Cuốn sách đồ sộ này là tác phẩm không thể thiếu của những người yêu mến và muốn tìm về những giá trị văn hóa một thời.
Quyển "ngoại văn sử" đầu tiên được xuất bản trong nước về những văn nghệ sĩ miền Nam trước 1975, cả cái tên cấm kỵ lần đầu tiên được nhắc lại một cách chính thức sau gần nửa thế kỷ: Duyên Anh Vũ Mộng Long.
VĂN HỌC SÀI GÒN 1954- 1975: NHỮNG CHUYỆN BÊN LỀ
Những tác giả được nhắc đến trong tập sách này hầu hết
đều có tên trong đại tác phẩm "Vạch mặt những tên biệt kích văn nghệ".
Những tác phẩm của họ được trưng bầy chung với súng đạn,
xe tăng, máy chém ở nhà trưng bày Tội Ác Mỹ Ngụy.
Giờ đây, tất cả đều được nhắc đến một cách đầy trân trọng,
qua lối kể chuyện tài tình của nhà văn chuyên viết về Saigon của thời rực rỡ nhất:
cố nhà văn, nhà báo Lê Văn Nghĩa.
Ông chấm phá vài nét chân dung mỗi người, nhưng đồng
thời cũng phác họa nên vẻ muôn hồng nghìn tía của một nền thi ca nhạc họa tự do
nhất, huy hoàng nhất, chưa từng và sẽ không còn có lại nữa.
Cuốn sách chất chứa trong lòng bao nhiêu âm vị thời
gian của một Sài Gòn đã mất.
Những cái tên chỉ nghe nhắc lại thôi, đã là cả một trời
rưng rưng kỉ niệm. Mai Thảo, Võ Phiến, Nhã Ca, Nguyễn Thị Thụy Vũ, Tạ Tỵ, Nguyễn
Thị Hoàng, Phạm Thiên Thư, Nguyên Sa, Du Tử Lê, Phạm Công Thiện...
Có người đã cùng tác giả đi vào cõi vĩnh hằng, những
người còn lại hoặc im hơi lặng tiếng, hoặc vẫn chưa dứt mộng văn chương, thế
nhưng chúng ta sẽ gặp lại tất cả họ ở tập sách này, trong không khí không thể
nào quên của một thời tươi đẹp, rực rỡ nhất đã từng có ở quê hương của chúng
ta.
Nguyễn Trương Thu Quỳnh
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét