BÂNG KHUÂNG

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC

Chủ Nhật, 14 tháng 4, 2024

NHẠC SĨ HOÀNG THI THƠ – Long Đàng



Hoàng Thi Thơ (16 tháng 7 năm 1928 - 23 tháng 9 năm 2001) là một trong những nhạc sĩ lớn nhất của nền Tân nhạc Việt Nam. Một số nghệ danh khác của ông là Tôn Nữ Trà Mi, Tôn Nữ Diễm Hồng, Bích Khê và Triệu Phong.
 
Sau Cách mạng Tháng Tám, Hoàng Thi Thơ gia nhập Đoàn Văn nghệ Quảng Trị như một diễn viên ca kịch nhạc do nhạc sĩ Nguyễn Hữu Ba làm trưởng đoàn.
 
Tháng 12 năm 1946, Hoàng Thi Thơ khi đang tham gia tuyên truyền cùng nhạc sĩ Trần Hoàn ở Huế thì kháng chiến toàn quốc bùng nổ. Sau khi Huế thất thủ, ông trở ra Vinh theo đề nghị của nhà thơ Lưu Trọng Lư. Tháng 5 năm 1947, ông bắt đầu làm báo, viết văn, trở thành phóng viên và biên tập viên cho tờ nhật báo Cứu quốc của Việt Minh. Tháng 9 năm 1948, ông trở lại Huế, tiếp tục hoàn thành chương trình trung học ở Trường Khải Định (về sau trường dời ra Hà Tĩnh và đổi tên thành Trường Huỳnh Thúc Kháng). Sau khi học xong Tú tài, tháng 10 năm 1950, ông vào đại học tại trường Dự bị đại học Liên khu 3 và 4 tại Thanh Hóa, theo khoa Văn-Triết.
 
Năm 1952, ông từ vùng kháng chiến tức Liên Khu Tư ở Thanh Hóa về Huế định xin gia đình người anh một số tiền để có thể đưa người yêu ra Hà Nội với mục đích theo học Văn Khoa ở đây. Tuy nhiên, 2 người anh của ông ở Huế đã bị Việt Minh nửa đêm lôi đi hành quyết vì vu cho tội thân Pháp. Lòng tin vào kháng chiến của Hoàng Thi Thơ do đó sụp đổ, ông quyết định vào Sài Gòn bắt đầu lại cuộc sống. Khi đi, ông dẫn theo 2 đứa cháu vừa mất cha, đó là Hoàng Kiều và Hoàng Thi Thao. Ở Sài Gòn ông dạy sinh ngữ Anh - Pháp ở các trường tư thục và theo nghề viết nhạc, hoạt động văn nghệ. Năm 1957, ông bắt đầu tổ chức những kỳ đại nhạc hội tại rạp Thống Nhất, Sài Gòn. Năm 1961, ông thành lập Đoàn Văn nghệ Việt Nam gồm hơn 100 nghệ sĩ tên tuổi và lưu diễn qua nhiều nước Á Châu cũng như nhiều thành phố trên thế giới: Vạn Tượng, Hồng Kông, Đài Bắc, Đông Kinh, Vọng Các, Ba Lê, Luân Đôn, Tân Gia Ba, Sénégal,... và nhiều nơi ở Hoa Kỳ. Năm 1967, ông thành lập tiếp Đoàn văn nghệ Maxim's, gồm 70 diễn viên ca-vũ-nhạc-kịch, tổ chức những chương trình ca vũ nhạc kịch đặc biệt tại nhà hàng Maxim's. Nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ là người duy nhất được Bộ Thông tin và Tổng cục Chiến tranh Chính trị Việt Nam Cộng hòa nhiều lần cử thành lập và dẫn các đoàn văn nghệ Việt Nam sang châu Âu trình diễn.
 
Tháng 4 năm 1975, đoàn văn nghệ của ông đang lưu diễn ở Nhật Bản thì xảy ra sự kiện 30 tháng 4 năm 1975. Ông không thể trở về nước, từ đó phải sống lưu vong và định cư ở Hoa Kỳ. Ông được cấp phép về thăm Việt Nam hai lần kể từ năm 1993.
 
Sau năm 1975, tại Việt Nam, ông cùng với nhạc sĩ Phạm Duy là hai người bị cấm về nhân thân (cấm toàn bộ tác phẩm), đến đầu năm 2009, một số bài hát của ông mới được Cục Nghệ thuật Biểu diễn thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho phép phổ biến trở lại.
 
Ngày 23 tháng 9 năm 2001, ông qua đời tại nhà riêng ở Glendale, California trong khi chờ vợ làm một món cá mà ông thích. Ông được an táng tại vườn Vĩnh Cửu - nghĩa trang Peek Family, Quận Cam, California. Mộ của ông nằm ở nhà quàn Heritage Memorial Service, 17712 Beach Boulevard, Huntington Beach, California, Hoa Kỳ.
 
Thời kỳ đi kháng chiến, nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ đã có quan hệ tình cảm với Trương Tân Nhân, một người bạn học cùng trường. Về sau khi ông bỏ kháng chiến về thành và không thể trở lại, bà Tân Nhân lúc đó đã mang thai. Sau hiệp định Genève, bà ở lại miền Bắc và tiếp tục sự nghiệp ca hát. Người con trai của hai người mang tên Lê Khánh Hoài (lấy theo họ người chồng sau của bà), hiện đang hoạt động trong lĩnh vực kịch nghệ và điện ảnh tại Thành phố Hồ Chí Minh.
 
Tháng 9 năm 1957, ông lập gia đình với ca sĩ Thúy Nga (con gái nhiếp ảnh gia Nguyễn Giao) và sinh được bốn người con gồm ba trai và một gái. Trong đó, người con trưởng là Hoàng Thi Thi, vừa là nhạc sĩ vừa là kỹ sư. Ngoài ra, ông còn một người con nuôi là Hoàng Thi Thao (1945–2019), người cháu gọi ông bằng chú và cũng là người theo sát chân ông trong nhiều năm hoạt động văn nghệ.
 
Ngoài ra, ông còn có một người cháu gọi ông bằng chú ruột, đó là tỷ phú Hoàng Kiều (con trai của ông Hoàng Hữu Nam).
 
                                                                                         Long Đàng
 
Theo: Wikipedia Sa Long Đàng

4 nhận xét:

Bâng Khuâng nói...

Có bài thơ của một tác giả khuyết danh (hiện nay hình như có sách in tác giả là Huy Phương?) viết về Hoàng Thi Thơ khi HTT "dinh tê" về thành
GỬI HOÀNG THI THƠ
Chiều qua đi Đức Thọ
Tau gặp Hồng, Hồng nói nhỏ
Mi đã về với giặc rồi Thơ ơi
Không có thật mi đã về với giặc?
Tau còn nhớ, mi nói vào liên lạc
Thăm mẹ già heo hút sáu năm thương
Rồi mi trở ra kháng chiến với anh em
Chưa chắc gặp tau trên vùng núi thẳm
Nay tau chưa về trên núi thẳm
Mi đã về, mi đành đoạn bỏ anh em
Thơ ơi!
Mi có đây Tân Nhân. Mi có đây sách vở
Mi có đây cây đa làng, mi còn đây bè bạn
Mi đi không, mi đi thật biền biệt bóng ngày đêm
Theo kháng chiến mấy năm liền mi chẳng biết
Sức nhân dân như sóng cuộn tràn bờ
Thương cho mi quá nửa đường xa
Nay cạn nghĩ phút về với giặc
Mi chỉ biết sướng riêng thân
Còn thì thôi mặc...
Buồn cho mi bạc bẽo với tình đời
Tau thường nghe mi chưởi bùn tanh hôi
Nay mi lại lao đầu vào úa thúi
HỒNG cũng giận mi lắm, mắt lầm lì
Đường gan nổi cứ nhìn tao không nói
Đèn chợ THƯỢNG buồn khuya le lói
Sao trên trời vạch lá chết nơi mô
Chiều nay giữa tiệc cờ
Có kẻ hát bài mi
Lòng tao không xao xuyến
Như dạo mi còn vui ở bên ni.
Em THÁI hỏi, phải anh THƠ về với giặc
Buộc lòng tao phải nói dối mi ơi
Mẹ DƯƠNG còn nhắn gởi mấy lời
Về trong nớ nhớ nói THƠ về với mẹ.
Mi về chi bên nớ
Sao mi không trở lại bên ni.
THƠ ơi, mi có biết nước triều đang mạnh
Đồng bào reo đoàn kết giết thực dân
Bộ đội xuôi rầm rộ rợp đông làng
Người đi về nô nức đến trắng chợ
Ngày mai thúc quân về giữa phố
Cờ hồng bay tao đi về giữa phố
Lúc bên hè bọn phượng bay
Thấy tao đến mi mần răng mà nói.
KHUYẾT DANH

Bâng Khuâng nói...

Có một bài thơ mà tác giả ghi là XYZ (một dạng khuyết danh), sau này được ghi là Huy Phương. Bài thơ GỬI NGƯỜI BẠN HÔM QUA. Mình sưu tầm với toàn văn như sau:
GỬI NGƯỜI BẠN HÔM QUA
(Gửi Phạm Duy)
Đêm nay gió ngoài rừng heo hút
Chúng tôi ngồi sát lại gần nhau
Thì thầm chúng tôi hát
“Bà mẹ Gio Linh”
Bài hát năm xưa nào
Bài hát của anh…
Bài hát của anh còn đó
Như một dòng nước mắt long lanh
Nhưng anh không còn với chúng tôi nữa
Anh đã về với kẻ thù chung
Chúng tôi giận anh chan chứa
Bên kia, anh có biết không anh ?
Chúng tôi biết bên kia có người anh thương
Có mái nhà anh bên đường phố nhỏ
Rủ cành hoa ti gôn
Nhưng nếu chỉ là có thế
Anh bỏ mà đi sao đành
Ở bên phía mình
Chia nhau miếng cơm độn bắp
Nhường nhau manh áo trời đông
Nhưng chúng ta giàu một niềm thương
Có bà mẹ hiền hiền
Có giọng hát trong lành em bé
Tình nhân dân bọc đùm như sóng bể
Dạt dào ấm một niềm tin
Anh bỏ mà đi sao đành
Chiều nào đây đoàn cán bộ áo mong manh
Dằng dặc Trường Sơn đường chiều mưa đổ
Kề vai nhau bên bếp lửa
Thì thầm bài hát cũ
Mỗi người một lượt nhắc tên anh
Nhớ những đêm vui
Trăng sáng mái đình
Ngày mai trên nội cỏ
Có chú chăn trâu nho nhỏ
Quên mưa trưa chiều gió
Huýt sáo mồm hát bài của anh
Anh bỏ mà đi sao đành!
Anh về chi bên nớ
Cốc rượu đầy vơi
Cung đàn năm cũ
Anh về chi bên nớ với một đoàn quỷ dữ
Buổi liên hoan tiếng cười nghiêng ngữa
Bọn lính lê dương với bầy gái chứa
Còn ai nghe tiếng hát của anh
Bây giờ anh là tên đào ngũ
Trước mũi súng căm thù của chúng tôi.
Bây giờ anh là thù địch
Hà Nội những đêm dài
Sương trắng mông mênh
Ai biết những bàn chân âm thầm phố nhỏ
Lỡ bước sang sông
Đường về cách trở
Nhớ thương những tháng những ngày
“Xót xa sao như mất một bàn tay”
Đêm nay mưa ngoài trời
Chúng tôi hát bài BÀ MẸ GIO LINH
Tiếng hát lặng thầm, bếp nhỏ lều tranh
Nước mắt ngắn dài từng giọt long lanh
Bà mẹ già cầm tay tôi hỏi
- “Ai làm bài ni rứa các anh?”
Nói làm sao cho đành
Chúng tôi nhìn nhau, lời nghẹn
Thương anh thêm căm giận
Anh có biết không anh
Bên kia anh có biết không anh?
XYZ

Bâng Khuâng nói...

Tác giả khuyết danh XYZ hay Huy Phương, của 2 bài thơ viết về Hoàng thi Thơ và Phạm Duy mà tôi chép ở 2 còm trên, nhiều người cho là Tố Hữu...

HẰNG NGA nói...

HN sang thăm anh xem bài viết về nhạc sĩ HTT thật đầy đủ
HTT sáng tác nhạc nhiều bài rất hay
Chúc anh chiều CN an lành thật vui nhé anh!

https://i.pinimg.com/originals/0a/58/31/0a583163633292da170c80d3f5fe311d.gif