BÂNG KHUÂNG

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC

Chủ Nhật, 29 tháng 9, 2024

KHÓC TA XIN NHỎ LỆ VÀO THIÊN THU! - Phạm Hiền Mây



1.
Trong sự nghiệp sáng tác đồ sộ của mình, Phạm Duy đã có rất nhiều ca khúc, mà phần lời, lấy từ thơ của nhiều nhà thơ nổi tiếng. Một trong những nhà thơ đó là Phạm Thiên Thư, với bốn bài thơ tiêu biểu, được phổ thành nhạc: Đưa Em Tìm Động Hoa Vàng, Ngày Xưa Hoàng Thị, Em Lễ Chùa Này, Gọi Em Là Đóa Hoa Sầu.
Cả bốn bài này, theo tôi, nếu đánh giá là hay, sẽ trật lất.
Đánh giá đúng, và đúng đến từng chữ, thì phải là rất-hay, rất-rất-hay.
Thế hệ tôi, không ai là không biết, tệ lắm thì cũng, không ai là chưa từng nghe qua một lần: rằng xưa có gã từ quan / lên non tìm động hoa vàng ngủ say.
 
Phạm Thiên Thư, tức Thích Tuệ Không, từng cạo đầu, mặc áo nâu sòng, ở trong chùa đến chín năm. Đi tu, cũng là chuyện bất đắc dĩ, nhưng nhờ vậy mà ông ngộ ra được nhiều điều: bước chân tìm chán ta bà / ngừng đây nó hỏi đâu là vô minh.
Cho nên, thơ ông, đậm vị thiền, lời thơ nhẹ nhàng, trong sáng, thanh thoát, ít nhuốm màu tục lụy, thế gian: gót chân đất Phật trổ hằng hà sa.
Nếu có yêu, nếu có nhớ, thì đó cũng chỉ là yêu, là nhớ, thấp thoáng, xa xôi, khói sương, huyền ảo, hư huyễn, vô thường: thì thôi tóc ấy phù vân / thì thôi lệ ấy còn ngần dáng sương.

MƯỜNG MÁN (TRẦN VĂN QUẢNG) VÀ BÀI THƠ “QUA MẤY NGÕ HOA” – Phạm Văn Thanh



Mường Mán, tên đầy đủ là Trần Văn Quảng (sinh ngày 20 tháng 5 năm 1947) là một nhà văn, nhà thơ, nhà biên kịch người Việt Nam. Quê ông ở làng An Truyền (làng Chuồn) huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế. Bút danh Mường Mán gắn liền với hai bài thơ ngắn là "Thiếu thời""Mùa hạ mới" trên tạp chí Văn năm 1965. Dù vậy, sự nghiệm chính của ông là văn xuôi bao gồm nhiều tập truyện ngắn, truyện dài và tiểu thuyết đã được xuất bản. Mãi tới năm 1995 ông mới in tập thơ đầu tiên là Vọng.
 

Thứ Sáu, 27 tháng 9, 2024

KHÁM PHÁ ĐỒNG MÔ - Cẩm Hà

Hồ Đồng Mô thuộc địa giới hành chính của TX. Sơn Tây và H.Ba Vì, có diện tích khoảng 1.400 ha, sức chứa 61,9 triệu m3. Với cảnh quan thiên nhiên đa dạng, nguồn sinh vật rất phong phú, hồ Đồng Mô có tiềm năng khai thác du lịch rất lớn.
 

Theo tín ngưỡng dân gian, hồ Đồng Mô gắn liền với trận chiến giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh để tranh giành công chúa Mỵ Nương thuở vua Hùng dựng nước. Hồ nước mênh mông còn lại đến nay là dấu tích của cuộc chiến ngày xưa ấy...
Câu chuyện về hồ Đồng Mô có thể nửa thực nửa hư, nhưng khoa học đã chứng minh đây là vùng đất cổ. Ở khu vực phía nam của hồ như Đồi Sành, Mỏ Vít, Đảo Xanh, khe Xăng Dầu..., người ta đã tìm thấy nhiều hiện vật từ thời đồ đá cũ và sơ kỳ kim khí thuộc văn hóa Sơn Vi cách đây ít nhất 9.000 năm.
 
Đây cũng là khu vực từng diễn ra cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng. Thế nên, khi dạo bước trên miền cổ xưa ấy, trong "nắng Sơn Tây, mây Ba Vì", thật khó tránh khỏi tâm trạng bồi hồi khó tả.

Nhưng đất Sơn Tây không chỉ có những tầng trầm tích ngủ yên trong lòng đất. Hồ Đồng Mô từng có "cụ" rùa khổng lồ cùng họ với rùa Hồ Gươm. "Cụ" rùa Đồng Mô đã mất năm 2023, song các nhà nghiên cứu đã phát hiện thêm 2 cá thể khác tương đồng.

CẶP VỢ CHỒNG KHIẾN NHIỀU NGƯỜI MỸ “PHẢI LÒNG” MẮM TÔM – Đức Trung


Món bún đậu mắm tôm tại nhà hàng MẮM NYC ở New York, Mỹ. Ảnh: Instagram/mam.nyc

Nhung và Jerald mở nhà hàng bán bún đậu ở New York, thuyết phục thực khách thử món mắm tôm, khiến nhiều người "phải lòng" và gọi tới hai bát.
 
Đầu bếp trẻ người Mỹ Jerald Head gặp Nhung Đào, một nhân viên văn phòng, tại TP HCM vào mùa thu năm 2016, khi anh tới Việt Nam học hỏi kinh nghiệm ẩm thực. Một năm sau, khi Jerald đã là bếp trưởng một nhà hàng Việt ở New York, anh quay lại Việt Nam và kết hôn với Nhung.
 
Thời điểm Nhung sang Mỹ định cư cùng chồng năm 2020, đại dịch Covid-19 bùng phát, khiến các nhà hàng ở New York phải đóng cửa và Jerald lâm cảnh thất nghiệp. Cơ hội đến với hai vợ chồng vào tháng 9/2020, khi chính quyền New York cho phép các nhà hàng bán mang về và cho thực khách dùng bữa ở vỉa hè.
 
Nhung và Jerald quyết định mở "MẮM", một gian hàng thời vụ theo mô hình pop-up trên con phố vắng đối diện công viên ở trung tâm Chinatown, Manhattan, để bán bún đậu mắm tôm, món ăn gắn liền với những buổi hẹn hò của hai người ở Việt Nam, cũng là một trong những món Việt khó tìm nhất ở Mỹ.
 

Thứ Hai, 23 tháng 9, 2024

LOẠI CÁ ĐƯỢC COI LÀ “CHÚA TỂ SÔNG AMAZON”, ĂN CÁ SẤU NON VÀ CÁ PIRANHA - Lê Dương

Khi nhắc đến cá sấu và cá piranha, điều hiện lên trong đầu chúng ta là những cảnh tượng hung dữ và tàn bạo. Nói chung, cá chỉ là món ngon trong mắt chúng. Tuy nhiên, có một loài cá ở sông Amazon có thể dễ dàng giết chết những con cá sấu non và coi cá piranha như một “đồ ăn vặt”.


Nhân vật chính của chúng ta hôm nay là Arapaima, còn được gọi là cá pirarucu hoặc paiche, cá hải tượng. Mỗi tên của nó đều có cơ sở
 
Arapaima (cá hải tượng long)
 
Arapaima là một sinh vật cổ xưa được ước tính đã tồn tại trên trái đất hơn 100 triệu năm. Nó được biết đến là một trong những loài cá nước ngọt lớn nhất thế giới. Arapaima trưởng thành thường có chiều dài từ 2-6 mét và có thể nặng hơn 200 kg. Vào ngày 27 tháng 2 năm 2015, bốn người ở Thái Lan đã cùng nhau bắt được một con cá Arapaima nặng 460 pound, đây là con cá Arapaima lớn nhất mà con người bắt được. Nó đã phá kỷ lục thế giới và cho đến nay vẫn chưa bị vượt qua.
 
Bắt cá Arapaima lớn nhất
 
Sau một thời gian dài tiến hóa, Arapaima có khả năng thích nghi mạnh mẽ. Ở lưu vực sông Amazon nóng nực, địa hình bằng phẳng và dòng chảy của sông chậm, hàm lượng oxy trong nước sông chưa bao giờ cao. Do đó, loài Arapaima đã tiến hóa một loại bong bóng bơi có thể thở, có thể hỗ trợ hô hấp khi không có oxy.
 

PHỐ NHƯ HÒ HẸN THU VỀ, ĐÓA HOA HIẾU HẠNH – Thơ Tịnh Bình


   


PHỐ NHƯ HÒ HẸN THU VỀ
 
Con đường đêm qua lá ướt
Hình như gió khóc điều gì
Và cơn mưa hồng đã rụng
Lẽ nào mùa hạ toan đi ?
 
Bát ngát tiếng chim buổi sớm
Dùng dằng nắng hạ đa mang
Mùa thu đến đâu rồi nhỉ ?
Sao đã nôn nao lá vàng
 
Day dứt thềm mưa ngâu rắc
Chạm vào miền nhớ xanh rêu
Bông hoa ơ thờ cánh mỏng
Khơi lên nhung nhớ bao chiều
 
Hút mắt xa rồi hạ cũ
Ngỡ còn thảng thốt lời ve
Nắng khẽ nhuộm vàng áo cúc
Phố như hò hẹn thu về
 
Khắc khoải chút hương mùa cũ
Để quên một vạt mây chiều
Tình thu gửi vào lối gió
Ráng chiều đỏ lựng màu yêu...
 

NỤ HÔN NẰM TRÊN TỜ GIẤY – Trần Vấn Lệ



Ngày, mười tiếng đồng hồ, có hai giờ trời nắng.  Mùa Hè chắc đi vắng?  Mùa Thu mon men về?
 
Cái sân gạch đỏ hoe như bàn tay vẫy vẫy.  Cuộc chia ly như vậy... cũng không mấy là buồn!
 
Tôi nói nghe mà thương... Thơ hôm nay, thế đó.  Có cái gì nhơ nhớ... bài tập đọc hồi xưa...
 
Cái hồi tôi bé thơ:  Biệt Ly Sao Buồn Vậy?  Nước mắt nhỏ xuống giấy... mấy mươi năm còn nguyên?
 
Ơ nhỉ tôi vô duyên.  Biệt ly là cái cớ!  Chia ly , phân ly ngỡ những chữ giống nghĩa nhau?
 
Kệ nó, có gì đâu!  Thơ: Tự Do Trên Hết!  Ai đọc, thương hay ghét là chuyện, cũng Tự Do!
 
*
Tôi nhớ lại Bác Hồ:  "Không Có Gì Quí Hơn Độc Lập Tự Do".  Câu đó, không phải Thơ, nó chỉ là Khẩu Hiệu.  Thấy có gì thiêu thiếu, Trần Hưng Đạo, phải không? (*)
 
Hai Thế Kỷ một dòng máu Việt Nam ràn rụa.  Sông Bến Hải màu đỏ rồi sông Bến Hải xanh!
 
Chia ly không mong manh?  Chia ly đã lành lặn?  Nắng!  Hai tiếng đồng hồ nắng... cầu Hiền Lương rung rung...
 
Xe qua:  Giải Phóng Quân.  Xe về:  Chiến Lợi Phẩm.  Vạt áo, giọt máu thấm ngàn năm màu đỏ, xanh...
 
Hình như nắng long lanh?  Hình như màu nước mắt?  Tự Do giả hay thật?  Má ơi tàn cây nhang!
 
Má, tay nắm tay con.  Má còn... Mưa hay nắng?  Hai vai Má trĩu nặng suốt-đời-cha-con-bây! 
 
Má ơi... thơ con hay?  Má hôn đi tờ giấy...
 
                                                                                     Trần Vấn Lệ
 
(*) Thơ Hồ Chí Minh khi qua Đền Kiếp Bạc làm và để lại cho Trần Hưng Đạo đọc:  "Bác anh hùng tôi cũng anh hùng - hai ta cùng một gánh Non Sông!  Bác đưa dân tộc qua Nô Lệ, tôi dẫn năm châu đến Đại Đồng!..."

LẠC BƯỚC – Nhạc Khê Kinh Kha, ca sĩ Ánh Tuyết trình bày

     
           

    


LẠC BƯỚC
 
con gió lạc bước giữa trời
ngàn năm gió vẫn rong chơi giữa đời
cánh mây lãng đãng trên đồi
con sông nước chảy, chim trời lênh đênh
bao la sương khói, nắng vàng mênh mông
 
con trăng ngủ muộn trên cành
ngàn sao lạc bước dưới giòng nước trôi
và tôi ngơ ngác giữa đời
qua đây lạc bước chân người trăm năm
qua đây lạc bước phận người thế gian
 
chiếc lá lạc giữa núi rừng
hạt sương rơi xuống đêm hoang một mình
suối reo trong đá trên ghềnh
môi thơm ửng đỏ cho tình em ngoan
long lanh mắt biếc cho tình đi hoang
 
em vui lạc giữa mối tình
còn tôi lạc bước đi tim trái tim
à ơi em xõa tóc mềm
bâng khuâng tôi đứng giữa đường bơ vơ
tôi như chiếc lá bên đường gió mưa
 
                                    khê kinh kha

BÊN KIA MIỀN IM LẶNG – Thơ Lê Văn Trung


   

 
BÊN KIA MIỀN IM LẶNG
 
Rồi khi nắng tắt ngoài hiên vắng
Ai rót vào ta những nhạt phai
Ta đi cho hết vòng luân lạc
Ta qua cho hết trời thiên tai
 
Xin gọi nhau về bên cõi hẹn
Một MIỀN IM LẶNG giữa vô biên
Xin gửi thiên thu lời ánh sáng
Soi từng hạt bụi rơi ưu phiền
 
Ta đi như thế ta là mây
Ta đi như thế ta là gió
Ta đi như lá đã lìa cây
Là đi như hoa tàn hương nhụy
 
Ta đi nhẹ nhàng như khe suối
Ta đi vội vã như thác ghềnh
Ta xuôi về tận trời quên lãng
Ta về BÊN KIA MIỀN LẶNG IM.
 
                                 Lê văn Trung
                                   13. 09. 24

Thứ Bảy, 21 tháng 9, 2024

CHÂN DUNG “GIANG HỒ” CHỢ LỚN: TÍN MÃ NÀM - Vinhhuy Le


Huynh đệ "Mã thầu dậu" ở Cholon hồi đầu thế kỷ XX.

Tay anh chị Chợ Lớn Tín Mã Nàm là một trong những nhân vật được đề cập trong tập truyện ký “Những người săn bắt cướp” của nhà văn-nhà báo Nguyễn Như Phong. Sau đó, hình tượng nhân vật này được khắc họa hư cấu thêm, thành tuồng cải lương “Vụ án Mã Ngưu” [1] nổi tiếng một thời.
Những thông tin sai lạc ngày càng được bồi đắp, nhấn nhá, khiến sự thực về nhân vật truyền kỳ Tín Mã Nàm càng thành quái đản, dị dạng, tâm thần.
 
Chỉ riêng cái tên Tín Mã Nàm cũng được giải thích tầm xàm. Người thì lấy tiểu sử của “Tư Hải Phòng”, một du đãng hạng ba, hạng tư của Chợ Lớn để thêm thắt và khoác vào cho Tín Mã Nàm, biến Nàm thành Trần Hoài Tư với những thành tích gian dâm hạ đẳng. Kẻ thì cho Tín Mã Nàm tên là “Mã Thầu Dậu” mà không hề biết rằng cái tên Mã Thầu Dậu vốn không phải danh từ riêng, và chữ Mã trong đó chẳng hề dính dáng gì đến con ngựa [2]!
 

HÀ MAI ANH & TÂM HỒN CAO THƯỢNG – Trinh Anh Khoi


Dịch giả Hà Mai Anh
 
Nhà giáo Hà Mai Anh là thầy của rất nhiều học trò trước năm 1975. Trong dịch thuật, các tác phẩm của ông hầu hết đều chọn lọc nội dung hướng thượng, mang những lời dạy bảo của các bậc sinh thành.
 
Năm 1938, quyển Công Dân Giáo Dục của nhà giáo Hà Mai Anh xuất bản tại Nam Định, được chấp thuận dùng làm sách giáo khoa. Rồi quyển Tâm Hồn Cao Thượng, bản dịch của ông, đoạt giải thưởng Văn chương của Hội Alexandre de Rhodes, Hà Nội 1943. Quyển ấy được xem như một dạng Luân lý Giáo khoa thư của thế kỷ 20 và trở thành sách hay cho nhiều thế hệ thiếu niên Việt trong suốt nhiều thập niên. Sách được tái bản nhiều lần. (1)


Nên biết, có những tác phẩm mà bản dịch đã thể hiện rất tốt văn phong lẫn nội dung gốc, nên chính chúng cũng được nổi danh và lưu truyền qua nhiều thập niên. Điển hình như Thủy Hử, người ta phải nói đến bản dịch của Á Nam Trần Tuấn Khải, hoặc The Godfather thì phải do Ngọc Thứ Lang chuyển ngữ, thế thì Les Grands Coeurs của Edmondo De Amicis, là phải qua bản dịch của Hà Mai Anh.
 

Thứ Sáu, 20 tháng 9, 2024

VẦNG TRĂNG XẺ ĐÔI VẪN IN HÌNH BÓNG MỘT NGƯỜI! – Phạm Hiền Mây



Nếu như Phạm Duy có Bên Cầu Biên Giới khiến hàng triệu con tim khán thính giả phải bồi hồi, say đắm, đê mê, theo giấc viễn mơ của chàng trai trẻ, một giấc mơ đẹp không biên giới, lãng mạn và tình tứ, bay bổng và đầy khát khao, được viết năm một ngàn chín trăm bốn mươi bảy, khi Phạm Duy vừa tròn hai mươi sáu tuổi, thì...
 
Thì, Nguyễn Văn Đông (1932-2018), vào năm một ngàn chín trăm năm mươi sáu, tức sau Phạm Duy mười năm, lúc vừa tròn hai mươi bốn tuổi, có Chiều Mưa Biên Giới.
 
Chiều Mưa Biên Giới của Nguyễn Văn Đông là một trong những sáng tác đầu tay của nhạc sĩ, và cũng là một trong những nhạc phẩm được khán thính giả bốn phương yêu mến nhất, là ca khúc hay nhất, thành công nhất của ông, cũng như, đem lại cho tác giả nhiều lời ngợi khen nhất.
 

NHỮNG NGƯỜI THƯỢNG ĐỨNG CƯỜI TRONG NẮNG ĐẸP CHỚ QUÊ NHÀ MÃI MÃI THƠ – Trần Vấn Lệ



Hôm qua... nắng lại giống hôm kia, chờ đợi hơi mưa chẳng thấy về!  Vài bữa nữa thôi, Hè chấm dứt, phượng trường xưa chắc rụng từ khuya?
 
Ờ khuya thì mát, đêm thì gió, chỉ nắng ban ngày, đủ xót xa!  Nhiều lúc tôi như người thượng cổ, cái thời đồ đá sống lê la...
 
"Thu ăn măng trúc, Đông ăn giá...", thơ Trạng Trình vui, nhắc để vui.  Không biết bốn mùa trên tấm lịch. trong lòng sông suối mỗi ngày trôi!
 
Tìm ai như thể tim chim nhỉ?  Tìm tiếng còi xe lửa bỏ ga?  Tìm tiếng gà trưa eo óc gáy. Tìm móng tay người xé tim ta?
 
Ơi người xe lửa thời leo núi...mỗi tiếng rên đau từng vết thương.  Tàn tạ đã lành nhưng nước mắt mỗi buổi chiều đây mờ sương sương!
 
Ta làm thơ hay ta nghẹn ngào?  Mỗi con chữ rụng một vì sao!  Ngói trường xưa có rơi trong bão mà phấn sao thơm nước mắt trào?
 
Thương lắm các em!  Thầy đã biệt hết núi đồi, hết những lũng ngo...Những người Thượng đứng cười trong nắng, đẹp chớ!  Quê Nhà mãi mãi Thơ!
                                                                                      Trần Vấn Lệ

TRĂNG THU QUÊ NHÀ, VỚI MƯA KHUYA, TẮT MỘT BAN MAI – Thơ Tịnh Bình


   
 
 
TRĂNG THU QUÊ NHÀ
 
Quê nhà rụng ánh trăng thu
Vẳng nghe tiếng dế khúc ru đêm về
Vạc sành khản giọng lời quê
Chạnh thương hương bưởi bùa mê vào lòng
 
Phương trời lưu lạc long đong
Tìm đâu cánh bướm lượn vòng ngày thơ
Đồng xưa lọn khói xa mờ
Tiếng chim thôi hót... buồn vơ vẩn buồn...
 
Rèm mây nấp bóng trăng suông
Gió lùa hương thị in tuồng chiêm bao
Nàng tiên ông Bụt ca dao
Giấc mơ cô Tấm khát khao vọng tìm
 
Ngỡ gì con cá lìm kim
Quẫy đuôi đớp vội trăng chìm đáy ao
Phương xa có kẻ lòng đau
Ngẩn ngơ hoài vọng riêng màu trăng quê...
 

CHUYỆN CHỮ NGHĨA: “CHỮ PHÚC” 福 – Vinhhuy Le


                       
                                                           Ảnh 1: Chữ Phúc Giáp cốt văn

Với người Tàu, văn tự không chỉ là công cụ chuyển tải tư tưởng, mà còn là phương tiện giao tiếp với thần linh, chữ Hán thường được dành chỗ trang trọng ở nơi thờ tự. Người ta tin rằng những chữ tốt lành có chứa năng lượng siêu nhiên, hiệu dụng xua tan tà ma, xui rủi. Thường mỗi dịp xuân về, người Trung Hoa lại nhờ tay thư pháp viết những chữ đó lên giấy đỏ, để dán trong nhà cửa nghênh xuân. Và Phúc  luôn là lựa chọn đầu tiên, không thể thiếu.

NGHỆ SĨ NHÂN DÂN TRUNG ĐỨC TỪNG MƯỢN DANH GIÁO SƯ TRẦN VĂN KHÊ ĐỂ “QUA MẮT” HỘI ĐỒNG NGHỆ THUẬT? – Hoàng Tuệ Lâm

Vì bài hát “Đi chơi chùa Hương” mà Nghệ sĩ Nhân dân Trung Đức dám mượn danh Giáo sư Trần Văn Khê để qua mắt Hội đồng nghệ thuật của Nhà hát vào thập niên 80.
 
Bản gốc bài hát "Đi chơi chùa Hương" ký tên tác giả Trần Văn Khê. Ảnh chụp lại từ báo Văn nghệ
 

Trong kho tàng âm nhạc Việt Nam, “Đi chơi chùa Hương” là một ca khúc có đời sống rất rộn ràng nhưng lai lịch lại cực kỳ bí ẩn. Từng có một thời, nhiều người đi tìm tác giả đã phổ nhạc lời thơ của Nguyễn Nhược Pháp thành bài hát nổi tiếng nhưng đều không thể tìm ra nổi. Và sự thật cuối cùng đã khiến mọi người… "ngã ngửa".
 

NGĂN SÔNG, CẤM LŨ Ở ĐỒNG BẰNG NAM BỘ VÀ DƯ HẠI - Bs Phạm Ngọc Thắng



Bức ảnh này của tác giả Trung Chánh có chú thích: Cần đưa lũ quay lại những đồng ruộng lúa ba vụ không còn hiệu quả... được đăng trên tờ Kinh tế Sài Gòn online với chuỗi ba bài báo có tiêu đề: Miền Tây sau một thập niên đi theo lúa ba vụ.
 
Ba bài báo liên tiếp chỉ ra thất bại của chủ trương: Đê điều hóa Đồng bằng sông Cửu Long với tham vọng Trị thủy, loại bỏ Lũ ra khỏi đời sống Delta Mekong.

Chủ trương này có thể tóm gọn trong mấy chữ: Đắp đê, vắt kiệt đất mặt đồng ruộng; thâm canh, chuyên canh bằng đủ loại cây con... bắt đất nuôi cây con 365/365 ngày không ngừng nghỉ.

Kết quả:

- Không còn lũ về mặt ruộng- không còn nguồn phù sa bổ sung dưỡng chất, không còn nguồn nước rửa cuốn trôi sạch sâu bệnh.
- Cây trồng hút hết sạch dinh dưỡng từ đất, đất bạc màu thành đất trơ.
- Cây bây giờ sống bằng phân hóa học, bằng hóa chất... là chủ yếu.
Hệ lụy nhiều lắm, thảm hại lắm lắm cộng với việc thiếu nước đầu nguồn hàng năm, dẫn tới ngập mặn tới tận Tây ninh, đồng ruộng đang suy kiệt đến tàn tệ. Suy kiệt đến mức độ nào, chẳng nói ra, ai cũng tự hiểu và hiểu rất rõ.

TRĂNG THU – Thơ Lê Phước Sinh


   
 

TRĂNG THU
 
Vầng Trăng rụng lá
bọn trẻ thẫn thờ.
Cốm mới toe toét
Lũ cuốn xa bờ.
 
Cuội khóc mếu máo
cây Đa trốc gốc
(cứ tưởng ngậm Trầm)
Cô Tiên huyền hoặc
kể chuyện ngàn năm.
 
Ù ơ...
đường dài ngái ngủ giấc mơ.
 
                    Lê Phước Sinh

Thứ Ba, 17 tháng 9, 2024

THƯƠNG NHỚ HOÀNG LAN - Truyện ngắn của Trần Thùy Mai

Nhà văn Trần Thùy Mai tên thật là Trần Thị Thùy Mai, sinh ngày 8 tháng 9 năm 1954 tại Hội An, Quảng Nam. Quê quán: làng An Ninh Thượng, xã Hương Long, huyện Hương Trà, (nay là phường Hương Long, Thành phố Huế), tỉnh Thừa Thiên Huế.
Trần Thùy Mai bắt đầu được các bạn trẻ yêu thích văn chương ở Huế biết đến khi đang học ở trường Đồng Khánh những năm trước giải phóng. Tốt nghiệp Tú tài 2 từ 1972, chị thi đậu thủ khoa môn văn Đại học Sư phạm Huế. Sau 1975, chị học tiếp Đại học Sư phạm. Năm 1977, sau khi tốt nghiệp, Trần Thùy Mai được giữ lại trường, làm công tác giảng dạy và nghiên cứu môn Văn học dân gian. Năm 1987, chị quyết định chuyển sang làm biên tập viên ở Nhà xuất bản Thuận Hóa. Với lối rẽ này, Trần Thùy Mai đã chọn nghiệp viết làm con đường đi cho riêng mình.
Trưởng thành cùng thế hệ với Lý Lan, Nguyễn Thị Minh Ngọc ở Sài Gòn, những người cầm bút đầu tiên sau chiến tranh. Có thể nói, đây chính là thế hệ dò đường đi tìm những đề tài hậu chiến. Tính từ truyện ngắn đầu tay "Một chút màu xanh" in trên Tạp chí Sông Hương đến nay, nữ nhà văn người Huế này đã có trên 30 năm cầm bút với hàng trăm tác phẩm truyện ngắn được nhiều thế hệ bạn đọc yêu mến. Trong đó, một số truyện ngắn nổi tiếng như: Gió thiên đường, Thập tự hoa, Quỷ trong trăng, Thương nhớ Hoàng Lan, Mưa đời sau, Người bán linh hồn, Trăng nơi đáy giếng, Thị trấn hoa quỳ vàng... của chị đã được dịch sang tiếng Anh, tiếng Pháp và tiếng Nhật...
 
Nhà văn Trần Thùy Mai

Tôi sinh ra dưới một mái chùa. Nghe kể rằng sư phụ tôi khi ấy còn trẻ, một hôm đi ngang bỗng động tâm hỏi: “Mô Phật, sao sau chùa lại phơi tã lót?” Nghe chuyện đời cha tôi, thầy bảo: “Hãy nhớ ngày này. Nếu có cơ duyên, mười năm sau ta sẽ trở lại”. Trở về thầy bỏ tăng viện, lên một ngọn núi hẻo lánh trong rú xa, dựng mấy nếp nhà cổ. Từ ấy, thầy ẩn tu, hiếm khi xuống núi.

Thứ Hai, 16 tháng 9, 2024

VỀ TÂM BÃO LŨ ĐI QUA – Thơ Võ Văn Hoa


   

 

 VỀ TÂM BÃO LŨ ĐI QUA
 
 Những chuyến xe không đồng
Những chuyến hàng ra Bắc
Từ trái tim đến trái tim
Máu chảy ruột mềm!
 
 Những chuyến xe ngày đêm
Những thùng hàng kịp đóng
 Đêm nay sôi động
Chị em chung tay phân từng gói quà
 
 Trên tuyến đường Nam Bắc
Những quán ăn không đồng
Những nhà nghỉ không đồng
Trao gửi niềm tin yêu
 
 Hai chữ Đồng bào!
Hơn bao giờ hết
Sống chết có nhau
Hoạn nạn có nhau!
 
Đau thương làng Nủ
Đau thương vùng bão lũ
Dòng máu Lạc Hồng
Tâm đồng bên nhau
      
             14.9.2024       
           Võ Văn Hoa

HAPPY TẾT TRUNG THU – Thơ Trần Vấn Lệ


  


HAPPYYYY TẾT TRUNG THU
 
Chưa Rằm Trung Thu mà đã Tết!
Chợ nào cũng bán bánh Trung Thu!
Chợ Tàu, chợ Việt...hàng năm Tết,
Chợ Mỹ, Trung Thu cũng...nụ cười!
 
Người Mỹ ngạc nhiên: "Sao Tết nhỏ
mà toàn người già mua bánh thôi?"
Mình không đáp được, cười vui vậy!
Mình cũng mua mà! Mua... để chơi!
 
Dạo một vòng quanh vài chợ Tết
Lòng nghe non dại... bỗng bây giờ!
Trăng không hiển hiện nơi quang đãng
Vẫn sáng trong lòng những ý Thơ!
 
Hộp bánh đem về, vui cả nhà...
Cháu con đứng ngắm cái hình hoa,
hình trăng, hình thỏ, hình chim lượn,
Không mắt đứa nào không ngó qua...
 
Hộp bánh, bàn thờ, nơi cúng kiếng...
Ông Bà, Cha Mẹ cõi âm ơi...
Làn hương, làn khói, lòng thương nhớ,
Ấm nhé coi như có mặt trời!
 
Nói Tết là vui! Năm mấy Tết,
Nếu nhiều hơn nữa: Hội Nhân Gian!
Hòa Bình, vui chớ? Ai không muốn?
Đồng nghĩa Hòa Bình là Hân Hoan!
 
Tôi vào bàn gõ vài con chữ,
đã thấy bài thơ Ngày Trung Thu!
Tôi thương tôi lắm đời xa xứ
Buồn chút: Quê Hương  cõi mịt mù!
 
                                        Trần Vấn Lệ

Thứ Bảy, 14 tháng 9, 2024

BÀI THƠ NÀY TÔI NHẮC TỚI YÊN THAO – Thơ Trần Vấn Lệ


   

BÀI THƠ NÀY TÔI NHẮC TỚI YÊN THAO
 
Có lẽ cũng đã mười hôm rồi nhỉ?
Mình không thơ.  Mình chẳng có bài thơ!
Cũng tại Trời!  Ai biểu chớ không mưa?
Nắng ba tháng chưa cháy hết rừng, thật uổng!
 
Tôi nói lảng?  Tôi nói mê?  Tôi không biết ngượng
với em sao? - Người yêu quý ngọt ngào.
Anh muốn em là cờ có một ngôi sao
anh chấm dấu nặng, anh nói mình "sạo ơi là sạo"
 
Cờ ba que... hỡi ơi con sáo
nó sổ lồng nó bay sang sông!
Em dễ thương ghê!  Hồi đó má em hồng
trăng tháng Chạp có một vòng ngũ sắc!
 
Ôi câu thơ này - câu thơ đẹp nhất
Rồi cả bài thơ, em có thật của anh...
Của một thời tóc xanh...
Long lanh long lanh hai con mắt!
 
Anh tưởng tượng em:  Một Người Không Biết Mặt,
không biết tên - chỉ biết em-tuyệt-vời
Em chưa bao giờ đi có một đôi
em trinh nữ, nụ hoa cười chúm chím!
 
Ít có họa sĩ nào ưa dùng màu tím,
chỉ có một nhà thơ thấy tím gọi Trời Ơi!
"Tim tím khung cầu tim tím núi
Trời ơi!  Nhiều tím quá em ơi!"
*
Nhà thơ Yên Thao nghe nói chết bên đồi
hoa lau nở khi người thơ hết thở,
hoa lau nở cho muôn đời muôn thuở,
gió rì rào thì thào nao nao nao nao...
 
Bài thơ này, anh nhắc tới Yên Thao,
anh nhớ em, cái thuở nào em-áo-tím
dốc Bà Trưng em thành kỷ niệm:
Đà Lạt của anh... suối tóc em dài...
 
                                  Trần Vấn Lệ