BÂNG KHUÂNG

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC

Chủ Nhật, 13 tháng 9, 2020

HẠNH PHÚC - Thơ Nhã My, nhạc Nguyễn Hữu Tân


   
                      Nhà thơ Nhã My


HẠNH PHÚC

Em xỏa tóc
Đùa mùa xuân gió nhẹ
Anh đêm về
Khẻ động giấc mơ hoang
Ai miên man trong tiếng nhạc thơ
Vòng tay ấm
Cho đông về bớt lạnh
Nghe rất khẽ
Ôi mùa yêu đang chậm
Ôi làn hương ngây ngất thoáng qua
Hương tình yêu vừa nở nụ hoa
Tình không đợi
Nghĩa là tình rất mới
Anh không chờ giữa cuộc đời đau
Em không ngờ tình đến với nhau
Như hạnh phúc bên bờ khát vọng
Em xa lạ
Và anh xa lạ
Hai cuộc đời chia mấy chờ mong
Hai cuộc đời hai nhánh của dòng sông
Bờ hạnh phúc nay nối về một bến

                                              Nhã My


       

Thơ: Nhã My.
Phổ nhạc & trình bày: Nguyễn Hữu Tân.
Video clip: Huỳnh Tâm Hoài.

BẢN SẮC VIỆT TRONG LỄ HỘI HÒN BÀ– Phan Chính



Lễ “vía Bà”- Hòn Bà, ở thị xã La Gi hàng năm được ngư dân tổ chức vào ngày 23 tháng 3 âm lịch và đã nâng lên tầm lễ hội kể từ năm 2012 khi UBND tỉnh Bình Thuận công nhận là di tích danh thắng cấp tỉnh. Ngày vía này cũng trùng hợp với ngày vía bà Thiên Y A Na ở Nha Trang. Theo cách gọi nửa Việt nửa Chăm từ tên cổ là Yan Pô Inư Nagar (Thiên tức thần trời tức Yan Pô, Y A Na phát âm Inư Nưgar). 

LẦN GIỞ TRƯỚC ĐÈN THƯ KHÁNH TUẾ CỦA HÒA THƯỢNG THÍCH TUỆ SỸ - Trần Kiêm Đoàn



Sau mùa An Cư Kiết Hạ năm nay, Phật lịch 2564 (2020), Phật tử Việt Nam trong và ngoài nước được đón nhận lời pháp thoại của Thầy Tuệ Sỹ qua Thư Khánh Tuế đầy tâm huyết trước thực trạng “tình đời và lẽ đạo” hiện nay của Đạo Phật Việt Nam với hai hình thức tổ chức giáo hội song hành: Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất (GHPGVNTN) và Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam (GHPGVN).

Thứ Bảy, 12 tháng 9, 2020

VIẾT CHO KHỜ - Thơ Đặng Xuân Xuyến



   
                 Nhà thơ Đặng Xuân Xuyến


VIẾT CHO KHỜ

Triền sông chiều nay cạn gió
Ai dụi câu hò
Ai dúi cánh cò líu ríu qua sôn
Ai lùa gió đốt lòn
Ai bủa giăng chim trời mà đợi
Khờ hỡi...
Biết rồi
Sao còn vít vương tơ rối.

Ngẩn ngơ chi thì thầm lời của gi
Thương nhớ gì lộc cộc tiếng ngõ khuya
Thì kệ nắng quái trưa
Thì mặc mưa mút mùa
Thì thả nụ yêu quá thì chìm nổi
Để rồi tong tẩy cuộc người
Để rồi xéo xắt miệng đời
Để rồi nụ cười bảy chìm ba trôi chín rối...
Khờ hỡi
Biết rồi
Sao nặng lòng vít vương tơ rối...

Về thôi!

Hà Nội, chiều 10 tháng 09-2020
      ĐẶNG XUÂN XUYẾN

ĐỌC “BỮA CƠM GIỮA CHÙA QUÊ” THƠ THÍCH TÍN THUẬN - Châu Thạch

                         
     
                            Nhà bình thơ Châu Thạch


BỮA CƠM GIỮA CHÙA QUÊ

Hè nắng đổ sân chùa như rực lửa
Bảng hổi lên hiệu báo bữa cơm thường
Những não phiền bao hệ phược vấn vương
Tạm ngưng nghỉ để nhường đường trai ngọ

Cơm một bát tròn xoe in để đó
Dĩa muống rau mềm mại ngó mà vui
Miếng đậu tương trắng toát thiệt rõ bùi
Canh bí đỏ thêm lạc vùi thơm tháp

Nâng ngang trán một lòng y như pháp
Ngọt đắng cay chua mặn nhạt cúng dường
Rõ trần ai khổ vô ngã vô thường
Trang huyễn mộng chỉ trò thương hải biến

Búp sen mở cánh xòe trên bảo điện
Nỗi buồn lo vừa đổi chuyển lạc an
Sáu căn trần dạ chẳng buộc duyên phan
Cùng sáu thức quẳng mơ màng trôi nổi

Cơm một bát đủ ấm lòng ba buổi
Kinh vẹn thì lục khắc với năm canh
Nguyện một lòng soi rọi giúp quần sanh
Thuyền Bát nhã đáp vương thành tịnh thổ

Trưa hè nắng nhưng mồ hôi chẳng đổ
Bát cơm lành trưa đúng ngọ cùng dâng…

                                  Thích Tín Thuận
                                      02.06.2016

Thứ Sáu, 11 tháng 9, 2020

BÀI CA CHO HUẾ - Thơ Hồng Thúy, nhạc Liên Bình Định, ca sĩ Diệu Hiền, video clip Hùng Đặng


    


BÀI CA CHO HUẾ

Bao tháng năm dài xa… nhớ Hu
Ngói cũ rêu phong mái đình làng
Hương nắng chan hòa duyên dáng phố
Tóc thề... tôn nữ… nón bài thơ  

 Hồn vẫn chiêm bao Huế ngọt ngào
 Hàng cây xanh lá thắp nôn nao
 Hỏi thăm thôn Vĩ bình yên đó
 Giữ cả tơ lòng ai xuyến xao

 Lờ lững Hương Giang… dòng nước biếc   
 Lượn mình soi bóng giấc mơ say
 Đành sao… lỡ hẹn… bâng khuâng Huế
 Để giọt đầm đìa ướt mưa bay

 Từng nhịp cầu mây lùa chân bước
 Trường Tiền vương sắc áo em qua
 Tình tự câu hát Vân Lâu bến
 Dạ mãi bồi hồi khúc Nam Giao

 Chiều rơi đó Huế tím hồi chuông
 Ngân giữa không gian Huế Ngự Bình
 Em nói câu gì thao thức núi
 Bát ngát xưa về đan dấu tim

 Tìm đâu ngày cũ… cố đô ơi!
 Ngút mắt Đông Ba… khuất phương trờ
 Hoàng Thành… hun hút mờ sương khói
 Viễn xứ trăng sầu… Huế… ngàn khơi!     

                                             Hồng Thúy


      


       Thơ: Hồng Thúy
       Nhạc: Liên Bình Định
       Ca sĩ: Diệu Hiền
       Hòa âm: Duy studio
       PPS: Hùng Đặng

Thứ Năm, 10 tháng 9, 2020

NẮNG ẤM QUÊ HƯƠNG - Thơ Nguyên Lạc


   


NẮNG ẤM QUÊ HƯƠNG

1.
Quê hương ơi! Chia đến tôi chút nắng
Đai Ngãi* ơi! Gởi chút ánh lam chiều
Khói đốt đồng mùi rạ thơm quê cũ
Tiếng "bâng khuâng chim vịt kêu chiều" **

Gởi đến tôi hương hoa cau thơm lự
Bao năm rồi tôi nhớ lắm mùi hoa
Tôi nhớ lắm mắt dao cau bén ngọt
Chém tim này và chắc mãi thiên thu!

2.
Thức dậy đi mặt trời xứ lạ
Chiếu rọi tôi đi những tia nắng dù không phải nắng quê hương
(Biết tìm đâu ấm hồng thắm nắng thân thương?)
Cũng đủ chút gì cho giá băng đất khách

Thức dậy đi mặt trời dù xa lạ
Xoá giùm tôi thẫm bạc sương mù
Nơi đất khách sáng nay hồn buốt giá
Tạm ấm lòng dù nắng chẳng màu xưa

Cố nhân ơi! Sáng nay trời xứ lạ
Nắng xứ người sao thay được nắng xưa?
Cố lý ơi! Sáng nay một màu tàn tạ
Nhớ lắm người ơi hoa nắng quê nhà!

3.
Sáng hôm nay chớm thu sao lạnh quá
Sương trắng màu tang vương mắt tha nhân
Thấy gì đâu? Ngoài nhạt nhoà sương lệ
Ôi ... nhớ làm sao màu nắng ấm quê hương!

                                                  Nguyên Lạc

.........

* Đại Ngãi, Long Phú, Hậu Giang quê tôi nằm bên bờ sông Hậu, gần cửa biển.
** Chiều chiều chim vịt kêu chiều/ Bâng khuâng nhớ bạn chín chiều ruột đau - Ca dao

“ĐÃ THUA ĐẤM LẠI CÒN THUA ĐẠP” - Hoàng Đằng


 
                           Tác giả Hoàng Đằng

“ĐÃ THUA ĐẤM LẠI CÒN THUA ĐẠP”
(Mẩu truyện nhỏ hư cấu của Lão Gàn)

Thằng Tèo từ ngoài xóm chạy về. Khuôn mặt trắng trẻo, non choẹt của thằng bé mới mười tuổi loang lổ những vệt nước mắt nước mũi, miệng mếu máo như van nài bố nó để mong có sự an ủi hoặc sự giúp đỡ:
- Ba ơi ba, thằng Độn, con mụ Đĩu, đánh con.

NGÀY HẠNH PHÚC – Thơ Nhã My


     
                                  Nhà thơ Nhã My


1. HÔN PHỐI

Cuối cùng rồi cánh bướm cũng cắn xuống ngực hoa
Gió cuốn mênh mang sương mềm mỏng ướt
Trăng mơ màng soi nửa trời hẹn ước
Hoa bàng hoàng
Lời tình yêu mật ngọt
Trời đất chơi vơi
Ngày cõng bình minh sao trở về quá vội


2- NHAN SẮC

Đã chắc gì lụa mỏng hơn da em
Màu nguyệt bạch của trăng non vừa mới chiếu
Đã chắc gì hương cỏ hoa thơm hơn mái tóc mềm
Đã chắc gì những sắc màu hội họa
Khi người họa sĩ tài hoa dùng để vẽ nên bức tranh tố nữ
Thì màu xanh không bằng mắt em
Màu hồng không sánh được đôi má thẹn thùng ửng thắm
Màu đỏ không mộng bằng màu của đôi môi
Em hiển hiện
 Trong tình yêu của anh
Là dung nhan hoàn mỹ nhứt


3- HẠNH PHÚC

Em xỏa tóc
Đùa mùa xuân gió nhẹ
Anh đêm về
Khẻ động giấc mơ hoang
Ai miên man trong tiếng nhạc thơ
Vòng tay ấm
Cho đông về bớt lạnh
Nghe rất khẽ
Ôi mùa yêu đang chậm
Ôi làn hương ngây ngất thoáng qua
Hương tình yêu vừa nở nụ hoa
Tình không đợi
Nghĩa là tình rất mới
Anh không chờ giữa cuộc đời đau
Em không ngờ tình đến với nhau
Như hạnh phúc bên bờ khát vọng
Em xa lạ
Và anh xa lạ
Hai cuộc đời chia mấy chờ mong
Hai cuộc đời hai nhánh của dòng sông
Bờ hạnh phúc nay nối về một bến

                                              Nhã My 

CÓ MỘT NGÀY DÀI LẮM! - Thơ Vĩnh Thuyên


      
                           Nhà thơ Vĩnh Thuyên


CÓ MỘT NGÀY DÀI LẮM!

Phải chi vén được màn đêm
sẽ hỏi vài điều chưa hỏi
Giữa phố đông người bước chân ngày một...
Có một ngày dài lắm trong tôi

Phải chi thời gian đứng lại
Khi dòng sông không mang số phận
Khi những câu thơ muộn vỗ về
Có một ngày dài hơn mọi ngày

Phải chi đừng đến...để còn kịp quay về
Nghe dòng sông tôi nói
Lời thì thầm buâng quơ...

                                       Vĩnh Thuyên

….

Tên thật: Dương Văn Thạnh
ĐT: 0913955275
Email: duongvnhthuyen@gmail.com
Địa chỉ: 610 QL22B Long thành Nam, Hòa Thành, Tây Ninh

Thứ Tư, 9 tháng 9, 2020

NÓI VỀ THƠ HAY CỦA NGÀN NĂM VĂN HIẾN THĂNG LONG - Phạm Ngọc Thái


                

Nói về thơ hay ở đây, nghĩa là bài thơ đó phải được lưu danh sử sách trong văn hiến của ngàn năm Thăng Long - Thí dụ: cao siêu là KIỀU của đại thi hào Nguyễn Du, thuộc thể tiểu thuyết thơ. Các loại thơ ngắn hay xưa nay, trường cửu với thời gian, như:
Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan (BHTQ) - Làm lẽ, Hồ Xuân Hương - Thu điếu, Nguyễn Khuyến - Thương vợ, Tú Xương - Đây thôn Vỹ Dạ * Mùa xuân chín * Bẽn lẽn, Hàn Mặc Tử - Tràng giang, Huy Cận - Tương tư, Nguyễn Bính - Tương tư chiều, Xuân Diệu - Tranh lõa thể, Bích Khê - Say đi em, Vũ Hoàng Chương - Hai sắc hoa tigôn, TTKH. - Thuyền và biển, Xuân Quỳnh - v.v...

THƠ VUI GỬI BẠN NHẬU - Thơ Nhật Quang


   


THƠ VUI GỬI BẠN NHẬU

Tuổi già nay đã về hưu
Năm, ba ông bạn chiều chiều vui say
Quán cóc vàì chén rượu cay
Một điã thịt chó, ngất ngây cõi lòng

Tuổi già thôi cứ thong dong
Còn sống mấy nỗi, mà mong thứ gì?
Không bận coi cháu thì đi
Gặp nhau nâng chén hả hê…với đời

Nhớ không bỏ dở cuộc chơi
Giả vờ điện thoại, rồi chơi bài chuồn
Nhậu rồi không nói chuyện buồn
Cả chuyện chính trị cũng luôn xa rời

Chỉ kể chuyện tiếu vui cười
Không nên gây hấn chuyện người, chuyện ta
Không được say xỉn, la cà
Tăng hai nổi máu mát-xa, mát gần

Để cho tình bạn càng thân
Một tuần chỉ nhậu một lần nhớ cho
Không được sáng tối hẹn hò
Bà xã biết được lại lo tồn tiền

Mấy lời gởi tới bạn hiền
Tuổi già sức khỏe là tiên trên đời
Giữ sao phong độ tuyệt vời
Đến 90 tuổi vẫn cườì thật tươi.

                                 Nhật Quang

Thứ Ba, 8 tháng 9, 2020

LẠC GIỮA ĐỜI NHAU... - Thơ Trần Mai Ngân


   


LẠC GIỮA ĐỜI NHAU...

Có bao giờ người hỏi
Mình lạc nhau từ đâu
Giữa mênh mông mộng sầu
Sương khói mờ hư vô...

Từng đêm tôi xây mộ
Bằng câu thơ ướt nhoà
Khóc mối tình ngây ngô
Khóc mối tình ngây ngô...

Có bao giờ người nhớ
Nụ hôn nào rất xưa
Đã rơi rụng xuống đời
Trong giông bão gió mưa...

Chúng ta lạc ban trưa
Đường yêu xa tít tắp
Ngã rẽ hai phương trời
Đưa ta về hai nơi...

Có bao giờ người hỏi
Từ đâu và từ đâu
Tại sao và tại sao
Mất nhau giữa dặm trường...

Hôm nay viết bài thơ
Tặng người chẳng còn vương
Hoa tình bay ngoài cửa
Lạc nhau chốn vô thường...

               Trần Mai Ngân

NHẬN BIẾT CHƯ PHẬT QUA HÌNH DÁNG TƯỢNG THỜ - Đặng Xuân Xuyến

Trích từ VÀO CHÙA LỄ PHẬT - NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT của Đặng Xuân Xuyến; Nhà xuất bản Văn Hóa Thông Tin 2006


Vào chùa lễ Phật, cho dù ở ngoài đời mỗi người một tâm tính nhưng khi đứng trước Ban thờ Phật, mọi bon chen, toan tính của đời thường dường như không còn nữa mà thay vào đó là những khuôn mặt hướng thiện, những ánh mắt trong sáng, chan chứa niềm tin gửi nơi cửa Phật.

TẢN MẠN ĐÔI ĐIỀU VỀ TRÀ (Kỳ 1) - Nguyên Lạc


      


Lời nói đầu:

Cụ Nguyễn Hiến Lê, thầy tôi, có nói: "Muốn học điều gì thì hãy viết về điều đó". Tôi đã áp dụng câu này khi học về Kinh Dịch, thấy rất có hiệu quả. Nay tôi đang học về thú uống trà, tìm hiểu về trà, tôi cũng sẽ áp dụng điều cụ Nguyễn dạy.

CHIỀU SAY NHỚ HOÀNG - Thơ Hoàng Hương Trang


   
                    “Cảm Đề Túy Ca,” thơ thủ bút của Vũ Hoàng Chương 
             viết tặng Hoàng Hương Trang, đề ngày 16 tháng 6 năm 1972


CHIỀU SAY NHỚ HOÀNG

Kính tặng thi sĩ Vũ Hoàng Chương nhân ngày giỗ thứ 30 – 14 tháng 8 Âm lịch 1976 – 2006

“Biết đâu Hoàng lại gặp Hoàng chiều nay!”(*)
Mới vừa dăm chén đã say
Trong men chếnh choáng nhớ ngày năm xưa
Bút gươm chém lệch đường thơ
Mực đau giấy ảo, kịch hờ thương
Mây Trả gươm cho gió nghiêng vai
Trả thơ cho mộng, trả ngày cho đêm
Kiều Thu, hề! Dẫm gót sen
Mười Hai Tháng Sáu trả men cho tình
Trời một phương, đất một mình
Cảm thông nhân thế cái tình phù du
Tài hoa hệ lụy sa mù Chén vui, hề!
Chén buồn xưa hiện về
Ơi Hoàng, nửa chén si mê
Ơi Hoàng, nửa chén vụng về trao tay
Rượu đây, hề! Ta cứ say
“Biết đâu Hoàng lại chiều nay gặp Hoàng!”

                  Chiều mưa Sài Gòn 10/10/2006
                            Hoàng Hương Trang

(*) Thơ Vũ Hoàng Chương tặng Hoàng Hương Trang cảm đề Túy Ca – 1972

RỪNG LÁ BUÔNG DẤU ẤN MỘT THỜI - Phan Chính


            

Rừng là phải có lá, nhưng với tên gọi Rừng Lá được nhắc đến đã trở thành một địa danh huyền thoại đối với cánh rừng Lá Buông trong thời chiến tranh chống Pháp và Mỹ trên đất Bình Thuận. Con đường quốc lộ 1A từ hướng Phan Thiết (Bình Thuận) vào Sài Gòn sau khi có hiệp định Pa-ri 1973 tương đối thông suốt, nhưng từ cây số 63 (thị trấn Tân Minh - Hàm Tân) đến Ngã ba Ông Đồn (Xuân Lộc) lại gọi tên Rừng Lá. Đồng nghĩa với một địa phận thuộc quyền kiểm soát của lực lượng quân giải phóng. Tính từ Ngã ba Ông Đồn trở ra bắt đầu là căn cứ 1, nếu nói đến những căn cứ lớn thì chỉ có căn cứ 4 thuộc xã Xuân Hòa (Xuân Lộc), căn cứ 5 (sông Giêng - Hàm Tân), căn cứ 6 (sông Dinh - Tân Minh), căn cứ 10 (ngã tư Tân Nghĩa - Sông Phan) và khoảng 2 căn cứ nữa là sát cầu số 37 (Tà Mon - Hàm Thuận Nam)… Có nhiều người không hiểu “căn cứ” là gì nhưng theo cách gọi của hành khách, nhà xe biết ngay địa danh, địa bàn nào. 

MƯA PHỐ CHIỀU - Thơ Tịnh Bình


   


MƯA PHỐ CHIỀU

Còn không chút mưa ngày cũ ?
Về ngang lối ấy giăng mờ
Vờ như tình cờ bất chợt
Dõi tìm hoài niệm câu thơ

Không còn cơn mưa ngày cũ
Buồn lên mắt ướt vu vơ
Phố thả hanh vàng sắc nắng
Tương tư đong đếm mong chờ

Về đâu cơn mưa mùa cũ
Thềm xưa giọt nhớ xanh rêu
Trong mắt bao điều muốn nói
Hoàng hôn vời vợi đăm chiêu

Chạnh lòng chiều nay mưa phố
Ru ta kín nỗi ngậm ngùi
Quán vắng se lòng câu hát
Nhắc gì một thuở chưa nguôi...

                              Tịnh Bình
                              (Tây Ninh)

KHOÁI - Thơ Lê Phước Sinh


    


KHOÁI

Đi dưới Mưa, đạp xe trong Mưa
những ngọn roi dịu dàng, thi nhau quất, điệu tình tứ
sướng tựa mát-xa
cho khuôn mặt sung đẫm tràn đìa
giọt hứng giọt rơi
nhớ thuở ấu thơ cởi truồng lồng nhồng
đuổi nhau té nước
hò reo
bong bóng bên đường chạy thi
sủi bọt
ông Sấm làm trọng tài
chớp lóa hiệu lệnh
Mưa ào
những con chuột lột sủng nước
chẳng ngại nhố nhăng
 còn luyến tiếc
mộng ngày xưa.

                                                Lê Phước Sinh
                                          Ngã 3 Giồng, Hóc Môn

Chủ Nhật, 6 tháng 9, 2020

CHÙA BÁI ĐÍNH, QUẦN THỂ CHÙA LỚN NHẤT ĐÔNG NAM Á - Đặng Xuân Xuyến



Chùa Bái Đính là một quần thể chùa được báo giới tôn vinh là một quần thể chùa lớn nhất Đông Nam Á. thuộc địa phận xã Gia Sinh, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình. Chùa Bái Đính cũng chính là nơi Đinh Tiên Hoàng Đế lập đàn tế trời cầu mưa thuận gió hòa, sau này tiếp tục được vua Quang Trung chọn để làm lễ tế cờ động viên quân sĩ trước khi ra Thăng Long đại phá quân Thanh... Nơi đây nằm ở vùng đất hội tụ đầy đủ yếu tố nhân kiệt theo quan niệm dân gian Việt Nam, đó là đất sinh Vua, sinh Thánh, sinh Thần.