Sau đây, xin góp Ý về 4 chữ “THÀNH, TRỤ, HOẠI, KHÔNG” trong bài viết “TÂM VÔ TRỤ. CHÂN VÀ VỌNG 心無住,真與妄” trong trang nhất của Thầy như sau...
HỦ HOẠI là Mục rữa đến không còn xài được nữa.
HOẠI là giai đoạn tàn lụi, già nua, vô dụng của đời người.
TỨ ĐẠI GIAI KHÔNG: Tứ Đại là ĐẤT GIÓ NƯỚC LỬA, theo quan niệm của Phật Giáo thì Vạn Vật đều do TỨ ĐẠI kết hợp mà thành, nên khi chết rồi thì “Thân Tứ Đại trả về Tứ Đại”, nên TỨ ĐẠI GIAI KHÔNG có nghĩa là TỨ ĐẠI rốt cuộc cũng ĐỀU là không không, KHÔNG có gì cả !
ƯNG là Phải, VÔ là Không có, SỞ là Cái gì đó, TRỤ là Được giữ lại, NHI là Mà, SANH là Sinh ra, KỲ là Cái đó (đó), TÂM là Cái Tâm, Cái Lòng, Cái Ý niệm.
SỞ và KỲ là 2 Phiếm Chỉ Đại Từ (pronoun indefinite), nên nghĩa của câu trên là:
“Phải không có CÁI GÌ ĐÓ được giữ lại ở trong lòng mà sanh ra cái tâm ĐÓ ĐÓ.” Nói cho xuôi tai là:
NIỆM 念 : Chữ thuộc dạng Hội Ý : Phần trên là chữ KIM 今 là Hiện nay, là Bây giờ. Phần dưới là chữ TÂM 心 là Lòng dạ.
Cho nên, hễ...
NIỆM là phải có CÁI GÌ ĐÓ hiện diện ở trong Tim, trong Lòng.
Nên...
VÔ NIỆM là giữ được lòng thanh thản trong sáng, không nhớ thương luyến tiếc vui buồn gì cả!
Như:
Bổn lai vô nhất vật,
Hà xứ NHIỄM trần ai ?!
Có nghĩa:
Vốn không có một vật nào cả, thì lấy chỗ nào để mà NHUỐM bụi trần đây ?!
Vậy nên...
NHIỄM là đã Nhuốm rồi, Ý niệm đã hình thành rồi.
Về chữ 惹 trong 2 bài kệ, một của Thần Tú Đại Sư, một của Lục Tổ Huệ Năng, chữ nầy được đọc thành rất nhiều âm...
Thời thời thường phất thức, 時時常拂拭,
Vật sử NHẠ trần ai ! 莫使惹塵埃 !
Có nghĩa:
Luôn luôn phải lau phủi,
Đừng để NHUỐM bụi trần.
Bổn lai vô nhất vật, 本來無一物,
Hà Xứ NHẠ trần ai ?! 何處惹塵埃?
Có nghĩa:
Vốn không có vật gì cả, thìLấy chỗ nào để NHUỐM bụi trần ?!
Về từ TIÊN THIÊN và HẬU THIÊN ở trang 5...
Ta thường nói “Nhân chi sơ, tánh bản thiện”. Còn nằm trong bụng mẹ nên như tờ giấy trắng, chưa bị tiêm nhiễm, ảnh hưởng, chi phối... bởi cuộc sống và hoàn cảnh chung quanh, rất thuần khiết trong trắng không gợn chút...bụi trần nào cả, nên Phật giáo gọi là CHÂN NHƯ.
Tương tự...
HẬU THIÊN: là Sau Trời, là Sau khi đã thấy được ánh mặt trời, có nghĩa là SAU KHI ĐÃ ĐƯỢC SANH RA. Cất tiếng KHÓC chào đời thì đã bắt đầu có DỤC VỌNG, muốn được săn sóc, ẵm bồng, bú mớm... Càng lớn thì những đòi hỏi đó càng nhiều hơn. Phật giáo gọi đó là VỌNG.
Trong Y LÝ Đông Y có câu: “Tiên thiên bất túc, Hậu thiên tất bổ”. Có nghĩa: Khi còn trong bụng mẹ mà không có được đầy đủ dinh dưỡng, thai nhi èo ọt, phát triển không bình thường, thì khi sanh ra rồi cần phải bồi bổ lại những dinh dưỡng thiếu sót đó để bé sơ sinh được phát triển bình thường. Nhưng nếu “Tiên thiên đã Bất túc, thì Hậu Thiên có Bồi Bổ thế nào thì cũng không bằng được!” Đây chỉ nói theo Y LÝ Đông Phương nghe chơi mà thôi!
Về từ GIÁC NGỘ ở trang 6...
Còn...
Vừa buông con dao giết người xuống, thì thành Phật ngay tại chỗ đó luôn ! Ý muốn nói : Chỉ cần trong một cơ duyên tích tắc nào đó, con người ta chợt hiểu ra, tỉnh ra, chợt giác ngộ bất thình lình là có thể thành PHẬT ngay !
Vì thế, nên...
GIÁC hay NGỘ gì đều có nghĩa là: HIỂU ra, VỠ LẼ ra, TỈNH ra.
GIÁC phải qua quá trình tu tập, tìm hiểu nghiền ngẫm... rồi mới Hiểu ra.
NGỘ là do CƠ DUYÊN bất ngờ đưa đến mà Hiểu ra, Tỉnh ra...
GIÁC có thể do bản thân rán CẦU HỌC mà có được, còn NGỘ thì không phải ai cũng CẦU mà có được, CƠ DUYÊN đến với người nầy mà không đến với người kia, đến với trường hợp nầy mà không đến với trường hợp khác !
Về từ TỈNH THỨC và VỌNG NGÃ ở trang 7.
TỈNH 省 : Chữ thuộc dạng Hội Ý, phần trên là chữ Thiểu là Thiếu, phần dưới chữ Mục là Mắt. Thiếu mất con Mắt mà vẫn NHÌN ra được sự việc, đó là TỈNH, cho nên...
TỈNH 省 là Hiểu được sự vật sự việc bằng Ý Thức, Hiểu ra sau một quá trình suy gẫm và từng trãi. Vì vậy, TỈNH là Hiểu sự việc một cách Tỉnh Táo Vững Chắc. Từ ta thường hay gặp là TỈNH NGỘ. Còn...
THỨC 識 : là Quen, Biết, Nhận ra... là Nhận Thức, có bộ NGÔN là Lời Nói bên trái, nên THỨC là thông qua lời nói, giải thích mà Hiểu được sự việc một cách thấu đáo chắc chắn, THỨC là Kiến Thức, là sự Hiểu biết. Cho nên...
TỈNH THỨC là Suy Nghiệm một cách Tỉnh Táo, Hiểu biết một cách thấu đáo về cuộc sống của mình và chung quanh. Không bị dao động lung lay bởi những luận điệu khác, không bị chi phối bởi hoàn cảnh chung quanh...
Nhận thức Tỉnh Táo, sống Tự Tin vào niềm tin và sự giác ngộ của mình, đó là Đời sống TỈNH THỨC.
Còn VỌNG NGÃ,
Cho nên...
VỌNG NGÃ 妄我 là Cái Tôi Ngông Cuồng, là Cái Tôi Buông
Thả, Phóng Túng, không có gì kềm chế.
Đời sống VỌNG NGÃ là Đời sống buông thả theo những dục vọng của Bản Ngã, đời sống của “Liệt Mã Vô Cương” của con Ngựa chứng mà không có giây cương để kìm hãm bớt lại !
Thưa Thầy,
Đây chỉ là những góp Ý về các Từ trong bài viết TÂM VÔ TRỤ của Thầy, chỉ lạm bàn về Từ chớ không dám... Đụng chạm gì tới Ý của bài viết cả!
Chúc Thầy Cô và Gia Đình cuối tuần được An Khang, Vui Vẻ !
Nay kính,
Đỗ Chiêu Đức
Đời sống VỌNG NGÃ là Đời sống buông thả theo những dục vọng của Bản Ngã, đời sống của “Liệt Mã Vô Cương” của con Ngựa chứng mà không có giây cương để kìm hãm bớt lại !
Thưa Thầy,
Đây chỉ là những góp Ý về các Từ trong bài viết TÂM VÔ TRỤ của Thầy, chỉ lạm bàn về Từ chớ không dám... Đụng chạm gì tới Ý của bài viết cả!
Chúc Thầy Cô và Gia Đình cuối tuần được An Khang, Vui Vẻ !
Nay kính,
Đỗ Chiêu Đức
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét