Cuối mùa đông vừa qua, nhà thơ Phạm Ngọc Thái đã cho ra đời tập thơ mới, với tên đề: "64 BÀI THƠ HAY", Nxb Hồng Đức 2020. Tổng quát về tập thơ, nhà giáo Nguyễn Thị Hoàng - Nguyên GV Trường ĐH Sư phạm viết:
... " 64 bài thơ hay là hay theo các cung bậc khác nhau. Hầu hết được rút ra từ trong "Tuyển thơ chọn lọc" đã xuất bản 2019... Trong đó có số bài hay vọt lên thành những đài thi ca tuyệt hay! ".
Vâng, đúng
thế! Đó đều là những viên ngọc thi ca lung linh ánh sáng với những sắc màu khác
nhau, phản chiếu trong sự nghiệp văn chương của nhà thơ. Vào thời gian trước,
khi anh soạn thảo một tập sách với tên đề: "50 BÀI THƠ HAY NHẤT" đăng
trên các trang mạng tìm nơi xuất bản? Cũng cô giáo Nguyễn Thị Hoàng viết lời giới
thiệu, dẫn giải:
"Tập sách: Phạm Ngọc Thái với 50 bài thơ hay nhất này, chính là 50 bài thơ tinh hoa nhất được trích ra từ Tuyển Thơ Chọn Lọc 2019 tầm vóc của anh - Từ thi pháp thơ hiện thực đến tượng trưng pha siêu thực... thể hiện bằng một bút pháp tinh luyện, tạo nên vô vàn những áng thi ca huyền thẳm, đặc sắc ".
Thực ra, 50 bài thơ hay nhất ấy đều nằm trong tập "64 BÀI THƠ HAY" này. Theo tôi, có thể nói: Với 64 bài của tập... là thơ hay các kiểu, đa sắc, đa dạng, sinh động và phong phú. Nhiều bài trở thành những đài thi... có khả năng sống trường cửu tháng năm. Một khi nước non còn thơ ca, thì những áng thi ấy còn vang vọng mãi. Nói đến đây tôi chợt nhớ tới thiên tài Pushkin Nga từng viết:
"Tập sách: Phạm Ngọc Thái với 50 bài thơ hay nhất này, chính là 50 bài thơ tinh hoa nhất được trích ra từ Tuyển Thơ Chọn Lọc 2019 tầm vóc của anh - Từ thi pháp thơ hiện thực đến tượng trưng pha siêu thực... thể hiện bằng một bút pháp tinh luyện, tạo nên vô vàn những áng thi ca huyền thẳm, đặc sắc ".
Thực ra, 50 bài thơ hay nhất ấy đều nằm trong tập "64 BÀI THƠ HAY" này. Theo tôi, có thể nói: Với 64 bài của tập... là thơ hay các kiểu, đa sắc, đa dạng, sinh động và phong phú. Nhiều bài trở thành những đài thi... có khả năng sống trường cửu tháng năm. Một khi nước non còn thơ ca, thì những áng thi ấy còn vang vọng mãi. Nói đến đây tôi chợt nhớ tới thiên tài Pushkin Nga từng viết:
Nơi đàn thơ thiêng liêng ta không chết!Hồn ta còn sống mãi chẳng tiêu tanVà trên đời dù chỉ còn một thi nhânDanh tiếng ta vẫn còn vang mãi mãi
Dĩ nhiên cỡ thiên tài khổng lồ như Pushkin - Ông không chỉ là một đại thi hào của riêng dân tộc Nga, mà còn của cả nhân loại này. Ông được mệnh danh là mặt trời thi ca của nước Nga.
Phạm Ngọc Thái chỉ nói riêng với nước non thôi - Vậy liệu Nhà thơ có thể trở thành: Một mặt trời thi ca? Một mặt trăng? Một vì sao?... Hay sẽ là gì... trong dòng thơ hiện đại Việt Nam? - Xin dành để hậu thế mai sau phán xét.
Thi phẩm "64 BÀI THƠ HAY" đã được anh cho đăng nguyên bản trên website Việt Nam Thư Quán ở nước ngoài - Bạn đọc nào muốn thưởng lãm, mở theo link sau:
http://diendan.vnthuquan.net/tm.aspxm=892394
Một nhà văn bình luận thơ anh, nhận xét:
"Thơ Phạm Ngọc Thái sâu như biển cả, rung rinh tựa lá hoa ngàn... Được viết bằng một thứ ngôn ngữ hình họa pha màu sắc triết học ".
(Trích trong tập "Phạm Ngọc Thái nhà thơ lớn thời đại", 2014)
Thí dụ: Trong bài "Em về biển" diễn tả tình yêu của người con gái, anh viết:
Một nhà văn bình luận thơ anh, nhận xét:
"Thơ Phạm Ngọc Thái sâu như biển cả, rung rinh tựa lá hoa ngàn... Được viết bằng một thứ ngôn ngữ hình họa pha màu sắc triết học ".
(Trích trong tập "Phạm Ngọc Thái nhà thơ lớn thời đại", 2014)
Thí dụ: Trong bài "Em về biển" diễn tả tình yêu của người con gái, anh viết:
Bờ bãi đời người - Cuộc sống tình yêuTrái tim nhỏ em dựng cả tòa sen chân Phật tổ!
Hình ảnh "bờ
bãi đời người" để nói về tình yêu gái trai trong chốn nhân gian, chứ
không phải nơi lầu son của cung vua, quận chúa. Tình yêu em thánh thiện đưa ta
đi vào cõi tòa sen của Phật: Ý nghĩa khúc thơ đã nâng giá trị tình yêu lên chót
đỉnh trong cuộc sống con người - Tôi nghĩ: Hai câu ấy đã có dáng của một đài
thơ. Khó có thể tìm được một hình tượng nào nói về tình yêu cao hơn?
Bài "Người đàn bà trắng" lại nói về phẩm giá của người đàn bà:
Bài "Người đàn bà trắng" lại nói về phẩm giá của người đàn bà:
Chùm trinh em hát: Đấy chỗ thiên thai!Người đàn bà ai mà định nghĩa?
Ý là, không thể định nghĩa được giá trị của nàng trong cuộc sống con người.
Tôi không dám đem so sánh về hình tượng mà cụ Nguyễn Du đã miêu tả của nàng Kiều:
Dày dày sẵn đúc một tòa thiên nhiên
Viết ra chỉ để lấy hình ảnh mà liên hệ - Phạm Ngọc Thái cũng đã miêu tả về của nàng:
Người đàn bà ngậm cả vầng trăng
Cô giáo Hoàng phân tích:
"Chữ NGẬM mang màu sắc thơ siêu thực: Ngậm cả vầng trăng /- Một thiên tạo đang nép trong tấm thân người đàn bà, hay chính nàng là một vầng trăng".
Hình ảnh thơ huyền thẳm, ý nghĩa về tình yêu sâu xa trong đời sống nhân sinh.
Nói về nỗi quạnh vắng, cô đơn của tuổi hoa niên:
Lơ đễnh đọt mây qua phớt trắngVừa đơn côi mà không đơn côiThiếu vắng em nên anh lẻ bóngLá vàng rơi thay vào chỗ em ngồi...(Một góc Hồ Tây)
Hình ảnh "cái lá vàng" rơi vào chỗ người con gái vẫn ngồi bên anh năm xưa? Nghe nó hiu hắt, xót xa của cái tuổi về chiều. Rồi anh kết:
Mõ chùa buông thay tiếng nói của tình yêuTrong sân gạch sư già quét láBước người đi thầm lặng cõi hư hao...Ta và người cõi mộng khác chi nhau?
Cảnh tình của nhà thơ bây giờ cũng giống như cái bóng hư hao của nhà sư già kia, cứ chiều chiều ra quét lá rơi ở sân chùa. vẳng lên trong tiếng mõ buông - Nhà thơ Nguyễn Khôi (Hội nhà văn Hà Nội), từng khen:
"Thơ trữ tình Phạm Ngọc Thái HAY vì anh luôn bám vào cuộc sống đang sinh sôi... Còn thơ tình thì như mưa rơi vào miền kí ức sâu thẳm":
Nghe không em lại mưa lên phốBao năm rồi. Chiều ấy cũng mưa rơiGió se sắt đưa anh vào nỗi nhớMối tình thời trinh nữ xa xôi(Em ơi! Thành phố lại mưa)
Em bước nhẹ, những tháng năm hoang dạiVề bên anh mái tóc rối tơi bờiAnh hôn mãi những giọt mưa em thuở ấyDẫu chỉ thấy còn bong bóng vỡ đầy môi(Trong mưa)
Về thơ đời - Hình ảnh người quét lá đêm khuya trên đường phố, được nhà thơ mô tả với tấm lòng thương cảm:
Em quét lá lẫn đời, lẫn kiếpTiếng chổi mòn kêu xiết vào tim
(Cô quét lá đêm hồ)
Người trở nên bơ vơ như cái bóng trăng trên trời:
Trăng như đứa không nhà trôi lạc lõngCon nai vàng chết bóng thu xưa...Tôi đứng trông em mịt mờ ảnh vọngCô quét lá đêm hồ... khe khẽ vào khuya...
Trần Việt Thịnh - Nghệ sĩ phim truyện của Đài truyền hình Việt Nam, trong bài "Phạm Ngọc Thái người hai lần thi sỹ" đã viết:
"Nếu thơ ca là một ngôi đền kì vĩ và cao sang, thì Phạm Ngọc Thái là một tín đồ của không nhiều tín đồ trong ngôi đền đó. Thơ anh hầu hết là thơ tự do, ít tuân theo niêm luật, song nó chứa đựng nhiều mặt của cuộc sống".
Anh mượn thơ như một công cụ để lý giải sự đời:
Đời bình dị - Mái tường sụp đổLẽ sống giản đơn, mâu thuẫn chất chồng(Tập "Có một khoảng trời" 1990)
Hay là:
Đời chỉ thế, có gì quan trọngĐừng cao siêu cũng đừng quá coi xoàng(Tập "Người đàn bà trắng" 1994)
Anh viết nhiều sắc màu, đủ cả. Về nỗi nhọc nhằn của người con xa xứ, anh viết:
Kẻ tìm vàng - Người vì cảnh nghèo điHạt muối xót tháng năm và lòng ai đắngTôi nhận chìm tôi vào những lãng quên.(Nỗi trăn trở người đi tìm vàng)
Anh xót xa cho người em vợ vừa lìa bỏ cõi trần. Bài thơ được viết theo quan điểm phật giáo trong Kiều của Nguyễn Du:
Người sống đưa chân người chết đâyĐầu bạc làm ma mái xanh nàyHãy đi, yên nhé! Coi hết nợ (*)Anh ở vì chưng trả nợ đời(Làm ma em vợ)
(*) Phật giáo nóí: Người ta sinh ra là để trả nợ đời, chỉ khi chết mới hết nợ.
Câu thơ trên, nhà thơ muốn an ủi linh hồn người em nơi chín suối: Em đi, coi như đã trả hết nợ đời đó em!
Anh cảm thương với những người con gái sống kiếp giang hồ, bán thân nuôi miệng... mà anh gặp trên bãi biển Nha Trang:
Em bán xoài đi đêm trên cát trắngBãi biển chập chờn kiếp đời các cô gái lang thang ....Thế giới em đi "vòng thiên la địa võng"Tóc còn xanh, em bán kiếp đời trôiXoài em thơm, hương tỏa mát thân ngườiAi mua xoài? Còn ai có mua em?(Em bán xoài)
Anh thương cho một đứa trẻ ăn mày:
Trước đứa ăn mày, tất cả chúng ta Hóa ThánhNó đói lòng, cúi lậy rất từ bi(Đêm trung thu và đứa ăn mày)
Người nghệ sĩ kết luận: "Thơ anh bao gồm nhiều đề tài, thể loại. Thể loại nào cũng đậm đà,
sâu sắc đến lạ kỳ".
Về thi pháp thơ Phạm Ngọc Thái - Những người tìm hiểu sâu về thơ anh đều thấy: Nó không hề giống Xuân Diệu, Huy cận hay Thế Lữ... mà ảnh hưởng nhiều của Hàn Mặc Tử, đậm chất dòng thơ tượng trưng hiện đại châu Âu... và tính triết lý trong thơ Chế Lan Viên:
Về thi pháp thơ Phạm Ngọc Thái - Những người tìm hiểu sâu về thơ anh đều thấy: Nó không hề giống Xuân Diệu, Huy cận hay Thế Lữ... mà ảnh hưởng nhiều của Hàn Mặc Tử, đậm chất dòng thơ tượng trưng hiện đại châu Âu... và tính triết lý trong thơ Chế Lan Viên:
Chiếc mũ trắng mềm em đội bầu trờiKhóm mây trắng bay nghiêng trôi trên tócĐôi mắt em đong những áng mâyNgười đàn bà trắng!(Người đàn bà trắng)Tà áo trắng trôi dưới dòng mây bạcLang thang vài cánh bướm bơ vơ...Áo trắng in ngang trời - Sét đánh!Lưỡi dao nào cào nát tim thu(Phố thu và áo trắng)
Số bài thơ tình lại phảng phất giọng điệu thi ca (qua các bản dịch) của thiên tài Nga vĩ đại Pushkin:
Ta lại bước lang thang trên phố vắngĐến mỗi gốc cây có vệt cũ em ngồiTiếng hát xưa đưa, bờ hồ gió thổiBóng với mình đi mãi tới ban mai....Cứ tưởng buổi cuối cùng em đến, đã chia tay...(Đêm nay trời lại không mưa)
Văn sĩ Nguyễn Đình Chúc trong tiểu luận về chân dung, đã viết:
"Chưa từng có thi nhân nào viết được nhiều thơ tinh hay đến thế! Thơ ca Phạm Ngọc Thái dù là thơ tình hay thơ đời, những bài đạt độ viên mãn về ý tưởng cũng như ngôn ngữ, nghệ thuật và tính nhân văn là rất nhiều. Độ hay mỗi bài khác nhau, nhưng những tình thi đó đều cảm hóa được trái tim những người yêu thơ - Phạm Ngọc Thái thực sự là một hiện tượng thơ ca hiếm có của đương đại này".
Tập "64 BÀI THƠ HAY" của anh lần này, hầu hết đều là những áng thơ tinh hoa được tác giả chọn lọc: Là một tác phẩm thi ca quí giá đối với nền văn học hiện đại nước nhà.
Hà Nội, xuân Tân Sửu 2021
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét