Chúng tôi vừa về đến cổng trại, hình như có một điều
gì khác lạ hơn ngày thường , một số trại viên tự giác đứng gần cổng trại để kiểm
tra trại viên lao động trở về, nhìn chúng tôi với một cử chỉ khác thường như thầm
muốn nói một điều gì đó. Về đến phòng, tôi vội vã lãnh phần cơm chiều và ăn thật
nhanh để ra “điểm hẹn”. Đó là một con
đường đất có bề ngang 3 mét bên sau hàng rào kẽm gai ngăn cách giữa những “ngôi nhà” trại viên với Hội trường văn
nghệ, Phòng giáo dục và phòng làm việc của An ninh trại. Đây là một hành lang
ít nhiều cho chúng tôi có được một khoảng trống, một chút không gian thoải mái,
cùng nhau trao đổi những câu chuyện vui buồn trong một ngày lao động cực nhọc. Khi
tôi vừa ra đến “điểm hẹn” một anh bạn,
trại viên phụ trách làm công việc vệ sinh trong trại, nói nhỏ với tôi:
- Anh biết gì chưa?
- Biết gì ? – tôi hỏi lại. Phải chăng có điều gì bất thường phải không?
- Có – anh bạn nói tiếp. Mới chiều nay có một nhóm tù nhân “đặc biệt” từ Miền nam chuyển đến.
- Sao gọi là nhóm tù đặc biệt ? – Tôi hỏi lại.
- Vì trong nhóm đó có những nhân vật nổi tiếng, hình như có một Học giả uyên thâm, là Thiền sư và là một nhà thơ vừa được giảm án từ tử hình xuống chung thân. Đó là những người mà chúng ta không được phép tiếp xúc, bên An ninh bảo như thế!
Nghe đến đây, tôi lặng thinh không hỏi thêm điều gì nữa. Vì tôi biết rõ vị Học giả uyên thâm đó là ai, mà ở đây phần lớn khi nhắc đến chúng tôi luôn gọi bằng Thầy. Thầy là một Trí giả uyên thâm Phật pháp, một Thiền sư có tấm lòng đại bi thông tuệ. Bất chợt tôi cảm thấy ngậm ngùi đầy thương cảm. Tôi sợ, rồi đây cái thân Bồ tát của Thầy có chịu nổi nơi này, cái nơi thung lủng xa, bao bọc bỡi núi rừng mờ mịt: “đêm lạnh buốt canh khuya nghe tiếng cú/ ngày nắng khét da người theo ngọn gió nam Lào”. Tôi nghe một nỗi buồn rươm rướm vây kín niềm suy tư trong cô đơn của thân phận một tù nhân! Tôi thầm đọc lại câu thơ của Thầy để tìm một chút niềm tin bất hoại trên bước đường vạn dặm đau thương
- Anh biết gì chưa?
- Biết gì ? – tôi hỏi lại. Phải chăng có điều gì bất thường phải không?
- Có – anh bạn nói tiếp. Mới chiều nay có một nhóm tù nhân “đặc biệt” từ Miền nam chuyển đến.
- Sao gọi là nhóm tù đặc biệt ? – Tôi hỏi lại.
- Vì trong nhóm đó có những nhân vật nổi tiếng, hình như có một Học giả uyên thâm, là Thiền sư và là một nhà thơ vừa được giảm án từ tử hình xuống chung thân. Đó là những người mà chúng ta không được phép tiếp xúc, bên An ninh bảo như thế!
Nghe đến đây, tôi lặng thinh không hỏi thêm điều gì nữa. Vì tôi biết rõ vị Học giả uyên thâm đó là ai, mà ở đây phần lớn khi nhắc đến chúng tôi luôn gọi bằng Thầy. Thầy là một Trí giả uyên thâm Phật pháp, một Thiền sư có tấm lòng đại bi thông tuệ. Bất chợt tôi cảm thấy ngậm ngùi đầy thương cảm. Tôi sợ, rồi đây cái thân Bồ tát của Thầy có chịu nổi nơi này, cái nơi thung lủng xa, bao bọc bỡi núi rừng mờ mịt: “đêm lạnh buốt canh khuya nghe tiếng cú/ ngày nắng khét da người theo ngọn gió nam Lào”. Tôi nghe một nỗi buồn rươm rướm vây kín niềm suy tư trong cô đơn của thân phận một tù nhân! Tôi thầm đọc lại câu thơ của Thầy để tìm một chút niềm tin bất hoại trên bước đường vạn dặm đau thương
“Ta, trên lưng mòn mỏi nợ ân tình
Cùng định mệnh lạc loài Tổ quốc!”
*****
Hôm sau nghe anh em truyền tin cho nhau, Thầy được phân về làm ở nhà bếp trại trong khâu rửa chén, lặt rau, gánh nước! Tôi mừng cho Thầy vì công việc này không nặng nhọc lắm, nó nhẹ hơn nhiều so với công việc khiêng đất, đào ao như chúng tôi. Đúng thôi vì Thầy thuộc “hệ” làm sao đi ra khỏi trại để làm công việc này. Từ đó, tôi thường tìm cách như tình cờ để gặp Thầy giữa đường khi Thầy từ nhà bếp về phòng sau mỗi buổi chiều. Lúc nào tôi chỉ hỏi nhỏ: “Thầy có khoẻ không ?” Thầy chỉ gặt nhẹ đầu với nụ cười đầy nhân từ trong sáng không có một chút dấu vết của phiền luỵ hay hận thù của thế gian. Thầy ngước mắt nhìn lên từ làn mi đen sâu thẳm toả ra một ánh sáng của đôi mắt như ngọn hải đăng soi tỏ niềm tin của cuộc sống không buông lòng trong lúc gian nguy. Chừng ấy thôi, tôi không cần Thầy nói, vì nó đã thoa dịu cõi lòng cằn cỗi trong tôi.
Rồi không biết vì lý do gì, vào mùa đông năm đó tôi cùng một số anh em khác được lệnh chuyển phòng về Nhà 1B, nơi mà Thầy và “nhóm đặc biệt” đang ở. Khi về tới nhà mới, Nhà trưởng, dĩ nhiên người được cán bộ Giáo dục và An ninh trại tin tưởng nhắc nhở chúng tôi không được đến khu vực nhóm của Thầy đang ở cuối nhà phía tay trái, và không được tiếp xúc dưới mọi hình thức. Nói thì nói vậy thôi, làm sao cấm chúng tôi cười hay cúi đầu chào nhau được. Rồi một hôm nửa đêm cả trại bật đèn điện sáng trưng và có tiếng xe cán bộ rần rần chạy vào trại. Một cán bộ Giáo dục đã vào gõ cửa Nhà 1 B chúng tôi, có vẻ khẩn thiết lớn tiếng nói:
- Các trại viên nghe lệnh. Tất cả những người có tên sau đây dậy thu dọn gọn gàng hành lý chuẩn bị chuyển trại.
Trong danh sách chuyển trại mà cán bộ đọc có tên tôi và nhóm của Thầy.Với danh sách chuyển trại như vậy, thoạt đầu chúng tôi có ít nhiều hoang mang, thắc mắc. Nhưng thôi, là một người tù đã qua trại này rồi thì bận tâm hay thắc mắc làm gì khi phải chuyển qua trại khác. Đến một giờ sáng chúng tôi được dẫn ra khỏi cổng trại và tập trung tại một khu đất trống có nhiều chiếc xe đò chờ sẵn. Chúng tôi được lọc ra từng nhóm để lên xe. Chúng tôi được “đeo” còng inox chung nhau hai người một, ngồi hai ghế sát nhau. Điều này đối với chúng tôi chẳng có gì lạ. Xe bắt đầu chạy, phải mất nhiều tiếng mới ra tới Quốc lộ 1. Ông bạn chung còng với tôi lay tôi nói nhỏ:
- Xe đi về hướng bắc rồi.
- Vậy mình bị đưa ra miền Bắc– Tôi nói.
- Giai đoạn này không lẽ còn đưa ra Lạng Sơn sao? – Giọng nói của bạn tôi có vẻ hơi lo.
- Đi đâu cũng vậy thôi – tôi an ủi. Hãy thuận theo tự nhiên thôi.
******
Một lần nữa ông bạn chung còng lại lay tôi dậy và nói:
- Dậy đi, tới cầu Hiền Lương rồi.
- Sao ông biết? – Tôi hỏi.
- Tôi nhìn ra ngoài cửa xe khi đi qua phố thấy chữ trên các bảng hiệu.
- Xe còn tiếp tục chạy chứng tỏ chưa tới điểm dừng của mình – tôi nói. Thôi thì “thí cô hồn” cho cái thân xác này đi bạn ơi. Ở đâu mình cũng là thằng tù có gì khác hơn, hãy ngủ đi – tôi an ủi.
Khi đoàn xe đưa đoàn tù chúng tôi dừng lại ở Thanh Hoá, hình như tại một khu đất trống chứ không phải bến xe. Cán bộ lại lên từng xe đọc danh sách, kiểm tra từng phạm nhân một. Sau đó họ chia ra một đoàn xe tiếp tục đi về hướng bắc, còn một ở lại Thanh Hoá. Tôi và anh bạn chung còng tiếp tục đi ra hướng bắc. Trời ở đây đang vào đầu mùa đông nên chúng tôi cảm thấy rất lạnh, một cái lạnh buốt da người mà chúng tôi chưa cảm nhận bao giờ ở đất phương Nam! Cuối cùng đoàn xe chúng tôi đến TX Nam Hà, xe quay đầu đi về hướng núi. Có tiếng xôn xao nho nhỏ trên xe “đi về trại Ba Sao rồi”. Đúng vậy, 5 giờ chiều đoàn xe của chúng tôi đi vào cổng trại dưới dòng chữ: “Ba Sao, Kim Bản, Nam Hà”. Tôi biết, đây là một trại lao động nằm trong danh sách “top ten” trong cả nước!
Trước khi nhập trại, một thủ tục lúc nào cũng vậy, tất cả chúng tôi phải trải qua một cuộc kiểm tra hành lý thật nghiêm ngặt. Một ông bạn bên cạnh nói nhỏ với tôi: “Thầy cũng chuyển ra trại này”. Bây giờ tôi mới để ý thấy Thầy đang đứng bên kia, nơi có nhiều cán bộ đang đứng kiểm tra hành lý một cách đặc biệt. Tôi nhìn thấy dáng Thầy gầy gầy, thật mong manh trong chiếc áo vạt hò màu lam đã bạc. Nhìn Thầy tôi không khỏi bùi ngùi xúc động, không biết rồi đây với chiếc áo vạt hò bạc mầu đó có đủ ấm cho Thầy trong cuộc viễn trình của một bậc chân tu.
Hôm sau nghe anh em truyền tin cho nhau, Thầy được phân về làm ở nhà bếp trại trong khâu rửa chén, lặt rau, gánh nước! Tôi mừng cho Thầy vì công việc này không nặng nhọc lắm, nó nhẹ hơn nhiều so với công việc khiêng đất, đào ao như chúng tôi. Đúng thôi vì Thầy thuộc “hệ” làm sao đi ra khỏi trại để làm công việc này. Từ đó, tôi thường tìm cách như tình cờ để gặp Thầy giữa đường khi Thầy từ nhà bếp về phòng sau mỗi buổi chiều. Lúc nào tôi chỉ hỏi nhỏ: “Thầy có khoẻ không ?” Thầy chỉ gặt nhẹ đầu với nụ cười đầy nhân từ trong sáng không có một chút dấu vết của phiền luỵ hay hận thù của thế gian. Thầy ngước mắt nhìn lên từ làn mi đen sâu thẳm toả ra một ánh sáng của đôi mắt như ngọn hải đăng soi tỏ niềm tin của cuộc sống không buông lòng trong lúc gian nguy. Chừng ấy thôi, tôi không cần Thầy nói, vì nó đã thoa dịu cõi lòng cằn cỗi trong tôi.
Rồi không biết vì lý do gì, vào mùa đông năm đó tôi cùng một số anh em khác được lệnh chuyển phòng về Nhà 1B, nơi mà Thầy và “nhóm đặc biệt” đang ở. Khi về tới nhà mới, Nhà trưởng, dĩ nhiên người được cán bộ Giáo dục và An ninh trại tin tưởng nhắc nhở chúng tôi không được đến khu vực nhóm của Thầy đang ở cuối nhà phía tay trái, và không được tiếp xúc dưới mọi hình thức. Nói thì nói vậy thôi, làm sao cấm chúng tôi cười hay cúi đầu chào nhau được. Rồi một hôm nửa đêm cả trại bật đèn điện sáng trưng và có tiếng xe cán bộ rần rần chạy vào trại. Một cán bộ Giáo dục đã vào gõ cửa Nhà 1 B chúng tôi, có vẻ khẩn thiết lớn tiếng nói:
- Các trại viên nghe lệnh. Tất cả những người có tên sau đây dậy thu dọn gọn gàng hành lý chuẩn bị chuyển trại.
Trong danh sách chuyển trại mà cán bộ đọc có tên tôi và nhóm của Thầy.Với danh sách chuyển trại như vậy, thoạt đầu chúng tôi có ít nhiều hoang mang, thắc mắc. Nhưng thôi, là một người tù đã qua trại này rồi thì bận tâm hay thắc mắc làm gì khi phải chuyển qua trại khác. Đến một giờ sáng chúng tôi được dẫn ra khỏi cổng trại và tập trung tại một khu đất trống có nhiều chiếc xe đò chờ sẵn. Chúng tôi được lọc ra từng nhóm để lên xe. Chúng tôi được “đeo” còng inox chung nhau hai người một, ngồi hai ghế sát nhau. Điều này đối với chúng tôi chẳng có gì lạ. Xe bắt đầu chạy, phải mất nhiều tiếng mới ra tới Quốc lộ 1. Ông bạn chung còng với tôi lay tôi nói nhỏ:
- Xe đi về hướng bắc rồi.
- Vậy mình bị đưa ra miền Bắc– Tôi nói.
- Giai đoạn này không lẽ còn đưa ra Lạng Sơn sao? – Giọng nói của bạn tôi có vẻ hơi lo.
- Đi đâu cũng vậy thôi – tôi an ủi. Hãy thuận theo tự nhiên thôi.
******
Một lần nữa ông bạn chung còng lại lay tôi dậy và nói:
- Dậy đi, tới cầu Hiền Lương rồi.
- Sao ông biết? – Tôi hỏi.
- Tôi nhìn ra ngoài cửa xe khi đi qua phố thấy chữ trên các bảng hiệu.
- Xe còn tiếp tục chạy chứng tỏ chưa tới điểm dừng của mình – tôi nói. Thôi thì “thí cô hồn” cho cái thân xác này đi bạn ơi. Ở đâu mình cũng là thằng tù có gì khác hơn, hãy ngủ đi – tôi an ủi.
Khi đoàn xe đưa đoàn tù chúng tôi dừng lại ở Thanh Hoá, hình như tại một khu đất trống chứ không phải bến xe. Cán bộ lại lên từng xe đọc danh sách, kiểm tra từng phạm nhân một. Sau đó họ chia ra một đoàn xe tiếp tục đi về hướng bắc, còn một ở lại Thanh Hoá. Tôi và anh bạn chung còng tiếp tục đi ra hướng bắc. Trời ở đây đang vào đầu mùa đông nên chúng tôi cảm thấy rất lạnh, một cái lạnh buốt da người mà chúng tôi chưa cảm nhận bao giờ ở đất phương Nam! Cuối cùng đoàn xe chúng tôi đến TX Nam Hà, xe quay đầu đi về hướng núi. Có tiếng xôn xao nho nhỏ trên xe “đi về trại Ba Sao rồi”. Đúng vậy, 5 giờ chiều đoàn xe của chúng tôi đi vào cổng trại dưới dòng chữ: “Ba Sao, Kim Bản, Nam Hà”. Tôi biết, đây là một trại lao động nằm trong danh sách “top ten” trong cả nước!
Trước khi nhập trại, một thủ tục lúc nào cũng vậy, tất cả chúng tôi phải trải qua một cuộc kiểm tra hành lý thật nghiêm ngặt. Một ông bạn bên cạnh nói nhỏ với tôi: “Thầy cũng chuyển ra trại này”. Bây giờ tôi mới để ý thấy Thầy đang đứng bên kia, nơi có nhiều cán bộ đang đứng kiểm tra hành lý một cách đặc biệt. Tôi nhìn thấy dáng Thầy gầy gầy, thật mong manh trong chiếc áo vạt hò màu lam đã bạc. Nhìn Thầy tôi không khỏi bùi ngùi xúc động, không biết rồi đây với chiếc áo vạt hò bạc mầu đó có đủ ấm cho Thầy trong cuộc viễn trình của một bậc chân tu.
Sau khi kiểm tra xong,tôi được đưa về đội 3, ở Nhà 1. Bây giờ cũng đã tối nên gió từ núi đá thổi về càng lạnh hơn. Tôi vội vã bước nhanh vào Nhà, nhìn lên trên vách thấy một hàng chữ khắc mờ mờ: “Gerneral LMĐ”, tôi giật mình, nhìn về góc tường bên kia có chữ NHH. Trong đầu tôi thoáng nghĩ: “điều này tốt hay xấu đây!” Chúng tôi không biết tin tức gì về Thầy. Đến một tuần sau tôi mới kết thân được với BS Tân, một trại viên phụ trách trạm Y tế trại, BS cho biết Thầy và “nhóm” của Thầy ở khu “Tập trung đặc biệt”, không được đi lao động và BS chỉ đến tận khu khám bệnh khi có người khai bệnh. Tình hình như vậy, tôi chỉ còn biết nhờ BS Tân thường xuyên chuyển lời thăm hỏi sức khoẻ của tôi, một nhà báo đến Thầy.
*****
Như vậy tôi đã ở trại Ba Sao, được một năm. Tôi đã quen dần thời tiếc cả hai mùa nóng lạnh. Nhất là tình cảm anh em trại viên phía Bắc, gần gũi và thân nhau hơn. Đến một ngày vào giữa mùa đông, cán bộ Quản giáo bảo tôi mang đồ đạc cá nhân lên trình diện Phòng giáo dục. Đến văn phòng Cán bộ giáo dục hỏi tôi:
- Anh biết tại sao chúng tôi mời anh lên đây?
- Thưa cán bộ, tôi không hề biết lý do – tôi trả lời.
- Nếu bây giờ nhà nước tha anh về anh nghĩ sao?
- Nếu điều đó xảy ra, thật lòng tôi không dám tin, vì tôi còn 9 tháng nữa mới đủ 20 năm tù ở sau khi giảm án tù chung thân xuống 20 năm. Thực sự trước đây có một cán bộ quản giáo cho tôi biết một cách mù mờ rằng tôi đã được giảm án 9 tháng, nhưng tôi không bao giờ tin điều đó là sự thật.
Người cán bộ nhìn tôi một cách nghiêm túc và đưa cho tôi quyết định tha tôi ra khỏi trại và buộc tôi phải theo xe một cán bộ đang chờ sẵn lên Hà Nội để mua vé tàu hoả cho tôi về Saigon ngay trong đêm. Đến ga Hà Nội, người cán bộ vào ga mua vé cho tôi và đưa tôi 100 đồng gọi tiền cho tôi làm lộ phí. Đặc biệt ông ta chờ tôi lên tàu rồi mới chịu quay về. Ngồi trên tàu ngọn gió đêm đông nghe như thấm buốt da người, chiếc áo lạnh đã sờn trên người tôi từ Phương nam không làm đủ ấm cái lạnh gắt gao của mùa đông Phương bắc. Tôi nhìn qua cửa sổ con tàu, bóng đêm vùn vụt như lay gọi niềm suy tư trong cô đơn trên bước đường thầm lặng của người tù tự do trở lại đời thường. Bất chợt tôi nghĩ đến những người bạn còn lại, nhất là Thầy, một bậc chân tu có chịu nỗi cơn lạnh của mùa đông này không.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét