Cuối năm và đầu năm năm đó.
Lên Lai-Khê lần này chỉ có 3 người. Thy, Phương và Bòng, tài xế người Hoa Chợ-Lớn mới được bổ sung để thay thế Quảng thuyên chuyển về Qui Nhơn, gần gia đình anh ta.
Chàng tài xế người Hoa Chợ-Lớn con nhà giầu nhưng đến tuổi động viên buộc lòng phải vào lính.
"Nhất thân nhì thế", anh được lọt vào danh
sách tuyển mộ "trực tiếp" của Trung-Tâm, rất có thể không cần phải ắc-ê
luyện trườn tập bò gì ở Trung-Chánh Hốc-Môn (*), chỉ cần cẩn thận học để biết
phân biệt thế nào là những cái lon cao thấp lớn nhỏ của sĩ quan, hạ sĩ quan...
và tập đứng thẳng người ra ... chào ... là đủ.
Kiểu đứng chào của Bòng rất hài hước.
Thân thể mảng khảnh, anh cố đứng cho thật thẳng nhưng đôi chân vòng kiềng trong chiếc quần nhà binh bó sát làm cho Phương tự nhiên phải bật cười vì nghĩ tới kiểu đứng của hề Charlot trong phim diễu. Được một cái, vì phải buôn bán giao thiệp nhiều nên Bòng nói tiếng Việt rất giỏi.
Hai ngày trước Tết, Thy năn nỉ Phương:
- Phương ơi. Mày độc thân ở lại đây với thằng Bòng, còn tao, mày nhường cho tao về Sài-Gòn ăn Tết với vợ con tao !.
- Không à, đâu phải độc thân mà phải ở lại. Tôi cũng muốn về Sài-Gòn như anh vậy. Phương nhăn mặt trả lời.
- Tao cũng biết thế, chưa bao giờ tao vắng mặt trong nhà mấy ngày Tết. Nhất là thằng Tâm nó sẽ hỏi mẹ nó hoài...
Nghe Thy nhắc tới con trai anh, Tâm, thằng bé dễ mến của
Thy mới 5 tuổi, nó cứ đeo theo Phương mỗi khi anh tới nhà Thy chơi.
Phương hơi chùng lòng, tưởng tượng đến cảnh vợ con Thy.
Thy và vợ là người Đà-Nẵng, tại Sài-Gòn, hai vợ chồng không có ai thân thích họ hàng nào. Những người thân của hai vợ chồng Thy là mấy đồng nghiệp như Lam, Trâm, Phương... Vợ Thy và thằng con trai cả hai mẹ con sẽ chỉ biết loay hoay trong nhà trong mấy ngày Tết.
Thấy Phương không phản ứng gì Thy nói thêm :
- Ừ, tội nghiệp thằng Tâm con tao, hai mẹ con nó...
- Thôi ông ơi, đừng chơi đòn "tâm lý chiến" để tôi phải siêu lòng. Phương chận ngang, tuy nhiên anh đã mềm lòng dù rằng chưa nói ngay ra.
- Tao nói thiệt mà...mày cứ tưởng tượng đi...thông cảm cho tao mà...
Phương nghĩ ngợi:
Tết đầu tiên Phương vắng mặt trong gia đình, có Thy thì ba ngày Tết cũng còn có người để tán gẫu bông đùa. Ở lại với Bòng thì thật chán đời hết nước nói. Nó là lính mới toanh nào biết ất giáp gì khác ngoài chuyện loay hoay bên cạnh chiếc xe, 3 lần lên mess-hall ăn sáng, ăn trưa, ăn chiều phưỡn bụng hoặc làm những việc nho nhỏ rồi vào lều nằm thẳng cẳng ra ngủ hay dở một cuốn sách đầy chữ tầu ra đọc hoặc nghe cái transistor xì sồ tiếng tầu mà Phương chẳng biết nói cái gì.
Tưởng tượng đến cảnh vui vẻ ấm cúng trong ba ngày Tết
của gia đình Thy, bộ mặt đáng yêu của Tâm khi gặp mặt ba nó, Phương nhượng bộ:
- OK, ông cứ yên tâm về Sài-Gòn còn tôi sẽ thủ trại. Hơn nữa mấy bữa nay công việc cũng chẳng có gì, ông cứ về đi. Nhớ khi lên phải đem bánh chưng, kẹo mứt vớ vẩn cho tôi và thằng Bòng nghe ông!.
- Cái gì thì khó chớ cái đó thì dễ ợt à!. Vợ con tao sẽ rất bất ngờ khi tao về tới nhà. Thy mừng hớn hở.
Thế là, ngay trưa ngày 28, Thy nhẩy lên trực thăng Mỹ
về Sài-Gòn.
Buổi chiều, không rủ rê được Bòng đi ra ngoài làng chơi với anh, Phương đành một mình khoác vào người chiếc áo giáp, tay ôm nón sắt, thả bộ một vòng xuống làng cho đỡ buồn.
Không thân thiện lắm với ông Bình dù rằng nếu Phương
có tới thì sẽ được đón tiếp niềm nở, hơn nữa nhà ông Bình chắc cũng đang rộn rã
chuẩn bị Tết, nếu tới chỉ tổ làm phiền cho người ta thôi, anh nghĩ.
Ngoài làng, tiệm hớt tóc của hai Các đóng cửa, mọi nhà đều đang chuẩn bị đón năm mới, tiếng dao thớt lách cách, vài chậu mai để trên hè sắp đang hé nụ, mấy chậu cúc vàng hoe đặt trước cửa.
Tiếng nhạc từ một chiếc radio nào đó vẳng ra một bài
hát Ly Rượu Mừng:
Lên Lai-Khê lần này chỉ có 3 người. Thy, Phương và Bòng, tài xế người Hoa Chợ-Lớn mới được bổ sung để thay thế Quảng thuyên chuyển về Qui Nhơn, gần gia đình anh ta.
Chàng tài xế người Hoa Chợ-Lớn con nhà giầu nhưng đến tuổi động viên buộc lòng phải vào lính.
Thân thể mảng khảnh, anh cố đứng cho thật thẳng nhưng đôi chân vòng kiềng trong chiếc quần nhà binh bó sát làm cho Phương tự nhiên phải bật cười vì nghĩ tới kiểu đứng của hề Charlot trong phim diễu. Được một cái, vì phải buôn bán giao thiệp nhiều nên Bòng nói tiếng Việt rất giỏi.
- Phương ơi. Mày độc thân ở lại đây với thằng Bòng, còn tao, mày nhường cho tao về Sài-Gòn ăn Tết với vợ con tao !.
- Không à, đâu phải độc thân mà phải ở lại. Tôi cũng muốn về Sài-Gòn như anh vậy. Phương nhăn mặt trả lời.
- Tao cũng biết thế, chưa bao giờ tao vắng mặt trong nhà mấy ngày Tết. Nhất là thằng Tâm nó sẽ hỏi mẹ nó hoài...
Phương hơi chùng lòng, tưởng tượng đến cảnh vợ con Thy.
Thy và vợ là người Đà-Nẵng, tại Sài-Gòn, hai vợ chồng không có ai thân thích họ hàng nào. Những người thân của hai vợ chồng Thy là mấy đồng nghiệp như Lam, Trâm, Phương... Vợ Thy và thằng con trai cả hai mẹ con sẽ chỉ biết loay hoay trong nhà trong mấy ngày Tết.
- Ừ, tội nghiệp thằng Tâm con tao, hai mẹ con nó...
- Thôi ông ơi, đừng chơi đòn "tâm lý chiến" để tôi phải siêu lòng. Phương chận ngang, tuy nhiên anh đã mềm lòng dù rằng chưa nói ngay ra.
- Tao nói thiệt mà...mày cứ tưởng tượng đi...thông cảm cho tao mà...
Tết đầu tiên Phương vắng mặt trong gia đình, có Thy thì ba ngày Tết cũng còn có người để tán gẫu bông đùa. Ở lại với Bòng thì thật chán đời hết nước nói. Nó là lính mới toanh nào biết ất giáp gì khác ngoài chuyện loay hoay bên cạnh chiếc xe, 3 lần lên mess-hall ăn sáng, ăn trưa, ăn chiều phưỡn bụng hoặc làm những việc nho nhỏ rồi vào lều nằm thẳng cẳng ra ngủ hay dở một cuốn sách đầy chữ tầu ra đọc hoặc nghe cái transistor xì sồ tiếng tầu mà Phương chẳng biết nói cái gì.
- OK, ông cứ yên tâm về Sài-Gòn còn tôi sẽ thủ trại. Hơn nữa mấy bữa nay công việc cũng chẳng có gì, ông cứ về đi. Nhớ khi lên phải đem bánh chưng, kẹo mứt vớ vẩn cho tôi và thằng Bòng nghe ông!.
- Cái gì thì khó chớ cái đó thì dễ ợt à!. Vợ con tao sẽ rất bất ngờ khi tao về tới nhà. Thy mừng hớn hở.
Buổi chiều, không rủ rê được Bòng đi ra ngoài làng chơi với anh, Phương đành một mình khoác vào người chiếc áo giáp, tay ôm nón sắt, thả bộ một vòng xuống làng cho đỡ buồn.
Ngoài làng, tiệm hớt tóc của hai Các đóng cửa, mọi nhà đều đang chuẩn bị đón năm mới, tiếng dao thớt lách cách, vài chậu mai để trên hè sắp đang hé nụ, mấy chậu cúc vàng hoe đặt trước cửa.
........ Kìa nơi xa xa có bà mẹ già,Từ lâu mong con mắt vương lệ nhoà.Chúc bà một sớm quê hương,Bước con về hoà nỗi yêu thương.Á a a a,Hát khúc hoan ca thắm tươi đời lính,Á a a a,...................... (**)
Phương tự nhủ mình cũng không nên ghé vào nhà bất cứ người quen nào, anh lững thững tiếp tục đi trên con đường duy nhất của làng. Đi tà tà thì cũng chỉ vài phút là đã đến cuối đường bên mép thung lũng.
Tối đó,
Đùng ! Đùng ! Đùng ! ....
Một loạt tiếng nổ dữ dội làm Phương bật người chồm dậy, dụi mắt, tỉnh ngủ hẳn với tiếng còi hú ầm ĩ báo động bị địch pháo kích vang lên, chấn động cả màn đêm cùng lúc tiếng kêu, tiếng gọi , tiếng ra lệnh, tiếng súng ống lách cách va chạm nhau, tiếng chân chạy ở mé xa , trộn lẫn từng tràng súng nổ ở mé rừng ngoài căn cứ và tiếng trực thăng từ phi trường trong căn cứ phần phần bay lên... Phương đứng lên thật nhanh rời khỏi giường, chẳng cần nghĩ tới súng ống binh phục gì khác anh quờ quạng tay mò tìm chiếc nón sắt chụp lên đầu. Lúc này Bòng đã giật mình thức. Trong bóng đêm chập choạng anh thấy nó vẫn ngồi trên giường, nó chưa tỉnh ngủ hoặc vì chưa biết ất giáp chuyện gì đang xảy ra. Phương bước nhanh tới, chụp cánh tay Bòng, vừa lôi nó anh vừa la lớn:
- Mình bị pháo kích. Lẹ lên không thì chết Bòng ơi!
- Bị pháo kích, bị pháo kích, xuống hầm lẹ lên Bòng ơi!
Tiếng đùng, đùng, đùng, hết loạt trước tới loạt sau vẫn tiếp tục.
Phương nghe tiếng những khẩu cà-nông của tiểu đoàn 6 pháo binh Mỹ từ căn cứ cũng bắn trả về mé thung lũng rừng nhưng tiếng nổ của những hoả tiển 122 ly vẫn nghe rõ ràng, rành mạch hơn.
Cứ như thế, những tiếng nổ, lớn, nhỏ, đều đặn xen vào hồi còi báo động trộn lẫn tiếng còi xe cứu thương trong căn cứ từ mé quốc lộ 13 vọng lại.
Lần thứ nhất trong đời Phương từ khi còn nhỏ, đi học, lớn lên, đi lính, chưa bao giờ Phương bị nằm dưới một cái hầm trú để tránh đạn pháo kích dữ dội như vậy. Phương nghĩ nhất định lần đầu tiên trong đời Bòng bị "thưởng thức" một trận pháo kích như anh.
- Bắn cái gì mà bắn hoài !
- Cái gì, cái gì ?. Bòng như bị giật mình từ một góc hầm ở dưới chiếc phản hỏi vọng ra.
- Tao bảo tụi nó bắn cái gì mà cứ bắn hoài!
Đều đặn cứ như thế thêm vài chục đợt. Bớt sợ Phương nhẩy lên chiếc phản ván ép ngồi bó gối nép sát một bên hầm, chăm chú lắng tai nghe một hồi thật lâu, anh nhận thấy cứ sau tiếng nổ đùng, đùng của loạt hỏa tiển lại có tiếng bựt, bựt, nhỏ hơn. Phương đoán tiếng bựt, bựt, nhỏ là tiếng khởi đầu khi hỏa tiển được bắn lên còn tiếng đùng, đùng là tiếng nổ khi hoả tiển chạm đất.
Cứ một tiếng bựt chỉ chừng chưa đầy một phút sau lại nghe một tiếng đùng. Như vậy là ở ngoài rừng, đối phương có nhiều dàn phóng, những dàn phóng đặt không xa căn cứ vì anh còn nghe được tiếng đi của đạn lúc bắn ra. Cứ thế, mỗi khi nghe tiếng bựt, bựt, là Phương nhắm mắt, anh nghĩ nếu mình còn nghe được những tiếng đùng, đùng, tức là anh và Bòng vẫn còn sống. Cái trò chơi "lóng tai nghe tiếng khởi đầu, lóng tai nghe tiếng sau chót" nguy hiểm và mệt mỏi của Phương kéo dài suốt đêm cho tới khi mặt trời như uể oải hơn những ngày khác len lỏi được qua những chòm lá cao su.
- Không ! Ông có muốn chết thì cứ đi ăn một mình đi.
Phương nói tiếp:
- Đã vậy tao đi một mình đó nghe!. Ở trong hầm hay ở mess-hall số chết là chết Bòng ơi!
- Mày muốn làm con ma đói hay sao? Chết mà no cũng còn hơn là chết mà bụng trống rỗng. Đi, đi, đi. Nếu chết thì mày cũng đâu có chết một mình vì đã có tao! Mày không đi thì tao đi, hỏa tiển mà rơi ở đây mày sẽ chết một mình!
Hai thầy trò vào lều đóng bộ chỉnh tề, rót nước chứa trong chiếc can xăng ra thấm khăn lau mặt, đầu đội lại chiếc nón sắt, mình mặc lại chiếc áo giáp, làm ra vẻ hiên ngang dẫn nhau đi dưới mép trủng của con đường, qua đám cây cao su... để bị... tránh hỏa tiển rơi trúng u đầu.
Sau khi lấy khay, muỗng nĩa, Phương lấy thêm mấy qủa táo nhét vào túi quần, Bòng cũng bắt chước làm theo.
- Lấy táo về dự trữ trường hợp mình không thể đi qua mess-hall này ăn được thì mình cũng có cái để ăn dằn bụng. Phương nói với Bòng.
- Dạ. Bòng đáp.
Chỉ vừa nhai, nuốt được mấy miếng khoai tây chiên với hai miếng thịt heo sốt mà Phương vừa cắt nhỏ trong khay là lại nghe... đùng, đùng, đùng, tiếng còi hụ lại réo inh ỏi... cùng lúc với tiếng xô sát của bàn ghế quanh anh. Phản ứng của những lính Mỹ nhanh hơn anh và Bòng. Phương và Bòng vẫn còn ngồi trên ghế thì họ đã núp mình ngay dưới những chiếc bàn mà họ vừa ngồi ăn. Bòng đứng lên nhưng một ý nghĩ vừa thoáng nhanh trong đầu Phương, anh nắm áo nó kéo lại rồi nói:
- Nếu hỏa tiển mà rơi ở đây thì mày và tao đã chết ngắc rồi. Ngồi xuống ăn đi, ăn nhanh rồi còn về hầm.
Rồi hoả tiển lại đều đặn rơi (***) nhưng không ở khu vực lều của Phương mà ở trong trại, mé nằm gần quốc lộ 13.
Hai ngày đêm liên tục chịu trận theo nhịp độ của hỏa tiển 122 từ ngoài bắn vào cùng tiếng còi hụ réo lên từng chập.
Ban đầu thì tiếng còi hụ vang sau tiếng bom nổ ngày hôm sau tiếng còi hụ vang lên trước tiếng hỏa tiển bắn vào rồi như một quy tắc cứ mỗi lần nghe tiếng còi hụ Bòng cùng với Phương chụp nón sắt lên đầu nhẩy xuống hầm trú. Sau một loạt nổ hai thầy trò lại chui lên vào lều lột bỏ chiếc mũ sắt đè nặng trên đầu trong lúc chờ đợi tiếng còi hụ và loạt nổ mới.
Cứ như thế, còi hụ bom nổ, nhẩy xuống chui lên hầm... riết cũng quen.
Qua chiếc radio transistor nhỏ mà Bòng ôm khư khư trong ngực, Phương bắt nó phải để đài Việt Nam cho anh nghe, nên Phương biết được những tin tức chiến sự ở mọi nơi. Anh chú tâm nhất là tại Sài-Gòn, loáng thoáng có đánh nhau ở Gò-Vấp, còn mặt Chợ Lớn khu vực nhà của Bòng không có gì xảy ra.
Sáng ngày hôm thứ ba của cuộc pháo kích, sau khi đã nghĩ tới nghĩ lui, Phương quyết định anh phải về Sài-Gòn càng sớm càng tốt.
Nếu Gò-Vấp mà có đánh nhau thì thế nào cũng liên quan tới cha anh, cha anh là một cấp chỉ huy cảnh sát tại đây, đã thế trong gia đình anh, mẹ thì không biết gì ngoài việc nội trợ, chỉ còn ba đứa em gái, ba đứa em trai ngờ nghệch mà nhà lại còn nằm cạnh phi trường Tân-Sơn-Nhất nơi đang có giao tranh.
- Không biết gia đình tao ra sao? Nếu mày dám ở lại đây một mình thì tao sẽ về Sài-Gòn !
- Ông về bằng cách nào ? Đường quốc lộ là không được rồi đi là chết ngay !
- Yên trí, tao sẽ có cách. Tao về bằng trực thăng như ông Thy!
- Trực thăng ở đâu mà ông về ?
- Tao sẽ tìm ra được trực thăng ! Phương trả lời Bòng, rồi tiếp:
- Bây giờ mày ở nhà, tao lên văn phòng, chút nữa tao sẽ về.
- Ông lên trên đó làm gì, bom đạn lung tung như thế này, ông lên để kiếm cái chết hay sao chớ ?
- Mày yên tâm, còn lâu tao mới chết! Lúc nào hở miệng ra là mày cũng chỉ nói chết, chết..! Bực mình, Phương la Bòng.
Hoạt động ở đây kém vẻ nhộn nhịp hơn thường lệ, ai cũng nón sắt trên đầu, áo giáp trên người, súng ống lỉnh kỉnh dựa ở tường, ở các góc phòng.
Ba người cao cấp của đơn vị trong đó có Tom, Thomas, đang bàn tán chỉ trỏ gì đó ở chiếc bản đồ dán trên một tấm bảng lớn ngay trước mặt họ. Khi Phương bước vào lên tiếng chào tất cả đều quay lại nhìn, người thì cười nhẹ thay cho tiếng chào, kẻ thì chào lại Phương.
Tom cũng lên tiếng chào Phương rồi hỏi :
- Sao không ở dưới lều mà mày lên đây làm gì ?
- Tôi có một việc nhờ ông, nhờ các ông giúp tôi!.
Chưa biết giúp cái gì nhưng Tom nói :
- OK, No problem !.- đồng ý, không có vần đề gì !
Bước lại gần Tom, người mà anh quen nhất, thân nhất trong số nhân viên của đơn vị Mỹ này, Phương nói vừa đủ nghe điều anh yêu cầu.
Nghe xong, Tom gật gù, suy nghĩ một chút rồi quay qua nói với 2 người đồng đội trong đó có William vị chỉ huy của đơn vị. Cả ba nói nho nhỏ với nhau một chập mà Phương tưởng như rất lâu, sau cùng chính đại úy William tiến lại gần Phương nghiêm chỉnh lên tiếng:
- OK, có thể được nhưng anh sẽ đi với tướng Ware (****) chỉ huy Sư đoàn vì ông sắp sửa bay về Tân Sơn Nhất. Bây giờ là 9 giờ 30, anh có đúng 1 tiếng đồng hồ để sửa soạn. Anh phải có mặt ở đây để sẵn sàng đi cùng tôi ra trực thăng.
– Thank you, thank you very much. Sir! - cảm ơn, cảm ơn ông rất nhiều !
William cười: - You 're welcome ! Không có gì !
Trưa hôm đó, Phương đặt chân xuống phi trường Tân-Sơn-Nhất bằng chuyến trực thăng của tướng Ware (***) cùng 5 người sĩ quan khác trong sư đoàn 1.
Phương nghe tiếng mẹ anh nói chuyện ở sân sau, xen lẫn tiếng cười trong trẻo của các cô các em gái cùng tiếng lách cách của dao thớt: mọi người đang chuẩn bị lễ mồng ba tết.
Với tay rút ba nén hương từ chiếc bình sứ đựng nhang. Anh châm lửa, chắp tay lạy tổ tiên rồi cắm vào lư hương. Những làn khói trắng cuộn tròn, nhẹ nhàng bay. Mùi hương thơm ngát.
Phương vừa tìm lại được một sự bình an nào đó mà anh tưởng đã mất.
Mẹ anh và các em của anh chẳng có vẻ quan tâm gì tới chiến sự đã, đang diễn ra. Mẹ nói rằng cha anh cũng vừa về nhà sáng sớm nay. Vài chi cảnh sát cũng bị đối phương tới tấn công nhưng họ đã không thành công. Chiều nay cha anh lại về cùng gia đình để làm lễ hoá vàng.
- Biết như thế này thì mình không bỏ Bòng ở lại một mình trên Lai-Khê. Thật tội nghiệp !
Phương loay hoay nghĩ tới Thy. Thy với anh sẽ phải ăn làm sao, nói làm sao với xếp đây ?
Tết với chả Nhất !
TỪ VŨ
(Trong bản thảo tiểu thuyết DÒNG THỜI GIAN)
(**) Bản nhạc Ly Rượu Mừng của nhạc sĩ Phạm Đình Chương
(***) Chỉ trong 2 ngày kể từ đêm 31.1 đến 3.2.68 Lai-Khê đã nhận được bốn mươi hai đợt tấn công bằng hỏa lực, trong đó có 141 đợt bắn rocket 122mm.
(****) Tướng Keith Ware cùng với 7 người sĩ quan khác đã bị bỏ mình vì rơi trực thăng tại chiến trường Lộc Ninh ngày 13 tháng 9 năm 1968.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét