Các triều đại và sự kiện lịch sử
Không như những truyện kiếm hiệp vớ vẩn khác, người hiệp
sĩ của Kim Dung có cuộc sống như người thật và được lồng vào một khung cảnh lịch
sử nào đó rất thật. Mặc dù là truyện HƯ CẤU nhưng những Đại hiệp của Kim Dung
không phải chỉ cứu khổn phò nguy mà còn có lòng yêu nước, sẵn sàng hy sinh để bảo
vệ đất nước mà gác bỏ mọi tình cảm riêng tư. Kim Dung cũng đã HƯ CẤU một cách rất
khéo léo tạo nên những nhân vật và sự kiện nghĩa hiệp để giải thích cho những sự
kiện lịch sử CÓ THẬT. Trong cuối truyện "Thần Điêu Hiệp Lữ", lúc quần
hùng đang giúp An Vũ Sứ Lữ Văn Đức thủ thành Tương Dương khi bị quân Mông Cổ tấn
công, có đoạn như sau...
... Dương Quá vội vàng nhặt hai hòn đá, vận công búng vào sau ngựa của Mông Ca. Con ngựa trúng đá lồng lên, hai vó trước cất cao thiếu chút nữa thì đã quăng Mông Ca xuống đất. Mặc dù là Đại hãn của Mông Cổ, nhưng từ nhỏ đã quen chinh chiến trên mình ngựa nên Mông Ca phản ứng rất nhanh, rút tên lắp vào cung xoay mình bắn về phía Dương Quá. Dương Qúa nhanh mắt cuối đầu tránh khỏi, tay trái nhặt lên một hòn đá bằng bụm tay, vận công dùng "Đàn Chỉ Thần Công" bắn mạnh về phía sau lưng của Mông Ca. Hòn đá bay ra với kình lực thật mạnh xuyên qua áo giáp và qua ngực của Mông Ca. Vị Đại Hãn của Mông Cổ gục xuống chết liền tại chỗ...
Theo chính sử:
MÔNG CA HÃN 蒙哥汗 Tiếng Mông Cổ là:ᠮᠥᠩᠬᠡ ᠬᠠᠭᠠᠨ,Phiên âm La tinh:Möngke qaγan (1209-1259) là vị Đại Hãn thứ tư của Đại Mông Cổ, cháu nội của Thành Cát Tư Hãn, con trưởng của Đà Lôi, con nuôi của Oa Khoát Đài. Ông là một trong bốn Đại Hãn mạnh nhất của đầu nhà Nguyên. Trong Nguyên sử gọi là Nguyên Hiến Tông 元憲宗. Về nguyên nhân cái chết của ông đến nay còn chưa rõ ràng, có 3 thuyết sau đây:
- Theo
Nguyên Sử 元史 "Hợp Châu
Chí 合州志" quyển 3 ghi: Hiến
Tông Mông Ca vây đánh thành Điếu Ngư trúng đá của máy bắn đá trong quân Nam Tống,
bị thương 6 ngày sau vết thương trở nặng mà chết.
- Theo sách
"Tục Tư Trị Thông Giám Khảo Dị 續資治通鑑考異"
: Mông Ca Vây đánh Điếu Ngư Sơn lâu ngày không hạ được thành. Nhằm mùa hạ nóng
nực, bị bệnh kiết lị mà chết.
- Theo
"Cổ Kim Kỷ Yếu Dật Biên 古今紀要逸編"
: Mông Ca vây đánh Điếu Ngư Thành mấy tháng, không hạ được thành. Buồn bực sanh
bệnh, té xuống sông chết đuối.
- Ghi chú của
Kim Dung cho rằng: Các trận đánh quyết liệt nhất giữa quân Mông Cổ và quân Nam
Tống là ở Tương Dương Thành, kéo dài suốt mười mấy năm vẫn không hạ nổi thành.
Nên, để cho câu truyện của tiểu thuyết thêm phần hấp dẫn, Kim Dung mới Hư Cấu
cho Mông Ca vây đánh thành Tương Dương và trúng đá Đàn Chỉ Thần Công của Dương
Quá mà chết.
Chính sử cũng
chép là: Sau khi Nguyên Hiến Tông Mông Ca chết, quân Mông Cổ lui binh và phải đến
13 năm sau, khi nội bộ tranh chấp đã ổn định, Hốt Tất Liệt 忽必烈 lên ngôi Đại Hãn thì thành Tương Dương và
triều đình Nam Tống mới bị xóa sổ hoàn toàn.
... Dương Quá vội vàng nhặt hai hòn đá, vận công búng vào sau ngựa của Mông Ca. Con ngựa trúng đá lồng lên, hai vó trước cất cao thiếu chút nữa thì đã quăng Mông Ca xuống đất. Mặc dù là Đại hãn của Mông Cổ, nhưng từ nhỏ đã quen chinh chiến trên mình ngựa nên Mông Ca phản ứng rất nhanh, rút tên lắp vào cung xoay mình bắn về phía Dương Quá. Dương Qúa nhanh mắt cuối đầu tránh khỏi, tay trái nhặt lên một hòn đá bằng bụm tay, vận công dùng "Đàn Chỉ Thần Công" bắn mạnh về phía sau lưng của Mông Ca. Hòn đá bay ra với kình lực thật mạnh xuyên qua áo giáp và qua ngực của Mông Ca. Vị Đại Hãn của Mông Cổ gục xuống chết liền tại chỗ...
Theo chính sử:
MÔNG CA HÃN 蒙哥汗 Tiếng Mông Cổ là:ᠮᠥᠩᠬᠡ ᠬᠠᠭᠠᠨ,Phiên âm La tinh:Möngke qaγan (1209-1259) là vị Đại Hãn thứ tư của Đại Mông Cổ, cháu nội của Thành Cát Tư Hãn, con trưởng của Đà Lôi, con nuôi của Oa Khoát Đài. Ông là một trong bốn Đại Hãn mạnh nhất của đầu nhà Nguyên. Trong Nguyên sử gọi là Nguyên Hiến Tông 元憲宗. Về nguyên nhân cái chết của ông đến nay còn chưa rõ ràng, có 3 thuyết sau đây:
1. THIÊN LONG BÁT BỘ 天龍八部 : Truyện xảy ra dưới thời Bắc Tống 北宋, đời Tống Triết Tông Nguyên Hựu 宋哲宗元祐, khoảng trước sau 1094 Công Nguyên, là khúc dạo đầu của "Xạ Điêu Anh Hùng Truyện 射鵰英雄"(Anh Hùng Xạ Điêu). Vì Cái Bang Bang Chúa Kiều Phong là Tiền bối của Hồng Thất Công sau nầy, và Đoàn Dự là... ông nội của Đoàn Trí Hưng (tức Nhất Đăng Đại Sư) trong Anh Hùng Xạ Điêu và Thần Điêu Đại Hiệp .
... Toàn truyện THIÊN LONG BÁT BỘ gồm có 231 nhân vật vừa có thật vừa hư cấu, nhưng cốt truyện là do Hư Cấu của Kim Dung vựa vào tình hình chính sử để tạo nên câu truyện võ hiệp có sự liên hệ giữa các nước Tống, Liêu, Tây Hạ, Thổ Phồn, Đại Lý là những nước có thật trong thời đại lúc bấy giờ.
2. XẠ ĐIÊU ANH HÙNG TRUYỆN 射鵰英雄傳 : Đây là bộ tiểu thuyết võ hiệp đã đưa Kim Dung lên hàng "Võ Lâm Chí Tôn" trong giới cầm bút chuyên viết truyện võ hiệp của Trung Hoa. Đây cũng là truyện đầu tiên trong "XẠ ĐIÊU TAM BỘ KHÚC 射鵰三部曲" bất hủ của Kim Dung (Hai bộ tiếp theo sau là :"Thần Điêu Hiệp Lữ" và "Ỷ Thiên Đồ Long Ký"). Truyện xảy ra dưới thời Nam Tống, năm Khánh Nguyên thứ năm đời Tống Ninh Tông 宋寧宗 (1199) cho đến khi Thành Cát Tư Hãn 成吉思汗 ta thế (1227). Trong bối cảnh lịch sử của 28 năm nầy phản ánh những tình tiết và các gương anh hùng hảo hán của thời Nam Tống vừa phải chống chọi với quân Kim lại vừa phải đấu tranh chống quân Mông Cổ. Quả là một giai đoạn lịch sử cam go hào hùng mà cũng đầy sắt máu, là môi trường tốt cho các anh hùng kiệt xuất thi thố tài năng và tỏ rõ đức độ, khí phách của một anh hùng hiệp sĩ.
Quách Tĩnh, Hoàng Dung, Dương Khang, Mục Niệm Từ, Đông Tà, Tây Độc, Bắc Cái... đều là nhân vật Hư Cấu. Riêng Nam Đế Đoàn Trí Hưng là ông vua có thật của nước Đại Lý...
ĐOÀN TRÍ HƯNG 段智興(?-1200年)lại có tên là ĐOÀN DỊ TRƯỜNG HƯNG 段易長興 , lên ngôi từ 1172- 1200, làm vua nước Đại Lý 28 năm, xây dựng trên 60 ngôi chùa Phật...
4. Ỷ THIÊN ĐỒ LONG KÝ 倚天屠龍記 : Là Bộ Khúc cuối của "Xạ Điêu Tam Bộ Khúc" kéo dài từ cuối đời nhà Tống, nhà Nguyên và qua đến đầu đời nhà Minh mới kết thúc. Ỷ THIÊN ĐỒ LONG KÝ là câu truyện được diễn tiến gần một trăm năm sau Thần Điêu Hiệp Lữ, từ cuối đời nhà Nguyên đến đầu đời nhà Minh, nhân vật chính duy nhất là Trương Quân Bảo còn sống từ thời Thần Điêu Hiệp Lữ đến Ỷ Thiên Đồ Long Ký là Tổ sư sáng lập ra phái Võ Đang, hiệu là Trương Tam Phong.
- LIÊN THÀNH QUYẾT 連城訣.
LIÊN THÀNH QUYẾT 連城訣. Căn cứ vào các thiết trí của phủ huyện đương thời, các niên đại của bảo tàng... mà suy đoán thì câu truyện có thể xảy ra ở khoảng giữa triều đại nhà Minh. Còn trong...
Nói chung,
Tiểu thuyết võ hiệp của KIM DUNG đều mang đặc tính sử thi và thắm đượm tình yêu nước nồng nàn. Kim Dung đã xử lý một cách khéo léo đưa những nhân vật võ hiệp của mình lồng vào trong bối cảnh lịch sử có thật, khiến cho những tình tiết hư cấu tự nhiên như có thật trong chính sử với những nhân vật võ lâm sống động, phản ánh một giai đoạn, thời kỳ lịch sử nào đó khiến cho người ta thấm nhuần và khó có thể quên đi được.
ĐỖ CHIÊU ĐỨC
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét