CÚNG
GIANG SƠN Ở TANG LỄ
Hoàng Đằng
(Viết
về phong tục tập quán của làng tôi)
(Viết về phong tục tập quán của làng tôi)
Dân làng Điếu Ngao tôi, ngoài một phần có quy y theo
Phật Giáo, đa số thực hành tín ngưỡng dân gian truyền thống.
Khi một người qua đời, trong việc tống táng, có nhiều nghi lễ; quan trọng nhất là LỄ CÚNG GIANG SƠN. Lễ này những cư dân Phật Giáo, ngoài những lễ theo nghi thức của Phật Giáo, cũng cử hành.
Lễ Giang Sơn là lễ gì? Người ta quan niệm ở cõi Dương,
con người sống nhờ "ngọn rau tấc đất"
của quê hương; khi từ giã cõi Dương, phải có lễ Tạ Ơn đồng thời cũng là lễ
cầu nguyện Thần Linh Tiên Tổ cho vong linh người quá cố thảnh thơi nơi cõi Âm.
Lễ này có đông người dự vì hiếu chủ nhờ làng sắp xếp và cử hành.
Lễ Giang Sơn, ở một số địa phương, là lễ cúng đầu tiên
của việc tang. Nhưng ở làng Điếu Ngao, Lễ Giang Sơn được cử hành trước khi đưa
linh cữu đi tống táng, có thể trong ngày hoặc trước một ngày, nghĩa là sau lễ
Thành Phục - lễ tang quyến mặc áo chế.
Khi một người qua đời, trong việc tống táng, có nhiều nghi lễ; quan trọng nhất là LỄ CÚNG GIANG SƠN. Lễ này những cư dân Phật Giáo, ngoài những lễ theo nghi thức của Phật Giáo, cũng cử hành.
Lễ này có đông người dự vì hiếu chủ nhờ làng sắp xếp và cử hành.
Ở làng Điếu Ngao, khi một người từ trần, việc đầu tiên
của hiếu quyến, về mặt đời, là đi trình báo chính quyền; còn về mặt tâm linh,
là sắm hương hoa, trầu rượu cáo với Ngài Bổn Thổ Thành Hoàng - Ngài quản lý mọi
việc trong địa phương theo tín ngưỡng dân gian - xin Ngài được phép tổ chức
tang lễ và thỉnh cầu Ngài phò hộ cho tang lễ được viên mãn.
Lễ Cáo Bổn Thổ Thành Hoàng, trước đây, cử hành trước lúc khâm liệm, nhưng bây giờ, người ta thay đổi, cử hành sau khi khâm liệm. Các địa phương khác có thể không có lễ này vì người ta cử hành lễ đầu tiên là Cúng Giang Sơn - xem như vừa cúng vừa cáo.
Ngày xưa, hiếu chủ nhờ người ra Dinh Bổn Thổ Thành
Hoàng làm lễ Cáo, còn Lễ Cúng Giang Sơn thì phải ra cúng ở đình làng.
Khoảng đầu thập kỷ 1940, một bô lão là dân ngụ cư của làng từ trần, gặp lúc mưa gió, ngài Lý Trưởng - ông Xạ Hoàng Công Quang - gợi ý cho tang quyến và làng cử hành lễ tại sân nhà đám, xem như hình thức cúng vọng.
Từ đó, lễ Cáo Bổn Thổ Thành Hoàng cũng như lễ Cúng Giang Sơn được tổ chức ngay tại nhà đám...
Lễ vật trong lễ Cúng Giang Sơn bây giờ chỉ hoa quả,
bánh trái; cúng xong, đem phân chia dọn người làng uống nước. Trước đây, lễ vật
là heo (hay bò), xôi... Cúng xong, lễ vật dọn làng vừa "thừa thần chi huệ",
vừa xem như bữa ăn thân mật của dân làng với người quá cố...
Hoàng Đằng
Lễ Cáo Bổn Thổ Thành Hoàng, trước đây, cử hành trước lúc khâm liệm, nhưng bây giờ, người ta thay đổi, cử hành sau khi khâm liệm. Các địa phương khác có thể không có lễ này vì người ta cử hành lễ đầu tiên là Cúng Giang Sơn - xem như vừa cúng vừa cáo.
Khoảng đầu thập kỷ 1940, một bô lão là dân ngụ cư của làng từ trần, gặp lúc mưa gió, ngài Lý Trưởng - ông Xạ Hoàng Công Quang - gợi ý cho tang quyến và làng cử hành lễ tại sân nhà đám, xem như hình thức cúng vọng.
Từ đó, lễ Cáo Bổn Thổ Thành Hoàng cũng như lễ Cúng Giang Sơn được tổ chức ngay tại nhà đám...
2 nhận xét:
Qua thăm Bâng Khuâng đọc bài viết hay .. Biết được thêm một phong tục tập quán hay ..chúc mừng ..Một chiều bình an vui nhẻ BK nhé
https://9mobi.vn/cf/images/2015/03/nkk/hinh-dong-1.gif
Bác Quang Thái ghé thăm, quý hóa quá ! Mời dùng trà nhé!
https://1.bp.blogspot.com/-jkG86pWZrVg/YHgflndTs8I/AAAAAAAAUoc/DKvzXmM8NJ4auztjBlgp_0yzhX26IcZ9gCLcBGAsYHQ/w400-h320/c%25C3%25A0%2Bph%25C3%25AA%2Blung%2Blinh.gif
Đăng nhận xét