Tác
giả bài viết Nguyên Lạc
BÀI
THƠ TỨ TUYỆT VÔ ĐỀ
Nguyên Lạc
VÀI
HÀNG TIỂU SỬ
1. HÒA THƯỢNG
THÍCH TUỆ SĨ
a.
- Hòa thượng Thích Tuệ Sỹ tục danh Phạm Văn Thương
sinh ngày 15 tháng 2 năm 1943 tại Paksé, Lào. Thầy quê tại Quảng Bình, Việt
Nam, là một học giả uyên bác về Phật giáo, nguyên giáo sư thực thụ của Đại học
Vạn Hạnh tại Sài Gòn, nhà văn, nhà thơ, dịch giả và là một người bất đồng chính
kiến với Chính phủ Việt Nam. Ông hiện là Đệ nhất phó Viện trưởng Viện Hóa Đạo của
Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất.
- Thầy thông thạo tiếng Trung Hoa, tiếng Anh, tiếng
Pháp, tiếng Pali, tiếng Phạn và tiếng Nhật, đọc hiểu tiếng Đức. Thầy được giới
học giả Việt Nam đánh giá cao vì đã công bố nhiều tiểu luận, chuyên khảo, thơ
và nhiều công trình dịch thuật Phật giáo từ tiếng Phạn, tiếng Trung Hoa và tiếng
Nhật. [Viết theo Wikipedia]
Thiền
sư Tuệ Sĩ
b.
TUỆ SỸ, MỘT THIÊN TÀI CỦA VIỆT NAM :
Thầy xuất gia từ thuở còn thơ và sống ở Lào, làm chú
tiểu Sa Di sớm chiều kinh kệ, công phu bái sám, đó là bổn phận của người làm điệu,
trong nếp sống nhà chùa. Bằng bản chất thông minh, thiên tư từ thuở nhỏ, cho
nên sau khi xuất gia, Thầy đã miệt mài học hỏi kinh điển, siêng năng nghiên cứu
nghĩa lý đạo mầu. Quí sư Lào sau một thời
gian dạy dỗ, thấy được trí tánh thông minh của Thầy, chư sư Lào tự thắy không
đủ khả năng dạy nữa, để không làm mai một thiên tư trác việt, trí tuệ tuyệt vời,
các vị Bổn sư Lào đã gởi Thầy về Việt Nam, cho quí Hòa thượng tiếp tục hướng dẫn,
dạy dỗ.
Thầy được đưa về Huế, cùng tu học với quí chư Tăng và
thành đạt sở học một cách nhanh chóng. Do vậy, sau một thời gian tham học với
chư Tổ Đức về phần kinh luật và chữ Nho, Thầy đã thông suốt và tự mình phát huy
sở học mà không cần thầy dạy. Từ đó, Thầy tiếp tục vân du tham học ở chư bậc kỳ
tài, hữu danh đương thời, lần hồi Thầy đã vào Sài Gòn để tiếp tay xây dựng và
giáo dục đàn em, học trò của mình. Là vị giáo sư gương mẫu, nồng cốt của Đại học
Vạn Hạnh, mà cứ mỗi lần gặp nhau thăm hỏi, những người đồng nghiệp đều gọi Thầy
là "chú Sỹ" vì Thầy còn quá trẻ.
Thầy phụ trách dạy tại Đại học Vạn Hạnh chương trình
Triết học Tây phương, văn học Đông Phương, luận đề Phật giáo : triết học Tánh
Không, Trung Quán luận, A Tỳ Đạt Ma, đại cương Thiền Quán... Mặc dầu ở vào lứa
tuổi đôi mươi, nhưng Thầy đã đóng góp một phần không nhỏ trong nền văn hóa,
giáo dục của nước nhà và Thầy đã xuất sắc hơn trong lãnh vực ngôn ngữ : sinh ngữ
và cổ ngữ. Thầy tự học, rèn luyện lấy chính mình vì vậy mọi người ai cũng kính
mến, thán phục và có nhiều bạn vong niên dưới mái trường Đại học Vạn Hạnh.
[Viết
theo Thích Nguyên Siêu]
2. THI SĨ BÙI
GIÁNG
Thi sĩ Bùi Giáng sinh ngày 17 tháng 12 năm 1926 tại
làng Thanh Châu thuộc xã Vĩnh Trinh, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam.mất ngày 7
tháng 10 năm 1998 tại Sài Gòn. Ông là
nhà thơ, dịch giả và là nhà nghiên cứu văn học của Việt Nam. Các bút danh khác
của ông là: Trung niên thi sĩ, Thi sĩ, Bùi Bàn Dúi, Bùi Văn Bốn, Vân Mồng...Ông
nổi tiếng từ năm 1962 với tập thơ Mưa nguồn.
Ông là nhà trí thức lớn, là giáo sư đại học, là học giả,
dịch giả, là triết gia, là thi sỹ, là phù thuỷ ngôn ngữ, là kẻ lãng du thiên
tài không màng thế sự...
Thi
sĩ Bùi Giáng
BÀI
THƠ TỨ TUYỆT XƯA
Các bạn thơ chắc ai cũng biết bài tứ tuyệt rất nổi tiếng
của Trương Kế (nhà thơ Trung Quốc, thời Đường Túc Tông). Đây là bài thơ.
PHONG KIỀU DẠ BẠC
Nguyệt
lạc, ô đề, sương mãn thiên
Giang
phong ngư hỏa đối sầu miên
Cô
Tô thành ngoại Hà San tự
Dạ
bán chung thanh đáo khách thuyền.
Trương Kế
NỬA ĐÊM ĐẬU BẾN PHONG KIỀU
Trăng
tà tiếng quạ kêu sương,
Lửa
chài cây bến sầu vương giấc hồ
Thuyền
ai đậu bến Cô Tô
Nửa
đêm nghe tiếng chuông chùa Hàn San.
Nguyễn
Hàm Ninh dịch
(Bản
dịch tiếng Việt của Nguyễn Hàm Ninh, thường bị nhầm là bản dịch của Tản Đà -
Wikipedia)
BÀI
THƠ TỨ TUYỆT NAY
Theo tôi, bài tứ tuyệt VÔ ĐỀ sau đây cũng hay không
kém.
Lạ lùng thay, bài tứ tuyệt này được hai người nổi tiếng
làm: Đó là thầy Tuệ Sỹ và thi sĩ Bùi
Giáng. Thầy Tuệ Sỹ làm hai câu đầu, Bùi Giáng tiếp theo hai câu cuối.
Đây là bài tứ tuyệt của hai người:
VÔ ĐỀ
Thâm dạ phong phiêu nghiệp ảnh tùy
Hiện tiền vi liễu lạc hoa phi.
(Thầy Tuệ Sỹ)
Phiêu bồng tâm sự, tân toan lệ,
Trí hải đa tàm, trúc loạn ty.
(Thi sĩ Bùi Giáng tiếp
thơ)
Dịch thơ:
Tôi tạm dịch thoát như sau:
Đêm
sâu bóng nghiệp theo làn gió
Rõ
ràng làm lạc liễu hoa bay
Tâm
sự nhẹ dâng cùng lệ khổ
Biển
học thẹn lòng trúc tơ xoay
(*)
(Nguyên Lạc)
***
Tính nhân bản là một thuộc tính của thơ hay, nước nào
cũng có, chỉ có trước hay sau thôi. Nước người có thì nước Việt chúng ta cũng
có. Hãy trân trọng cái hay cái đẹp của tiền nhân, của đất nước.
Nguyên Lạc
.................
Chú thích:
(*) - Rừng trúc
như tơ rối: không thâu đắc được.
(Trần Việt Long)
- Trí hải: biển
hiểu biết (biển học), nhưng cũng là Trí Hải, tên của một ni sư. Thi sĩ Bùi
Giáng muốn đùa giỡn với thầy Tuệ Sỹ
[Có tham khảo
các bản dịch: Hoàng Quốc Bảo, Trần Việt Long - trang art2all]
@ Phần phụ lục
1. Tuệ Sỹ
Sẵn đây, Nguyên Lạc xin giới thiệu thêm bài thơ KHÔNG
ĐỀ của thầy Tuệ Sỹ làm sau này. Bài thơ này khác với bài thơ tứ tuyệt Vô Đề ở
trên, gồm 3 khổ như sau:
KHÔNG ĐỀ
Đôi
mắt ướt tuổi vàng khung trời hội cũ
Áo
màu xanh không xanh mãi trên đồi hoang
Phút
vội vã bỗng thấy mình du thủ
Thắp
đèn khuya ngồi kể chuyện trăng tàn
Từ
núi lạnh đến biển im muôn thuở
Đỉnh
đá này và hạt muối đó chưa tan
Cười
với nắng một ngày sao chóng thế
Nay
mùa đông mai mùa hạ buồn chăng
Đếm
tóc bạc tuổi đời chưa đủ
Bụi
đường dài gót mỏi đi quanh
Giờ
ngó lại bốn vách tường ủ rũ
Suối
nguồn xa ngược nước xuôi ngàn
Tuệ
Sỹ
2. Bùi Giáng
Nguyên Lạc cũng xin giới thiệu thêm bài dịch thơ G.
Apollinaire của trung niên thi sĩ Bùi Giáng. Bài thơ dịch nổi tiếng này
đã được nhạc sĩ tài hoa Phạm Duy phổ nhạc: "Mùa Thu Chết".
Bài này rất nổi tiếng trong thập niên 70 tại Sài Gòn, và gắn liền với tên tuổi
ca sĩ Julie Quang.
LỜI VĨNH BIỆT
Ta
đã hái nhành lá cây thạch thảo
Em
nhớ cho, mùa thu đã chết rồi
Chúng
ta sẽ không tao phùng đựợc nữa
Mộng
trùng lai không có ở trên đời
Hương
thời gian mùi thạch thảo bốc hơi
Và
nhớ nhé ta đợi chờ em đó…
Bùi Giáng dịch
(“Ði vào cõi thơ”. Bùi Giáng, trang 80-82, nhà xuất bản
Ca Dao, Sàigòn, Việt Nam.1969)
Nguyên tác:
L’ADIEU
J'ai
cueilli ce brin de bruyère
L'automne
est morte souviens-t'en
Nous
ne nous verrons plus sur terre
Odeur
du temps brin de bruyère
Et
souviens-toi que je t'attends
Apollinaire