BÂNG KHUÂNG

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC

Chủ Nhật, 13 tháng 6, 2021

CHIỀU MƯA THÁNG SÁU, NHỚ MỘT MÙA VE... – Thơ Tịnh Bình


   
 

CHIỀU MƯA THÁNG SÁU
 
Tháng Sáu trên cành ve chực khóc
Ướt cung đàn mưa hát khúc chia xa
Ta nông nổi giấu thơ vào mùa hạ
Chao cánh diều gửi thương nhớ mênh mông
 
Tháng Sáu nồng nàn gọi nắng đi rong
Ngang lối phố nao lòng loài hoa tím
Áo trắng học trò một thời kỷ niệm
Em kiêu sa hỡi đôi mắt biết cười
 
Tháng Sáu lưng trời giọt nhớ thầm rơi
Tháng năm xanh mơn man lời gió lộng
Khung cửa mở chạm vào đâu khoảng trống
Mùa vui xưa hóa hư ảo bao giờ...
 
Tháng Sáu gọi buồn ám ảnh lời thơ
Chút xốn xang người hẹn rồi quên đến
Chưa kịp trao đôi ánh nhìn trìu mến
Hoa học trò nhoi nhói đỏ mông lung
 
Tháng Sáu chiều mưa điệp khúc tương phùng
Người chẳng đến nên tình ta đẹp mãi...
 

BẮC NINH THI THOẠI (KỲ 5) - Nguyễn Khôi

Bắc Ninh thi thoại của Nguyễn Khôi (Đình Bảng) đã tái bản nhiều lần ở Việt Nam, độc giả trong và ngoài nước đánh giá cao giá trị nghệ thuật của tác phẩm này. Xin trích một số chương giới thiệu cùng bạn đọc.
 


Tập II (Phần ngoại biên)
Tặng Người em đồng hương – Tiến sỹ Nguyễn Văn Hoa
 
Bài 1:
 
VĂN NHƯ SIÊU QUÁT...?
 
Vào giữa thế kỷ 19, tại đất Thần Kinh (Huế) xuất hiện “Trường An tứ kiệt” với hai câu nhận xét cho là của Vua Tự Đức:
 
Văn như Siêu Quát vô tiền Hán
Thi đáo Tùng Tuy thất Thịnh Đường
 
Tạm dịch:
 
Văn như Siêu và Quát, thì đến văn đời tiền Hán cũng không có giá trị gì; Thơ đến Tùng Thiện công và Tuy Lý công thì như bỏ qua cả thời Thịnh Đường.
 
Sở dĩ, cho là của Tự Đức là hai câu trên nói theo khẩu khí Đế Vương, gọi xách mé tên tục Phó bảng Nguyễn Văn Siêu là “Siêu”; cử nhân Cao Bá Quát là “Quát” thì chỉ có Đức Kim Thượng (Vua đương thời) mới dám gọi “thần Siêu, thánh Quát” như thế; còn bình thường tôn trọng đều gọi “Nguyễn Phương Đình”“Cao Chu Thần”. Tùng ở đây là Tùng Thiện công (Nguyễn Phúc Miên Thẩm) và Tuy là Tuy Lý công (Nguyễn Phúc Miên Trinh) - sau hai vị này được truy tặng là Tùng Thiện Vương và Tuy Lý Vương (1936) đều là con Vua Minh Mạng, ở vào hàng chú của Vua Tự Đức.
 

NỖI LÒNG NGÀY GIÃN CÁCH – Thơ Nhật Quang


   

 
NỖI LÒNG NGÀY GIÃN CÁCH
 
Buổi sáng vẫn nghe riú rít tiếng chim
Nô đùa dưới vòm xanh bằng lăng tím
Chỉ mình ta với ly cà-phê nhạt
Nhớ bạn hiền mỗi buổi sớm ban mai
 
Khắp phố phường giờ vắng người qua lại
Giấu nụ cười sau lớp vải khẩu trang
Cứ phập phồng… theo dõi tin Cô- vít
Nghe F 0, F1 lại hoang mang…?
 
Lũ trẻ buồn từ lâu không đến lớp
Hè chưa về, ve đã khúc sầu bi
Chiều hàng quán vẫn im lìm đóng cửa
Con phố buồn đã phong toả cách ly
 
Rồi sẽ có ngày đi qua đỉnh dịch
Bỏ khẩu trang ta nở nụ cười duyên
Khoảng cách xa để xích gần hy vọng
Ngày phố phường trở lại phút bình yên.
 
                              TP. HCM 06 / 2021
                                    Nhật Quang
 

ĐỢI... – Thơ Đặng Xuân Xuyến


  
             Tác giả bài viết Đặng Xuân Xuyến
 

ĐỢI...
 
Bến đông người không em đứng đợi
Lủi thủi tôi hóng lọn gió trời
Cứ nấn ná ừ em sắp tới
Bờ sậm màu lấm đẫm sương rơi...
 
Hà Nội, chiều 09 tháng 06-2021
ĐẶNG XUÂN XUYẾN 

HỒN VIỆT TRONG “CỔ PHÁP KÝ SỰ” CỦA NGUYỄN KHÔI * – Phạm Ngọc Hiền

 

 
Chưa lúc nào trong lịch sử Việt, các nhà văn hoá ta lại sốt sắng ra sức kêu gọi bảo tồn nền văn hoá dân tộc như lúc này. Xu hướng toàn cầu hoá nền kinh tế công nghiệp cộng với xa lộ thông tin đã mang theo những ngọn gió xa lạ thổi đến từng luỹ tre, mái rạ làm cho "Hương đồng gió nội bay đi ít nhiều". Mà "Trách nhiệm của mỗi dân tộc là phải thể hiện rõ bản sắc của mình trước thế giới" (R. Tagor).
 

Thứ Bảy, 12 tháng 6, 2021

ĐÃ HẾT PHIÊU BỒNG, ĐÃ MẤT NHAU TỪ CƠN MƠ – Thơ Lê Văn Trung


   

 
ĐÃ HẾT PHIÊU BỒNG
 
Từ trăm ngàn cõi phiêu bồng
Ta về đây với chút lòng lãng quên
Xe qua mấy nẻo gập ghềnh
Quán đời ta dựng bên triền núi cao
Sẽ còn lại với mai sau
Một hồn lảng vảng chia sầu cỏ cây
 

BỮA CƠM VỚI HAI THẦY THÍCH ÂN CẦN VÀ THÍCH CHÁNH TRỰC – Đinh Hoa Lư

(Tưởng nhớ Pháp Linh nhị vị hòa thượng Thích Chánh Trực và Thích Ân Cần)
 
Hòa thượng Thích Chánh Trực 
(Lúc làm Chánh Đại diện Phật GHPGVNTN tỉnh Quảng Trị)
 
  
NHỚ VỀ CHÙA SẮC TỨ CUỐI NĂM 1975
 
Những ngày tàn cuộc chiến, hoàn cảnh đẩy đưa tôi về lại thăm chùa Sắc Tứ. Một ngày khoảng cuối năm 1975 khi tôi được phân công đi lấy kẽm gai về xây dựng Trại 4 - 'tù cải tạo' - cạnh Thôn Xuân Khê. (Thôn Xuân Khê là một thôn rất nhỏ không có tên trong bản đồ, cách Chùa khoảng vài cây số về hướng núi)
 

NĂM MƯƠI BƯỚC CHÂN CỦA BIỂN – Tản văn Huỳnh Thục Oanh

             (Bài đã đăng trong Website Hội Nhà văn Việt Nam)
 
Tác giả bài viết Huỳnh Thục Oanh (Bình Thuận)
 

Chiều nay em ra biển bằng chiếc xe đạp ngày xưa thường dùng. Biển vắng. Con đường xuống biển trơ trọi những lều quán, những chiếc dù che được cột lại bằng đủ thứ dây, xếp hàng như những quân cờ trên đường, mặt bãi.
 
Từ đó, em đi về nơi của chúng ta…
 
Cội dương già, nơi chúng ta hay tựa lưng không còn. Em chỉ nhận ra nhờ những bước đi sau khi đếm đủ con số năm mươi. Anh ơi, còn nhớ lần đầu em đếm bước đi như thế, anh cười hỏi: Vì sao phải đếm? Em trả lời: Đếm để khi nào không còn anh thì về đúng chỗ của chúng mình.
 

VIRUS CORONA BIẾN THỂ - Đức Hạnh và thi hữu


   


VIRUS CORONA BIẾN THỂ
 
Nàng Cô... biến thể [1] tạo muôn hình
Bác sĩ truy lùng chặn khuẩn sinh
Giãn cách gìn dân trừ ổ dịch
Phòng ngăn chủng thuốc [2] giữ thân mình
Vi trùng Vũ Hán [3] còn lây nhiễm!
Sự thể Y ngành đã chứng minh
Cảm phục anh hùng tiêu lũ... Vít
Bình yên xã hội ngát hương tình…
 
Đức Hạnh
06 06 2021

[1] “Phát hiện biến thể Covid-19 Delta siêu lây nhiễm
Virus SARS-CoV-2 gây ra đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 đã trải qua hơn 6.600 lần biến đổi tăng cường khả năng sống sót.”
[2] Thực hiện Thông điệp 5K & tiêm phòng vaccine Covid- 19
[3] “Dịch Covid-19 bùng phát từ thành phố Vũ Hán (tỉnh Hồ Bắc)”
 

HỌA:

 
SẼ BÌNH YÊN
 
Biến thể nàng Vi lại ẩn hình
Truy lùng bác sỹ chặn lây sinh
Gìn dân giãn cách lo khoanh dịch
Chủng thuốc phòng ngăn bảo vệ mình
Vũ Hán luôn gieo còn nhiễm rộng
Y ngành đã kiểm chớ thanh minh
Chung tay sẽ diệt loài Cô Vít
Xã hội bình yên trọn nghĩa tình…
 
Nguyễn Xuân Dưỡng
Cam Lộ, ngày 6/6/2021
 
 

Thứ Sáu, 11 tháng 6, 2021

MƯA NGOÀI KIA..., MÙA HẠ DỊU DÀNG – Thơ Tịnh Bình


  

 
MƯA NGOÀI KIA...
 
Phố trầm ngâm xa lắc dáng xưa quen
Ngược lối cũ tìm chút vương hoài niệm
Mưa ngoài kia chắc là buồn lắm
Ướt lên chiều ướt cả lòng đêm
                         
Xin đừng hát trong chiều mưa buồn bã
Câu thơ đa tình dắt nỗi nhớ đi rong
Có thể nào bước chân ai về lại
Hay ngậm ngùi thương nhớ với hoài mong
                          
Khung cửa khép mà lòng ai chực khóc
Mưa ngoài kia lầm lũi giọt sầu
Giả vờ quên một bóng hình rất nhớ
Lạc nụ cười xưa cũ về đâu...
                       
Lòng phố hẹp ta tìm hoài chẳng gặp
Màu mắt xưa đau đáu ánh nhìn
Thì thôi xin nép vào ngực đá
Trái tim yếu mềm thêm lần nữa cả tin...
 

DỌC ĐƯỜNG GIÓ BỤI, ĐOẢN KHÚC 41 - 45 (TRONG 100 ĐOẢN KHÚC) – Thơ Khaly Chàm


   
                         Nhà thơ Khaly Chàm


trích đoản khúc: dọc đường gió bụi
 
41.
mắt nhìn trắng dã con ngươi
thằng tôi xác sống kiếp người vô ngôn
từng chiều ngậm lửa hoàng hôn
trá hình thinh lặng biết tồn sinh tôi
 
42.
đời thơm máu lệ lâu rồi
câu thơ khổ nạn mãi trôi bập bềnh
tràn đêm căng ngực để quên
núi sông đứt ruột vang rền niềm đau!
 
43.
kính thưa: đất rộng trời cao
cõi người nghẹn thở thều thào tiếng kêu
âm hồn vàng mã lêu bêu
khắp cùng mặt nạ phù điêu không ngờ
 
44.
sông trôi cơn khát bến bờ
phù sa tự tử nằm mơ thiên đường
cánh chim ủ mộng ngày thường
cỏ hoa bức tử mùi hương lên trời
 
45.
thấy gì con mắt nhìn đời
treo dây thòng lọng chờ thời động kinh
đánh đu đùa cợt ái tình
cảm ơn địa ngục, khổ hình nhân gian
 
                                        khaly chàm

ĐỌC TRƯỜNG CA “SÓNG THỊ THÀNH VÀ EM” CỦA NGÃ DU TỬ - Châu Thạch




“Trường ca là thuật ngữ văn học chỉ các tác phẩm thơ có dung lượng lớn, thường có cốt truyện tự sự hoặc sườn truyện trữ tình. Có nhiều thể loại trường ca: trường ca anh hùng, trường ca giáo huấn, trường ca châm biếm, trường ca có cốt truyện lãng mạn, trường ca mang tính kịch trữ tình, trường ca mang tính ký…”
 
Nhà thơ Ngã Du Tử là một trong những thi nhân viết nhiều trường ca hiện nay. Ngã Du Tử đã xuất bản tập trường ca “Chơi Giữa Thường Hằng” với những suy tư sâu nhiệm về triết lý Phật giáo, với tiếng thơ âm vọng lời thanh tịnh giãi thoát, đã gây tiếng vang trên diễn đàn thi ca và chinh phục lòng ái mộ của bạn thơ, bạn đọc.
 
Ngã Du Tử còn nhiều trường ca sẽ xuất bản như trường ca “Dòng Sông Đời”, trường ca “Tre”. Trường Ca “SóngThị Thành và Em...”. 
 

Thứ Tư, 9 tháng 6, 2021

CHUYỆN VĂN BẰNG Ở ĐẠI HỌC VĂN KHOA HUẾ DƯỚI CHẾ ĐỘ VIỆT NAM CỘNG HÒA TRƯỚC ĐÂY – Hoàng Đằng


Viện Đại Học Huế
 
Chuyện cũ lâu lâu ôn lại kẻo quên. Trong thời gian học ở Viện Hán Học Huế, tôi có ghi danh học thêm ở Đại Học Văn Khoa Huế. Giờ tôi muốn ôn lại phần các văn băng Cử Nhân nơi đây cấp.
 
Đại Học Văn Khoa không phải là một trường độc lập mà chỉ là một phân khoa của Viện Đại Học Huế. Viện Đại Học Huế được thành lập năm 1957 và Đại Học Văn Khoa cũng ra đời lúc đó.
Ở Đại Học Văn Khoa Huế, từ năm 1957 đến cuối thập kỷ 1960 (tôi quên năm chính xác), học để lấy Văn Bằng Cử Nhân tức là văn bằng tốt nghiệp Đại Học Văn Khoa theo chế độ chứng chỉ.

Năm đầu, học chứng chỉ Dự Bị Văn Khoa, sau đó, vô chuyên ban, mỗi năm có thể học 2 chứng chỉ.
Ngoài chứng chỉ Dự Bị Văn Khoa, mỗi văn bằng Cử nhân phải thêm 4 chứng chỉ chuyên ban. Do đó, ai học tốt, có thời gian theo học, chỉ cần 3 năm là có văn bằng Cử Nhân.
Từ cuối thập kỷ 1960, Đại Học Văn Khoa Huế bỏ dần chế độ chứng chỉ, chuyển sang "niên chế"; theo "niên chế", muốn có bằng Cử Nhân, phải học đủ và học tốt 4 năm.

Tuy đã mở niên chế, Đại Học Văn Khoa Huế, qua những năm 1970, vẫn mở lớp dạy các chứng chỉ để những sinh viên đã có một số chứng chỉ trước rồi có thể hoàn tất chương trình học Cử Nhân và được cấp bằng.
 

GỬI EM BAN MAI – Thơ Trần Mai Ngân


  


GỬI EM BAN MAI
 
Lấy ban mai đời điểm trang áo mới
Đón em về nhan sắc ngự bình an
Mùa Thu sao cứ mãi mãi lang thang
Hãy dừng lại như thời hoàng kim cũ...
 
Chờ bước nhẹ gót hồng bài luân vũ
Điệu nhạc valse trời đất lẫn vào nhau
Chiếc eo thon, đôi má phấn hồng đào
Vòng xoay tít khép em vào bất biến...
 
Hôm ấy hạnh phúc khẽ khàng lên tiếng
Sợi nắng vàng nhuộm trên tóc trên tai
Mở khuy áo trầm hương nhè nhẹ bay
Đôi tay vụng nên tình tôi cũng vụng...
 
Huy hoàng khắc dấu sát na trầm lắng
Hẹn hò xưa môi mắt lạ lùng thương
Bóng chim Di mờ trong tuyết trong sương
Câu thơ viết run đôi tay luống tuổi...
 
Muôn trùng thương với muôn trùng mộng cũ
Lấy ban mai tôi gửi hết về em!
 
                                               Trần Mai Ngân

 

Thứ Ba, 8 tháng 6, 2021

TUỆ SĨ TRÊN NGÕ VỀ IM LẶNG – Tâm Nhiên


Thiền sư Tuệ Sĩ và cư sĩ Tâm Nhiên

 
Ngược xuôi nhớ nửa cung đàn
Ai đem quán trọ mà ngăn nẻo về
 
Đó là hai câu thơ mở đầu tập thơ Giấc Mơ Trường Sơn của Tuệ Sỹ. Quê quán Quảng Bình, sinh năm 1943, Tuệ Sỹ nhỏ hơn Phạm Công Thiện 2 tuổi, cũng là một bậc thiên tài xuất chúng, làu thông kinh điển Nguyên thủy, Đại thừa và nhiều thứ tiếng Anh, Pháp, Đức, Nhật, Hán, Phạn, Pali. Khi mới vừa 26 tuổi đã viết Triết Học Về Tánh Không làm chấn động giới văn nghệ sĩ, học giả, thiện tri thức Việt Nam thời bấy giờ. Cùng đứng tên trong nhóm chủ trương tạp chí Tư Tưởng của Đại học Vạn Hạnh, Sài Gòn, trước năm 1975, Tuệ Sỹ cũng là giáo sư giảng dạy Thiền Tông, Trung Quán Luận ở Đại học Vạn Hạnh và Cao đẳng Phật học viện Hải Đức, Nha Trang, nổi bật lên như một hiện tượng độc đáo, gây bao nguồn cảm hứng cho những tâm hồn ưa thích thiền học, thi ca và phiêu lãng. “Chỉ một bài thơ, Tuệ Sỹ đã trùm lấp hết mọi chân trời mới cũ, từ Đường thi Trung Hoa tới siêu thực Tây phương.” Bùi Giáng đã nhận định như thế về Tuệ Sỹ qua bài thơ Không Đề:
 
Đôi mắt ướt tuổi vàng cung trời hội cũ
Áo màu xanh không xanh mãi trên đồi hoang
Phút vội vã bỗng thấy mình du thủ
Thắp đèn khuya ngồi kể chuyện trăng tàn
 
Từ núi lạnh đến biển im muôn thuở
Đỉnh đá này và hạt muối đó chưa tan
Cười với nắng một ngày sao chóng thế
Nay mùa đông mai mùa hạ buồn chăng?
 
Đếm tóc bạc tuổi đời chưa đủ
Bụi đường dài gót mỏi đi quanh
Giờ ngó lại bốn vách tường ủ rũ
Suối nguồn xa ngược nước xuôi ngàn
 

CON XÍT TRONG BÀI DÂN CA “TRỐNG CƠM” LÀ CON CHIM GÌ ?

“Trống cơm” là bài dân ca nổi tiếng mà hầu như người Việt Nam nào cũng từng nghe. Trong bài này có câu “một bầy tang tình con xít, ớ mấy lội, lội, lội sông ớ mấy đi tìm em nhớ thương ai…”. Vậy con xít là con gì?
 
 

Đã có nhiều ý kiến được đưa ra để giải thích về hình ảnh "con xít" trong bài hát "Trống cơm", trong đó có một quan điểm nhận được sự tán đồng rộng rãi: Con xít chính là chim xít còn có tên gọi khác là trích cồ, trích xanh, công nước. Chim xít là giống chim đẹp với màu lông xanh mướt, màu đỏ của mỏ và mồng.




Đây là một số loài chim có hình thái bên ngoài giống nhau thuộc chi Porphyrio, họ Gà nước. Chúng định cư phổ biến ở khu vực Nam Bộ, dễ dàng bắt gặp tại các Vườn quốc gia Tràm Chim, U Minh Hạ, Đất Mũi...
 


Chim xít trưởng thành dài 28-29 cm, có ngoại hình khá bắt mắt. Phần đầu, cổ và phần dưới cơ thể chim xít màu xanh dương, phần còn lại phía trên màu xám, mỏ, mào và chân đỏ

 

Trong tự nhiên, chim xít sống quanh những vùng ngập nước (“ớ mấy lội, lội, lội sông”), trước đây xuất hiện nhiều tại các vùng đồng bằng sản xuất nông nghiệp nên rất quen thuộc với nông dân.
 


Bàn chân chúng có những ngón rất dài, thuận tiện cho việc chạy trên lá các loài cây thủy sinh như sen, súng và các bề mặt bùn nhão.

 

Loài chim này có tính tập thể rất cao, thường sống thành bầy đàn (“một bầy tang tình con xít”). Khi có kẻ lạ mặt xâm phạm lãnh thổ, nhất là vào mùa sinh sản, quần thể chim xít sẽ hợp lực để đánh đuổi cho được.
 


Thức ăn của chim xít khá đa dạng, từ sâu bọ, động vật thủy sinh cho đến các loài thực vật như cỏ và lúa.
 
 

Mùa sinh sản của chim xít là tháng 11 đến tháng 8. Con mái đẻ 4-7 trứng mỗi lứa. Chim non có màu nhạt hơn chim trưởng thành.
 


                  Một số hình ảnh khác về chim xít.
 


                  Chim xít có mỏ đỏ.
 
 

                   Chúng thường đi theo đàn.
 
 

                        Bàn chân chim xít dài.

 
Nguồn:
https://kienthuc.net.vn/khoa-hoc/mot-bay-tang-tinh-con-xit-khong-ngo-con-xit-dep-the-nay-1544597.html

CÀY "RUỘNG CHỮ" ĐỜI THÊM VUI - Phùng Trang Nhung

 


“Cỏ Phiêu Bồng” là một trong bốn tập thơ đã được xuất bản của nhà thơ - nhà giáo ưu tú (NGƯT) Võ Văn Hoa. Trong "Cỏ Phiêu Bồng", tôi mê và thích thú nhất là bài thơ "Ruộng Chữ"
 
"Ruộng Chữ" gồm bốn khổ thơ được viết dưới dạng thơ 6 chữ. Nó như những bước chân khoan thai, thong thả của một NGƯT sau bao năm tất bật, miệt mài cống hiến những đóng góp to lớn cho nền giáo dục Quảng Trị quê nhà. "Gác kiếm" là cách nói hài hước để chỉ việc về hưu. Phó trưởng phòng giáo dục trở về làng "cày ruộng chữ", vui với các áng thơ, vui với cảnh thanh tịnh tuổi xế chiều. Thầy giáo già sinh năm 1954 gấp lại trang giáo án, xếp lại bảng đen phấn trắng cùng chồng hồ sơ sổ sách để đón "Mùa xuân tươi rói nắng hồng" nơi thôn quê. Ông như được hoà mình vào cánh đồng, dòng sông với nguồn thi ca bất tận "Đời vui được làm lữ khách/Được về thăm mỗi bến sông".
 

Thứ Hai, 7 tháng 6, 2021

NỖI BUỒN LẤP LÁNH – Thơ Tịnh Bình


   
            Nhà thơ Tịnh Bình

 
NỖI BUỒN LẤP LÁNH
 
Nhặt bóng mình trên cành xuân úa
Vạt nắng đầu ngày tội nghiệp
Cố hong khô cơn mưa ban sáng
Sửa soạn lại lược gương
Bước thanh xuân vồi vội
Đi tìm giấc mơ chấp chới bay...
 
Đi qua ngày nâu xám
Mùa tự dỗ mình bằng khúc hát mơ xanh
Mặc loài gió không nguôi cơn nức nở
Làm rơi vỡ một làn hương
 
Cánh bướm nhỏ không thể níu giữ bước chân xuân xa dần
Những bông hoa lụi tàn trong chiếc bình gốm cũ
Ô cửa im lìm từ chối một ban mai
Chiếc đồng hồ thong thả nhịp sau cùng
 
Ngày đầy gió
Giấc mơ vỗ cánh bay giữa mùa hư thực
Thả xuống nỗi buồn lấp lánh
Trong thế giới riêng mình
Sau cánh cửa tự an yên...
 
                                                                Tịnh Bình
  

CHÙM THƠ “ĐÔI...” CỦA LÊ VĂN TRUNG


   

 
ĐÔI CÕI ĐÔI NƠI
 
Em co rút cửa thiên đường chật hẹp
Đâu thấy ta lồng lộng giữa trần gian
Dẫu mai kia dưới chín tầng địa ngục
Giọt rượu đời xin cạn với trăm năm
 
                        (Cát bụi phận người)