Tác giả Nguyễn Đức Tùng
DƯƠNG TƯỜNG, BẢN NHÁP CHIỀU TƠ LIỄU
Nguyễn Đức Tùng
Trong khi chúng ta quay đi, thế giới thay đổi. Những
liên kết nhảy vọt trong thơ Dương Tường tạo ra các ảo ảnh. Đó là chuyển động nhanh
từ một hình ảnh này đến hình ảnh khác; hai hình ảnh, rời nhau, và khoảng cách
giữa chúng, tập hợp ba ấy tạo ra nội dung mới và ý tưởng mới.
Vẽ
nhăng trên tường ở Paris
Ngớ
ngẩn thăng hoa
Thơ
ca cứt đái
Âu
yếm đầu đường xó chợ
Vẽ
nhăng trên tường ở Paris
Tình
sử khoác vỏ ngoài tục tĩu
(Bản dịch của Phạm Toàn)
Trong một bài thơ của Dương Tường, có sự chuyển động
phức tạp, từ quá khứ đến hiện tại, từ hiện tại đến tương lai và ngược lại, từ
hiện thực đến ảnh trong gương và ngược lại, và cuối cùng tác giả lăm le vượt
qua biên giới giữa lời và ngoài lời. Thơ Dương Tường là một cố gắng, đối với
nghĩa thì đi ra ngoài nghĩa đến chữ, tức đến âm, và đối với chữ, thì đi ra
ngoài chữ, hay ngoài lời, tới cái không lời.
Tôi
đâu chọn
rì
rào
mái
đầu thương
ngày
r
ụ
n
g
dòng
đau
trôi
một mùa xác ve sầu
Ngày r hay ngày (rụng) là một cố gắng phi lời. Dương
Tường đặt cược đời mình vào đó, sự vượt qua. Thơ ông không phải để đọc lớn. Mặc dù là một thứ thơ
âm bồi, như tác giả tự gọi, tức nặng về âm thanh, con âm chứ không phải con chữ,
thơ ấy không dùng để đọc lớn. Bạn chỉ nên đọc thầm hay đọc trong im lặng.
Âm thanh của thơ vang lên trong im lặng. Khả năng cắt
rời hiện thực và liên kết chúng lại đòi hỏi tài năng ngôn ngữ lẫn hội họa, mà tôi
tin ông có hai thứ ấy. Hiện thực tuy thường xuyên dịch chuyển nhưng không biến
mất, chúng để lại ảnh trong gương, nơi đánh dấu sự trở lại. Đó là cách nói khác
để mô tả sự lơ đãng có chủ đích. Lơ đãng chọn lọc.
Les
graffiti de Paris
j'en
cueuille par ci et par là
c'est
comme des tulipes écloses
dans
la fange
je
les mets au vert
et
en hume le bouquet
Những
hình vẽ nhăng trên tường ở Paris
ta
lượm đây một đóa kia một đóa
như
tuy-lip nở trong bùn
nâng
niu chăm chút
vục
mặt hít hà
(Bản dịch của Phạm Toàn)