Nguồn:
https://www.facebook.com/tran.manhhao.376
Hầu như các GS TS học trong nước, học ở Nga, học ở
Trung Quốc về đều không có khả năng tiếp nhận được tinh thần “Cái Đẹp sẽ cứu
chuộc thế giới” trong sách Dostoievxki nói chung và đại kiệt tác “Anh em nhà
Karamazov” nói riêng. Không rành rẽ Kinh Thánh, không có chìa khóa thần học,
không thể vào được tâm hồn tư tưởng văn chương của Dos, thưa các GS TS
https://www.facebook.com/tran.manhhao.376
DOSTOYEVSKI
TRONG MỘT THẾ GIỚI DUY ÁC
Trần Mạnh Hảo
Trần Mạnh Hảo
“Vòm trời đó nào phải ai cho mượnNào phải ai cho mượn để che đầu”(Thơ Trần Mạnh Hảo)
Buồn thay cho những anh em nhà Karamazov của dân tộc Việt Nam ta hôm nay, nơi cái ác, cái xấu, cái dối trá đang thống trị mà kẻ cai trị hình như không còn khả năng sám hối, không còn khả năng xấu hổ, không còn khả năng hướng thiện trong hội chứng nói dối muôn năm, muôn năm nói dối. Dostoyevski, đức thánh nhân của chủ nghĩa hiện thực nhân đạo ơi, Ngài hãy giúp nền văn học của chúng tôi, nền chính trị của nước chúng tôi một que diêm hi vọng mang tên khả năng sám hối nơi bóng đêm trường cửu đang bao phủ trái tim kẻ vô thần, từng ra tay đập phá đình chùa, nhà thờ, miếu mạo… còn có cơ hội tỉnh ngộ...
Suốt 29 năm, từ ngày Dostoyevski về nước Chúa (1881),
cũng là năm kiệt tác “Anh em nhà
Karamazop” được in ra trọn vẹn lần đầu, L.Tolstoi đã mua cuốn sách này của
Dos. Tolstoi coi cuốn sách này là một cuốn sách vĩ đại, lật từng trang nặng như
giấy in làm bằng đá; đến nỗi ông phải đánh vật với nó, khóc cười, rùng rợn, căm
ghét, nguyền rủa rồi lại ca tụng nó hết lời. Hình như trong cuốn sách khác thường
này của Dos, Lép kinh hoàng nhận ra nó vừa là quỷ, vừa là thánh, thậm chí là
hình ảnh của Đức Chúa Jesus bị đem ra đóng đinh một lần nữa trên nước Nga tràn
ngập quân dữ của ông. Suốt 29 năm trời, đại văn hào thế giới Lep này chưa đọc hết
cuốn sách được ông coi là dài và rộng hơn cả nước Nga của đại văn hào Dos, kẻ lớn
hơn ông bảy tuổi, chết trước ông 29 năm.
Cho nên, trước lúc vĩnh biệt ngôi điền trang và gia
đình đi tìm một nơi hoang dã để chết, thay vì đọc Kinh Thánh, L. Tolstoi đã đọc
“Anh em nhà Karamazov”; để rồi ông -
một người báng bổ giáo lý Thiên Chúa giáo nhưng vẫn xưng mình là tín hữu Ki-tô
giáo - thoát khỏi cái thế giới duy ác của các ngài Đại Pháp quan chuyên khoác
áo duy thiện để dọa đưa Chúa Jesus lên giàn hỏa của tòa dị giáo, nơi ông ta
đang ngồi canh giữ thế giới đã được nô lệ hóa của riêng mình, nếu Chúa không biết
điều mà “cút” khỏi thế giới đã được
an bài cho các quan cai trị…
“Anh
em nhà Karamazov” đã thôi miên ngay cả L.Tostoi, khiến suốt
29 năm ông rất mê nó mà vẫn chưa đọc hết kiệt tác này. Cuốn sách ấy, ghê gớm
thay, cho đến hôm nay vẫn còn thôi miên cả thế giới, một cuốn sách vĩ đại nhất,
khó đọc nhất, ác nhất, thiện nhất, ma mãnh và thánh thần nhất.
Đến nỗi, đầu thế kỷ thứ XX, một nhà văn Nga là A.
Remizov đã ca ngợi tác giả của nó hết mức: “Dostoyevski
đó là nước Nga. Không có Dostoyevski không có nước Nga”. Chúng tôi xin
thêm: Dostoyevski & L.Tolstoi chính là nước Nga. Đỉnh núi lớn L.Tolstoi nếu
đứng một mình, nước Nga sẽ đổ. May thay, bên cạnh đỉnh cao “Chiến tranh & Hòa bình”, nước Nga đã được cân bằng bởi một đỉnh
núi ngược khác, ấy là vực sâu tinh thần thăm thẳm “Anh em nhà Karamazov”
Hình như chính Viên đại pháp quan tôn giáo trong tác
phẩm của Dos vừa nhảy ra truy bắt Lép; hay là ông chợt nhìn thấy gương mặt của
Viên đại pháp quan tôn giáo trong gương mặt bà vợ gốc Đức của mình: Sophie
Behrs nên phải trốn nhà trong đêm tối? Xin hãy đọc một phân đoạn ngắn nhưng là
một công án lớn bậc nhất thế giới mà Dos thông báo với nhân loại qua miệng nhân
vật Ivan Karamazov kể cho em trai Aliosha Karamazov, có đoạn là sự đối thoại của
hai nhân vật này xưng với nhau bằng “tôi”
với “chú” như sau:
“Chuyện
tôi kể diễn ra ở thành Xevin Tây Ban Nha, vào thời pháp đình tôn giáo ghê rợn
nhất, khi mà để làm sáng danh Chúa Trời, hàng ngày những giàn lửa thiêu rực
cháy trong nước:
Quân tà đạo không còn thoát được.
Giàn lửa thiêu ngùn ngụt căm hờn…
…Vốn lòng lành vô cùng, một lần nữa Chúa đi qua giữa dân chúng, hình dạng Chúa vẫn như mười lăm thế kỷ trước khi Ngài sống giữa mọi người trong ba năm ròng. Ngài giáng lâm đến ‘các phố phường rực lửa’ của đô thành phía Nam ấy. Ở đó chỉ mới hôm trước, trong ‘giàn lửa huy hoàng’, trước mặt đức vua, triều thần, các hiệp sĩ, các giáo chủ và các mệnh phụ kiều diễm nhất trong triều, trước đông đảo dân chúng thành Xevin, theo lệnh của giáo chủ Đại Pháp quan, người ta đã thiêu luôn một lúc ngót trăm kẻ di giáo. Chúa xuất hiện một cách lặng lẽ, không để ai nhận thấy, nhưng kỳ lạ thay, mọi người đều nhận ra Chúa. Đấy có thể là một trong những đoạn hay nhất của bản trường ca, nói về việc tại sao người ta nhận ra Chúa. Một sức mạnh không thể cưỡng lại được khiến dân chúng ùa đến với Chúa, vây quanh Chúa mỗi lúc một đông thêm, đi theo Chúa. Chúa im lặng đi qua giữa họ, miệng mỉm cười hiền từ, thương cảm vô hạn…. Dân chúng khóc và hôn mặt đất nơi Chúa bước chân lên. Trẻ em tung hoa trước mặt Chúa, hát và reo hò:
‘Hoxama!’(5).… ‘Đấy là Ngài, chính là Ngài, một người nhắc đi nhắc lại, - hẳn phải là Ngài, chỉ có thể là Ngài’.
Chúa
dừng lại trên sân nhà thờ Xevin giữa lúc người ta khóc lóc khiêng vào đó một cỗ
quan tài trẻ em màu trắng mở nắp: nằm trong quan tài là một bé gái bảy tuổi,
con gái duy nhất của một người quyền quý ở tha phương. Xác đứa bé phủ đầy hoa. ‘Ngài
sẽ làm con bà sống lại’ đám đông reo lên với bà mẹ đang khóc lóc. Một linh mục
của nhà thờ đang đi về phía cỗ quan tài cau mày nhìn, dáng vẻ băn khoăn. Nhưng
bà mẹ của đứa bé đã khóc gào lên. Bà sụp xuống chân Chúa: ‘Nếu Ngài là Chúa thì
xin hãy làm cho con tôi sống lại!’ - bà ta giang hai tay cầu Chúa, kêu lên.
Đám đưa tang dừng lại, đặt cỗ quan tài dưới chân Chúa. Chúa nhìn đầy vẻ thương xót, và một lần nữa Chúa khẽ thốt lên: ‘Ta-lia kumi!’ – ‘bé em hãy trở dậy’ - Cô bé ngồi dậy trong quan tài, mỉm cười, mắt mở to ngạc nhiên nhìn xung quanh. Hai tay em cầm bó hoa hồng mà em vẫn ôm ở trong quan tài. Dân chúng nhốn nháo, la hò, nức nở, đúng lúc ấy giáo chủ Đại Pháp quan đột nhiên đi qua quảng trường trước nhà thờ. Đấy là một ông già ngót chín mươi tuổi, thân hình cao, lưng thẳng, mặt khô quắt, mắt hõm sâu nhưng vẫn sáng quắc. Ồ, ông không mặc bộ đạo phục giáo chủ lộng lẫy mà hôm qua ông còn mặc khi ra trước dân chúng trong cuộc hoả thiêu những kẻ thù của đạo La Mã, không, lúc ấy ông chỉ mặc chiếc áo thụng cũ thô kệch của mình. Theo sau ông, cách một khoảng khá xa, là những người giúp việc mặt mày cau có những nô lệ và đội ‘thánh binh’. Ông dừng lại trước đám đông và quan sát từ xa. Ông nhìn thấy hết. Ông nhìn thấy cỗ quan tài được đặt dưới chân Ngài, rồi con bé sống lại, và mặt ông sa sầm. Ông cau đôi lông mày sâu róm trắng bạc, ánh mắt ông lóe lên hung tợn. Ông trỏ ngón tay ra lệnh cho bọn vệ binh bắt Ngài. Uy quyền của ông rất lớn, dân chúng đã quen thần phục, ngoan ngoãn và run sợ tuân lệnh ông, đám đông lập tức dãn ra trước bọn vệ binh, và bọn này, trong bầu không khí im ắng như trong nhà mồ, túm lấy Ngài giải đi. Tức khắc, nghìn người như một, đám đông nhất loạt rập đầu sát đất trước vị Đại Pháp quan, ông ta lẳng lặng ban phước cho dân chúng và đi ngang qua chỗ họ. Vệ binh giải phạm nhân vào một ngục thất chật hẹp, tối tăm, có vòm cuốn trong toà nhà cổ của Pháp đình thánh tín và nhốt ở đó. Một ngày qua đi, rồi đêm đến, một đêm nóng bức ngột ngạt của Xevin. Không khí nồng ‘hương nguyệt quế và hương chanh’. Trong bóng tối sâu thăm thẳm, cửa sắt nhà ngục bỗng mở ra, và đích thân lão Đại Pháp quan cầm cây đèn chậm rãi đi vào. Ông ta đến một mình, cửa tức thời đóng lại sau lưng ông ta. Ông ta dừng lại một lúc lâu, chừng một vài phút, nhìn chằm chằm vào mặt Ngài. Cuối cùng ông ta nhẹ nhàng đến gần, đặt cây đèn xuống bàn, nói với Ngài: ‘Ông đấy ư? Ông ư?’ - Nhưng không đợi trả lời, ông ta nói thêm luôn, - Đừng trả lời, cứ im lặng. Với lại, ông có thể nói gì được kia chứ? Tôi thừa biết ông sẽ nói gì. Ông không có quyền thêm một lời nào vào những gì ông đã nói trước kia. Tại sao ông xuống đây làm phiền chúng tôi? Ông đến là phiền cho chúng tôi, điều đó thì chính ông cũng biết. Nhưng ông có biết ngày mai sẽ thế nào không? Tôi không biết ông là ai và không muốn biết có phải ông thật không hay chỉ là cái vẻ bên ngoài giống như ông, nhưng ngày mai tôi sẽ kết án ông và thiêu ông trên giàn lửa như một kẻ tà giáo độc ác nhất, và dân chúng hôm nay hôn chân ông thì ngày mai tôi chỉ vẫy tay một cái là họ đổ xô đến hất thêm than vào giàn lửa thiêu ông, ông có biết thế không? Ờ, có lẽ ông biết’ - ông ta trầm ngâm nói thêm, măt không lúc nào rời khỏi người bị bắt giam…”
….
“…Chúng tôi làm như thế có phải lẽ không, Chúa nói đi. Lẽ nào chúng tôi không yêu nhân loại khi chúng tôi khiêm nhường nhận ra chỗ yếu kém của họ, trìu mến giảm nhẹ gánh nặng cho họ và cho phép bản chất yếu đuối của họ phạm tội, miễn là được chúng tôi cho phép? Vậy bây giờ Chúa đến gây phiền toái cho chúng tôi làm gì? Sao Chúa lẳng lặng nhìn tôi một cách thấm thía bằng cặp mắt hiền từ như vậy? Cứ nổi giận đi, tôi không mong muốn tình yêu của Chúa, vì chính tôi không yêu Chúa. Cần gì tôi phải giấu giếm Chúa? Hay tôi không biết tôi đang nói với ai? Những gì tôi muốn nói với Chúa, Chúa biết hết rồi, tôi đọc thấy trong mắt Chúa. Tôi phải giấu Chúa điều bí nhiệm của chúng tôi chăng? Có lẽ Chúa muốn nghe điều đó từ miệng tôi nói ra chăng, vậy thì hãy nghe đây: chúng tôi không theo Chúa, mà theo hắn (tức qủy), đó là điều bí nhiệm của chúng tôi! Đã từ lâu chúng tôi không theo Chúa, mà theo hắn, đã tám thế kỷ nay.
Đúng tám thế kỷ trước, chúng tôi đã nhận lấy của hắn cái mà Chúa đã phẫn nộ gạt bỏ, món quà cuối cùng mà hắn đã dâng Chúa khi trỏ cho Chúa tất cả các vương quốc trần gian: chúng tôi đã nhận của hắn La Mã và thanh gươm của Xezar …Tôi nắm giữ điều bí mật và vì hạnh phúc của họ, chúng tôi sẽ cám dỗ họ bằng phần thưởng vĩnh cửu trên trời. Chỉ vì nếu có cái gì ở thế giới bên kia thì tất nhiên không phải là dành cho những người như họ…
….
…Nên biết rằng tôi không sợ Chúa đâu. Nên biết rằng tôi đã từng ở trong sa mạc, tôi đã từng sống bằng châu chấu và rễ cây, tôi đã từng cảm tạ cái tự do mà Chúa đã xuống ơn cho loài người: tôi sẵn sàng xung vào số người được Chúa lựa chọn, những người đầy uy quyền và mạnh mẽ, vì nóng lòng muốn ‘bổ sung cho đủ số’ Nhưng tôi đã tỉnh ngộ và không muốn phục vụ một công việc điên rồ. Tôi đã quay trở lại và nhập với những người đã sửa chữa sự nghiệp của Chúa. Tôi lìa bỏ những người kiêu hãnh và trở lại với những người khiêm nhường vì hạnh phúc, của những người khiêm nhường ấy. Điều tôi nói với Chúa bây giờ sẽ thành sự thật, vương quốc của chúng tôi sẽ được dựng nên. Tôi nhắc lại, ngày mai Chúa sẽ thấy chúng tôi chỉ vẫy tay một cái là đàn cừu ngoan ngoan ấy sẽ đâm bổ đến hất thêm than hồng vào đống lửa thiêu Chúa, tôi sẽ thiêu Chúa vì Chúa đã đến gây phiền rầy cho chúng tôi. Bởi vì nếu có người nào đáng lên giàn hoả thiêu hơn ai hết thì đó là Chúa. Ngày mai tôi sẽ thiêu Chúa…
…
- Viên pháp quan của anh không tin Chúa Trời, tất cả bí mật của ông ta chỉ có thế thôi!
- Cho dù là thế đi nữa! Rốt cuộc chú đã đoán ra…
…
- Tôi muốn kết thúc nó như sau: viên pháp quan tôn giáo im tiếng một lát, chờ xem kẻ bị giam trả lời ra sao. Sự im lặng của Chúa thật nặng nề đối với ông ta. Ông ta thấy người này vẫn lắng lặng nghe ông ta với vẻ hết sức thấm thía, và xem ra không muốn bác bỏ gì hết. Ông già muốn Chúa nói với ông ta điều gì, dù là cay đắng, đáng sợ. Nhưng Chúa bỗng lẳng lặng đến gần ông già và dịu dàng hôn lên cặp môi tái nhợt của ông lão chín mươi. Đấy là tất cả câu trả lời. Ông già rùng mình. Khóe môi ông rung động. Ông ta mở cửa, nói với Chúa: ‘Chúa đi đi và đừng đến nữa… đừng bao giờ đến nữa… đừng bao giờ, đừng bao giờ’. Ông ta thả cho Chúa đi vào ‘những phố phường tăm tối của đô thành’. Người bị giam ra đi…”
(Lược trích chương 5 “ Anh em nhà Karamazov” do Phạm Mạnh Hùng dịch)
Hơn 120 năm từ khi “Anh
em nhà Karamazov” ra đời, có hàng trăm học giả viết hàng trăm bài luận văn
bình phẩm đoạn “Viên đại pháp quan tôn
giáo” về ý nghĩa thần học, triết học, văn học, sử học, chính trị học, luật
học, mỹ học…, tranh luận ác liệt về các ý nghĩa tương phản trong hình tượng văn
học bất hủ và vĩ đại này. Đến nỗi, S. Freud đã gọi đoạn trường ca “Viên đại pháp quan tôn giáo” trên là
áng văn hay nhất thế giới từ xưa đến nay. Có lẽ, chính hứng khởi từ trường ca
này, A. Einstein đã ca tụng Dostoyevski hết lời, rằng: “Dos đã cho tôi nhiều hơn bất cứ nhà tư tưởng nào của nhân loại”.
Có lẽ, chính vì hứng khởi từ trường ca này, F. Nietzsche đã viết như sau trong
đoạn “Người điên” trích trong kiệt
tác văn học-triết học của ông: “Zarathustra
đã nói như thế” rằng:
“Chúa
đã chết. Chúa vẫn chết. Và chúng ta đã giết Ngài. Làm thế nào để tự an ủi chính
chúng ta, những kẻ sát nhân của tất cả những kẻ sát nhân? Kẻ linh thiêng và
hùng cường nhất mà thế giới hãy còn công nhận đã chảy máu đến chết dưới những
lưỡi dao của chúng ta: ai sẽ lau đi vết máu này đây? Có thứ nước nào để ta tẩy
rửa chính mình không? Chúng ta còn có thể bày ra lễ hội sám hối nào, những trò
chơi linh thánh nào nữa đây? Liệu sự vĩ đại của hành động này có quá vĩ đại đối
với chúng ta chăng? Liệu chúng ta có nên không trở thành chúa chỉ để tỏ ra xứng
đáng với việc đó?”
Quân tà đạo không còn thoát được.
Giàn lửa thiêu ngùn ngụt căm hờn…
…Vốn lòng lành vô cùng, một lần nữa Chúa đi qua giữa dân chúng, hình dạng Chúa vẫn như mười lăm thế kỷ trước khi Ngài sống giữa mọi người trong ba năm ròng. Ngài giáng lâm đến ‘các phố phường rực lửa’ của đô thành phía Nam ấy. Ở đó chỉ mới hôm trước, trong ‘giàn lửa huy hoàng’, trước mặt đức vua, triều thần, các hiệp sĩ, các giáo chủ và các mệnh phụ kiều diễm nhất trong triều, trước đông đảo dân chúng thành Xevin, theo lệnh của giáo chủ Đại Pháp quan, người ta đã thiêu luôn một lúc ngót trăm kẻ di giáo. Chúa xuất hiện một cách lặng lẽ, không để ai nhận thấy, nhưng kỳ lạ thay, mọi người đều nhận ra Chúa. Đấy có thể là một trong những đoạn hay nhất của bản trường ca, nói về việc tại sao người ta nhận ra Chúa. Một sức mạnh không thể cưỡng lại được khiến dân chúng ùa đến với Chúa, vây quanh Chúa mỗi lúc một đông thêm, đi theo Chúa. Chúa im lặng đi qua giữa họ, miệng mỉm cười hiền từ, thương cảm vô hạn…. Dân chúng khóc và hôn mặt đất nơi Chúa bước chân lên. Trẻ em tung hoa trước mặt Chúa, hát và reo hò:
‘Hoxama!’(5).… ‘Đấy là Ngài, chính là Ngài, một người nhắc đi nhắc lại, - hẳn phải là Ngài, chỉ có thể là Ngài’.
Đám đưa tang dừng lại, đặt cỗ quan tài dưới chân Chúa. Chúa nhìn đầy vẻ thương xót, và một lần nữa Chúa khẽ thốt lên: ‘Ta-lia kumi!’ – ‘bé em hãy trở dậy’ - Cô bé ngồi dậy trong quan tài, mỉm cười, mắt mở to ngạc nhiên nhìn xung quanh. Hai tay em cầm bó hoa hồng mà em vẫn ôm ở trong quan tài. Dân chúng nhốn nháo, la hò, nức nở, đúng lúc ấy giáo chủ Đại Pháp quan đột nhiên đi qua quảng trường trước nhà thờ. Đấy là một ông già ngót chín mươi tuổi, thân hình cao, lưng thẳng, mặt khô quắt, mắt hõm sâu nhưng vẫn sáng quắc. Ồ, ông không mặc bộ đạo phục giáo chủ lộng lẫy mà hôm qua ông còn mặc khi ra trước dân chúng trong cuộc hoả thiêu những kẻ thù của đạo La Mã, không, lúc ấy ông chỉ mặc chiếc áo thụng cũ thô kệch của mình. Theo sau ông, cách một khoảng khá xa, là những người giúp việc mặt mày cau có những nô lệ và đội ‘thánh binh’. Ông dừng lại trước đám đông và quan sát từ xa. Ông nhìn thấy hết. Ông nhìn thấy cỗ quan tài được đặt dưới chân Ngài, rồi con bé sống lại, và mặt ông sa sầm. Ông cau đôi lông mày sâu róm trắng bạc, ánh mắt ông lóe lên hung tợn. Ông trỏ ngón tay ra lệnh cho bọn vệ binh bắt Ngài. Uy quyền của ông rất lớn, dân chúng đã quen thần phục, ngoan ngoãn và run sợ tuân lệnh ông, đám đông lập tức dãn ra trước bọn vệ binh, và bọn này, trong bầu không khí im ắng như trong nhà mồ, túm lấy Ngài giải đi. Tức khắc, nghìn người như một, đám đông nhất loạt rập đầu sát đất trước vị Đại Pháp quan, ông ta lẳng lặng ban phước cho dân chúng và đi ngang qua chỗ họ. Vệ binh giải phạm nhân vào một ngục thất chật hẹp, tối tăm, có vòm cuốn trong toà nhà cổ của Pháp đình thánh tín và nhốt ở đó. Một ngày qua đi, rồi đêm đến, một đêm nóng bức ngột ngạt của Xevin. Không khí nồng ‘hương nguyệt quế và hương chanh’. Trong bóng tối sâu thăm thẳm, cửa sắt nhà ngục bỗng mở ra, và đích thân lão Đại Pháp quan cầm cây đèn chậm rãi đi vào. Ông ta đến một mình, cửa tức thời đóng lại sau lưng ông ta. Ông ta dừng lại một lúc lâu, chừng một vài phút, nhìn chằm chằm vào mặt Ngài. Cuối cùng ông ta nhẹ nhàng đến gần, đặt cây đèn xuống bàn, nói với Ngài: ‘Ông đấy ư? Ông ư?’ - Nhưng không đợi trả lời, ông ta nói thêm luôn, - Đừng trả lời, cứ im lặng. Với lại, ông có thể nói gì được kia chứ? Tôi thừa biết ông sẽ nói gì. Ông không có quyền thêm một lời nào vào những gì ông đã nói trước kia. Tại sao ông xuống đây làm phiền chúng tôi? Ông đến là phiền cho chúng tôi, điều đó thì chính ông cũng biết. Nhưng ông có biết ngày mai sẽ thế nào không? Tôi không biết ông là ai và không muốn biết có phải ông thật không hay chỉ là cái vẻ bên ngoài giống như ông, nhưng ngày mai tôi sẽ kết án ông và thiêu ông trên giàn lửa như một kẻ tà giáo độc ác nhất, và dân chúng hôm nay hôn chân ông thì ngày mai tôi chỉ vẫy tay một cái là họ đổ xô đến hất thêm than vào giàn lửa thiêu ông, ông có biết thế không? Ờ, có lẽ ông biết’ - ông ta trầm ngâm nói thêm, măt không lúc nào rời khỏi người bị bắt giam…”
….
“…Chúng tôi làm như thế có phải lẽ không, Chúa nói đi. Lẽ nào chúng tôi không yêu nhân loại khi chúng tôi khiêm nhường nhận ra chỗ yếu kém của họ, trìu mến giảm nhẹ gánh nặng cho họ và cho phép bản chất yếu đuối của họ phạm tội, miễn là được chúng tôi cho phép? Vậy bây giờ Chúa đến gây phiền toái cho chúng tôi làm gì? Sao Chúa lẳng lặng nhìn tôi một cách thấm thía bằng cặp mắt hiền từ như vậy? Cứ nổi giận đi, tôi không mong muốn tình yêu của Chúa, vì chính tôi không yêu Chúa. Cần gì tôi phải giấu giếm Chúa? Hay tôi không biết tôi đang nói với ai? Những gì tôi muốn nói với Chúa, Chúa biết hết rồi, tôi đọc thấy trong mắt Chúa. Tôi phải giấu Chúa điều bí nhiệm của chúng tôi chăng? Có lẽ Chúa muốn nghe điều đó từ miệng tôi nói ra chăng, vậy thì hãy nghe đây: chúng tôi không theo Chúa, mà theo hắn (tức qủy), đó là điều bí nhiệm của chúng tôi! Đã từ lâu chúng tôi không theo Chúa, mà theo hắn, đã tám thế kỷ nay.
Đúng tám thế kỷ trước, chúng tôi đã nhận lấy của hắn cái mà Chúa đã phẫn nộ gạt bỏ, món quà cuối cùng mà hắn đã dâng Chúa khi trỏ cho Chúa tất cả các vương quốc trần gian: chúng tôi đã nhận của hắn La Mã và thanh gươm của Xezar …Tôi nắm giữ điều bí mật và vì hạnh phúc của họ, chúng tôi sẽ cám dỗ họ bằng phần thưởng vĩnh cửu trên trời. Chỉ vì nếu có cái gì ở thế giới bên kia thì tất nhiên không phải là dành cho những người như họ…
….
…Nên biết rằng tôi không sợ Chúa đâu. Nên biết rằng tôi đã từng ở trong sa mạc, tôi đã từng sống bằng châu chấu và rễ cây, tôi đã từng cảm tạ cái tự do mà Chúa đã xuống ơn cho loài người: tôi sẵn sàng xung vào số người được Chúa lựa chọn, những người đầy uy quyền và mạnh mẽ, vì nóng lòng muốn ‘bổ sung cho đủ số’ Nhưng tôi đã tỉnh ngộ và không muốn phục vụ một công việc điên rồ. Tôi đã quay trở lại và nhập với những người đã sửa chữa sự nghiệp của Chúa. Tôi lìa bỏ những người kiêu hãnh và trở lại với những người khiêm nhường vì hạnh phúc, của những người khiêm nhường ấy. Điều tôi nói với Chúa bây giờ sẽ thành sự thật, vương quốc của chúng tôi sẽ được dựng nên. Tôi nhắc lại, ngày mai Chúa sẽ thấy chúng tôi chỉ vẫy tay một cái là đàn cừu ngoan ngoan ấy sẽ đâm bổ đến hất thêm than hồng vào đống lửa thiêu Chúa, tôi sẽ thiêu Chúa vì Chúa đã đến gây phiền rầy cho chúng tôi. Bởi vì nếu có người nào đáng lên giàn hoả thiêu hơn ai hết thì đó là Chúa. Ngày mai tôi sẽ thiêu Chúa…
…
- Viên pháp quan của anh không tin Chúa Trời, tất cả bí mật của ông ta chỉ có thế thôi!
- Cho dù là thế đi nữa! Rốt cuộc chú đã đoán ra…
…
- Tôi muốn kết thúc nó như sau: viên pháp quan tôn giáo im tiếng một lát, chờ xem kẻ bị giam trả lời ra sao. Sự im lặng của Chúa thật nặng nề đối với ông ta. Ông ta thấy người này vẫn lắng lặng nghe ông ta với vẻ hết sức thấm thía, và xem ra không muốn bác bỏ gì hết. Ông già muốn Chúa nói với ông ta điều gì, dù là cay đắng, đáng sợ. Nhưng Chúa bỗng lẳng lặng đến gần ông già và dịu dàng hôn lên cặp môi tái nhợt của ông lão chín mươi. Đấy là tất cả câu trả lời. Ông già rùng mình. Khóe môi ông rung động. Ông ta mở cửa, nói với Chúa: ‘Chúa đi đi và đừng đến nữa… đừng bao giờ đến nữa… đừng bao giờ, đừng bao giờ’. Ông ta thả cho Chúa đi vào ‘những phố phường tăm tối của đô thành’. Người bị giam ra đi…”
(Lược trích chương 5 “ Anh em nhà Karamazov” do Phạm Mạnh Hùng dịch)
Nietzsche từng coi kiệt tác “Anh em nhà Karamazov” là cuốn sách gối đầu giường, là kinh thánh mới của ông, nên ông đã thấm nhuần tư tưởng Dos trong lời nói nổi tiếng trên của mình, khiến nhiều người hiểu nhầm rằng ông nguyền rủa Thượng đế. Không, cả Dos và Nietzsche đều tôn vinh Thượng Đế bằng cách làm ra vẻ báng bổ Ngài, theo kiểu Huệ Năng tôn vinh Đức Phật.
“Bút
ký từ nhà hầm” là tiểu thuyết chính luận của Dostoyevski
nhằm tranh luận với nhà văn, nhà cách mạng dân túy, cách mạng xã hội chủ nghĩa
Chernyshevski (1828-1889). Chernyshevski kêu gọi nông dân Nga dùng rìu để chặt
đổ chế độ Nga hoàng rồi toàn dân tiến lên xã hội công xã nhân dân: ăn chung, ở
chung, làm chung, hưởng hạnh phúc chung. Tiểu thuyết “Làm gì?” của Chernyshevski gửi từ trong tù ra in và phát hành rộng
rãi, như một quả bom cách mạng khuynh tả kích động dân Nga nổi dậy “đấu tranh giai cấp”, mặc dù năm 1861,
chế độ nông nô ở Nga đã bị hủy bỏ (mới hay chế độ tự do báo chí, tự do xuất bản,
tự do ngôn luận của chế độ Nga hoàng quá tuyệt vời). Karl Marx từng hết lời ca
ngợi Chernyshevski: “Ông là một học giả
Nga vĩ đại, một nhà phê bình bậc thầy đã triệt để phê phán sự phá sản của kinh
tế học tư sản”. Tiểu thuyết “Làm gì”
của Chernyshevski xây dựng hàng loạt nhân vật và hình ảnh về xã hội tương lai của
Nga, một xã hội xã hội chủ nghĩa tuyệt vời hoàn hảo, không còn giai cấp, mọi
người tự nhiên trở nên thánh thiện vì không còn hình thức tư hữu, cả xã hội như
lâu đài pha lê trong suốt, mọi người đều nhìn nhìn thấy nhau cười nói múa hát
vui tươi phấn khởi như hoa mùa xuân.
V. Lenin đã nhiệt liệt hoan nghênh cuốn “Làm gì”, gọi Chernyshevski là người thầy
của cách mạng Nga. Đến nỗi Lenin đã mượn tiêu đề của Chernyshevski viết một luận
cương cách mạng vô sản nổi tiếng “Làm
gì?”
“Bút
ký từ nhà hầm” của Dostoyevski viết nhằm mục đích phản
bác, chế diễu quan điểm xã hội chủ nghĩa ảo tưởng và phản nhân tính của
Chernyshevski, có ý ví “lâu đài pha lê-
xã hội chủ nghĩa” của Chernyshevski là ngôi nhà hầm, tức một nhà tù thực sự.
Dos gọi mô hình xã hội chủ nghĩa công xã kia là “còn đáng ghét, khủng khiếp hơn nhà tù khổ sai”. Qua tiểu thuyết
này, chúng ta thấy thiên tài của Dos đã tiên tri rất chính xác, đã báo trước về
cái nhà tù khổ sai có tên xã hội lâu đài pha lê, xã hội chủ nghĩa trại lính, xã
hội chủ nghĩa bầy đàn man rợ đã tước đoạt tự do của con người sẽ xảy ra sau này
ở nước Nga suốt 74 năm sau ngày Dos chết (1917-1991)
Hầu hết các nhân vật trong nhiều cuốn tiểu thuyết của
Dostoyevski theo “ý thức hệ ác”, theo
thuyết duy ác đều là những nhà trí thức, những con người muốn nhảy ra cứu đời,
cứu thế, trang bị cho mình một hệ tư tưởng thiên tả, thiên ác, coi cái ác là
phương cách duy nhất cải tạo thế giới, đưa con người đến thế giới đại đồng. Thậm
chí, những nhân vật này đôi lúc cũng lên “cơn
động kinh yêu thương con người”, dùng thuyết siêu nhân để biện hộ cho mình:
rằng mục đích tốt đẹp cho phép ta dùng bất kể phương pháp, dù giết hàng trăm
triệu người để xã hội tiến tới đại đồng thì vẫn cứ là tốt đẹp, là cao cả.
Quan
niệm nguy hiểm nhất của các phả hệ ác, các hệ tư tưởng của các nhân vật theo
thuyết siêu nhân, dùng “Cái ác sẽ cứu vãn
thế giới” nơi các tiểu thuyết của Dostoyevski là chúng núp dưới bóng đen của
thuyết vô thần; rằng khi không có Thượng đế, khi Thượng đế đã cút khỏi thế giới
thì ta muốn làm gì thì làm, muốn giết ai thì giết, chẳng lo bị trừng phạt. Rằng,
không có thượng đế, các đồng chí vô thần chúng ta hoàn toàn tự do, tuyệt đối tự
do làm ác, nhưng phát ngôn thì mới thánh thiện làm sao. Các nhân vật duy ác của
Dos phải nói là đông như quân Nguyên, chúng vứt bỏ ám ảnh thượng đế để tìm tự
do tuyệt đối mà thực thi học thuyết duy ác vô luân của chúng.
Raskolnikov đã giết người một cách có ý thức, giết người một cách triết học, giết người có định hướng xã hội chủ nghĩa. Bằng hệ tư tưởng ác, Raskolnikov đã trở thành một nhà ác học nổi tiếng nhất trong toàn bộ các nhân vật ác của văn học thế giới, một cái ác có chủ nghĩa, chủ thuyết, một cái ác mà nếu đem quỷ Satăng so với anh ta, quỷ vương kia mới chỉ là hội viên hội từ thiện mà thôi.
Sài Gòn ngày 17-12-2011
(Mùa
Noel 2011, viết nhân kỷ niệm 190 năm ngày sinh của đại văn hào Nga Fyodor
Mikhaylovich Dostoyevski: 11-11-1821 và 120 năm ngày mất của ông: 9-2-1881)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét