Thi
sĩ Tường Linh tên thật là Nguyễn Linh, sinh ngày 12.12.1931 tại làng Trung Phước,
huyện Quế Sơn (nay là Quế Trung, Nông Sơn). Ông xa quê từ năm 1954, ra sống ở
Huế, Quảng Trị. Đến năm 1956 thì ông vào ở hẳn tại
Sài Gòn cho đến nay. Tường Linh thuộc lớp các thi sĩ Quảng Nam xuất hiện vào những năm cuối của cuộc kháng chiến chống Pháp. Bài thơ “Chị Điện Hòa” (1950) và “Năm Cụm Núi Quê Hương” (1954) của ông được nhiều người thuộc lòng, mãi cho đến nay.
Tường Linh nói thế nào mà cảnh nghèo gần thành một cảnh thi
vị, đáng yêu, một cảnh... dễ chịu quá.
Sài Gòn cho đến nay. Tường Linh thuộc lớp các thi sĩ Quảng Nam xuất hiện vào những năm cuối của cuộc kháng chiến chống Pháp. Bài thơ “Chị Điện Hòa” (1950) và “Năm Cụm Núi Quê Hương” (1954) của ông được nhiều người thuộc lòng, mãi cho đến nay.
Thơ
Tường Linh đã xuất bản:
“Thơ
Tập Làm Thuở Nhỏ” (in thạch bản, Tam Kỳ-1950)
“Mùa
Di” (in thạch bản, Bồng Sơn – 1953)
“Mùa
Hoa Cải” (Huế – 1955)
“Mây
Cố Quận” (Tao Đàn, Sài Gòn -1962)
“Nghìn
Khuya” (Tao Đàn, Sài Gòn – 1965)
“Thu
Ơi Từ Đó” (Tao Đàn, Sài Gòn – 1972)
“Giọt
Cổ Cầm” (Đà Nẵng-1998)
“Về
Hỏi Lại” (Đà Nẵng – 2001)
“Thơ
Tường Linh Tuyển Tập” (Văn học – 2011).
NHÀ
THƠ TƯỜNG LINH
Tường Linh là một quân nhân. Tôi có gặp ông đôi lần, và nghĩ
bâng quơ: Lính đâu có lính trông hiền lành đến thế!
Ngay đến cảnh đói khổ của mình, Tường Linh nói đến cũng
không hề cay đắng, hằn học:
“Đất Quảng thân yêu, một thời tuổi nhỏ
Mẹ thèm cơm, còn thiếu áo long đong
Nhà bên sông năm tháng nước xuôi dòng
Vách nứa lung lay trưa nồm thổi mạnh.”
("Vọng tình chim”)
Người như thế rất hiếm hoi giữa cái thời buổi dữ dằn vừa
qua, thời buổi của những cảm xúc mạnh, tình cảm mạnh. Cho nên trong hai mươi
năm Tường Linh ít được chú ý. Giọng nói nhỏ nhẹ của ông bị át hẳn đi. Ngày nay
kiểm điểm lại hàng ngũ anh em buổi ấy, lại quên ông nữa thì sao nỡ.
Thời cuộc bắt người thanh niên hiền lành nọ phải làm lính.
Thì làm lính. Nhưng Tường Linh là thứ lính miễn cưỡng, yếu xìu. Nghe ông nói
chuyện đánh nhau mà ngán ngẩm. Không phải ông ngờ vực chính nghĩa, hay ông non
gan run sợ, hay ông thấm đạo vô vị. Không phải thế.
Trong thời kỳ khói lửa trước tháng 5-1975, ở Miền Bắc có thể
có một người bộ đội khuôn mẫu, điển hình. Bên phía Miền Nam không hề có những
người lính đồng dạng. Bên này lính không giống lính. Bên này là vô số người
lính muôn mặt. Có lính hiên ngang hăng say trong thơ Đỗ Tấn, có lính máu nóng rần
rật trong văn Phan Nhật Nam, lại có lính hư tâm hào sảng như Nguyễn Bắc Sơn, có
lính mênh mông trời bể như Tô Thùy Yên, hay lính tài hoa bay bướm như các chàng
phi công giữa hai trận chiến trên trời xanh là những cuộc rước đèn đều đều với
các em gái thơm như múi mít trên đường phố Sài Gòn v.v...
Tường Linh thì ông là người lính thích quanh quẩn bên... mẹ
già, thích nhấm nháp lai rai, tụ tập bạn bè, thích loanh quanh chỗ xóm làng, sống
cảnh yên lành, thỉnh thoảng làm dăm ba câu thơ. Giữa thời bom nguyên tử, khi bất
đắc dĩ phải nói tới chiến tranh thì ông thích chuyện... mài kiếm dưới trăng (Trời
xưa áo lục”.
Như thế không những ông lành quá mà ông còn xưa quá, lỗi thời
quá chăng? Ông không thuộc thời đại chúng ta, nên gạt ông qua một bên chăng? Ấy!
ông đồ ngồi viết thuê đã lỗi thời ngay trong câu thơ Vũ Đình Liên, vậy mà đến
mãi bây giờ ông vẫn còn đeo đuổi ám ảnh chúng ta: thì năm nào tết đến mà không
thấy có báo nhắc nhở đến ông?
“Những người muốn năm cũ
Hồn ở đâu bây giờ?”
Hồn người muôn năm cũ vẫn lẩn quất nơi một góc khuất lấp
trong tâm hồn chúng ta chứ còn ở đâu nữa. Cũng như trong thời buổi này trong
tâm hồn những người đô thị đang chen lấn nhau giữa xe cộ rộn ràng thỉnh thoảng
vẫn thấp thoáng bóng dáng người nhà quê. Chúng ta vẫn nghe dân ca, mến thơ Nguyễn
Bính. Không sao?
Nói đến quê lại là nói đến một phương diện nữa của thơ Tường
Linh.
Nhớ làng mạc, gốc gác thì chắc ai cũng có nhớ. Nhưng hiếm
người nhớ quê nhà Tường Linh nhớ làng Trung Phước (hoạ chăng có thêm Tạ Ký, bạn
ông).
Có lần (hồi năm 1965) Tường Linh đoạt giải thưởng Bút Việt
nhờ một thiên truyện ngắn nhan đề là “Làng”.
Đó là truyện một người, một ông lão mê làng, tha thiết say sưa với làng mình,
dù chiến tranh khiến phải xiêu bạt về đầu ông lão cũng hướng tất cả tâm hồn về
làng xưa. Sức thu hút của “làng” trong trường hợp này có phảng phất chút gì thần
bí.
Cái làng ấy, trong truyện, Tường Linh không gọi hẳn tên ra
mà cũng không giấu hẳn tên đi, không dùng một tên bịa đặt nào để xoá lấp nó.
Ông ghi tắt là làng Tr.P. Sinh quán của Tường Linh chính là làng Trung Phước,
thuộc quận Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam.
Trong thế giới nhân vật giả tưởng, chỉ được biết có ông Tư
Xích-Lô mê làng Trung Phước. Ngoài đời, trong thế giới văn nhân thi sĩ chúng ta
bắt gặp ít nhất hai người: Tường Linh và Tạ Ký.
“Thấy gì đâu chỉ núi chắn mây mờ
Lòng gọi mãi tên làng xưa Trung Phước!”
(Tường Linh
- 'Vọng tình chim')
Mùa đông giữa chiến tranh, từ Sài Gòn ra, một chiều mưa đứng
bên bờ sông Vĩnh Điện nhìn về phía làng quê mà không về thăm làng được, Tường
Linh lòng đâu có khác gì lòng ông Tư Xích-Lô? Và cũng không khác lòng Tạ Ký:
“Trung Phước ơi, sông sâu dài uốn khúc,
Tình cheo leo cao vút một con đèo.”
(Trung Phước ơi)
Giữa Tạ Ký với Tường Linh có nhiều điểm giống nhau: cũng một
làng Trung Phước mến yêu, cũng những năm học hành ở Huế với một vài mối tình lở
dở bên bờ sông Hương, rồi sau đó cũng là những năm dài biền biệt ở Sài Gòn với
những thất bại ưu phiền về sự nghiệp, về thế cuộc, cũng một bà mẹ già lủi thủi
nơi quê xưa và thấp thoáng giữa các dòng thơ của đứa con xa...
Ở đây ngoài những trùng hợp giữa hai cuộc đời, chúng ta còn
bắt gặp được những nét chung hao hao giữa hai tâm hồn. Cả hai người trai xứ Quảng
đều rất ngoan rất lành. Không một nét táo tợn, phá phách của thời đại. Cũng
không có gì bí hiểm rắc rối. Cả hai thi sĩ, họ buồn cái buồn của người Việt
trung bình, đau cái đau của người Việt trung bình. Làm thơ, họ thường sử dụng
những luật thơ quen thuộc, thông dụng. Thơ họ không xuất sắc, cũng không làm bừa
bãi.
Làng Trung Phước, ngày còn ở trong nước tôi chưa đến bao giờ
(chính dân làng còn khó về làng, huống hồ người xa kẻ lạ). Từ khi xa nước, nghe
nói tới Trung phước càng thấy mơ hồ tít tắp. Nhưng mặc dù bây giờ không còn mường
tượng được Trung Phước nó ở chỗ mù thẳm nào, tôi đinh ninh đó là một làng đáng
tưởng nhớ đáng mê say: dễ gì một ngôi làng (nhỏ bé, hẻo lánh) mà có được hai
thi sĩ dễ thương, ngoan lành như vậy? Hơn nữa, ngoài Tạ Ký và Tường Linh, làng
Trung Phước còn liên hệ đến một thi sĩ thứ ba rất quen thuộc là Bùi Giáng, người
đã từng sống với đàn dê tại đây một thời gian hồi kháng chiến chống Pháp.
Chọn thơ Tường Linh quả khó: chọn bài này e làm mất lòng bài
kia . Đại khái suýt soát như nhau.
10 -
1986
Võ Phiến
Võ Phiến
Văn Học Miền Nam - Thơ
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét