Cây măng tây chứa rất nhiều các chất dinh dưỡng quan trọng cho sức khỏe con người. Thông thường, trong mỗi 100gr măng tây sống thường chứa:
Calories: 20 caloNước: 93,22 gramChất đạm (protein): 2,2 gramChất béo: 0,12 gramCarbohydrates: 3,88 gramChất xơ: 2,1 gramĐường: 1,88 gramVitamin C: 5,6 mgCanxi: 24 mgSắt: 2,14 mgMagie: 14 mgPhốt pho: 52 mgVitamin K, vitamin A, vitamin B6, vitamin B2, vitamin B1, vitamin B9, crom,…
Măng tây không chỉ có hương vị thơm ngon mà còn cung cấp nguồn vitamin và khoáng chất dồi dào. Thường xuyên sử dụng các món ăn từ cây măng tây trong bữa ăn hàng ngày sẽ mang đến các lợi ích như:
Măng tây chứa nhiều vitamin C, vitamin A, canxi, sắt, magie, và nhiều chất dinh dưỡng khác. Các dưỡng chất này có vai trò quan trọng trong hỗ trợ sức khỏe, củng cố hệ miễn dịch, tăng cường khả năng đề kháng của cơ thể trước các bệnh truyền nhiễm và tham gia vào quá trình tái tạo tế bào.
Măng tây được biết đến là loại thực phẩm giàu chất chống oxy hóa, đặc biệt là loại măng tây màu tím, chứa các hợp chất màu gọi là anthocyanin. Đây là chất tạo nên màu đỏ, xanh và tím cho trái cây và rau củ. Theo một bài viết trên tạp chí Antioxidants năm 2020, anthocyanin có tác dụng chống oxy hóa, giúp cơ thể chống lại các gốc tự do có hại.
Tác dụng của măng tây còn giúp tăng cường sức khỏe sinh sản nhờ chứa một lượng cao saponin protodioscin. Một bài viết trên tạp chí Phytomedicine năm 2021 cho rằng protodioscin hỗ trợ sức khỏe buồng trứng, tăng ham muốn tình dục sau mãn kinh và thậm chí có thể chống lại tế bào ung thư buồng trứng.
Măng tây có tác dụng đáng kể trong việc cải thiện sức khỏe đường ruột. Trong mỗi 100g măng tây 2,1g chất xơ, đáp ứng khoảng 7% nhu cầu hàng ngày của cơ thể. Các chất xơ không hòa tan giúp nhu động ruột hoạt động trơn tru, ngăn chặn tình trạng táo bón.
Măng tây chứa nhiều chất chống oxy hóa như vitamin C và beta-carotene, giúp loại bỏ các gốc tự do trong cơ thể. Các gốc tự do này thường gây thương tổn cho tế bào, thúc đẩy quá trình phát triển của bệnh ung thư. Do đó, việc sử dụng măng tây trong chế độ ăn có thể giúp ngăn ngừa sự phát triển của các tế bào ung thư.
Măng tây không chỉ là một món ngon mà còn có những lợi ích đáng kể cho làn da, đặc biệt là khi các dấu hiệu lão hóa da bắt đầu xuất hiện sau tuổi 25 ở phụ nữ. Sự lão hóa da thường được kích hoạt bởi tác động của các gốc tự do, làm cho da mất đi hình dáng ban đầu, xuất hiện nếp nhăn, chảy xệ, và các vấn đề như nám và tàn nhang.
Măng tây chứa một lượng đáng kể chất xơ, đặc biệt là chất xơ không hòa tan. Chất xơ không hòa tan giúp tạo cảm giác no lâu hơn và giúp kiểm soát cơn thèm ăn, giúp duy trì lượng calo hợp lý trong mỗi bữa ăn. Trong 100gr măng tây chỉ chứa khoảng 27 calo, khi ăn nhiều cũng không cần lo lắng về việc tích lũy calo thừa.
Để tối đa hóa giá trị dinh dưỡng, cần lựa chọn cách chế biến măng tây phù hợp, hạn chế tiếp xúc với nước hoặc nấu ở nhiệt độ cao. Nhớ rửa sạch măng tây trước khi chế biến và loại bỏ phần thân rễ. Mọi người có thể lựa chọn hấp, áp chảo, chần nhanh hoặc cho vào lò vi sóng trong khoảng 4 phút. Đồng thời, có thể kết hợp măng tây với nhiều loại nguyên liệu khác để món ăn hấp dẫn và ngon miệng hơn.
Để bảo quản măng tây lâu dài và duy trì chất lượng tốt nhất, mọi người có thể tham khảo các phương pháp sau:
Măng tây nấu quá lâu có thể trở nên nhạt màu và mất độ giòn. Nấu măng tây trong khoảng 3-5 phút (tùy theo độ dày của cọng) để giữ cho chúng giữ được hương vị và độ giòn.
Nếu có tiền sử dị ứng với các gia vị như hành, tỏi và hẹ, hãy thận trọng khi ăn măng tây vì có thể gây ra dị ứng tương tự.
Nên ăn một lượng măng tây vừa phải để tránh bị đầy hơi hoặc nước tiểu có mùi khó chịu.
Măng tây hoàn toàn có thể ăn sống được. Măng tây sống cung cấp nhiều dinh dưỡng và có hương vị tươi ngon, thường được sử dụng trong các món ăn salad hoặc ăn trực tiếp như một loại rau sống. Tuy nhiên, cần đảm bảo măng tây đã được rửa sạch kỹ để loại bỏ bụi bẩn và vi khuẩn.
Măng tây mặc dù là một loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng nhưng không phù hợp để đưa vào bữa ăn hàng ngày của các đối tượng sau:
- Người bị bệnh gout: Măng tây chứa hoạt chất purin, một chất có thể gây tạo thành axit uric trong cơ thể. Axit uric tạo ra tinh thể urate trong khớp, gây ra việc đau khớp và viêm khớp.
- Người mắc chứng ruột kích thích: Măng tây chứa fructan – một loại chất xơ không hòa tan. Fructan có thể gây kích thích ruột và gây khó khăn trong quá trình tiêu hóa.
Hoàn Mỹ
*
Nguồn:
https://hoanmy.com/mang-tay/
https://hoanmy.com/mang-tay/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét