Tượng
Mạc Thái Tông
Về việc này, sách Đại Việt thông sử của Lê Quý Đôn viết:
“Năm Canh Dần (1530), tháng giêng, ngày
Đinh Hợi, mồng 1, Đăng Doanh tiếm hiệu Hoàng đế, ban lệnh đại xá thiên hạ, đổi
niên hiệu là Đại Chính năm thứ nhất”.
Là người “tính tình
khoan hậu, giản dị, giữ pháp độ, cấm hà khắc tàn bạo”, Mạc Đăng Doanh đã tạo
nên thời kỳ hoàng kim, thịnh trị của nhà Mạc. Các sử thần triều Lê – Trịnh, sử
gia Lê Quý Đôn mô tả “mấy năm liền được
mùa, nhân dân bốn trấn đều yên ổn”, hay “trúng
mùa luôn, thóc rẻ gạo hơn, thuế nhẹ dịch ít, ai nấy đủ thư thái, lại thêm tư
pháp nghiêm minh, quan lại thanh cần, trộm cắp mất tăm, đêm không nghe tiếng
chó cắn, đi đường không ai thèm nhặt của rơi”.
Mạc Thái Tông Đăng Doanh ở ngôi được tròn 10 năm thì
qua đời (năm 1540). Mạc Đăng Dung đã chọn cháu nội (con trưởng của Đăng Doanh)
là Mạc Phúc Hải (Mạc Hiến Tông) lên thay.
Vua
Lê Thế Tông (Lê Duy Đàm)
Lê Thế Tông, tên húy là Lê Duy Đàm, sinh năm 1567, là
vua thứ tư của nhà Lê trung hưng. Ông là con thứ năm của vua Lê Anh Tông. Theo
chính sử, cuối tháng 11/1572, thấy Trịnh Tùng chuyên quyền, lo sợ trước cảnh
chém giết, tranh giành giữa các phe cánh trong triều, vua Lê Anh Tông dẫn bốn
hoàng tử bí mật bỏ ra Nghệ An tránh loạn.
Đúng ngày đầu năm Quý Dậu (1573), Trịnh Tùng cho người đến đón con thứ năm của Anh Tông là Lê Duy Đàm về lập làm vua. Đại Việt sử ký toàn thư viết: “Mùa xuân, tháng giêng, ngày mồng 1, Tả tướng Trịnh Tùng và các quan văn võ cùng tôn hoàng tử lên ngôi hoàng đế, đổi niên hiệu, đại xá thiên hạ”.
Đúng ngày đầu năm Quý Dậu (1573), Trịnh Tùng cho người đến đón con thứ năm của Anh Tông là Lê Duy Đàm về lập làm vua. Đại Việt sử ký toàn thư viết: “Mùa xuân, tháng giêng, ngày mồng 1, Tả tướng Trịnh Tùng và các quan văn võ cùng tôn hoàng tử lên ngôi hoàng đế, đổi niên hiệu, đại xá thiên hạ”.
Vua Lê Thế Tông cai trị trong thời kỳ Trịnh Tùng chiếm
được kinh thành từ tay nhà Mạc. Quyền lực thực sự rơi vào tay Trịnh Tùng, vua
Lê không còn thực quyền. Đến ngày 24/8/1599 âm lịch vua Lê Thế Tông mất, ở ngôi
được 26 năm, thọ 33 tuổi.
Vua
Minh Mạng (Nguyễn Phúc Đảm)
Chân
dung vua Minh Mạng, người lên ngôi vào mùng 1 Tết Canh Thìn (1820).
Vua Minh Mạng lên ngôi năm 1820 khi gần 30 tuổi nên rất
hiểu chính sự. Trong thời gian trị vì, ông đưa ra nhiều cải cách quan trọng như
bỏ dinh trấn, chia cả nước làm 31 tỉnh, khuyến khích dân khai hoang lập ấp. Nhà
vua mở thêm thi Hội và thi Đình, trước đó thời vua Gia Long chỉ có thi Hương.
Vua Minh Mạng còn nổi tiếng là vua đông con nhất triều
Nguyễn với tổng cộng 142 người, trong đó có 78 hoàng tử và 64 công chúa. Tuy
nhiên, sử sách không chép ông có bao nhiêu vợ.
Vua
Thành Thái (Nguyễn Phúc Bửu Lân)
Chân
dung vua Thành Thái.
Vua Đồng Khánh băng hà khi chỉ còn ba ngày nữa là năm
mới. Theo thủ tục của người Việt, tang lễ không thể gác qua hai năm. Điều đó đồng
nghĩa với việc trong ba ngày triều đình phải phát tang vua cũ, lập người kế vị
để năm mới có vua mới.
Con vua Đồng Khánh là Bửu Đảo không được chọn vì quá
nhỏ, mới 3 tuổi. Viện Cơ mật phải qua Tòa khâm sứ Pháp để bàn bạc. Với sự cố
tình dịch chệch của người thông ngôn Diệp Văn Cương, hoàng tử Bửu Lân được chọn
làm người nối ngôi. Thời điểm đó, Bửu Lân đang sống ở quê ngoại với mẹ là hoàng
hậu Phan Thị Điểu. Viện Cơ mật phải cho người xuống thuyết phục, rước về.
Lên ngôi khi 10 tuổi, nhưng vua Thành Thái đã bộc lộ
rõ xu hướng căm ghét người Pháp nên luôn bị theo dõi và nghi ngờ. Thỉnh thoảng,
vua lại có những cử chỉ, lời nói kỳ quặc, điên dại khiến quan Pháp rất nghi ngại.
Nhân việc vua không chịu phê vào bản tấu thăng chức
cho một số quan lại tay chân của Khâm sứ, tòa Khâm sứ tước quyền phê chuẩn của
vua, giam lỏng ông ở Đại nội và biện lý do “Thành Thái mắc bệnh điên”. Thành
Thái ngự trên ngai vàng được 18 năm, bị phế truất năm 28 tuổi.
Sau khi bị phế truất năm 1907, vua Thành Thái bị quản
thúc ở Vũng Tàu. Đến năm 1916, khi con ông, vua Duy Tân khởi binh chống Pháp thất
bại, hai cha con cùng gia đình bị đày sang đảo Réunion ở Ấn Độ Dương (thuộc
châu Phi).
Sau cái chết của vua Duy Tân năm 1947, Thành Thái được đưa về nước, kết thúc 31 năm lưu đày ở đảo Réunion, tuy nhiên vẫn bị thực dân Pháp bắt ở Sài Gòn để kiểm soát. Ông mất ngày 16/2 năm Giáp Ngọ tại Sài Gòn.
Sau cái chết của vua Duy Tân năm 1947, Thành Thái được đưa về nước, kết thúc 31 năm lưu đày ở đảo Réunion, tuy nhiên vẫn bị thực dân Pháp bắt ở Sài Gòn để kiểm soát. Ông mất ngày 16/2 năm Giáp Ngọ tại Sài Gòn.
Ngoài bốn ông vua trên, còn nhiều vua khác lên ngôi
vào “tháng giêng, mùa xuân”, nhưng
không được nêu rõ đăng cơ vào ngày nào, ví dụ Lý Bí (năm Giáp Tý 544), Lý
Nhân Tông (năm Nhâm Tý 1072), Lê
Trang Tông (năm Quý Tỵ 1533), Mạc
Kính Vũ (năm Mậu Dần 1638).
Dương Tâm
Nguồn:
https://vnexpress.net/nhung-ong-vua-len-ngoi-vao-mung-1-tet-3709797.html
https://vnexpress.net/nhung-ong-vua-len-ngoi-vao-mung-1-tet-3709797.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét