Tác
giả Dũng Nguyên
- Đúng rồi, Tân chứ còn ai nữa. Tao, Khánh xóm Ghẹ
đây. Mầy không nhận ra tao sao?
Khánh tiến lại sát bên Tân, tỏ lòng thương cảm, nói tiếp: Ôi, sao mầy già dữ vậy, Tân?
- Xin lỗi, ông nhầm ai rồi – Tân nói một cách khó chịu. Tôi là Bình bốc vác – anh khẳng định, cố trách cái nhìn thương hại của Khánh và quay mặt có ý bỏ đi.
- Làm sao tao nhận nhầm được chớ Tân?
Khánh nói một cách quả quyết.
Mầy không thể làm mặt lạ với thằng bạn bụi đời, nối khố sống chết với nhau như bầy chuột rúc ban đêm ở cái xóm Ghẹ nghèo khổ được! Mầy biết không, bao năm qua tao luôn đi tìm mầy, dù bây giờ tao là một ông chủ hải sản. Tao luôn cầu nguyện hằng đêm cho mầy được yên bình sau cái đêm thoát chết với mấy tên đầu gấu vô nhân đạo đó.Mầy hãy quay lại nhìn tao để thấy tao đang mừng vui như thế nào khi gặp được mầy.
Tân run run ngước mắt nhìn lên, đúng là Khánh. Người bạn ngày xưa có thân hình cao to và khoẻ mạnh có nhiều ngón võ Bình Định như một tay chuyên nghiệp luôn che chở, bảo vệ anh mỗi khi bị bọn đầu gấu, giang hồ ở bến cảng La Tân hay ở xóm Ghẹ hiếp đáp, Tân nói như van xin:
- Khánh ơi, nếu ông thực sự thương tôi, xin ông đừng gọi tôi là Tân. Dù sao cuộc sống của tôi hiện nay cũng tạm ổn. Hãy gọi tôi là Bình bốc vác như mọi người ở đây. Rồi anh quay mặt nhìn ra cửa cảng, ngọn gió bấc thổi tạt vào làm rát cả mặt, anh cố giấu giọt nước mắt tủi thân rươm rướm trên đôi mắt lo sợ một điều gì đó không may có thể xảy ra!
- Ừ ! Gọi sao cũng được – Khánh nói. Miễn đúng mầy là Tân ngày nào là tao vui rồi. Tao không thích mầy xem tao như người xa lạ, dù nay tao đã đổi đời. Nhưng làm sao tao quên mầy cho được! Hãy gọi tao bằng “mầy tao” đi cho nó ngọt ngào thân thiết như thuở chúng ta là tên bụi đời bến cảng. Rồi Khánh chồm tới ôm chặt lấy Tân, tay anh vỗ nhẹ lên lưng Tân với niềm xúc động thực sự làm nhiều người gần đó tỏ vẻ ngạc nhiên.
Khánh tiến lại sát bên Tân, tỏ lòng thương cảm, nói tiếp: Ôi, sao mầy già dữ vậy, Tân?
- Xin lỗi, ông nhầm ai rồi – Tân nói một cách khó chịu. Tôi là Bình bốc vác – anh khẳng định, cố trách cái nhìn thương hại của Khánh và quay mặt có ý bỏ đi.
- Làm sao tao nhận nhầm được chớ Tân?
Khánh nói một cách quả quyết.
Mầy không thể làm mặt lạ với thằng bạn bụi đời, nối khố sống chết với nhau như bầy chuột rúc ban đêm ở cái xóm Ghẹ nghèo khổ được! Mầy biết không, bao năm qua tao luôn đi tìm mầy, dù bây giờ tao là một ông chủ hải sản. Tao luôn cầu nguyện hằng đêm cho mầy được yên bình sau cái đêm thoát chết với mấy tên đầu gấu vô nhân đạo đó.Mầy hãy quay lại nhìn tao để thấy tao đang mừng vui như thế nào khi gặp được mầy.
Tân run run ngước mắt nhìn lên, đúng là Khánh. Người bạn ngày xưa có thân hình cao to và khoẻ mạnh có nhiều ngón võ Bình Định như một tay chuyên nghiệp luôn che chở, bảo vệ anh mỗi khi bị bọn đầu gấu, giang hồ ở bến cảng La Tân hay ở xóm Ghẹ hiếp đáp, Tân nói như van xin:
- Khánh ơi, nếu ông thực sự thương tôi, xin ông đừng gọi tôi là Tân. Dù sao cuộc sống của tôi hiện nay cũng tạm ổn. Hãy gọi tôi là Bình bốc vác như mọi người ở đây. Rồi anh quay mặt nhìn ra cửa cảng, ngọn gió bấc thổi tạt vào làm rát cả mặt, anh cố giấu giọt nước mắt tủi thân rươm rướm trên đôi mắt lo sợ một điều gì đó không may có thể xảy ra!
- Ừ ! Gọi sao cũng được – Khánh nói. Miễn đúng mầy là Tân ngày nào là tao vui rồi. Tao không thích mầy xem tao như người xa lạ, dù nay tao đã đổi đời. Nhưng làm sao tao quên mầy cho được! Hãy gọi tao bằng “mầy tao” đi cho nó ngọt ngào thân thiết như thuở chúng ta là tên bụi đời bến cảng. Rồi Khánh chồm tới ôm chặt lấy Tân, tay anh vỗ nhẹ lên lưng Tân với niềm xúc động thực sự làm nhiều người gần đó tỏ vẻ ngạc nhiên.
*******
Tối hôm đó họ đưa nhau đến nhà hàng Hừng Đông ở cuối cảng nhậu đến say mèm không còn biết giữ gìn trước sau. Tân chồm lên choàng tay qua vai Khánh, anh không giữ được thăng bằng trợt dài trên ghế. Tân cố gượng đứng lên làm ra vẻ tỉnh táo và không nghĩ mình là tên tội phạm giết người đang sống lẫn trốn nơi đất khách quê người, anh nói:
- Khánh à, mầy đừng nghĩ tao say. Không đâu. Với một tên đào thoát như tao luôn phải tỉnh táo và biết giữ mình. Vì mầy là thằng bạn chí cốt nên tao mới uống nhiều một chút thôi! Tao biết, bà con xóm Ghẹ nghĩ tao đã chết mất xác rồi nên 18 năm qua không nghe tin tức gì. Có lẽ mọi người và cả mầy nữa, muốn biết làm sao tao trốn thoát ra khỏi cuộc bủa vây của bọn đầu gấu suốt đêm hôm đó, phải không? Trước hết, phải nói nhờ bà con xóm Ghẹ thương tao đã đánh lạc hướng, chỉ đường cho chúng nó tưởng tao chạy về hướng xóm Lò Vôi để tìm đường chạy ra Quốc lộ 1. Nhờ đó tao thoát thân, giữ được mạng sống của mình. Thực sự, không bao giờ tao dám nghĩ, tao lại là kẻ giết người. Nhưng đó là sự thật!
Nghĩ đến đó, Tân cúi mặt như quá xúc động ôm lấy Khánh! Nhưng rồi
chỉ một thoáng anh tỏ ra cứng rắn hơn, kể lại:
“Hôm đó khi tao ở cảng về đến cổng vào xóm Ghẹ, thấy thằng Tèo Nía đang xiết lấy chiếc xe bán bánh mì, là phương tiện duy nhất kiếm sống qua ngày của vợ chồng chị Hai Hậu. Chúng nó lấy lý do vì anh chị ấy chưa đóng lãi nợ vay trả góp hằng ngày cho “bà Trùm”. Ở bến cảng. Anh chị ấy khóc lóc van nài thế nào chúng nó cũng không tha, thằng Hai Méo còn đánh chồng chị Hậu sưng bầm cả người.
Tao thấy cảnh bất bình, chịu không được nhảy vào can thiệp. Thế là thằng Hai Méo tung ra một cú đá thật mạnh đúng vào hông trái của tao khiến tao té nhủi người vào hàng rào gần đó đau điếng. Nó cũng không tha còn tiến tới muốn hạ gục tao. Tao nhanh người gượng dậy né qua trong tư thế quì, rất may tao thấy một thanh gỗ dài khoảng một mét nằm bên hàng rào, hai tay tao thật nhanh nhặt lấy thanh gỗ, gượng đứng lên vung thanh gỗ lên đúng vào thế võ trong bộ roi mà mày đã dạy. Không cần suy nghĩ, nghiêng người tao đánh ngược lại sau nghe một tiếng “phụp”, tao liếc mắt thấy thằng Hai Méo ngã đổ người xuống như cây khô, đầu phụt máu lêng láng. Thằng Tèo Nía la lên rồi bỏ xe bánh mì lao tới định đánh tao, tao vẫn cầm thanh gỗ trên tay bỏ chạy vào một hẻm nhỏ. Có lẽ vì thấy tao còn cầm thanh gỗ nên nó không dám đuổi theo. Tao chạy vào con hẻm một đoạn không xa, có một người đàn ông chận tao lại và bảo: “Đi vào đây”. Rồi ông mở cửa ngõ nhà ông kéo tao vào, đưa tao ra sau và bảo tao như ra lệnh: “Cứ theo đường luồng này chạy thẳng ra động Bà Nghèo rồi tìm đường mà thoát thân, không thì nguy hiểm đó”. Thế là tao cứ chạy theo hướng chỉ của ông ta. Từ bên kia con hẻm tao vẫn còn nghe tiếng la ó của bọn đầu gấu và tiếng chó sủa inh ỏi trong đêm. Tao chạy một mạch ra đến động Bà Nghèo mà không dám vào xóm vì sợ người ta phát hiện. Tao băng ra khu Mả lạng lòng rất hồi hộp và lo sợ! Tao tìm một ngôi mả vôi núp vào để nghỉ mệt. Lấy lại được bình tĩnh tao quyết định chạy ra biển qua hướng đồi dương Cam Bình để tránh tiếng chó sủa dễ làm người ta để ý. Ra đến biển tao chạy theo hướng Vũng Tàu để về Thắng Hải tìm nhà anh Tam, người anh kết nghĩa nhờ giúp đỡ. Đêm đó tao chạy không biết mệt băng qua những bãi cát trắng phau, lách qua những con thuyền của ngư dân kéo lên bờ nằm ngổn ngang dưới bầu trời thật cao
thơm mùi biển mặn, nhấp nháy những vì sao lúc mờ lúc tỏ. Đêm thật vắng, nghe rõ từng tiếng sóng vỗ bờ và cả tiếng côn trùng nỉ non trong đêm. Hơn bao giờ hết tao cảm thấy cô độc vô cùng và thương xót cho chính thân phận mình!”
Kể đến đây, Tân như không nén được xúc động khi gợi lại nỗi đau mà 18 năm qua anh chưa hề thố lộ với bất cứ ai. Anh gục đầu xuống bàn hai vai anh run run, không nói được nên lời nào!
Khánh vỗ nhẹ lên vai Tân, an ủi:
- Thôi đừng buồn nữa, có tao đây mà! Rồi mầy có về đến nhà anh Tam không và anh ấy có giúp được gì cho mấy không?
Khánh nôn nóng hỏi!
Thực tâm –Tân kể tiếp:
“Hôm đó khi tao ở cảng về đến cổng vào xóm Ghẹ, thấy thằng Tèo Nía đang xiết lấy chiếc xe bán bánh mì, là phương tiện duy nhất kiếm sống qua ngày của vợ chồng chị Hai Hậu. Chúng nó lấy lý do vì anh chị ấy chưa đóng lãi nợ vay trả góp hằng ngày cho “bà Trùm”. Ở bến cảng. Anh chị ấy khóc lóc van nài thế nào chúng nó cũng không tha, thằng Hai Méo còn đánh chồng chị Hậu sưng bầm cả người.
Tao thấy cảnh bất bình, chịu không được nhảy vào can thiệp. Thế là thằng Hai Méo tung ra một cú đá thật mạnh đúng vào hông trái của tao khiến tao té nhủi người vào hàng rào gần đó đau điếng. Nó cũng không tha còn tiến tới muốn hạ gục tao. Tao nhanh người gượng dậy né qua trong tư thế quì, rất may tao thấy một thanh gỗ dài khoảng một mét nằm bên hàng rào, hai tay tao thật nhanh nhặt lấy thanh gỗ, gượng đứng lên vung thanh gỗ lên đúng vào thế võ trong bộ roi mà mày đã dạy. Không cần suy nghĩ, nghiêng người tao đánh ngược lại sau nghe một tiếng “phụp”, tao liếc mắt thấy thằng Hai Méo ngã đổ người xuống như cây khô, đầu phụt máu lêng láng. Thằng Tèo Nía la lên rồi bỏ xe bánh mì lao tới định đánh tao, tao vẫn cầm thanh gỗ trên tay bỏ chạy vào một hẻm nhỏ. Có lẽ vì thấy tao còn cầm thanh gỗ nên nó không dám đuổi theo. Tao chạy vào con hẻm một đoạn không xa, có một người đàn ông chận tao lại và bảo: “Đi vào đây”. Rồi ông mở cửa ngõ nhà ông kéo tao vào, đưa tao ra sau và bảo tao như ra lệnh: “Cứ theo đường luồng này chạy thẳng ra động Bà Nghèo rồi tìm đường mà thoát thân, không thì nguy hiểm đó”. Thế là tao cứ chạy theo hướng chỉ của ông ta. Từ bên kia con hẻm tao vẫn còn nghe tiếng la ó của bọn đầu gấu và tiếng chó sủa inh ỏi trong đêm. Tao chạy một mạch ra đến động Bà Nghèo mà không dám vào xóm vì sợ người ta phát hiện. Tao băng ra khu Mả lạng lòng rất hồi hộp và lo sợ! Tao tìm một ngôi mả vôi núp vào để nghỉ mệt. Lấy lại được bình tĩnh tao quyết định chạy ra biển qua hướng đồi dương Cam Bình để tránh tiếng chó sủa dễ làm người ta để ý. Ra đến biển tao chạy theo hướng Vũng Tàu để về Thắng Hải tìm nhà anh Tam, người anh kết nghĩa nhờ giúp đỡ. Đêm đó tao chạy không biết mệt băng qua những bãi cát trắng phau, lách qua những con thuyền của ngư dân kéo lên bờ nằm ngổn ngang dưới bầu trời thật cao
thơm mùi biển mặn, nhấp nháy những vì sao lúc mờ lúc tỏ. Đêm thật vắng, nghe rõ từng tiếng sóng vỗ bờ và cả tiếng côn trùng nỉ non trong đêm. Hơn bao giờ hết tao cảm thấy cô độc vô cùng và thương xót cho chính thân phận mình!”
Kể đến đây, Tân như không nén được xúc động khi gợi lại nỗi đau mà 18 năm qua anh chưa hề thố lộ với bất cứ ai. Anh gục đầu xuống bàn hai vai anh run run, không nói được nên lời nào!
Khánh vỗ nhẹ lên vai Tân, an ủi:
- Thôi đừng buồn nữa, có tao đây mà! Rồi mầy có về đến nhà anh Tam không và anh ấy có giúp được gì cho mấy không?
Khánh nôn nóng hỏi!
Thực tâm –Tân kể tiếp:
“Tao luôn xem anh ấy như là người đã tái sinh tao, cho tao một cuộc sống
của ngày hôm nay. Đêm đó tao chạy suốt đêm không ngơi nghỉ, khát nước không dám
vào nhà dân xin nước uống. Tao đến nhà anh Tam đứng 4 giờ sáng. Hoàn toàn kiệt
sức, tao ngã quị trước cửa nhà anh! Sau khi nghe tao thuật lại sự việc, anh bảo
tao ở yên tại nhà anh chờ anh đến cảng La Tân xem tình hình như thế nào rồi mới
tính được. Ngày hôm sau anh về cho biết thằng Hai Méo đã chết sau cú đánh của
tao. Công an và bọn đầu gấu bến cảng đang lùng sục tìm tao gắt lắm! Anh Tam quyết
định đưa tao ra khỏi tỉnh. Đến ngày thứ tư anh đưa tao xuống Lộc An, gửi cho một
chiếc xe bảo ôn đưa xuống vùng Sông Ông Đốc. Thời ấy vùng nầy chưa được phát
triển, nhờ bà con giúp đỡ tao trở thành dân chài chính hiệu, sống dưới sự che
chở của bà con. Đến khi Sông Đốc trở thành cảng cá có tầm cỡ của tỉnh thì tao mới
thực sự mang tên Trần văn Bình là công nhân bốc xếp hàng hoá trên bến cảng, người
được bà con ở đây rất quí mến và yêu thương. Từ khi đến đây tao quyết định sống
độc thân dù cũng có một vài người phụ nữ để ý yêu thương tao thật lòng, nhưng
tao rất sợ liên luỵ sau này tội cho người ta!”
Kể đến đây, Tân nói như khẩn cầu:
- Khánh ơi! Mầy đã biết rõ về cuộc đời khốn khó của tao rồi, sinh ra nhằm ngôi sao xấu, hãy để yên nó như vậy đi! Có thương tao, xin mầy hãy giữ kín bí mật nầy. Sau nầy có nhớ thương nhau hãy tìm nhau uống cùng nhau một vài chung rượu nghĩa tình, nuôi dưỡng cho cái tình bạn của thuở hàn vi luôn tốt đẹp là đủ ấm lòng nhau.
Cả hai hình như quá xúc động! Họ ôm nhau trong nghẹn
ngào, khóc không thành tiếng, như là một lời chia tay không biết rồi đây có còn
gặp lại nhau không!
Dũng Nguyên
- Khánh ơi! Mầy đã biết rõ về cuộc đời khốn khó của tao rồi, sinh ra nhằm ngôi sao xấu, hãy để yên nó như vậy đi! Có thương tao, xin mầy hãy giữ kín bí mật nầy. Sau nầy có nhớ thương nhau hãy tìm nhau uống cùng nhau một vài chung rượu nghĩa tình, nuôi dưỡng cho cái tình bạn của thuở hàn vi luôn tốt đẹp là đủ ấm lòng nhau.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét