(Mục
chân dung nhà văn - Đỗ Trường)
Sau 1954, Việt Nam bị cắt làm đôi, với hai thể chế chính trị hoàn toàn trái ngược nhau. Cũng như kinh tế, và xã hội, mỗi miền đều có nền văn học riêng của mình. Nếu văn chương miền Nam như bản nối dài của dòng văn học hiện thực lãng mạn, thì miền Bắc mở ra thời kỳ văn học tuyên tuyền, minh họa đường lối lãnh đạo của Đảng CS. Ngoài ra, do điều kiện địa lý tự nhiên cũng như lịch sử để lại, chúng ta có những đặc tính văn hóa của mỗi vùng, miền khác nhau. Từ đó đã sản sinh ra những nhà văn, nhà thơ với ngôn ngữ, văn phong, bút pháp nghệ thuật mang dấu ấn đặc trưng của từng vùng, miền ấy. Do vậy, khi đọc một cuốn sách, nếu tinh ý một chút, ta có thể nhận ra, quê quán, nơi sinh trưởng của tác giả.
Vài tuần trước, có một nhà văn tặng tôi cuốn Những Cơn Mưa Mùa Đông, viết trước 1975 của Lữ Quỳnh. Tuy đã nghe tên tuổi từ lâu, nhưng quả thực đây là lần đầu tiên, tôi được đọc nhà văn này. Văn ông không có cái sắc, cái chua cay của đất Bắc, không có cái bộc trực, ngộ nghĩnh như đất phương Nam, mà nó thâm trầm, lắng đọng, thoảng như có Nhã Ca, Phạm Ngọc Lư, Nguyễn Thị Hoàng… ở trong đó. Và cái chất miền Trung xứ Huế ấy, đọc vào là ngấm, say như men rượu, buộc ta phải kiếm tìm, nghiền ngẫm.
Có thể nói, Lữ Quỳnh là một nhà văn tài năng viết tùy bút, tản văn. Đọc nó, tôi cứ ngỡ đó là những trang thơ, cô đọng với mạch chảy cảm xúc bất chợt dài, ngắn khác nhau của nhà văn vậy. Lời văn của Lữ Quỳnh sáng và đẹp. Truyện của ông nặng về độc thoại nội tâm. Đặc điểm này, tuy sâu sắc mang nhiều cảm xúc, nhưng đối với tiểu thuyết, truyện dài, đôi khi cho người đọc cảm giác mệt mỏi.
Lữ Quỳnh đến với văn chương ngay từ những năm cuối trung học, khi chiến tranh bắt đầu trở lại. Có một điều đặc biệt, không chỉ những ngày đầu cầm bút, mà cả khi khoác áo lính, rồi vào tù cải tạo, và cho đến hôm nay, (trong văn chương cũng như cuộc sống) Lữ Quỳnh luôn nhìn chiến tranh, con người với đôi mắt trong veo của trẻ thơ.
Thật vậy, nếu văn của Phan Nhật Nam, Doãn Quốc Sỹ, Xuân Vũ… rực nóng lên những mùa đỏ lửa, ngược với cái bay bướm, yểu điệu trong Mai Thảo, Nguyễn Thị Hoàng… thì Lữ Quỳnh như một chiếc cán cân dung hòa cho văn học miền Nam vậy.
Lữ Quỳnh tên thật là Phan Ngô sinh năm 1942 tại Thừa Thiên- Huế. Sau khi tốt nghiệp trung học, ông theo nghề dạy học. Năm 1964 Lữ Quỳnh vào Trường Sĩ Quan Thủ Đức, học ngành hành chánh quân y, khóa 19. Ông từng phục vụ ở các Quân y viện Đà Nẵng và Qui Nhơn. Sau biến cố 1975, ông bị bắt tù cải tạo. Hiện Lữ Quỳnh sống và viết tại San Jose, Hoa Kỳ.
Dường như viết văn, làm báo, như một cái ách tròng vào cổ, buộc Lữ Quỳnh phải cày, kéo nó đi đến tận cùng của cuộc đời mình. Dù cuộc sống có những lúc nguy hiểm và bi đát nhất, ông cũng chẳng thể từ bỏ nó. Bằng chứng cho ta thấy, mới mười bảy tuổi Lữ Quỳnh đã cùng với Lữ Kiều, Trần Hữu Ngũ, Hoài Linh lập ra tạp chí văn học Gió Mai, tiền thân của tạp chí Ý Thức sau này. Và kể cả những năm tháng tù tội, cho đến nay, ở cái tuổi xưa nay hiếm, ấy vậy mà Lữ Quỳnh vẫn miệt mài viết, miệt mài sáng tạo, cộng tác với nhiều tạp chí trong và ngoài nước. Đọc những đoản văn, bài thơ của ông viết về bạn bè, trong thời gian gần đây, ai cũng phải rưng rưng.
Tuy là người gắn bó máu thịt với văn chương, chữ nghĩa, nhưng có thể nói, Lữ Quỳnh không viết nhiều và viết tạp. Chính vì vậy, Tác phẩm nào của ông cũng hay, và chắt lọc. Sông Sương Mù, tập truyện do Ý Thức xuất bản năm 1973 và truyện dài Những Cơn Mưa Mùa Đông do Nam Dao ấn hành năm 1974 tại Sài Gòn (và Thư Quán Bản Thảo, Hoa Kỳ tái bản năm 2010) tôi nghĩ, là hai tác phẩm văn xuôi tiêu biểu nhất cho bút pháp cũng như tư tưởng của Lữ Quỳnh.
Và cũng như nhà văn Trần Hoài Thư, càng lớn tuổi, nhất là sau 1975 Lữ Quỳnh đến gần hơn với thi ca. Sinh Nhật Của Một Người Không Còn Trẻ và (một phần) Những Con Chữ Lang Thang Không Ngày Tháng, do nhà xuất bản Văn Mới, Hoa Kỳ in ấn, phát hành là những thi tập tâm huyết nhất của ông.
* Chiến tranh với đôi mắt nhìn trẻ thơ.
Nhà
văn Lữ Quỳnh
Sau 1954, Việt Nam bị cắt làm đôi, với hai thể chế chính trị hoàn toàn trái ngược nhau. Cũng như kinh tế, và xã hội, mỗi miền đều có nền văn học riêng của mình. Nếu văn chương miền Nam như bản nối dài của dòng văn học hiện thực lãng mạn, thì miền Bắc mở ra thời kỳ văn học tuyên tuyền, minh họa đường lối lãnh đạo của Đảng CS. Ngoài ra, do điều kiện địa lý tự nhiên cũng như lịch sử để lại, chúng ta có những đặc tính văn hóa của mỗi vùng, miền khác nhau. Từ đó đã sản sinh ra những nhà văn, nhà thơ với ngôn ngữ, văn phong, bút pháp nghệ thuật mang dấu ấn đặc trưng của từng vùng, miền ấy. Do vậy, khi đọc một cuốn sách, nếu tinh ý một chút, ta có thể nhận ra, quê quán, nơi sinh trưởng của tác giả.
Vài tuần trước, có một nhà văn tặng tôi cuốn Những Cơn Mưa Mùa Đông, viết trước 1975 của Lữ Quỳnh. Tuy đã nghe tên tuổi từ lâu, nhưng quả thực đây là lần đầu tiên, tôi được đọc nhà văn này. Văn ông không có cái sắc, cái chua cay của đất Bắc, không có cái bộc trực, ngộ nghĩnh như đất phương Nam, mà nó thâm trầm, lắng đọng, thoảng như có Nhã Ca, Phạm Ngọc Lư, Nguyễn Thị Hoàng… ở trong đó. Và cái chất miền Trung xứ Huế ấy, đọc vào là ngấm, say như men rượu, buộc ta phải kiếm tìm, nghiền ngẫm.
Có thể nói, Lữ Quỳnh là một nhà văn tài năng viết tùy bút, tản văn. Đọc nó, tôi cứ ngỡ đó là những trang thơ, cô đọng với mạch chảy cảm xúc bất chợt dài, ngắn khác nhau của nhà văn vậy. Lời văn của Lữ Quỳnh sáng và đẹp. Truyện của ông nặng về độc thoại nội tâm. Đặc điểm này, tuy sâu sắc mang nhiều cảm xúc, nhưng đối với tiểu thuyết, truyện dài, đôi khi cho người đọc cảm giác mệt mỏi.
Lữ Quỳnh đến với văn chương ngay từ những năm cuối trung học, khi chiến tranh bắt đầu trở lại. Có một điều đặc biệt, không chỉ những ngày đầu cầm bút, mà cả khi khoác áo lính, rồi vào tù cải tạo, và cho đến hôm nay, (trong văn chương cũng như cuộc sống) Lữ Quỳnh luôn nhìn chiến tranh, con người với đôi mắt trong veo của trẻ thơ.
Thật vậy, nếu văn của Phan Nhật Nam, Doãn Quốc Sỹ, Xuân Vũ… rực nóng lên những mùa đỏ lửa, ngược với cái bay bướm, yểu điệu trong Mai Thảo, Nguyễn Thị Hoàng… thì Lữ Quỳnh như một chiếc cán cân dung hòa cho văn học miền Nam vậy.
Lữ Quỳnh tên thật là Phan Ngô sinh năm 1942 tại Thừa Thiên- Huế. Sau khi tốt nghiệp trung học, ông theo nghề dạy học. Năm 1964 Lữ Quỳnh vào Trường Sĩ Quan Thủ Đức, học ngành hành chánh quân y, khóa 19. Ông từng phục vụ ở các Quân y viện Đà Nẵng và Qui Nhơn. Sau biến cố 1975, ông bị bắt tù cải tạo. Hiện Lữ Quỳnh sống và viết tại San Jose, Hoa Kỳ.
Dường như viết văn, làm báo, như một cái ách tròng vào cổ, buộc Lữ Quỳnh phải cày, kéo nó đi đến tận cùng của cuộc đời mình. Dù cuộc sống có những lúc nguy hiểm và bi đát nhất, ông cũng chẳng thể từ bỏ nó. Bằng chứng cho ta thấy, mới mười bảy tuổi Lữ Quỳnh đã cùng với Lữ Kiều, Trần Hữu Ngũ, Hoài Linh lập ra tạp chí văn học Gió Mai, tiền thân của tạp chí Ý Thức sau này. Và kể cả những năm tháng tù tội, cho đến nay, ở cái tuổi xưa nay hiếm, ấy vậy mà Lữ Quỳnh vẫn miệt mài viết, miệt mài sáng tạo, cộng tác với nhiều tạp chí trong và ngoài nước. Đọc những đoản văn, bài thơ của ông viết về bạn bè, trong thời gian gần đây, ai cũng phải rưng rưng.
Tuy là người gắn bó máu thịt với văn chương, chữ nghĩa, nhưng có thể nói, Lữ Quỳnh không viết nhiều và viết tạp. Chính vì vậy, Tác phẩm nào của ông cũng hay, và chắt lọc. Sông Sương Mù, tập truyện do Ý Thức xuất bản năm 1973 và truyện dài Những Cơn Mưa Mùa Đông do Nam Dao ấn hành năm 1974 tại Sài Gòn (và Thư Quán Bản Thảo, Hoa Kỳ tái bản năm 2010) tôi nghĩ, là hai tác phẩm văn xuôi tiêu biểu nhất cho bút pháp cũng như tư tưởng của Lữ Quỳnh.
Và cũng như nhà văn Trần Hoài Thư, càng lớn tuổi, nhất là sau 1975 Lữ Quỳnh đến gần hơn với thi ca. Sinh Nhật Của Một Người Không Còn Trẻ và (một phần) Những Con Chữ Lang Thang Không Ngày Tháng, do nhà xuất bản Văn Mới, Hoa Kỳ in ấn, phát hành là những thi tập tâm huyết nhất của ông.
* Chiến tranh với đôi mắt nhìn trẻ thơ.
Khi Trần Hoài Thư, Thế Uyên, Phan Nhật Nam… đang trực tiếp viết về thân phận người lính trong khói lửa đạn bom, thì Lữ Quỳnh quay bút về với cuộc sống, con người nơi hậu phương. Đọc Lữ Quỳnh, ta có thể thấy chiến tranh trải lên trang văn ở khía cạnh, góc nhìn khác, nhưng cũng vô cùng tàn khốc, đớn đau. Cái góc nhìn về chiến tranh từ hậu phương ấy, dường như không được các nhà văn quan tâm nhiều. Và gần đây nhất, tôi mới được đọc cuốn Sợi Khói Bay Vòng của cố nhà thơ Phạm Ngọc Lư, cùng viết về mảng nông thôn hậu phương trong chiến tranh. Thành thật mà nói, Văn học miền Nam không có Mùa Hè Đỏ Lửa của Phan Nhật Nam, thì đã có Truyện Từ Văn của Trần Hoài Thư, và ngược lại. Nhưng, nếu không có Sông Sương Mù và Những Cơn Mưa Mùa Đông của Lữ Quỳnh là một sự khiếm khuyết. Và nếu Sợi Khói Bay Vòng của cố nhà thơ Phạm Ngọc Lư có vị trí quan trọng đối với Văn học miền Nam về mảng nông thôn hậu phương miền Trung Cao Nguyên, thì Sông Sương Mù và Những Cơn Mưa Mùa Đông của Lữ Quỳnh cũng vậy. Với tôi, (đến lúc này) đây là những áng văn hay, giá trị nhất viết về nông thôn miền Trung xứ Huế, ngay từ ngày đầu cho đến kết thúc chiến tranh.
Sông Sương Mù được in trong tập truyện cùng tên, chưa hẳn là truyện ngắn hay nhất, nhưng nó lại chứa đựng hồn cốt, tư tưởng xuyên suốt sự nghiệp sáng tạo của Lữ Quỳnh. Tuy mặc áo lính, nhưng Lữ Quỳnh luôn đặt mình ra khỏi cuộc chiến để viết. Cái nhân đạo đến ngây thơ ấy, không chỉ ở ngoài đời, mà nó đi thẳng vào trang văn của ông. Cái tư tưởng chán ghét chiến tranh, dù có đứng ở phía bên nào cũng đều phi nghĩa, do vậy, với Lữ Quỳnh tình yêu con người không hề có ranh giới giữa hai mố cầu của chiến tuyến. Nói cách khác, là người lính nhưng Lữ Quỳnh không nhìn thấy kẻ thù, không nhìn thấy địch và ta, mà chỉ thấy con người với con người. Chính cái tư tưởng này, đã làm nhiều người đọc, kể cả đồng đội ông không hài lòng. Vâng, có lẽ Lữ Quỳnh cũng như nhạc sỹ Trịnh Công Sơn. Họ đến, hay buộc phải đón nhận chiến tranh, (nhưng) bằng tâm hồn nghệ sỹ của mình. Lòng tin con người gắn chặt trong tâm hồn, cho nên, họ nhìn nhận chiến tranh, chính trị một cách rất vô tư và ngây thơ. Thuộc thế hệ sinh sau đẻ muộn, nên tôi không quen biết, chưa một lần gặp gỡ Lữ Quỳnh, cũng như Trịnh Công Sơn. Nhưng gần đây có một số người cho rằng, nhạc sỹ Trịnh Công Sơn là Cộng Sản nằm vùng. Tuy nhiên, tôi không nghĩ như vậy, bởi mấy ông văn nghệ sĩ bụng để ngoài da này, lúc nào cũng ngơ ngác nhìn đời, (chỉ có thể làm chính em chứ) làm chính trị thế chó nào được.
Thật vậy, xét về góc độ của người lính, có lẽ tư tưởng ấy đáng phê bình, nhưng trên khía cạnh văn nhân, nghệ sỹ nên vui mừng. Bởi, nếu không có cái nhìn và tư tưởng ấy, làm sao đẻ ra những: Sông Sương Mù và Những Cơn Mưa Mùa Đông hay đến như vậy, làm phong phú thêm cho nền Văn học miền Nam, cũng như nền văn học nước nhà.
Chúng ta hãy đọc lại đoạn kết dưới đây trong truyện ngắn Sông Sương Mù, để thấy được tấm lòng nhân đạo, tình người, cũng như tư tưởng của nhà văn từ cái nhìn rất trong sáng, trẻ thơ ấy:
“Bây giờ con bé mới hỏi:
- Cái gì thế chú?
Người lính nghĩ ngợi một lúc, rồi nói:
- Hình như xác địch ấy mà, hắn bị bắn chết đêm qua...
Bé Phượng tần ngần một chút rồi không tránh được tò mò, nó kéo tay người lính chen vào đám đông. Bỗng con bé dừng hẳn lại. Nó vừa nhìn thấy chiếc mũ lưỡi trai bằng nỉ xám, rồi chỉ trong một giây sau thản thốt nhận ra xác chết là người đàn ông, kẻ lạ mặt mà nó đã gặp một lần trên bến sông. Nó bỏ đám đông nắm tay ngươi lính kéo đi. Nó buồn bã, lấy làm tiếc là lần trước không có sẵn hộp diêm cho bác ấy mồi điếu thuốc.”
Dường như, Lữ Quỳnh luôn chọn một góc cạnh rất khác so với các nhà văn cùng thời, khi viết về chiến tranh. Đọc Mùa Xuân Hư Vô của ông, chợt làm tôi nhớ đến truyện ngắn Bãi Chiến của nhà văn Trần Hoài Thư. Tuy khác nhau về khung cảnh, thời gian, nhưng cùng được viết ở hậu phương, vậy mà sự tàn khốc, đau đớn đó, làm cho lòng người day dứt hơn nhiều lần so với nơi chiến trường. Tôi nghĩ, đây là một sự chọn lựa rất khéo của nhà văn Lữ Quỳnh. Bởi, mảnh đất, đề tài, chất liệu này còn rất màu mỡ, ít được các nhà văn khác quan tâm, khai thác. Thật vậy, một đề tài, hay một công việc tưởng là nhỏ nhặt, ấy thế mà dưới ngòi bút của nhà văn, nó lại trở thành vấn đề lớn. Đoạn trích trong truyện ngắn Mùa Xuân Hư Vô của Lữ Quỳnh chứng minh cho điều đó:
“…Bây giờ không khí quanh nhà xác đã sôi động rõ. Thân nhân các tử sĩ đang kéo đến ngồi đứng la liệt một phía sân cỏ. Tiếng máy xe hồng thập tự nổ đều ở đầu sân đang chờ bỏ xác xuống. Thằng Kiên đi vào phòng lão Lang, thấy lão Lang đang khó nhọc kéo một cái xác ra khỏi bao ni lông. Tiếng lão đều đặn:
- Mỗi người đến tìm xác chỉ khóc một lần, chỉ khổ cho tao phải nghe đến mãn đời….
Chết dễ quá mà. Kiên nhìn xuống lổ đạn tròn vo đen thẳm trên ngực cái xác, thở dài. Lão Lang đang lấy vải quấn quanh xác chết, bó lại như một hình người bằng thạch cao, xong cùng thằng Kiên khiêng xuống đặt cạnh những cái xác khác đã liệm rồi. Lão Lang làm việc không vội vã. Mấy lít rượu đã vơi gần hết…”
Chiến tranh không chỉ dừng lại ở ngoại ô, nông thôn, mà đã đi vào thành phố. Không chỉ có Huế của Lữ Quỳnh đã chết, mà cả mùa xuân cũng không còn nữa. Chiến tranh và cái chết ấy, phi nhanh đến bất ngờ, văn không kịp ghi lại, Lữ Quỳnh buộc phải đến với thơ: “Bạn bè như bóng mây/ Mùa xuân không pháo nổ/ Chỉ súng dội quanh ngày”. Mùa Xuân Ở Huế là một bài thơ như vậy của Lữ Quỳnh. Nó ra đời ngay sau tết Mậu Thân 1968. Với những hình ảnh ẩn dụ lạnh tanh xuyên suốt cả bài thơ: “bây giờ thành phố đó/ lạnh nằm trên ngọn cây/ mùa xuân trong áo rét”. Không lời cáo buộc, nhưng nó như một thông điệp gửi đến người đọc: Chính sự tàn nhẫn của con người dẫn đến sự tàn khốc của chiến tranh. Có thể nói, đây là một trong những bài thơ viết về chiến tranh hay nhất của Lữ Quyên. Và viết về chiến tranh, về cái chết, dường như khó có thể thơ nào chạm đến tận cùng nỗi đau, nhanh và thấu bằng thơ ngũ ngôn:
“… bạn bè anh ngã xuốngchết đi như tình cờbây giờ thành phố đólạnh nằm trên ngọn câymùa xuân trong áo rét----Ngày xưa anh đến trườngNgày nay anh máu đổRơi hồng trên quê hươngBây giờ thành phố đóBạn bè như bóng mâyMùa xuân không pháo nổChỉ súng dội quanh ngày.”
Buộc phải đi vào cuộc chiến, nhưng người lính, văn nhân ấy như thấy mình có lỗi trước đồng loại, trước đau thương, nỗi thống khổ của con người. Lời Xin Lỗi Trước Mùa Xuân được Lữ Quỳnh viết vào năm 1969, lúc chiến tranh bước vào giai đoạn ác liệt. Nó không chỉ là lời xin lỗi, thứ tha mà còn như một lời ru nhằm xoa đi nỗi đau của con người, cũng như lời nguyện cầu chấm dứt chiến tranh. Và có thể nói, tính nhân bản là một trong những đặc trưng điển hình nhất trong thơ văn Lữ Quỳnh:
“... Xin tha lỗi anh thêm một lầnhỡi em hỡi em-chỉ thêm một lầnvì đầu chiến tranh chưa vỡvì súng này chưa biến thành cành khôđể anh gởi tặng đám học tròchiều tất niên đốt làm lửa trạihy vọng xanh rờn cho tay em háisẽ không bao giờ còn một mìnhnằm nghe gió quái đầu hiêncùng nỗi nhớ anh chập chờn nước mắt.”
Muốn có một cuốn sách hay, ngoài kỹ năng, bố cục… dứt khoát nhà văn phải có khả năng, có tài miêu tả diễn biến cũng như mâu thuẫn nội tâm nhân vật. Không phải là nhà nghiên cứu văn học, nhưng có thể nói, tôi đọc và nghiền ngẫm khá nhiều văn học miền Nam trước 1975 cũng như ở hải ngoại sau này. Thành thật mà nói, cho đến lúc này, cùng với nhà văn Trần Hoài Thư, nhà văn Trương Văn Dân (cư ngụ Italia với tiểu thuyết Bàn Tay Nhỏ Dưới Mưa)… Lữ Quỳnh là một nhà văn tài năng miêu tả nội tâm nhân vật, cũng như đưa hình tượng, hình ảnh vào trong thơ văn của mình.
Tuy “Sông Sương Mù” cùng là tác phẩm tiểu biểu của Lữ Quỳnh. Nhưng rạch ròi phân tích và đánh giá, thì tác phẩm giá trị, và hay nhất của ông, với tôi phải là truyện dài: Những Cơn Mưa Mùa Đông. Đây là cuốn sách được viết rất cô đọng, lời văn thâm trầm, sáng và đẹp. Ngoài sự xung đột mâu thuẫn nội tâm nhân vật, ta còn thấy thân phận, hoàn cảnh oái oăm của người phụ nữ trong chiến tranh. Cái dục vọng ham muốn ấy của chị như dòng nước lũ cuốn phăng đi sự nhẫn nhịn bảy năm chờ chồng, một cán bộ Cộng Sản cao cấp, khi chị bắt gặp ánh mắt của người sĩ quan Việt Nam Cộng Hòa đậu lâu trong mắt mình:
“Chị bối rối nhìn xuống, và cũng kịp nhận ra ánh mắt của y đã đậu lâu trong mắt chị”. Dùng hình ảnh ẩn dụ con đê, lũ cuốn để so sánh, miêu tả cái dục vọng ham muốn của con người, cứ tưởng rằng khốc liệt, nhưng đằng sau đó lại là sự lung linh và mềm mại. Quả thật, đọc đoạn văn này, tôi không thể không bật ra câu: Lữ Quỳnh có trí tưởng tượng thật phong phú.
Và có thể nói, Sex trong tình yêu, hay trong văn chương nó chỉ là một thứ gia vị, vừa đủ cảm thấy hay và ngon, ngọt. Và không phải đến bây giờ, mà trước đây đã có một số nhà văn, hoặc phim ảnh quá lạm dụng Sex để câu khách, câu người đọc làm cho nó trở nên nhớp nháp. Nhưng đọc Lữ Quỳnh, ta thấy nó hoàn toàn khác.
Thật vậy, đoạn văn nêm nếm vừa đủ gia vị, và đầy hình ảnh ẩn dụ dưới đây của ông, không chỉ cho người đọc thấy Sex với cái đẹp gợi cảm, mà còn thấy nỗi buồn cùng những điều nghịch lý của chiến tranh:
“…Cái cảm giác đó đã chết trong chị từ bảy năm qua bây giờ đang trở về khốc liệt trong vòng tay kẻ khác. Chị biết con đê cuối cùng ngăn giòng nước lũ sắp vỡ. Chị biết rõ ràng điều đó, khi chị nhận ra những ngón tay chị đang bấu riết đôi vai người đàn ông.
Y dìu chị bước qua một ngưỡng cửa. Căn phòng không có ánh sáng, nhưng ánh sáng từ phòng ngoài chiếu vào cũng đủ cho chị nhận ra những gối chăn trải sẵn trên giường. Còn gì quyến rũ hơn các thứ đó, khi hai người đã điên cuồng trong cảm giác.
Người đàn bà ngã xuống giường. Chị buông thả cho bàn tay y tự do trên các hàng nút áo quần chị. Chị biết con đê cuối cùng đã vỡ. Nước cuồn cuộn trào ra…”
(Những Cơn Mưa Mùa Đông – trang 40)
Có thể nói, không riêng Những Cơn Mưa Mùa Đông, mà dường như những tác phẩm nào của Lữ Quỳnh viết trong thời gian này, đều đưa ra những nghịch lý, mâu thuẫn tư tưởng của con người ở đằng sau cuộc chiến, rồi từ đó tìm ra lời lý giải, mở ra một lối thoát. Lời văn rất đẹp trích từ “Những Cơn Mưa Mùa Đông” như một câu hỏi tu từ về nghịch lý được đặt ra. Và từ đó mở ra cho ta thấy, tài năng miêu tả diễn biến tâm lý con người của Lữ Quỳnh:
“…Tại sao những người đã chịu nhiều cơ cực lại phải gánh thêm không biết cơ man những cơ cực khác? Vũ đưa cả hai tay ra ngoài song cửa nắm lấy nhau, còn trí óc thì cứ cuồng cuộn những ý nghĩ vẩn vơ như thế.
Chợt Vũ lắng tai nghe từ phía xóm xa vọng đến tiếng gà gáy, như một giấc mơ vọng về. Đã lâu lắm rồi hắn không được nghe những âm thanh quen thuộc đó, giờ thì những âm thanh đó cứ eo óc mãi, như từ một cõi xa xăm nào vọng về. Một làn gió buốt thổi vào song cửa cùng với đợt mưa quất vào mặt làm hắn rùng mình, co rút người lại…”
Khi nhà văn, người lính Lữ Quỳnh lột được bộ mặt thật của những kẻ gây ra cuộc chiến, thì lối thoát đã được mở. Từ đó, lòng tin, và nhãn quan của ông hoàn toàn thay đổi. Và từ cái nhìn trẻ thơ ấy, đến hành động đoạn tuyệt, phân biệt rõ ràng, tốt xấu, địch ta, quả thực là một thời dài của nhận thức tư tưởng từ thấp đến cao của nhà văn:
“- Mày biết tao đã quá chán những tiếng hy sinh, chiến thắng này nọ biết chừng nào không? Có tiếng nào đẹp đẽ thì cứ khoác thêm vào, khoác hết vào mình, còn ở nhà cha mẹ có già, có mù lòa cũng mặc, con có cầu bơ cầu bấc thế nào cũng chẳng cần biết tới. Vinh quang quá phải không? Hy sinh quá phải không?... Tao coi cha mày như không phải con tao...”
(Những Cơn Mưa Mùa Đông – trang 75)
Có lẽ, đã quá muộn khi Lữ Quỳnh nhận ra bản chất, bộ mặt thật của cuộc chiến chăng? Cái ngây thơ, tin người ấy của ông cũng giống như Trần Hoài Thư phải trả một cái giá quá đắt. Nhà tù cải tạo hẳn là nơi ông phải đến. Nếu sau cuộc chiến, từ thái độ đi đến hành động của nhà văn Trần Hoài Thư đã hoàn tòan thay đổi, dù có thể mang một chút vô thức, tiêu cực:
“Nó cũng thâm độc hơn bất cứ một sinh vật nào. Nó đái lên những con cá lóc cá trê nó câu được trước khi nạp phần cho cán bộ quản giáo. Nó thầm lén phạt đứt cọng mạ non thay vì làm cỏ. Nó chửi thề khi hắn ngồi nghe chính trị viên lên lớp”
(Ra Biển Gọi Thầm - Trần Hoài Thư)
Thì dường như Lữ Quỳnh vẫn vo tròn những suy nghĩ, trong cái thán ca thời cuộc và số phận của mình. Tôi nghĩ, đây là cái mâu thuẫn lớn nhất trong tư tưởng Lữ Quỳnh, và chỉ có ông mới có thể gỡ bỏ nó:
Bỗng một ngày ta không còn là tatương lai như con diều đứt dây chúi đầu xuống vựcsáng vào rừng rút mây đẵn gỗchiều về nặng trĩu vaivác cây đời thánh giáđêm nằm canh giấc mơsợ những điều giả tráchập chờn bóng quỷ ma.-----Ta mất ngủ hằng đêmchờ tiếng chim não nuộtcơm không có ănlấy gì cho cụcđời tù buồnchim cũng quá buồn sao?(Tiếng chim lạ ở trại tù Cồn Tiên)
Có thể nói, con người, cũng như văn thơ Lữ Quỳnh đã đi qua cuộc chiến mấy mươi năm đau thương nhất của dân tộc. Có lẽ, với ông, đó là một cuộc chiến vô nghĩa, mà cả thế hệ ông bị ném vào đó, chém giết nhau một cách man rợ. Do vậy, dù khoác áo lính, nhưng tư tưởng chán ghét chiến tranh hằn sâu trên những trang viết của ông. Và trải qua những biến cố của xã hội và con người, nhận thức tư tưởng ông đã đổi thay. Tuy nhiên, nhân vật trong thơ văn ông ít khi nổi nóng, mà luôn ở cán cân dung hòa. Phải chăng đó là cái tạng viết của ông như vậy?
* Tình yêu, một tiếng chuông vọng về.
Đi sâu vào nghiên cứu, ta có thể thấy, tình yêu trong thơ văn Lữ Quỳnh, kể cả tình yêu đôi lứa luôn chất chứa một nỗi buồn, lặng lẽ và mang mang hồn cổ phong. Dường như, không có thi nhân nào là không có bài thơ viết về mẹ. Lữ Quỳnh cũng vậy, ông không nằm ngoài cái lẽ thông thường ấy. Áng Mây Vàng là một bài thơ viết về mẹ hay và cảm động của Lữ Quỳnh. Đọc bài thơ, và những câu thơ có tính triết học: “giọt nước đựng trời mây… một năm rồi mười năm/ chỉ dài như hơi thở” làm tôi chợt nhớ đến bài thơ Vi Mô và Vĩ Mô của Trần Mạnh Hảo: “Nhưng trong giọt sương ấy/ Có bao nhiêu mặt trời?”. Mẹ đã đi xa, nhưng hình bóng, nụ cười bao dung vẫn còn đó. Dù tóc bạc, nhưng tình yêu, nỗi nhớ ấy, như tiếng chuông tịnh niệm vọng về trong con:
“giọt nước đựng trời mâytàn hương bay lấp lánhlắt lay bóng mẹ vềtóc con chừ điểm bạctám năm ngày mẹ đivẫn nụ cười trên mộtrần gian đường gập ghềnhhoàng hôn đời lệ nhỏmột năm rồi mười nămchỉ dài như hơi thởthanh tịnh quang chân tâmáng mây vàng tưởng niệm”
Nỗi buồn của tình yêu, của con người cứ luẩn quẩn, vòng quanh như: “Chiếc xe buýt chạy vòng không bến đỗ” Bởi, ngã tư đường đã bịt lối em đi. Và cũng chẳng có chuyến xe nào chở hết được nỗi buồn của em. Không còn trẻ nữa, nhưng anh vẫn là đốm lửa, như tiếng chuông chiều vọng lại trong em. Có thể nói, thơ tình Lữ Quỳnh buồn, nhưng ấm áp, và không bi lụy. Ông luôn mở một con đường, một lối thoát. Chiều Mưa Trên Thành Phố Nhỏ, là một bài thơ điển hình như vậy của ông. Ta đọc lại đoạn trích dưới đây để thấy rõ điều đó:
“Em quấn khăn quàng cổ màu xanhNhư tranh Đinh Cường thời thiếu nữTôi không còn trẻ để cầm tay em nữaNhưng lòng luôn sẵn lửa cho emVà tình luôn ấm áp trong timĐể sưởi em ngày đông tuyết giáTội nghiệp những con đường xe qua buồn bãKhông bóng người chỉ bong bóng mưa xao...”
Tôi không rõ, bài thơ: Từ Em Thiếu Phụ, có phải Lữ Quỳnh viết tặng cho vợ của mình hay không? Nhưng có thể nói, đây là một trong những bài nói về tình yêu, tình nghĩa phu thê, với lời thơ đẹp, giầu hình ảnh so sánh ẩn dụ hay nhất mà tôi đã được đọc. Nhịp của bài thơ làm cho tôi nhớ đến bài Ngày Xưa Hoàng Thị của Phạm Thiên Thư. Thơ bốn chữ dễ làm, nhưng khoảng cách từ thơ đến vè rất gần, nếu người viết không có tài:
“Em vẫn đi vềDòng sông ký ứcVầng trăng đại vựcIn bóng thuyền tôiTóc em mây trôiTrên sông áo lụaThuyền tôi hạt lúaVàng lung linh vàngMột chuyến đò ngangSông xưa mất ngủTừ em thiếu phụLúa vàng thôi trôi...”
Đọc và nghiên cứu, ta có thể thấy, tình bạn có vị trí rất quan trọng trong thơ văn Lữ Quỳnh. Không chỉ những đoản văn xuôi, mà trong thơ ông cũng đầy ăm ắp tình bạn, tình đời. Lấy tính từ mồ côi (cha mẹ) để đưa so sánh khi mất bạn bè bạn bè lúc tuổi già, thì quả thật tình bạn đối với ông quan trọng và nâng niu biết nhường nào: “Thèm rượu mà ta không uống được/ Bạn thì xa, tri kỷ cũng đi rồi/ Tay với trời cao không thấu nổi/ Tuổi già mất bạn cũng mồ côi”. Lữ Quỳnh viết nhiều về Họa sỹ Đinh Cường, từ văn đến thơ bài nào cũng hay, và cảm động. Nhưng Chép Một Tờ Kinh, tôi nghĩ, là một bài thơ hay nhất về cả nội dung lẫn nghệ thuật. Và qua hồn vía của bài thơ, cho ta thấy dường như Lữ Quỳnh đang quay về với cổ thi, và đến gần hơn với Phật Pháp. Bức tranh tĩnh, nằm trong bài thơ lặng. Với thủ pháp chấm chia tách câu thơ, tạo ra khoảng lặng của tâm trạng. Tuy độc đáo, nhưng thủ pháp này không phải mới, bởi trước đây các nhà thơ như Xuân Diệu, Chế Lan Viên…đã sử dụng. Và gần đây ta bắt bắt gặp nhiều trong thơ Du Tử Lê. Và đọc bài thơ này, tưởng như Lữ Quỳnh đang xem tranh Đinh Cường, nhưng không phải vậy, ông đã vẽ lại bức tranh của bạn bằng thơ đấy:
“mở trang kinh. chỉ thấy mâythiền tâm thanh tịnh niệm ngay di đàtranh hoàng hôn. cảnh tuyết sagiọt vàng giọt đỏ. nhạt nhòa giọt tôimở tờ kinh. chẳng có lờiquang minh thanh tịnh chiếu soi cõi ngườigiấc yên. trời lặng. xanh trôichép mừng tranh mới. sáng ngời chân như”
Bài Tháng Tư là một trong nhiều bài thơ Lữ Quỳnh viết về nhạc sỹ Trịnh Công Sơn, một người bạn thân tình. Khi ông trở về, thì bạn không còn nữa. Một sự trống vắng, với nỗi đau và chán chường tưởng đến tuyệt vọng. Hai ly rượu còn đây, nhưng bạn đã đi vào sương khói. Những câu thơ cổ kính này của Lữ Quỳnh, quả thực tôi phải rón rét khi đọc, nhưng vẫn tưởng chừng đã vỡ:
“...hai chiếc ly thủy tinhlóng lánh rượu vànggiữa sương khói-khói hươngđêm tĩnh lặngnhẹ nhàng cụng lymơ hồ nghe cổ đắnganh bên kia núigõ nhịp lãng duhát mệt nhoài cát bụi.”
Càng lớn tuổi, dường như thơ Lữ Quỳnh đến gần với Đạo giáo hơn. Sự tĩnh lặng cùng tính triết lý tạo nên nét riêng biệt trong thơ ông. Và ngồi xuống ghế, bập vào thơ ông, khi chưa tới trang cuối, thì khó có thể dứt ra được.
* Tính thời sự, xã hội.
Thật là sai lầm, hoặc đọc không kỹ, nên một số người cho rằng, thơ văn Lữ Quỳnh không (hoặc rất ít) đi vào đề tài thời sự, xã hội. Có thể nói, ngay từ khi còn rất trẻ thơ văn của ông đã gắn với thế sự, xã hội. Ông luôn đứng về phía lẽ phải, với nỗi khổ đau của con người. Bài thơ Ngọn Đuốc Nào được Lữ Quỳnh viết năm 1966, khi ông vừa tròn 24 tuổi. Có lẽ, lúc đó ông chưa ý thức rõ ràng về chính trị. Nhưng trước độc tài của chính quyền, tình yêu nước, yêu đồng bào đã cho ông một ý chí, nghị lực để viết nên bài thơ rất rắn rỏi, và già dặn. Phải nói, ít khi tôi được đọc một bài thơ thế sự hay và thâm sâu đến như vậy:
“Tôi ngồi đó thân già như cổ thụNỗi hờn căm làm chảy máu tâm hồnQuá khứ đỏ trong từng đêm thức ngủVà bây giờ lòng cũng lửa vây quanh.”
Không dừng lại ở đó, ngòi bút của Lữ Quỳnh còn chọc thẳng vào cái ung nhọt của xã hội, với cái thói lưu manh, bẩn thỉu, đê hèn của những kẻ đương chức, có quyền. Tuy là đoạn văn diễu, gây ra những tiếng cười dưới đây trong truyện Người Ngồi Đợi Mưa, nhưng cũng đủ làm cho người đọc hiểu thêm tính thời sự, cũng như chí khí của kẻ sỹ trong văn thơ, và con người Lữ Quỳnh:
“Hắn chợt thấy cột đèn và ghé lại mở cúc quần đứng đái. Tuổi già là gì? Tuổi già là nước đái vàng như rượu whisky mỗi tối. Là những thằng bụng phệ tuổi mới bốn năm mươi sống đời bẩn thỉu như trâu bò, ham chơi cờ bạc suốt đêm, đến sáng về gọi xe tăng hộ tống. Là những tên khôn vặt từng làm chó săn cho thực dân, đế quốc. Là biết nói tiếng lóng: yêu nước, yêu dân, công bằng, dân chủ…”.
Đề tài chủ quyền đất nước cũng luôn nóng hổi trong thơ văn Lữ Quỳnh. Hoàng Sa, Nỗi Nhớ, tuy chỉ là những câu thơ tự sự, trách mình, nhưng người đọc lại cảm được, sự nhu nhược, đê hèn, đồng lõa của những kẻ cầm quyền miền Bắc, ngay từ đầu năm 1974 khi gặc Tàu đánh chiếm Hoàng Sa:
“…Tôi xin lỗirất đau lòng nhưng phải nói rangày mất Hoàng Sachỉ nửa nước đau thương căm hờn lũ giặcchỉ nửa nước sục sôi niềm đau mất đất…”
Hai đoạn thơ so sánh nỗi khổ đau của người dân Nhật và Việt, để truy tìm ra kẻ phải gánh vác trách nhiệm, trong bài thơ Trường Sa, Fukushima, nếu trong toán học, có thể gọi là định lý bắc cầu được chăng? Bởi, trong thơ thế sự, Lữ Quỳnh thường không kêu tên, gọi thẳng, mà dường như ông thông qua hiện tượng này, khơi ra bản chất sự việc khác. (Một nghệ thuật so sánh ẩn dụ, hoán dụ ta thường gặp trong thơ thế sự của Lữ Quỳnh). Thật vậy, thiên tai, người Nhật kiên cường vượt qua nỗi đau. Còn tại sao dân Việt phải âm thầm vượt qua nỗi đau, khi giặc cướp tàu và giết người? Và định lý bắc cầu ấy, đã vạch ra cái vô trách nhiệm, nhu nhược của nhà cầm quyền đương thời. Vâng, đó chính là điều Lữ Quỳnh muốn chuyển tải trong bài thơ này:
“…sóng thần động đấtquỷ dữ thiên tai làm sao tránh đượcdân Nhật kiên cường vượt nỗi đaubọn giặc giết ngư dâncướp tàu thuyền lộng hành giữa biểndân Việt âm thầm chịu nỗi đau…”
Khi đọc và nghiên cứu, quả thực tôi cảm phục Lữ Quỳnh, bởi, dù sống ở chế độ Cộng Hòa, hay Cộng Sản ông cũng đều chĩa bút về phía chính quyền. Tuy không gay gắt, nhưng ông không hề khoan nhượng.
Đối lập với chính quyền là điều quan trọng bậc nhất đối với một người cầm bút. Nó không chỉ nhằm vạch ra những yếu khuyết của chính quyền, thúc đẩy xã hội phát triển hơn, mà còn là thước đo nhân cách của một nhà văn.
Vâng, điều kiện ấy, đặc tính ấy từ thấp đến cao, ta đã tìm thấy trong thơ văn, cũng như con người Lữ Quỳnh. Chính vì lẽ đó, đã giúp tôi cầm bút viết về ông: Nhà văn Lữ Quỳnh.
Leipzig ngày 12-7-2017
Đỗ Trường
Nguồn:
https://bienxua.wordpress.com/2017/09/08/lu%CC%83-quynh-cai-can-can-cu%CC%89a-van-ho%CC%A3c-mien-nam/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét