Tác
giả xin cám ơn Giáo sư Trần Huy Bích đã giúp nhiều tài liệu cần thiết cho bài
viết này.
Tiếc thay trong bài Hòn Vọng Phu 1, lời hát có sai một
chữ, nhưng chữ đó lại rất quan trọng, làm biến đổi cả không khí của bài hát mà
nhạc sĩ Lê Thương đã cố công dựng nên khi sáng tác Hòn Vọng Phu. Đó là câu
nguyên văn của tác giả:
Vui ca xang rồi đi tiến binh ngoài ngàn
đã được ca sĩ Thế Sơn hát là:
Vui ca xong rồi đi tiến binh ngoài ngàn
Thật là một sai lầm đáng tiếc.
Chúng ta đều biết Lê Thương thuộc vào hàng nhạc sĩ kỳ cựu của nền tân nhạc Việt Nam, đã bắt đầu sáng tác từ những năm cuối của thập niên 1930 những ca khúc như Bản Đàn Xuân, Thu Trên Đảo Kinh Châu…, và từ đó tiếp tục sáng tác và để lại cho đời một di sản âm nhạc to lớn sau khi ông từ trần năm 1996 tại Sài Gòn, thọ 82 tuổi.
Được xem là “trường
ca” trong nền âm nhạc Việt Nam cho tới ngày nay không nhiều. Xưa nhất là Hòn Vọng Phu gồm ba bài trong dạng chuyện
kể, mà bài Hòn Vọng Phu 1 đã được
sáng tác năm 1943, các bài 2 và 3 cũng được hoàn tất sau đó mấy năm trong thập
niên 1940.
Tiếp theo là bài Trường Ca Sông Lô của Văn Cao sáng tác năm 1947, ca ngợi một chiến công trong cuộc kháng chiến chống Pháp.
Khoảng giữa thập niên 1950 xuất hiện một trường ca cũng trong dạng ba ca khúc nối tiếp nhau, đó là Hội Trùng Dương của Phạm Đình Chương, viết về ba con sông Hồng, sông Hương và sông Cửu Long như là hình tượng thống nhất của nước Việt Nam.
Rồi mãi đến đầu thập niên 1960 trường ca Con Đường Cái Quan, và giữa thập niên 1960, trường ca Mẹ Việt Nam của Phạm Duy mới ra đời.
Đó là những trường ca đúng nghĩa, có giá trị nghệ thuật cao, đứng vững với thời gian cho đến nay. Nhưng nếu có ai đặt câu hỏi: trong các bài trường ca ấy, bài nào được người dân hát nhiều nhất, nhớ nhiều nhất, phổ biến trong dân chúng rộng rãi nhất, thì câu trả lời sẽ là : Hòn Vọng Phu, trong đó Hòn Vọng Phu 1 thấm nhuần trong dân chúng sâu đậm nhất.
Vì sao nhạc sĩ Lê Thương đặt tên tác phẩm của mình là Hòn Vọng Phu ? Vì ở tỉnh Lạng Sơn giáp
giới với nước Tàu có một quả núi trên đó sừng sững một hòn đá lớn có hình thù
trông giống như một người đàn bà đang ôm đứa con, đứng nhìn ra phía xa như đang
mong đợi một ai đó. Dân gian Việt Nam đặt tên bức tượng do thiên nhiên tạo ra ấy
là Hòn Vọng Phu, tức là hòn đá có hình người đàn bà ôm con trông chờ chồng về.
Có lẽ cảm xúc vì lối đặt tên đó của dân gian hàm ý lịch sử đất nước chúng ta có
nhiều chinh chiến --với người Trung Hoa phía Bắc suốt một chiều dài của lịch sử
lúc nào cũng muốn chiếm nước ta để sáp nhập vào nước Tàu. Cái tâm thức “chờ chồng
về” từ chiến trận của người phụ nữ Việt Nam có lẽ vẫn tiềm tàng trong tâm hồn
dân tộc như một đặc tính do hoàn cảnh lịch sử mang lại, khiến cho khi thấy một
hòn đá trên núi giống hình người mẹ ôm con thì dân chúng đặt ngay tên là Hòn Vọng
Phu –Hòn Chờ Chồng. Đó là một cách nhìn thiên nhiên mà cảm ứng với tâm trạng
dài dằng dặc của dân một xứ nhiều giặc giã, thật là ý nghĩa và cảm động.
Nhạc sĩ Lê Thương, một nhạc sĩ thuộc thế hệ theo tân
nhạc đầu tiên của Việt Nam, chỉ nhìn hòn đá đó mà hòa nhập với một cảm thức rộng
lớn của dân tộc qua suốt một lịch sử lâu dài: lịch sử của các cuộc chiến không
ngừng để giữ nước, mà hòn đá chờ chồng là một tiêu biểu đầy cảm động trên một mặt
khác của chiến tranh. Ông đã sáng tác ba bài Hòn Vọng Phu để nói về hào khí của cuộc xuất quân, về nỗi nhớ mong
của người vợ có chồng đi chinh chiến, cho đến ngày về của người chinh phu. Điểm
đặc sắc của ba hòn vọng phu là đều mang đầy âm hưởng cổ kính của dân tộc, về nhạc
cũng như về lời. Trải qua nhiều năm tháng, trải qua nhiều thế hệ, trường ca Hòn Vọng Phu vẫn được trình diễn và được
thưởng ngoạn như một tác phẩm hàng đầu của dân tộc.
Tiếp theo là bài Trường Ca Sông Lô của Văn Cao sáng tác năm 1947, ca ngợi một chiến công trong cuộc kháng chiến chống Pháp.
Khoảng giữa thập niên 1950 xuất hiện một trường ca cũng trong dạng ba ca khúc nối tiếp nhau, đó là Hội Trùng Dương của Phạm Đình Chương, viết về ba con sông Hồng, sông Hương và sông Cửu Long như là hình tượng thống nhất của nước Việt Nam.
Rồi mãi đến đầu thập niên 1960 trường ca Con Đường Cái Quan, và giữa thập niên 1960, trường ca Mẹ Việt Nam của Phạm Duy mới ra đời.
Đó là những trường ca đúng nghĩa, có giá trị nghệ thuật cao, đứng vững với thời gian cho đến nay. Nhưng nếu có ai đặt câu hỏi: trong các bài trường ca ấy, bài nào được người dân hát nhiều nhất, nhớ nhiều nhất, phổ biến trong dân chúng rộng rãi nhất, thì câu trả lời sẽ là : Hòn Vọng Phu, trong đó Hòn Vọng Phu 1 thấm nhuần trong dân chúng sâu đậm nhất.
Đến đây người viết xin phép được mở một dấu ngoặc để lạm
bàn về một cách diễn đạt khác về người chờ chồng Tô Thị.
Ngoài Lê Thương, hình tượng vọng phu còn được nhạc sĩ Phạm Duy nhắc đến trong trường ca Con Đường Cái Quan của ông. Không khác Lê Thương, Phạm Duy cũng cảm nhận cái truyền thuyết vọng phu bàng bạc trong đời sống tinh thần và tình cảm của dân tộc Việt Nam, và nhìn nó gần như là một tín ngưỡng trong tâm thức của dân gian: thờ phượng sự sắt son chờ đợi và sự hóa đá của người đàn bà chờ chồng. Trong hành trình từ Bắc vào Nam, ngay đoạn đầu người lữ khách Phạm Duy đã hát
Ngoài Lê Thương, hình tượng vọng phu còn được nhạc sĩ Phạm Duy nhắc đến trong trường ca Con Đường Cái Quan của ông. Không khác Lê Thương, Phạm Duy cũng cảm nhận cái truyền thuyết vọng phu bàng bạc trong đời sống tinh thần và tình cảm của dân tộc Việt Nam, và nhìn nó gần như là một tín ngưỡng trong tâm thức của dân gian: thờ phượng sự sắt son chờ đợi và sự hóa đá của người đàn bà chờ chồng. Trong hành trình từ Bắc vào Nam, ngay đoạn đầu người lữ khách Phạm Duy đã hát
Đồng Đăng có phố Kỳ LừaCó nàng Tô Thị đứng chờ đợi aiVà khuyên người chẳng tái hồiCho ngàn năm được sống đời… vọng phu !
Riêng đối với những ai hiểu chữ “ca xang” thì thấy câu hát ấy thật hay, vì vang lên một âm hưởng rất cổ kính, giữa khung cảnh xuất quân của một võ tướng ngày xưa. Vậy “ca xang” là gì ?
Chúng ta cùng đi tìm chữ ấy trong sách vở cũ.
Từ “xang” có trong tiếng Việt từ rất lâu, và được ghi trong tất cả những tự điển tiếng Việt có danh tiếng từ thế kỷ 17 tới nay:
1) Tự điển Việt-Bồ-La (Dictionarium Annamiticum Lusitanum et Latinum) của Alexandre de Rhodes (1651):
Xang: agitate corpus ambulando (vừa đi vừa lắc thân thể)
2) Tự điển Việt-Latin (Dictionarium Anamitico-Latinum) của GM. Taberd (1838):
Xang: manum altè extollere (nâng tay lên cao)
3) Đại Nam Quấc Âm Tự Vị của Huỳnh Tịnh Của (1895-96):
Xang: giang tay, đưa tay lên, múa men.
4) Tự điển Việt-Pháp (Dictionnaire annamite-français) của Jean Bonet (1900):
Xang: lever les bras, gesticuler, jouer, danser (nâng tay lên cao, làm cử chỉ, chơi đùa, nhảy múa)
5) Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức (1931):
Xang: giang tay, giơ tay lên.
6) Việt Nam Tự Điển của Lê Văn Đức & Lê Ngọc Trụ (1970-71):
Xang: giang tay, múa men.
7) Tự Điển Tiếng Việt của Viện Ngôn Ngữ Học (Hoàng Phê chủ biên, 2003):
Xang: đưa qua đưa lại (“chân xang qua xang lại”).
Một điều ai cũng nhận thấy, là khi sáng tác Hòn Vọng Phu 1, Lê Thương đã chịu ảnh hưởng rất nhiều của tác phẩm Chinh Phụ Ngâm, nguyên tác chữ Hán của Đặng Trần Côn, do Đoàn Thị Điểm dịch sang thơ Việt. Riêng câu hát “Vui ca xang rồi đi tiến binh ngoài ngàn” cũng có thể tìm thấy dấu vết từ Đặng Trần Côn và Đoàn Thị Điểm qua Chinh Phụ Ngâm.
Trịch ly bôi hề, vũ Long tuyền
(Quăng chén rượu tiễn, múa kiếm Long tuyền)
Câu ấy được dịch là:
Câu ấy được dịch là:
Múa gươm rượu tiễn chưa tàn
Cuối buổi tiệc tiễn hành, người tráng sĩ ra đi ném
chén rượu, cầm gươm lên múa.
Những hình ảnh “quăng chén rượu tiễn, múa gươm” đã thành những hình ảnh ước lệ để diễn tả sự hăng hái của kẻ ra đi.
Vào thế kỷ 19, Tôn Thọ Tường, một viên quan văn, nhưng
khi được chọn sang Pháp dù chỉ để làm nhiệm vụ thông dịch, cũng hăng hái viết:
Những hình ảnh “quăng chén rượu tiễn, múa gươm” đã thành những hình ảnh ước lệ để diễn tả sự hăng hái của kẻ ra đi.
Hình
minh họa Chinh Phụ Ngâm do tác giả, nhà văn Trùng Dương cung cấp.
Múa gươm, quăng chén, cất mình điBịn rịn đâu màng thói nữ nhi.
Qua Thiên San kìa ai tiễn rượu vừa tàn
Nếu đổi “vui ca xang” thành “vui ca vang” hay “vui ca xong” chúng ta sẽ vô tình làm mất đi cái hình ảnh hào hùng đã thành ước lệ ấy.
Phạm Xuân Đài
https://www.diendantheky.net/2021/12/pham-xuan-ai-vui-ca-xang.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét