Trong các tiểu thuyết về kiếm hiệp, khái niệm Chưởng Môn thường dùng để nói về người đứng đầu một môn phái, vậy còn Trưởng Môn thì sao?
Về mặt ngôn ngữ học, MÔN 門 ở đây nghĩa là Môn phái, cái đó không cần bàn cãi, hãy cùng so sánh xem Trưởng và Chưởng có gì khác biệt theo văn hóa “võ lâm”.
Từ TRƯỞNG (長) được đông đảo tầng lớp biết đến hơn, với ý nghĩa là lớn, đứng đầu, như Trưởng phòng, Trưởng ban… nên suy luận ra, Trưởng môn có nghĩa là người đứng đầu môn phái, hoặc dân dã hơn thì là người “lớn” nhất môn phái.
Còn từ CHƯỞNG 掌 có trong các từ “Chấp chưởng, chưởng quản, chủ quản..”, có nghĩa là nắm giữ, cầm; chức vụ nắm giữ, chức vụ phụ trách.
Ta có những từ ngữ sau:
Chấp chưởng 執掌: nắm (quyền lực)
Cho nên:
CHƯỞNG MÔN 掌 門 là người nắm giữ môn phái.
So về nghĩa, có thể thấy Trưởng Môn và Chưởng Môn không khác nhau quá nhiều. Song, nhiều người vẫn còn nhầm lẫn giữa Trưởng Môn và Chưởng Môn, từ đó tam sao thất bản, dần dà người ta thậm chí còn nghĩ Trưởng Môn và Chưởng Môn là một, hay nói cách khác là dùng từ nào cũng được.
Tuy vậy, trong những bộ tiểu thuyết võ học nổi tiếng, không chỉ của Kim Dung, có thể thấy danh từ “Chưởng Môn” là định nghĩa duy nhất dùng để chỉ những người đứng đầu một môn phái, ví dụ như Chưởng Môn Nga My – Quách Tương, hay Chưởng Môn Côn Lôn Hà Túc Đạo…
Có thể thấy, theo như nền văn hóa “võ lâm”, thì Chưởng Môn mới là danh từ chính xác nhất được dùng, chứ không phải là Trưởng Môn như người ta vẫn lầm tưởng.
Theo:
https://www.facebook.com/vuihocchuhan/posts/3512772112176942/
CHƯỞNG MÔN 掌 門 là người nắm giữ môn phái.
So về nghĩa, có thể thấy Trưởng Môn và Chưởng Môn không khác nhau quá nhiều. Song, nhiều người vẫn còn nhầm lẫn giữa Trưởng Môn và Chưởng Môn, từ đó tam sao thất bản, dần dà người ta thậm chí còn nghĩ Trưởng Môn và Chưởng Môn là một, hay nói cách khác là dùng từ nào cũng được.
Tuy vậy, trong những bộ tiểu thuyết võ học nổi tiếng, không chỉ của Kim Dung, có thể thấy danh từ “Chưởng Môn” là định nghĩa duy nhất dùng để chỉ những người đứng đầu một môn phái, ví dụ như Chưởng Môn Nga My – Quách Tương, hay Chưởng Môn Côn Lôn Hà Túc Đạo…
Có thể thấy, theo như nền văn hóa “võ lâm”, thì Chưởng Môn mới là danh từ chính xác nhất được dùng, chứ không phải là Trưởng Môn như người ta vẫn lầm tưởng.
Theo:
https://www.facebook.com/vuihocchuhan/posts/3512772112176942/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét