Trong bài cảm nhận văn phong của 2 nhà văn tôi thích vừa đăng:
Thôi tôi bắt buộc phải viết bài này, "thương thảo" với ông cho xong chuyện, không thôi bị truy đuổi hoài.
Xin "thương thảo" từng điểm mà nhà bình thơ đề cập đến tôi:
Trước hết, xin ghi ra đây nguyên văn tiếng Anh của Lý thuyết "Tảng băng trôi" và thủ pháp "Show Do not Tell" kẻo nhà bình thơ kết án tôi nói "xạo":
"Cái thật sự chuyển động của một tảng băng trôi chỉ là do một phần tám của nó đang nổi trên mặt nước".
"In descriptions of Nature one must seize on small details, grouping them so that when the reader closes his eyes he gets a picture. For instance, you’ll have a moonlit night if you write that on the mill dam a piece of glass from a broken bottle glittered like a bright little star, and that the black shadow of a dog or a wolf rolled past like a ball."
Anton Chekhov
"Trong các mô tả về Thiên nhiên, con người phải nắm lấy một số chi tiết nhỏ, gom chúng lại sao cho khí độc giả nhắm mắt, anh ta sẽ có một bức tranh. Ví dụ, bạn sẽ có được một đêm trăng sáng nếu bạn viết rằng: Trên cái đập nước xoay quạt, một mảnh thủy tinh từ một chai vỡ lấp lánh như một ngôi sao nhỏ sáng và rằng bóng đen của một con chó hay một con sói lăn cuộn qua như một quả bóng"
(Sẽ có bài riêng)
1.
Râu tôm nấu với ruột bầuChồng chan, vợ húp gật đầu khen ngon
Một mai thiếp có xa chàngĐôi bông thiếp trả đôi vàng thiếp xin
Để nói đến sự khắc nghiệt của bà mẹ chồng và sự thương yêu của người vợ, muốn tình nghĩa vợ chồng không tan vỡ (a moonlit night - đêm trăng sáng), không cần giải thích (TELL) dài dòng, chỉ cần viết (SHOW = a piece of glass from a broken bottle glittered like a bright little star...) "trả đôi bông, xin đôi vàng" là độc giả tự suy ra, tự hiểu những điều muốn nói trên, do đó họ sẽ thích thú vì xem như mình có dự phần vào.
Ngô đồng nhất diệp lạc,Thiên hạ cộng tri thu.(Ngô đồng một lá rụng,Người biết mùa thu về)
Tôi đã ghi rõ: "Vài Điều Về Văn Phong...". Vài điều có nghĩa là chủ quan cảm xúc văn thơ tôi đọc, tôi thích; có thể bạn Phạm Đức Nhì không thích, đó là quyền của bạn và bạn có quyền lên tiếng. Tuy nhiên, đừng chủ quan tự cho mình là đúng rồi chê người khác là "sai lầm", hãy để độc giả nhận xét.
Chuyện cảm nhận của riêng tôi đâu có gì mà bạn phải "nâng quan điểm", đưa đến nào là "Sai lầm mang tính lý thuyết, đụng chạm đến một trong những biện pháp tu từ quan trọng trong kỹ thuật viết văn, làm thơ". Khiếp quá vậy? Theo tôi, câu nói này "sao ấy".
Phê bình thơ thì lo phê bình thơ cho đạt đi, cho "công tâm", lôi tôi vào làm gì? Tội cho tôi quá.
Thôi, đành phải "thương thảo" với nhà bình thơ vài hàng:
- Về cái “phần chìm” thì tôi cũng đã nói: Thảm kịch nhân sinh sau ngày “đổi đời”, cảnh ngộ của miền Nam vừa sau ngày “giải phóng”, tính nhân bản và ... bản năng của con người.
Những điều Cao Xuân Huy viết ra là sự thật 100 %: Tôi biết có trường hợp một thiếu tá "ngụy", sau khi đi cải tạo về thì ngồi canh cửa cho con gái làm điếm, vì nhà nghèo đói.
- “Những con khỉ này đã ‘một thời’ bị ‘người ta tránh né và tránh xa như con vật quái đản’: ‘Vết thương’ đến nay đã nguôi và lành chưa?”
- Khỉ đầu đàn, khỉ chúa không làm, chỉ "xúi giục"
Về những đoạn nói này của nhà bình thơ Phạm Đức Nhì:
Phạm Đức Nhì
Phạm Đức Nhì
Phạm Đức Nhì
1. Các thủ pháp trên tùy theo "hệ quy chiếu" của mỗi người, tùy theo cái tạm gọi là "trình độ", "độ sâu" của mỗi người mà "nắm bắt".
- Con ếch nằm đáy giếng nhận xét bầu trời khác với con chim đại bàng.
- Cái tôi hiểu, vì "trình độ" hạn hẹp nên có thể nghĩ "chưa tới"; còn nhà bình thơ "trình độ" cao hơn nên chắc nghĩ "tới" hơn. Tuy nhiên, việc đúng sai nên để người nhận xét, đừng "duy ngã độc tôn" cho mình hơn người.
2. Có lẽ vì "trình độ cao" hơn tôi, nên trong đoạn văn của Lâm Chương nhà bình thơ chỉ thấy "phần băng nổi": "cái đó" là "cái đó"; còn tôi vì "trình độ thấp" hơn, "mờ mắt" nên không thấy rõ "phần băng nổi", chỉ thấy mù mờ "phần băng chìm". Tôi không thấy rõ "mặt chữ", chỉ "lạng quạng" thấy "giữa hai hàng chữ": Không thấy "cái đó" 100% là "cái đó".
- Thấy cái mà Sigmund Freud (an Austrian neurologist and the founder of psychoanalysis) đã nói đến, nó luôn chi phối cách "hành xử" của con người,
- Thấy "cõi tồn sinh" nơi ngã ba ("con đường ngã ba" - chữ của Bùi Giáng) cái mà con người muốn chiếm hữu, sở hữu ... do đó mới xảy ra chiến tranh đau thương, khổ sở ... và cũng tạo ra hạnh phúc, sung sướng ... nhờ đó nòi giống trường tồn.
Thí dụ như việc vì muốn chiếm đoạt “cái đó” của người đẹp Helen mà gây nên “Chiến tranh thành Troia” (trường thi của Homer: Iliad và Odyssey). Vì "cái đó" mà tiêu tan đất nước, toi mạng, tiêu đời… Trụ Vương / Đắc Kỳ, Ngô Vương/ Tây Thi và Đồng Trác / Điêu Thuyền v.v…
Nếu nó là "Cái đó" mà cô gái nào cũng có thì tầm thường quá. Nó sexy 100% như nhà bình thơ Phạm Đức Nhì xác quyết, người nữ nào cũng giống vậy thì có đáng để chàng trai cố công lặn lội đi chuộc bùa. Tôi nhớ lại các câu thơ của thi sĩ Nguyễn Bắc Sơn:
Vì đàn bà người nào cũng như người nấyNên ta bảo mình thôi hãy quên emNhưng đàn bà đâu phải người nào cũng như người nấyNên suốt đời ta nhớ nhớ quên quên
Chính "Cái đó" là "phần băng chìm" đầy cảm xức, tùy theo "độ sâu" của người đọc.
- Và nhất là tôi thấy bản tính hồn nhiên, giản dị "lương thiện" của Lương Mập - một người "bình thường", không "cao siêu" thích thì nói thích, không quanh co như các "quan to" - các "trí thức" như các câu sau đây:
Trên sông một chiếc thuyền nanMột cô gái Huế, một quan đại thần.Ban ngày quan lớn như thầnBan đêm quan lớn tần mần như maBan ngày quan lớn như chaBan đêm quan lớn rầy rà hơn con(Đùa quan đại thần – Nguyễn Công Trứ?)
Sai đúng thì để cho người đọc nhận xét, xin đừng vội dùng "dao to búa lớn" như câu nói trên - xin được lặp lại: "sai lầm mang tính lý thuyết, đụng chạm đến một trong những biện pháp tu từ quan trọng trong kỹ thuật viết văn, làm thơ"
Trả lời về câu này của nhà bình thơ: "không biết nhà văn Lâm Chương nên vui hay nên buồn?"
Trân trọng
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét