BÂNG KHUÂNG

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC

Chủ Nhật, 23 tháng 12, 2012

KHÔNG DƯNG - Thơ La Thụy


      

                 KHÔNG DƯNG

                 Không dưng... dấn bước phiêu bồng
         Tìm về biển vắng rừng tòng hoang sơ
                 Thì ừ bèo dạt xa bờ
         Ta bà gạn lắng, chân như... tính thiền
                 Đáo bĩ ngạn, tâm như nhiên
         Dưng không hốt ngộ... luỵ phiền... sắc không !

                                                           LA  THỤY

Thứ Bảy, 22 tháng 12, 2012

ĐỐI THOẠI VỚI CAO TIỆM LY - Nguyễn Khắc Phước


     


         ĐỐI THOẠI VỚI CAO TIỆM LY

Ê này, Cao Tiệm Ly! Đi đâu mà vội. Ghé vào chùa, ta sẽ thết ngươi một bữa cơm chay.
Tai sao ta nhận ra ngươi, chút nữa ta nói, còn ta là người chèo thuyền đưa Kinh Kha sang sông Dịch Thuỷ. Ta tưởng các người thầm lặng tiển đưa trong bí mật , hoá ra lại rượu thịt, ca hát rình rang. Ta biết các người chẳng coi ai ra gì trong thiên hạ nhưng khinh địch bao giờ cũng khó thành công.


Thứ Hai, 17 tháng 12, 2012

LÀNG QUÊ CỦA NGUYỄN ĐỨC TÙNG, NHỮNG CÂU THƠ IM LỜI - Lê Vũ


       
                    Nhà thơ Nguyễn Đức Tùng


LÀNG  QUÊ
           
Khi anh trở về                   
Người vợ đã chết                   

Vết máu khô trên ngực                     
Trong bụi tre cú rúc liên hồi                     

Tiếng thứ nhất: anh không nghe                   
Tiếng lần thứ hai: anh dừng lại                   
Tiếng thứ ba: anh lờ mờ nhận ra                   

Anh đặt thang thuốc bắc lên thềm nhà                   
Cúi đầu, lùi lại                  

Rồi nhổ sào                   
Rời bến.

                                     Nguyễn Đức Tùng


Không! Những câu thơ chẳng phán bảo loan truyền thông điệp gì cả. Thơ là thơ và vọng âm cứ bằng bặt im lời trong chiều muộn đêm trăng xế.

Một bậc cửa, vết máu khô, tiếng cú rúc. Chữ không trau chuốt đẹp, hình không lóng lánh sắc màu và thanh âm chẳng hề dịu ngọt. Thơ là đời và cuộc sống bừng hiện, dừng lại trong những khoảnh khắc đậm đặc nhất của tuyệt vọng, nỗi chết, của chia ly tàn mục. Ngọn sào nhổ lên, thuyền rời bến và cuộc sống cứ chảy đi trên dòng thời gian bất tuyệt. Không thể khác. Người sống phải sống và người chết cũng đã chết rồi.

Thơ còn là người. Đã tràn lan những câu thơ nôn thốc nôn tháo kinh nguyệt và đờm dãi khoe mông má thịt đùi chỉ để bày biện cái libido, cũng ê hề đây đó những tụng ca sáo rỗng. Lý Bạch “cúi đầu nhớ cố hương”; còn anh cúi đầu như một mặc niệm, một nhớ thương. Tôi nghĩ, thơ là nhan sắc và người cần có diện mạo. Diện mạo đó, trước hết, là diện mạo của văn hóa Việt. Thang thuốc bắc, ở đây, dù không còn tác dụng gì, vẫn là nghĩa tình chồng vợ đậm chất Đông Phương, giàu tính Việt.

Nhưng “Làng quê” của Nguyễn Đức Tùng ám ảnh ám thị tôi, không phải vì câu chuyện sinh lão bệnh tử mà vì thanh âm của tiếng đêm cú rúc. Rờn rợn, khàn đục, the thắt. Và không phải vô tình, nó lặp lại đến ba lần. “Quá tam ba bận”. Vâng! Có là người hoài nghi chủ nghĩa cũng phải tự khẳng định: cuộc sống không chỉ có ríu rít xuân ca. Nó trăm ngàn the thía mùi vị đấy! Đối mặt với nó và sống!

“Làng quê” vỏn vẹn 11 câu thơ nhưng từng con chữ nén lại, giấu một tiếng thở dài, chưng cất một nỗi đau và đặc biệt, trong chừng mực, đã hóa giải tâm thế vực ngờ của người đương đại.

                                                                                         Lê  Vũ 
                                                                                       (Sài Gòn)                                                                                   

Thứ Năm, 13 tháng 12, 2012

TẢN MẠN CÙNG "CÁNH ĐỒNG BẤT TẬN" - Đoàn Anh Kiệt


            
                       Tác giả Đoàn Anh Kiệt
                    (Con trai út blogger Phú Đoàn)


     Tới giờ mới viết về phim Cánh Đồng Bất Tận quả thật đúng là … người lỗi thời! Nhưng mà tôi vốn là người xem phim cũ không chán, không ngại và không sợ! Hehe
Đọc nhiều bàn luận, chê khen trên mạng, có cả những người bạn mình quen, rồi tất nhiên giống như những phim khác, trên mạng chắc chắn sẽ có bản phim, tôi coi phần nhiều là vì tò mò, thứ nữa là tôi thích giọng văn của chị Nguyễn Ngọc Tư, chất phác, mộc mạc mà không quê mùa!

Thứ Hai, 10 tháng 12, 2012

THƠ NGUYỄN ĐỨC TÙNG - HẠ CÁNH XUỐNG BẰNG MỘT ĐƯỜNG BAY NGẮN - Nguyễn Thuỵ Kha


       
               Nhà thơ - nhạc sĩ  NGUYỄN THỤY KHA.  

Kể mà không cổ. Lạnh mà cháy như rượu 96 độ. Nhịp mà không phải nhịp cũ xưa, căng không thể chùng lại. Không khước từ nhưng muốn truyền thống được phẫu thuật bằng con dao hôm nay.
Thơ Nguyễn Đức Tùng hạ cánh xuống ta bằng một đường bay ngắn, có lúc trùng kinh độ Emily Dickinson, có lúc đồng hành vĩ độ La-thy-song. Nhưng cuối cùng vẫn là đường bay Nguyễn Đức Tùng.

Thứ Bảy, 8 tháng 12, 2012

KIẾP TÌNH - Truyện ngắn của Đoàn Anh Kiệt


          
                 Tác giả Đoàn Anh Kiệt
          (con trai út của blogger Phu Đoan)


       KIẾP TÌNH

 (Thân tặng chị Quyên Đỗ, cho bài viết Ngày VALENTINE ĐẦY NƯỚC MẮT)

                                           Ngày xưa có anh Trương Chi
                                           Người thì thậm xấu hát thì thậm hay 
                                                                                      (Ca dao)

Đêm khuya. Tiếng hát buồn cất lên da diết. Mảnh trăng ngầu đục soi mình dưới dòng sông như một cái đĩa tròn móp méo. Vắng lặng. Xóm chài nghèo ven sông thảng hoặc có đôi người còn thức, nghe tiếng ca buồn mà thở dài sườn sượt. Trương Chi ôm gối trên thuyền chờ kéo lưới, ánh mắt chàng long lanh giữa đêm trăng mờ. Không gian đặc quánh. Cách đây 7 năm, từ khi chàng tới đây, hầu như đêm trăng nào cũng vậy, chàng đều rong thuyền thả lưới. Vốn nghiệp chài lưới khuya thì phải yên phải lặng, nhưng giữa không gian này, chàng cảm thấy khó thở, cảm giác uất nghẹn cứ trào lên trong lòng, không cất tiếng ca thì chẳng thể nào vơi bớt.
Tính chàng vốn hiền lành, chịu thương chịu khó, lại giỏi nghề xướng ca, đa phần những bài chàng hát đều do chàng tự nghĩ ra. Điều ấy hiếm. Nhất là với người dân xóm chài này. Bởi thế nên dù chàng xấu xí, thậm chí là cực xấu thì cũng có không ít người từng gấm ghé, cũng không ít lần bạn bè khuyên chàng tính chuyện vợ con, nhưng mỗi lần hỏi đến chàng chỉ cười bảo đàn ông ba mươi không lấy vợ thì không nên lấy, sách nói thế mà. Chỉ có điều, hiếm ai để ý đến ánh mắt vụt lóe lên rồi lịm tắt, thất thần trong lúc ấy của chàng. Tiếng hát buồn cứ văng vẳng theo những con trăng hàng tháng, như con tằm rút ruột nhả tơ. 
                                 

HỒI ỨC MIÊN MAN - Đoàn Minh Phú


   

       Mùa hè đỏ lửa năm 1972, chiến tranh tàn phá Quảng Trị. Theo dòng người tản cư vào Đà Nẵng, trường Nguyễn Hoàng tiếp tục hoạt động với 2 phân hiệu : một ở trại Hoà Khánh, một ở trại 5 Non Nước (các trại tản cư của người tị nạn Quảng Trị). Lớp 10A3 chúng tôi thuộc phân hiệu đặt tại trại 5 Non Nước (Hoà Long, Hoà Vang, Đà Nẵng). Trại 5 Non Nước vốn là căn cứ quân sự cũ, một phi trường bị bỏ hoang do lính Mỹ giao lại. Trường Nguyễn Hoàng lúc đó gồm vài dãy nhà bán kiên cố, vách ván, mái tôn khá rộng rãi, nhưng trống hoang trống huếch. Quý thầy cô phải cố gắng mới ngăn tạm các phòng học bằng những tấm “gót” tre, hở trên, trống dưới, các bạn nghịch ngợm có thể chui lòn qua các lớp bạn một cách dễ dàng. Trường chỉ trang bị cho các phòng học bảng lớp và một số bàn học sinh, không có các băng ghế. Học sinh đi học phải mang theo ghế đẩu từ nhà đến trường mới có chỗ ngồi. Vì các phòng học chỉ ngăn tạm bằng gót tre nên không có sự cách âm tối thiểu nào. Đang giờ học sử địa, nhưng tiếng giảng bài của thầy lý hoá, của cô Việt văn, thầy toán… của các lớp chung quanh vẫn nghe rõ mồn một. Ngược lại, lớp này phát âm đồng thanh tiếng Anh (hoặc tiếng Pháp) thì các lớp gần cạnh chỉ việc nín khe, nếu không muốn đọc phụ hoạ theo. Giờ học luôn có sự “hoà âm” bất đắc dĩ như thế. Cuộc sống tạm bợ trong trại tạm cư cũng bất ổn. Những điều này ảnh hưởng nhiều đến chất lượng dạy và học của thầy trò trường Nguyễn Hoàng lúc đó, nhưng không làm vơi đi sự tận tâm của quý thầy cô cũng như tinh thần hiếu học của học sinh trường Nguyễn Hoàng. Chính những hình ảnh ngộ nghĩnh ấy lại là hồi ức sâu đậm cho tôi, dù gần 40 năm đã trôi qua
        Gần bốn mươi năm rồi , phải chăng thế
        Ơi ! Mái tôn vách ván sân trường xưa
        Ơi ! Bè bạn thẹn thò ngày mới lớn
        Ghế cầm tay thắm dệt đoá hoa mơ

        Nguyễn Hoàng ! Thôi vời vợi ngôi trường cũ
        Ngăn phên gót vẫn thích hơn tường vữa
        Tiếng học ồn ta vẫn thấy véo von
        Còn chăng hương má cốm đến thơm giòn

HƯỚNG DẪN CÁCH TẢI VIDEO LÊN YOUTUBE - Gia Minh

Nguồn : 
http://trelang.blogtiengviet.net/2011/11/25/hadar_ng_daoln_caich_taopi_video_laon_yo


Hôm trước tôi đã có bài  hướng dẫn chèn video vào  blog tức là những video đã có sẵn trên youtube.
Nhưng nhiều khi chúng ta đi picnic,hay đi thăm quan du lịch,hay các cuộc gặp gỡ giao lưu, tọa đàm hay những việc trong gia đình như sinh nhật,cưới hỏi… Ta lưu lại những khoảng khắc tuyệt vời  mà muốn chia sẻ cho bạn bè người thân ở xa nhưng không biết bằng cách nào. Vậy hôm nay tôi viết bài này giúp cho những ai chưa biết thì có thể làm theo cách này cũng được. Bài này hướng dẫn hoàn toàn bằng tiếng Việt nên rất dễ thao tác.
Bạn phải  tiến hành 2 bước cơ bản.
1 -  Tải video  lên youtube.
2 -  Chèn  video  vào blog
Lần trước tôi đã có bài  hướng dẫn chèn video vào blog, hôm nay tôi hướng dẫn các bạn phần. Cách tải video lên youtube.
Bạn vào  trang   www.youtube.com

Thứ Sáu, 7 tháng 12, 2012

CÁI TÌNH CỦA VÕ VĂN HOA TRONG "PHÙ SA TÌNH" - Võ Văn Hoa, Nguyễn Ngọc Luật



         
        
                                Tác giả Nguyễn Ngọc Luật


       Tháng 11 năm nay Võ Văn Hoa vào dự đám cưới cháu đang dạy học ở trường THPT Trần Phú, luôn tiện có ghé nhà thăm và tặng tôi một tập thơ của anh mới xuất bản: “Phù sa tình”.
      Là bạn thân của Hoa nên thơ của anh tôi đã đọc nhiều từ “Còn ta với mình” đến “Gió cuối mặt sông” và những bài thơ đăng trên các báo, tạp chí…Thật tình mà nói thích cũng nhiều mà không thích cũng có.
      Đọc hết 90 bài thơ trong “Phù sa tình” mới cảm nhận cái tình của Võ Văn Hoa bàng bạc trong hầu hết những bài thơ ngắn, kiệm lời nhưng hầu như bao phủ hầu hết các đề tài mà anh đề cập trong tập thơ.

Thứ Năm, 6 tháng 12, 2012

TRĂNG KHUYẾT - Đoàn Anh Kiệt

Mời đọc truyện ngắn của Đoàn Anh Kiệt - con trai út mình

      

  Nguồn :    Trăng khuyết « doananhkiet
   http://doananhkiet.wordpress.com/2011/09/25/trang-khuy%E1%BA%BFt/


TRĂNG KHUYẾT


Đêm đã khuya. Vầng trăng khuyết cong cong treo lơ lửng trên mái nhà, chừng như với tay là có thể chạm tới.
Phải chăng ước mộng của đời người cũng giống thế? Cũng tưởng như vươn tay là có thể hái được mà vĩnh viễn chẳng bao giờ với tới

 —oOo—

Lưu Bình ngồi trong sân, một mình uống rượu, trong lòng trăm mối ngổn ngang. Hai năm trước, trong mái nhà tranh mỗi lần trăng khuyết chàng đều cùng Châu Long ngắm trăng thề ước. Giờ đây, nàng lại trở về nơi nàng đã ra đi. Lưu hận nàng chăng? Không! Sao có thể hận nàng? Nàng đã giúp chàng quá nhiều, cứu vớt đời chàng từ con sâu rượu thi đỗ trạng nguyên, lên chức tri phủ.
Chàng trách Dương Lễ sao? Không! Sao có thể trách y được? Y cam tâm tình nguyện đưa người thiếp chưa cưới tới cho chàng, giúp chàng ăn học, nuôi chí thành tài. Chàng mang ơn y còn chưa hết nữa là…
Nhưng… Sâu thẳm trong lòng phải chăng chàng không hận y, không hận Châu Long? Vì sao nuôi chí thành tài? Vì sao nằm gai nếm mật suốt chừng ấy năm? Có phải là để chứng tỏ cho tên bạn bội bạc thấy mình không phải là kẻ vô dụng hay không? Hay là vì chính bản thân mình? Vì vinh dự gia đình, dòng tộc?
Lưu biết rõ, động cơ khiến chàng phấn đấu, nuôi chí học hành hoàn  toàn chỉ có một, là nàng, là… Châu Long. Bạn bè bội bạc, chuyện đó Lưu sớm đã nhìn thấu rồi, đâu chỉ một mình Dương Lễ, hà huống đó chính là do y giả vờ làm vậy. Chí khí phấn đấu cho bản thân, cho gia đình sao? Lưu tự biết mình không quan tâm đến chuyện đó. Chàng vốn đã coi nhẹ bản thân, coi nhẹ những gì người đời xỉa xói.
Những lời thề ước, những cái ôm ghì đầy nhục cảm năm xưa lẽ nào chỉ là vì bổn phận do người chồng chưa cưới hay sao? Lưu không tin, nhưng lại không dám không tin. Suốt mấy năm đằng đẵng bên nhau, Lưu luôn kìm chế dục vọng của mình, một phần là vì nàng, một phần là sâu thẳm trong lòng chàng vẫn luôn có một cảm giác mơ hồ về một điều gì đó… Bất hạnh thay, điều chàng linh cảm lại là sự thật.
Trăng có lúc mờ tỏ tròn khuyết, người có khi bi hoan ly hợp… Sao lần thề ước nào cũng đều diễn ra vào đêm trăng khuyết? Sao đang vui mà mặt nàng lúc nào cũng thoáng chút sầu giăng?
Nhưng nghĩ để mà nghĩ, chứ Lưu có thể làm gì? Ngày ngày gặp bạn, gặp vợ bạn, người mà Lưu nghĩ sinh ra là để thuộc về mình tay trong tay với người bạn thân nhất, người ơn sâu nặng nhất, liệu Lưu có dám làm chuyện bất nghĩa hay không?
Đêm trăng khuyết, tiếng thở dài vang lên não ruột giữa trời khuya vắng…