- Ba vị anh hùng là Lưu Bị, Quan Vũ và Trương Phi đều đồng ý là “Đào viên kết nghiã” có nghĩa là “kết nghĩa vườn đào” vì lúc đó là vào muà xuân, nhà cuả Trương Phi là một nhà phú hộ, có trang trại có tráng đinh trồng lúa, trại nuôi heo, và có một sạp lớn bán thịt heo ngoài chợ Huyện, lúc đó thì chưa khấn khứa gì với nhau cả, thể theo lời đề nghị của Trương Phi là người có power mạnh nhất lúc bấy giờ.
Ba người đứng trước ngõ vườn đào (vườn của Trương
đại gia). Trương Phi tuyên bố:
- Từ đây vào đến tận gốc cây lão đào đang độ nở hoa, chừng xa cũng vào khoảng hai chục trượng (khoảng sáu mươi mét) hô một, hai, ba ai chạy trước vào tới nơi thì làm anh cả. Trương Phi chạy nhanh nhất leo tuốt luốt lên ngọn cây đào mà ngồi ngất ngưởng trên đó. Quan Vũ chạy kế leo lên ngang lưng cây đào ngồi. Còn Lưu Bị bụng phệ toàn nước nặng quá chạy ì à ì ạch không nổi, đến gốc cây đào thì hết xí quách ngồi ngay tại chỗ xuống đó mà thở.
Sau cùng thì
Lưu Bị lý luận nói:
- Cây lấy gốc làm cơ bản, ta là gốc vậy ta làm anh cả.
Quan Vũ ngồi vắt vẻo ở chạc ba cây hoa đào chững chạc
nói tiếp theo:
- Ta ở lưng chừng thân cây, là đoạn giữa có gốc thì mới có thân, mà có thân thì mới có ngọn.
Thế là Trương Phi nghe xong chẳng nói chẳng rằng lẳng
lặng nhẩy xuống đất, tự nhận mình làm em út.
Còn trong truyện Tam Quốc Chí diễn nghĩa cuả tiên sinh
La Quán Trung mà qua bản dịch cuả tiên sinh Việt Nam Tử Vi Lang thì có thể tóm
tắt ngắn gọn lại như sau: quân giặc Khăn Vàng đi đánh chiếm nhiều nơi nhiều chỗ,
chính quyền trung ương cuả nhà Hán cũng đành bó tay, đành ra lệnh ủy quyền tản
quyền cho từng địa phương tự mộ binh nghĩa dũng mà bảo thủ Quận Huyện cuả mình,
đừng trông chờ gì ở trung ương nữa, cùng lúc thì quân Khăn Vàng lũ lượt kéo tới
U Châu, quan thái thú Châu này là Lưu
Yên vốn là giòng tôn thất nhà đại Hán ở đất Cảnh Lăng vùng Giang Hạ là con cháu
của Lỗ Cung Vương, bèn thảo một tờ công văn đưa tới Trác huyện dán ngay ở ngã ba đường để tuyển mộ một đoàn
hương dũng để tự quản, văn bản vừa đựợc treo lên thì có một người trung niên
văn sĩ trên vai gánh một gánh chiếu cói, vừa hoa vừa mộc, còn vai bên này thì
đeo một cái bị đựng dép cói, dừng lại đứng coi thông cáo thông chồn. Kế đó là một
Hán tử mặt đỏ râu dài vừa vất vả đẩy chiếc xe nặng nề tới, ngừng lại cũng đứng
coi. Sau cùng thì có một người mặt đen như lọ chảo chen chân vào đọc. Bá tánh
tò mò đứng chung quanh rất đông.
- Cây lấy gốc làm cơ bản, ta là gốc vậy ta làm anh cả.
- Ta ở lưng chừng thân cây, là đoạn giữa có gốc thì mới có thân, mà có thân thì mới có ngọn.
Chợt người gánh chiếu bán dép ngửa mặt lên
trơì mà than thở dài:
- Đất nước thì đang trong thời kỳ tao loạn, mà nhân tài
như mây buổi sớm, lác đác như lá mùa thu?
Người mặt đen như lọ chảo nghe than như vậy vội vã lên tiếng hỏi:
- Vậy trong tình trạng hỗn quan hỗn quân loạn lạc này quan anh muốn phải như thế nào? Tòng quân nhập ngũ đánh giặc cứu nước chăng?
Người mặt đỏ râu dài cũng đồng ý với người mặt đen khi
nghe phán xong câu nói này. Thế là hai người mặt trắng, mặt đỏ được người mặt
đen mời vào nghỉ ngơi trong trang trại, chờ ngày lành tháng tốt để làm lễ kết
nghĩa huynh đệ.
Hôm đó trang ấp của Trương Phi (tức là người mặt đen)
cho giết trâu đen ngựa trắng, bày hương hoa quả dưới gốc cội đào mà thề nguyền
cùng nhau: “không sinh cùng ngày cùng tháng cùng năm, nhưng nguyện chết cùng
ngày cùng tháng cùng năm, có phước cùng hưởng có hoạ cùng chịu”, dưới sự chứng
minh của hương thân phụ lão và năm trăm tráng đinh tự nguyện trong huyện.
Ba nhân vật tự giới thiệu mình với nhau và với mọi người,
người mặt trắng bán chiếu lác thì nói mình là Hoàng thân quốc thích giòng Trung
Sơn Tĩnh Vương họ Lưu tên Bị bí danh là Lưu Huyền Đức. Có người hỏi: “họ hàng
tôn thất nhà Hán vậy có phải bắn súng cà nông mới tới không? Người mặt trắng cười
xuề xoà nói “không cần, quăng lưu đạn khói là tới ngay lập tức”.
Người mặt đỏ râu dài thì nói tên thực cuả mình là Quan
Vũ (tức Quan vân Trường) quê quán ở Giải Lương tỉnh Hà Đông. Còn người mặt đen
là thổ địa Trác Huyện, họ là Trương tên là Phi
Khi đó thì có một phái đoàn buôn
ngựa chiến đi qua, vì chiến trận hầm bà làng khắp mọi nơi, nên không bán được
ngựa, tái có chủ xị bèn mang năm mươi con ngựa giống cùng vàng bạc kim ngân biếu
các anh hùng nghĩa sĩ ở Trác Huyện làm vốn. Lưu Bị thì kêu thợ rèn rèn cho mình
một cặp “Song cổ kiếm”, Quan Vũ thì đánh một thanh Long Đao Yển Nguyệt cân nặng
tám mươi hai cân Tàu. Riêng Trương Phi thì đúc một thanh “Bát Điểm Cương Mâu” nặng
ngang với thanh đao của Quan Vũ, cùng mua sắm các thứ vũ khí cùng quân trang
quân dụng cho đoàn nghĩa dũng.
*
Cũng xin nhắc lại tiền oan nghiệp chướng của ba đại nhân vật “Đào viên kết nghĩa”
Cũng xin nhắc lại tiền oan nghiệp chướng của ba đại nhân vật “Đào viên kết nghĩa”
- Lưu Bị tức Lưu Dự Châu thời Tây Hán nguyên là Lương Vương Bành Việt.
- Quan Vũ (tức Quan Vân Trường) nguyên là Tây Sở Bá Vương Hạng Vũ đầu thai trở lại, giữ tên thật là Vũ, còn họ thì đổi qua họ Quan.
- Trương Phi là hậu thân cuả đại tướng Phàn Khoái cũng đen từa tựa đít nồi đít chảo.
Đoàn quân Hương dũng nơi Trác huyện do ba vị hào kiệt
rầm rộ dẫn đi trình diện quan Hiệu uý Trâu Tĩnh, quan Huyện úy bèn dẫn ngay
phái đoàn nhân dân tự vệ vào trình diện thái thú Lưu Yên. Qua một lúc giơí thiệu
về gia phả cuả mình thì quan thái thú nhận ngay Lưu Bị là cháu họ xa cũng dòng
dõi tôn thất nhà Hán.
*
Ở thành chưa được bao lâu, thì đã có thám mã về báo là tướng giặc Khăn Vàng tên là Trình Viễn Chí đang thống lĩnh năm vạn quân rầm rầm rộ rộ kéo tơí xâm phạm điạ phận Trác Huyện. Thái Thú Lưu Yên bèn sai Huyện uý Trâu Tĩnh dẫn ba anh em Lưu Quan Trương cùng năm trăm quân Hương Dũng đi xuất quân phá giặc. Ba anh em Huyền Đức không ngần ngại lĩnh quân đi tiền phong ngay, đội quân năm trăm người địch với năm vạn người của quân giặc Khăn Vàng.
Ở thành chưa được bao lâu, thì đã có thám mã về báo là tướng giặc Khăn Vàng tên là Trình Viễn Chí đang thống lĩnh năm vạn quân rầm rầm rộ rộ kéo tơí xâm phạm điạ phận Trác Huyện. Thái Thú Lưu Yên bèn sai Huyện uý Trâu Tĩnh dẫn ba anh em Lưu Quan Trương cùng năm trăm quân Hương Dũng đi xuất quân phá giặc. Ba anh em Huyền Đức không ngần ngại lĩnh quân đi tiền phong ngay, đội quân năm trăm người địch với năm vạn người của quân giặc Khăn Vàng.
Cũng
may là thời đó có đánh nhau thì chỉ có tướng đánh nhau với tướng mà thôi. Quân
lính thì chỉ có đứng cho đông vỗ tay cổ động. Quân giặc Khăn Vàng là thứ quân ô
hợp chỉ đứng dương mắt ếch nhìn chủ tướng cuả mình thi thố tài năng, nếu tướng
nhà thua thì mạnh ai nấy chạy, nếu thắng thì uà qua tấn công, tướng bên giặc
Khăn Vàng chỉ có hai người, chánh tướng là Trình Chí Viễn bị Quan Vũ xớt cho một
đao Yển Nguyệt thân mình đứt làm hai khúc chết không kịp ngáp. Còn phó tướng là
Đặng Mậu thì cũng bị Trương Phi đâm cho một nhát bát điểm cương mâu trúng giữa
ngực ngã lăn xuống ngựa chết tốt. còn Lưu Bị khoẻ ru bà rù vì bên địch không
còn viên tướng nào nữa để ra nghinh chiến. Thế là đại công cáo thành, tất cả trở về
thành. Hôm sau thì tiếp điệp văn của quan thái thú Thanh Châu Cung Cảnh (tức tỉnh
Sơn Đông bây giờ) cho hay quân giặc Khăn Vàng vây thành tình thế hết sức là
nguy ngập, xin cho viện binh tơí cứu. Lưu Yên thương nghị với Lưu Bị.
Lưu Bị
nói:
- Lưu Dự Châu này xin mang quân tới cứu Thanh Châu ngay bây giờ.
Chu Vương Miện
- Lưu Dự Châu này xin mang quân tới cứu Thanh Châu ngay bây giờ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét