https://kienthuc.net.vn/tham- cung/giai-thoai-chua-ke-ve- nguyen-khuyen-315970.html
Tranh vẽ cụ Nguyễn Khuyến mặc áo quan
TÀI
VẼ BÙA “TRẤN YỂM”
Tranh vẽ cụ Nguyễn Khuyến mặc áo quan
treo trong từ đường tại quê nhà cụ.
GIAI
THOẠI CHƯA KỂ VỀ NGUYỄN KHUYẾN
Cụ Nguyễn Khuyến quê ở làng Vị Hạ, nay thuộc xã Trung
Lương, Bình Lục, Hà Nam. Cụ là người nuôi chí học hành để giúp dân giúp nước và
đã đạt đến vinh dự cao nhất trong nghiệp thi cử khi đỗ đầu cả ba kỳ thi (Hương,
Hội, Đình). Tuy nhiên, đỗ đạt rồi ra làm quan cụ mới thấy chán ngán thế sự khi
thực dân Pháp thì đang lấn chiếm dần dần đất nước còn triều đình Huế thì hèn
nhát cam chịu.
Bởi thế làm quan đúng 10 năm, cụ cáo quan về quê nhà dạy
học, ngâm thơ. Sống vui vầy giữa xóm làng, cụ nhiều lần viết đại tự, cho câu đối
bà con lối xóm. Điều đó là chuyện bình thường đối với một người khoa danh như cụ.
Tuy nhiên, điều đặc biệt là mỗi lần cho chữ, cho câu đối của cụ là một giai thoại
kỳ thú.
Cuốn sách Nguyễn Khuyến và giai thoại do Hội văn học
nghệ thuật Hà Nam Ninh ấn hành năm 1987 do Bùi Văn Cường sưu tầm và biên soạn kể
rằng: Một làng nọ bị hỏa hoạn cháy mất cả đình làng. Khi dựng lại đình, kỳ mục
làng đến xin cụ Tam Nguyên mấy chữ về treo để trấn thần hỏa vì người ta tin rằng
cụ là một vị thần sống và do vậy chữ cụ có thể cảm động được cả thần linh.
Nghe những người đến xin chữ nói rõ sự tình, cụ liền lấy
cây bút đại tự viết lên lụa điều một chữ “Nhất” rất lớn có hai đầu phình ra, giữa
thót lại. Cụ dặn đem về treo ngược lên giữa cửa đình. Chẳng ai hiểu ý nghĩa ra
sao nhưng người ta không dám hỏi mà cứ y lời đêm về treo lên.
Lâu lâu sau, không thấy xảy ra hỏa hoạn nữa, người ta
tin là do sự mầu nhiệm của đạo bùa của cụ Tam Nguyên nên làng bèn biện lễ và cử
quan viên đến tạ ơn cụ. Hôm ấy có người đánh bạo hỏi cụ ý nghĩa của chữ “Nhất”
trên đạo bùa.
Nghe vậy cụ hỏi lại: “các ông thấy chữ “Nhất” ấy có giống
cái chày không?”. Đám người kia bảo rất giống. Lúc ấy cụ mới cười rồi thủng thỉnh
bảo: “Cái chày mà treo đứng là “chày đứng”.
Chày đứng là đừng cháy. Có thế thôi!”.
BÁN
CHỮ CHO QUAN THAM
Từ khi cụ Tam Nguyên cáo lão về quê sinh sống, dân
quanh vùng vì kính ngưỡng học vấn, chữ nghĩa của cụ nên thường đến xin cụ cho
câu đối. Trong những đối tượng xin câu đối, xin hoành phi có người có lòng
thành thực nhưng cũng không ít kẻ xin vì thói hãnh tiến. Cụ vốn căm ghét bọn
quan lại sống dựa vào Tây nên nhiều phen cụ đã sử dụng vốn chữ nghĩa của mình để
chửi đám này khi chúng đến xin câu đối.
Cổng
vào nhà cụ Nguyễn Khuyến với câu đối
và đại tự do chính cụ đặt ra lúc sinh thời.
Sách Nguyễn Khuyến và giai thoại có chép giai thoại về
việc cụ dùng phép chiết tự để mắng tên tri huyện Thanh Liêm khi y đến xin cụ một
bức hoành phi.
Vốn dĩ viên quan này vừa tham lại vừa kiệt nhưng lại
thích làm sang. Để tỏ ra mình cũng là tay biết chơi chữ nghĩa, nhân một lần có
việc quan đi qua làng, hắn rẽ vào nhà cụ Nguyễn Khuyến xin cụ viết cho mấy chữ
để về treo nơi công đường.
Đã biết rõ bản chất hắn, cụ không úp mở nói ngay: “Được,
chữ thì có nhưng đắt đấy! mỗi chữ mười quan. Thầy cần mấy chữ, cứ việc tính tiền
ra mà lấy”. Viên tri huyện nghe thì giật mình nhưng chót ngỏ lời rồi không thể
chạy làng mà hoành phi thì không thể xin một chữ. Cuối cùng y đành cay đắng xin
hai chữ. Cụ hẹn mai cho người mang đủ tiền đến lấy.
Viên quan về nhà thuật lại chuyện cho vợ nghe, mụ vợ
giãy nảy lên: “Thôi chết! Chỗ nào chứ chỗ cụ Tam Nguyên, ông làm thế chỉ tổ lòi
tính keo kiệt ra, người ta khinh cho. Này nhé, hoành phi 2 chữ là ít nhất, người
ta cũng thường xin thế. Nhưng đằng này khác: cụ đã ngã giá trước mà mình chỉ
xin có hai chữ, có phải rõ ra mình bủn xỉn, tiếc tiền không?”.
Trên
nền đất của "Vườn Bùi chốn cũ" ngày nay
một tòa nhà gỗ 5 gian được
con cháu xây dựng làm
từ đường thờ tự tổ tiên và tưởng niệm cụ Tam Nguyên.
Nghe vợ nói viên quan vỡ lẽ là mình dại nên lại bấm bụng
sai người mang 40 quan xuống xin cụ cho hẳn 4 chữ. Dù rất xót của nhưng viên
quan cũng được nở nang mày mặt vì cụ cho 4 chữ rất hay là “Thiên lý lương nhân”
tạm dịch là “nghìn dặm người tốt”.
Nghĩ đến thân phận mình làm quan phụ mẫu, hoành phi
như thế nghĩa là có tiếng tốt được người ta đồn xa đến nghìn dặm nên vợ chồng
tri huyện rất mừng bèn chọn gỗ tốt thuê thợ khắc ngay.
Ít lâu sau có một anh học trò lỡ lời thế nào đấy bị
quan sai lính nọc ra đánh giữa công đường. Anh học trò bị đánh xong hậm hực
quay ra vừa đi vừa ngoái cổ lại nhìn bức đại tự lẩm bẩm: “Hèn gì mà cụ Tam
Nguyên chẳng chửi cho! Đáng kiếp”.
Quan nghe thấy chột dạ mới gọi anh ta lại hỏi nghĩa là
làm sao. Nhưng anh học trò chỉ nói: “Cụ Tam Nguyên chửi quan mà quan không biết”.
Quan phải nài nỉ mấy lần, sau phải cho anh ta một ít tiền làm lộ phí anh ta mới
giảng cho.
Thì ra “Thiên lý lương nhân” có thâm ý chửi quan là
“Trọng thực” tức là tham ăn. Bởi vì chữ Thiên đặt trên chữ Lý thành chữ Trọng,
chữ Nhân đặt trên chữ Lương là chữ Thực.
CÂU
ĐỐI VÔ TIỀN KHOÁNG HẬU
Lại có anh làm nghề coi chợ vừa mua được chức phó lý lại
dựng được ngôi nhà mới vừa gần chợ lại vừa gần sông. Chuẩn bị đến ngày tân gia,
anh này đến xin cụ Tam Nguyên đôi câu đối. Vốn biết dăm ba chữ Hán, anh ta xin
cụ cho câu đối bằng chữ Hán.
Nhưng khi về nhà khoe vợ thì vợ lại trách sao không
xin cho câu đối chữ nôm cho dễ hiểu. Rồi chẳng đợi chồng thỏa thuận, chị vợ chạy
ngay đến nhà cụ Tam Nguyên thưa lại là xin câu đối nôm. Thấy chuyện ngộ nghĩnh,
cụ làm bộ khó khăn nói: “Lôi thôi nhỉ! Anh thích chữ, chị thích nôm, khó chiều
quá! Thôi thì thế này là vừa cả lòng anh, lòng ả”. Nói rồi cụ kêu lấy giấy bút
ghi:
Nhất cận thị, nhị cận giang, thử địa tịch tằng xưng tị
ốc
Giàu ở làng, sang ở nước, nhờ trời nay đã vểnh râu tôm
Cái hay của câu đối là ở đầu mỗi câu có một câu tục ngữ
và dù là một vế chữ Hán một vế chữ Nôm nhưng lại đối nhau chan chát: Làng với
Thị, Giang với Nước. Hay nhất là mấy chữ cuối của hai vế: Xưng tị ốc (nghĩa là
xưa từng thịnh vượng) với vểnh râu tôm vừa nói được nỗi mừng lại vừa tả được sự
hãnh diện của vợ chồng anh coi chợ.
Vũ Tiến Đức
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét