Đệ Thất đẳng).
- Võ sư Trương Đình Hùng (Huyền đai Đệ Thất đẳng).
Riêng võ sư Ngô Đồng không rõ đẳng cấp, môn đệ của ông là Võ sư Nguyễn Văn Nhân (Huyền đai Đệ Thất đẳng).
Đăng nhận xét