BÂNG KHUÂNG

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC

Thứ Sáu, 30 tháng 9, 2022

THẢ, NGÂU, SEN, DÂM BỤT, LÊN NÚI, TAM ĐỘC – Thơ Tịnh Bình


   
                      Nhà thơ Tịnh Bình


1. THẢ
 
Tiếng vạc kêu sương ngang thềm lặng
Trời thả vào đêm một ánh trăng
Một đóa hoa khuya vừa kịp nở
Hương bay vương vấn thả đầy sân
 
 
2. NGÂU
 
Canh cánh niềm chi hỡi giọt ngâu
Tỉ tê nhỏ giọt ướt mái đầu
Sông thương vời vợi sầu con nước
Hợp tan ly biệt biết về đâu...
 
 
3. SEN
 
Ban mai rụng tiếng chim son
Đóa sen trong trắng hãy còn thơ ngây
Thoảng hương tinh khiết xa bay
Bạch y thiếu nữ thanh bai cửa thiền
 
 
4. DÂM BỤT
 
Sen tàn hồ trơ nước cạn
Còn đâu trắng tím vàng hồng
Một đàn gà con tíu tít
Bờ rào dâm bụt trổ bông
 
 
5. LÊN NÚI
 
Trèo lên núi ta tìm nơi vắng vẻ
Bặt dứt lao xao bề bộn chuyện đời
Lều tranh am cỏ tiêu dao khách
Bụng rỗng cồn cào... thôi nghỉ chơi...
 
 
6. TAM ĐỘC
 
Dăm câu kinh bái sám
Niệm Phật chẳng rời môi
Nghĩ mình như sen trắng
Chẳng lấm láp bùn hôi
Tham sân si muôn thuở
Ngủ ngầm vi tế thôi!
 
                 TỊNH BÌNH
                  (Tây Ninh)

BÃO!, TỜ LỊCH – Thơ Trần Mai Ngân


   


BÃO!
 
Dự báo thời tiết: Bão!
Mặc tình... em cứ đi
Có điều chi thôi thúc
Gặp gỡ rồi chia ly...
 
Cái buổi trưa hôm ấy
Mưa lạnh trắng con sông
Em thánh thiện thật lòng
Tình yêu không mặc cả
 
Anh lời tình phong nhã
Lững lờ như mây trôi
Em hy vọng xa xôi
 Huyễn hoặc duyên nồng thắm

Dĩ nhiên thuyền tình đắm
Đã khẳm đầy dối gian
Em về giông bão tới
 Cầu trời… tim còn ngoan!

Qua con sông một mình
Gập ghềnh sóng điêu linh
Như qua xong cuộc tình
Môi bỏng vết phong ba...
 
 
TỜ LỊCH
 
Em gấp tờ lịch lại
Đem cất giữ vào đây
Đánh dấu ngày chia tay
Cả hai còn ngơ ngác...
 
Giờ thì đà tan tác
Hai đứa ở hai nơi
Gặp gỡ dẫu tình cờ
Xin cố cười gượng gạo
 
Len lén nhìn dung mạo
Mắt và môi thuở nào
Bây giờ sao mím chặt
Tất cả đều lạ xa...
 
Năm tháng cũng sẽ qua
Nỗi đau dần vơi dần
Rồi quên đi bao lần
Tiếng yêu ta cùng nói
 
Bây giờ là mây khói
Đôi bàn tay như trói
Nắm chặt rồi nằm im
Không nói lời trái tim...
 
Tình xa… xa vạn dặm…
 
                 Trần Mai Ngân

CHÙM THƠ “TRƯỜNG TƯƠNG TƯ” CỦA BẠCH CƯ DỊ – Đỗ Chiêu Đức


TRƯỜNG TƯƠNG TƯ
       
TƯƠNG TƯ 相思 là NHỚ NHAU, mà đã nói là NHỚ NHAU thì phải là hai người chớ không thể nào là một người được; Nên, Bệnh Tương Tư là bệnh của những người yêu nhau, của những cặp đôi, của những cặp vợ chồng... vì lý do nào đó mà phải xa cách nhau, rồi nhớ thương nhau mà... thành bệnh. Từ ngàn xưa đến nay có biết bao nhiêu lứa đôi phải đau khổ day dứt và nhớ thương nhau thắm thiết vì... hai đứa hai nơi và vì chỉ có một bên có dịp bày tỏ, nên hễ buồn đau sầu khổ vì nhớ người yêu đến nỗi ăn không ngon ngủ không yên, thì đều gọi là BỆNH TƯƠNG TƯ cả; Mặc dù chỉ có "một bên" bày tỏ nỗi lòng mà thôi! Ta hãy cùng đọc lại những vần thơ Tương Tư, Trường Tương Tư... của thời đại hoàng kim của thi ca ngày xưa để xem các "ông bà" lúc đó đã yêu nhau và nhớ nhau như thế nào nhé! Nào, ta hãy bắt đầu bằng những vần thơ Trường Tương Tư của Thi Bá Bạch Cư Dị nhé!
 

Thứ Năm, 29 tháng 9, 2022

PHÂN BIỆT "SỨA" VÀ "NUỐT", BÚN SỨA VÀ BÚN GIẤM NUỐT – La Thụy sưu tầm và biên tập



Nói đến SỨA nhiều người biết, nhưng NUỐT thì chỉ người dân Huế, Quảng Trị, Quảng Bình và Hà Tĩnh biết thôi.
 
SỨA và NUỐT đều là những sinh vật biển nhuyễn thể, không xương cùng họ, nhưng có khác nhau về kích thước và vùng sinh sống. Nhiều người cho rằng SỨA và NUỐT đều là một. 

SỨA có kích thước lớn, cá biệt có có con lại dài lên tới 3 mét. Trên xúc tua của sứa có chứa chất độc có thể gây ngứa, thậm chí là bỏng da. SỨA có thể được tìm thấy trên khắp các vùng biển, vì nước là nơi chúng sinh sống nên được coi là nơi sinh sống của chúng khá rộng rãi vì chúng có thể được tìm thấy ở hầu hết các đại dương.
 
NUỐT cùng họ với sứa, nhưng nhỏ hơn nhiều, chỉ bằng khoảng trái tắc. Nhiều người lầm tưởng nuốt là sứa, nhưng không phải vậy. Nuốt lành và ăn ngon hơn sứa rất nhiều. Nuốt chỉ là một loài cùng họ với sứa, nhưng sứa sống trong nước mặn của biển, có quanh năm trên khắp mọi vùng biển; còn con nuốt chỉ hình thành trong vùng nước lợ từ những “bớn” (váng) nước, nhỏ hơn con sứa nhiều, trong xanh và chỉ có một mùa trong năm. Đặc biệt, con nuốt chỉ có ở vùng đầm phá của Huế, vùng đầm Cầu Hai (Thừa Thiên) vì ở đây độ mặn trong nước lợ mạnh hơn, hoặc ở vùng ven biển như Cửa Tùng, Cửa Việt, Gia Đẵng (Quảng Trị), vùng ven biển Quảng Bình và vùng ven biển Hà Tĩnh...

 Người Huế đọc và viết là NUỐC (phụ âm cuối C) 

Thứ Tư, 28 tháng 9, 2022

CHIÊM NGƯỠNG CÂY CẦU NƯỚC VELUWEMEER AQUEDUCT XẺ ĐÔI DÒNG SÔNG ĐỘC LẠ - Tấn An

Nằm ở thị trấn nhỏ Harderwijk (phía đông Hà Lan), cây cầu khiến thế giới trầm trồ thán phục, được đặt theo tên của kiến trúc sư Veluwemeer Aqueduct. Ngay từ ban đầu, việc tạo nên một cây cầu thật dài nhằm nối liền vùng lục địa nước này với hòn đảo nhân tạo Flevoland, lại cần đủ độ cao để tránh được tàu phà đi lại không đâm vào nhau, dường như là điều không tưởng.
 

GIẤC MƠ LẠ CỦA THÁNG 8 NĂM NHÂM DẦN 2022 – Đặng Xuân Xuyến


Tác giả Đặng Xuân Xuyến

Nửa đêm, đúng ra là sáng sớm hôm nay (25/09/2022), quãng hơn 2 giờ, tỉnh giấc vì giấc mơ rất lạ.
 
Thằng bạn, đã không chơi với nó từ cuối năm 2003. tổ chức bữa tiệc giành riêng cho tôi ở nơi lạ lắm nhưng không khí thì thật ấm cúng. Tàn cuộc tôi hỏi: "Sao bỗng dưng ông lại tổ chức bữa tiệc này?". Nó nắm chặt tay tôi một lúc rồi ngập ngừng: "Tôi phải đến một nơi xa lắm. Ông nhớ giữ gìn sức khỏe đấy!".
 

BÃO – Thơ Lê Phước Sinh


   

 
BÃO
 
Mưa gió quét từng roi
Quê hương tôi tơi tả
Câm lặng nhìn đất trời
Chẳng đủ lời oán trả.
 
Chảo, lừ đừ như nghẹn
xoay tít tự không trung
Mắt Bão trợn trừng trừng
Đảo qua rồi đảo lại.
 
U u... ma quỷ chạy
giẫm nát, xéo linh hồn.
 
     LÊ PHƯỚC SINH

CHÙM THƠ TÌNH MƯA – Phạm Ngọc Thái


   

 
TRONG MƯA
 
Mưa rơi nhẹ như là tóc ấy
Giống dải lụa mềm quấn nỗi buồn bay
Mưa rơi khẽ như hoa vậy
Vỗ vào đêm hoá các nốt đàn gày
 
Em có thầm nghe mưa bay ngoài đó
Em có buồn, khi gió thổi đêm đêm
Đứng trong mưa, hồn anh tràn bão tố
Mưa rơi vào anh, tan ra nơi em xa không?
 
Em bước nhẹ, những tháng năm hoang dại
Về bên anh mái tóc rối tơi bời
Anh hôn mãi những giọt mưa em thuở ấy
Dẫu chỉ thấy còn bong bóng, vỡ đầy môi…

Thứ Hai, 26 tháng 9, 2022

CÚC VÀNG HOA NẮNG – Thơ Nguyên Lạc


   


CÚC VÀNG HOA NẮNG
         
"Hoàng hạc nhất khứ bất phục phản"
                                       (Thôi Hiệu)
 
Tôi vẫn biết
em. chỉ là huyễn mộng
Khói sương trời
nên. tình rất mong manh!
Nến hồng đó trong tôi tim đã lụn
Thắp giùm tôi!
hong ấm chút dư âm
 
Hoa nắng đó
em. riêng đời chắc vẫn?
Gởi về tôi một chút ấm tình nồng!
Tôi vẫn biết
trùng lai là ảo vọng
"Hạc bay rồi đâu trở lại mà mong?"
 
Sao giữ được cúc vàng hoa nắng?
Nên đành thôi
tôi còn vết thương lòng!
Đêm cô lữ
ngoài trời sương rơi trắng
Vết thương lòng mưng mủ... nhói căm căm!
 
Vết thương lòng mưng mủ mỗi đông phong
Chỉ tôi cách xua tan đi nỗi nhớ
Làm sao hở? tôi biết mình không thể
Xa biệt người. tâm còn mãi mùi hương!
 
Mất khanh rồi! Còn đây nỗi rêu xanh
Và trăng đó. vành trăng buồn lệ ứa!
Người lữ khách cô đơn ru niềm nhớ
"Rượu sẽ làm quên được nỗi sầu thương"?
 
                                            Nguyên Lạc

CHÙM THƠ THÁNG CHÍN - Châu Thạch


   
             Nhà thơ Châu Thạch

 
THÁNG CHÍN 2021!
 
Tháng chín vừa về trời nóng chưa mưa
Đường trước ngỏ hai đầu phong tỏa
Con Covid ngoài kia rình khắp ngả
Lưỡi hái tử thần xục xạo ngày đêm
 
Tháng chín về sầu lại sầu thêm
Bến chia ly không một ai đưa tiễn
Người ra đi giống như làn hơi biến
Tro trở về trong chiếc hũ buồn thiu
 
Tháng chín về, tháng chín hắt hiu
Người lây lất chờ miếng cơm từ thiện
Phố lạnh lẽo cửa lầu cao khép kín
Cây bên đường trở giấc gió than van
 
Chuông nhà thờ tháng chín vọng không gian
Kinh cầu nguyện chìm trên sông sao sáng
Cả nhân loại trên con tàu mắc cạn
Tháng chín hai ngàn hai mươi mốt đau thương!
 

TIỂU TIỂU KHÚC, TƯƠNG TIÊU GIANG - Thơ Chu Vương Miện


   


TIỂU TIỂU KHÚC
 
con dế than
con dế mèn
gáy khóc cả đêm
 
con chim đậu
con chim bay
cả ngày
 
con cá bơi
con cá lội
rất là vội
 
em đi đâu?
cả đêm ngày
làm anh chờ ở chân cầu
 
muà thu lá bay
mùa thu lá đỏ
tình ta còn bỏ ngỏ
 
con ngựa cái chạy trước
con ngựa đực chạy sau
trên cánh đồng hoe mầu
 
sinh ra được một quãng
sống vài mươi năm
rồi mãi mãi nằm
 
có người nằm trong đất
có người nằm lòng đại dương
có người nằm không cục cựa
trên giường
 
đếm đi rồi đếm lại
60 năm?
hoặc 80 năm?
có nghĩa lý gì?
 
sắc lại không
không lại sắc
có nghĩa gì tương lai?
ồ mờ mịt
 

Chủ Nhật, 25 tháng 9, 2022

NGƯỜI PHỤ NỮ NHẬT BẢN SỐNG 10 NĂM KHÔNG PHẢI TRẢ TIỀN ĐIỆN - Phương Anh


Người phụ nữ Chikako Fujii sống ở thành phố Tokyo thịnh vượng của Nhật Bản, nhưng bà nhất quyết tự sản xuất điện trong 10 năm và đã không phải trả một xu nào cho công ty điện lực. (Ảnh: Pixabay)

Trong bối cảnh khủng hoảng chi phí sinh hoạt lan rộng, người dân nhiều nước trên thế giới đang chật vật xoay sở với các hóa đơn tiền điện,thì Chikako Fujii, 62 tuổi, một người dân sống tại thủ đô Tokyo, Nhật Bản, dường như không mấy lo lắng.
 
Bà Chikako không lo lắng bởi suốt 10 năm qua bà không phải trả một xu nào cho các công ty điện lực do lựa chọn cách sống hoàn toàn ngoài lưới điện.

Bà Chikako nấu ăn bằng năng lượng mặt trời. Ảnh: AP.
 
Bước vào ngôi nhà của bà Chikako Fujii, mọi người sẽ thấy ngay sự khác biệt. Không tivi, không điều hòa nhiệt độ hay các thiết bị gia dụng khác mà các hộ gia đình thường hay sử dụng, nguồn cung cấp điện duy nhất cho ngôi nhà của người phụ nữ này đến từ 4 tấm pin mặt trời lắp ngoài ban công và chiếc xe đạp đặc biệt có thể tạo ra điện.

Thứ Sáu, 23 tháng 9, 2022

BÀO NGƯ, LOÀI HẢI SẢN ĐẠI BỔ, ĐƯỢC MỆNH DANH LÀ “VÀNG” CỦA ĐÁY BIỂN


Bào ngư hay còn được gọi là “ốc cửu khổng” là một loại hải sản quý.

Đây là một loại động vật thân mềm, vỏ cứng, thuộc họ Haliotidae và chi Haliotis.


Thịt bào ngư là một khối cứng giòn, có mùi thơm ngon và rất bổ dưỡng, được mệnh danh là “vàng” của đáy biển.


Bào ngư ăn tươi hay phơi khô dùng để nấu cháo bào ngư, súp,... đều rất ngon miệng và tốt cho sức khỏe.


Ở nước ta, bào ngư sống nhiều ở một số đảo như Cô Tô, Hạ Long, Côn Đảo, Phú Quốc, Cù Lao Chàm...


Muốn bắt bào ngư, các ngư dân phải lặn sâu xuống biển để tách chúng ra khỏi những tảng đá.

Hiện bào ngư sống đang được bán với giá từ 550.000 - 650.000 đồng/kg, tùy loại.


Bào ngư bắt được hay mua về, chỉ cần cho vào chậu nước rửa sạch đất cát. Sau đó chế biến thành nhiều món ngon.


Những năm gần đây, người dân đã khai thác bào ngư ở tất cả các kích cỡ nên nguồn bào ngư tự nhiên bây giờ rất khan hiếm.


Năm 2017, tại vùng biển Phú Quý người dân đã thực hiện dự án nuôi thí điểm bào ngư thương phẩm.


Thức ăn bào ngư là các loại rong sẵn có trên đảo. Thông thường cứ 2 - 3 ngày cho bào ngư ăn một lần.

Nguồn:
https://www.24h.com.vn/san-xuat-tieu-dung/loai-hai-san-dai-bo-duoc-menh-danh-la-vang-cua-day-bien-o-viet-nam-cung-co-c60a1398893.html

TRĂNG BIỂN, VỀ LÀNG – Thơ Tịnh Bình


  


TRĂNG BIỂN
 
Khêu trăng cho tỏ nỗi niềm
Đỉnh trời sâu hút
Biển đêm thầm thì...
 
Sóng xô ghềnh đá lời chi
Chỉ nghe non nước
Nhu mì nước non
 
Trăng khuya vằng vặc lòng son
Dẫu cho sông cạn
Đá mòn hỡi ai?
 
Trùng khơi chim thỏa cánh bay
Một nhành hoa tím
Trăng cài tóc mây...

VÀI CẢM NGHĨ VỀ BÀI THƠ "QUÊ HƯƠNG" CỦA GIANG NAM – Phạm Đức Nhì


Nhà bình thơ Phạm Đức Nhì

               
(Hai Bài Nhập Một)
 
QUÊ HƯƠNG
 
Thuở còn thơ ngày hai buổi đến trường
Yêu quê hương qua từng trang sách nhỏ:
"Ai bảo chăn trâu là khổ? "
Tôi mơ màng nghe chim hót trên cao
Những ngày trốn học đuổi bướm cầu ao
Mẹ bắt được... chưa đánh roi nào đã khóc!
Có cô bé nhà bên nhìn tôi cười khúc khích
 
Cách mạng bùng lên
Rồi kháng chiến trường kỳ
Quê tôi đầy bóng giặc
Từ biệt mẹ tôi đi
Cô bé nhà bên (có ai ngờ) cũng vào du kích
Hôm gặp tôi vẫn cười khúc khích
Mắt đen tròn (thương thương quá đi thôi!)
Giữa cuộc hành quân không nói được một lời
Đơn vị đi qua, tôi ngoái đầu nhìn lại
Mưa đầy trời nhưng lòng tôi ấm mãi...
 
Hoà bình tôi trở về đây
Với mái trường xưa, bãi mía, luống cày
Lại gặp em
Thẹn thùng nép sau cánh cửa...
Vẫn khúc khích cười khi tôi hỏi nhỏ
Chuyện chồng con (khó nói lắm anh ơi!)
Tôi nắm bàn tay nhỏ nhắn ngậm ngùi
Em vẫn để yên trong tay tôi nóng bỏng
 
Hôm nay nhận được tin em
Không tin được dù đó là sự thật
Giặc bắn em rồi quăng mất xác
Chỉ vì em là du kích, em ơi!
Đau xé lòng anh, chết nửa con người!
 
Xưa yêu quê hương vì có chim có bướm
Có những ngày trốn học bị đòn roi...
Nay yêu quê hương vì trong từng nắm đất
Có một phần xương thịt của em tôi!
 
                                              Giang Nam

Thứ Năm, 22 tháng 9, 2022

RẢI TRO THEO GIÓ... - Nguyễn Tường Thiết

Tác giả Nguyễn Tường Thiết sinh năm 1940 tại Hà Nội. Ông là con trai út của nhà văn Nhất Linh – Nguyễn Tường Tam. Trước năm 1975, ông là giáo sư Toán - Lý - Hóa; phụ trách nhà xuất bản Phượng Giang. Ông định cư Mỹ từ sau năm 1975.

Ông viết bút ký “Rải tro theo gió” tặng bà Nguyễn Tường Nhung, là trưởng nữ của Nhà văn Thạch Lam và cũng là phu nhân của Trung Tướng Ngô Quang Trưởng, một trong những vị tướng lãnh xuất sắc và trong sạch của Quân Lực VNCH.

Nhà văn Nguyễn Tường Thiết và tác phẩm”Nhất Linh cha tôi” của ông.

 
                  RẢI TRO THEO GIÓ... 
                                                             Nguyễn Tường Thiết

(Tặng Nhung, “đứa con đầu lòng” của nhà văn Thạch Lam.)

Tôi gặp anh tất cả bốn lần. Bốn lần đó trải dài hơn ba thập niên. Không nhiều. Đã thế dường như trong cả bốn lần đó ngoài cái gật đầu chào chúng tôi không hề trao đổi với nhau lấy một tiếng. Anh vốn ít lời. Còn tôi thì e dè. Tôi vốn có tính rất ngại bắt chuyện với một người nổi tiếng, đặc biệt nếu người ấy lại là người có quyền thế. Trong thâm tâm tôi biết nếu tôi mở chuyện thì anh cũng sẽ vui vẻ bắt chuyện ngay. Đằng sau gương mặt lầm lì ít nói ấy anh là người rất bình dị. Nhưng lần nào cũng thế sau cái gật đầu chào, tôi không bao giờ cất tiếng. Để đến bây giờ ngồi trước bàn máy vi tính một buổi sáng mùa thu miền Tây Bắc nước Mỹ, tôi viết đôi dòng về anh mà lòng không khỏi gợn chút nuối tiếc: bài viết của tôi vì thế sẽ không ghi lại một mẩu đối thoại nào, dù ngắn, để làm kỷ niệm giữa anh và tôi. Mà nào giữa chúng tôi đâu có phải người xa lạ gì cho cam? Anh là người rất thân cận trong đại gia đình Nguyễn Tường chúng tôi, là chồng của người em họ tôi, trưởng nữ của nhà văn Thạch Lam.
 
Bà Nguyễn Tường Nhung, trưởng nữ của nhà văn Thạch Lam 
và phu nhân tướng Ngô Quang Trưởng