BÂNG KHUÂNG

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC

Thứ Sáu, 31 tháng 7, 2020

MỘT LOÀI CÁ CHÉP KHỔNG LỒ CHƯA HÓA RỒNG TRÊN SÔNG CỬU LONG - Nguyễn Thanh Điệp

Cá Hô có tên khoa học là Catlocarpio siamensis thuộc họ cá Chép (Cyprinidae) và bộ cá Chép (Cypriniformes). Ở Việt Nam, loài cá nước ngọt có kích thước khổng lồ này còn được biết đến với tên gọi cá Chép Thái hay “cá vua”. Kích thước tối đa của chúng có thể đạt tới 3m và trọng lượng có thể lên tới 300 kg. Loài cá quý hiếm có giá trị kinh tế cao này cho đến nay mới chỉ được ghi nhận phân bố ở vùng Đông Nam Á.

Cá Hô thường sinh sống ở các ao hồ sâu nhưng chúng có thể di chuyển theo mùa vào các con kênh hoặc sông. Cá thể chưa trưởng thành thì thường được phát hiện ở vùng đầm lầy hoặc các nhánh sông nhỏ hơn. Mặc dù có kích thước cơ thể đồ sộ nhưng thức ăn chủ yếu của cá Hô lại là các loài thực vật thủy sinh rất nhỏ như tảo, rong biển và cả các loại quả của các loài thực vật ngập nước.


Từ lâu cá Hô đã được xem là món ăn thượng hạng của vùng sông nước trù phú, vì thế nhu cầu sử dụng loài cá này trong chế biến thực phẩm ngày một tăng cao. Tuy nhiên, số lượng cá Hô đánh bắt được trên sông Mê Kông ngày càng khan hiếm và hiện hiếm có cá thể nào có thể đạt được kích thước bằng một nửa kích thước tối đa.

Đặc biệt, loài cá này hiện đang bị đe dọa nghiêm trọng bởi thực trạng ô nhiễm nguồn nước, giao thông thủy và việc đánh bắt quá mức dọc vùng phân bố của chúng, trải dài từ Campuchia tới vùng Đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam. Các nhà khoa học lo ngại rằng, quần thể cá Hô đã bị suy giảm tới mức chỉ còn một vài cá thể có thể tồn tại đến thời điểm sinh sản của chúng.

Chính phủ các nước đã và đang nỗ lực thực hiện các dự án gây nuôi loài cá này như một biện pháp bảo vệ một trong những biểu tượng của khu vực, trong đó những con cá Hô con sẽ được thuần dưỡng để trở nên thích nghi với môi trường nuôi nhốt trong ao và phù hợp cho việc nhân nuôi.


CÁ HÔ, MỘT LOÀI CÁ CHÉP KHỔNG LỒ CHƯA HÓA RỒNG TRÊN SÔNG CỬU LONG

                                                          Theo Nguyễn Thanh Điệp/Zing

Sông Mê Kông (sông Cửu Long theo cách gọi của người Việt) là nơi sinh sống của nhiều loài cá khổng lồ, được xem là “thủy quái”, trong đó có cá hô. Người ta từng bắt được cá hô nặng gần 600 kg, dài hơn 3 m trên sông Mê Kông. Tại Việt Nam, ngư dân nhiều lần bắt được cá hô có trọng lượng lên tới hàng trăm kg




Có tên khoa học Catlocarpio siamensis, cá hô là loài lớn nhất trong họ chép, đầu khá to so với thân, thường sống ở các sông Mae Klong, Mê Kông và Chao Phraya ở Đông Nam Á. Đây là loài cá di cư, thường ăn rong, hoa quả


Ở Campuchia, cá hô được phong làm cá quốc gia. Loài cá này sinh sống nhiều trên sông Mê Kông, đoạn chảy qua lãnh thổ Campuchia. Tại miền Tây, những con cá hô nặng 130 kg được ngư dân bắt trên dòng Cửu Long, thường vào khoảng tháng 10. Chúng được thương lái mua với giá hàng trăm triệu đồng.


Tonlé Sap còn được gọi là Biển Hồ Campuchia, là hồ nước được hình thành bên dòng sông Mê Kông, đoạn chảy qua lãnh thổ Campuchia. Biển Hồ là nơi có nguồn thủy sản rất lớn của nước này, trong đó có nhiều cá hô sinh sống.


Theo sách giáo khoa địa lý, với diện tích tự nhiên lên tới 2.700 km2 vào mùa mưa (1.600 km2 mùa khô), Biển Hồ là hồ nước ngọt lớn nhất khu vực Đông Nam Á. Năm 1997, Biển Hồ được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới.


Khi chảy vào lãnh thổ Việt Nam, sông Mê Kông chia thành 2 dòng chảy chính: Nhánh bên phải gọi là Hậu Giang (sông Hậu), nhánh bên trái là gọi là Tiền Giang (sông Tiền). Cả hai đều chảy vào khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.


Theo Atlas địa lý Việt Nam, sông Tiền và sông Hậu chảy qua địa phận Đồng Tháp, Tiền Giang, Bến Tre, An Giang, Cần Thơ, Vĩnh Long, Trà Vinh, Hậu Giang, Sóc Trăng. Sông Cửu Long không chảy qua tỉnh Long An.


Có 3 loài cá được xem là thủy quái trên sông Cửu Long gồm cá tra dầu, cá vồ cờ, cá hô. Trong đó, cá tra dầu nằm trong sách đỏ Việt Nam và thế giới, được xếp hạng cực kỳ nguy cấp (nguy cơ tuyệt chủng trong tự nhiên rất cao). Loài này có đầu to, dẹp, miệng rộng với 2 râu dài ở hàm trên. Lưng cá màu nâu thẫm, vây nhạt hơn. Chúng lớn nhưng chỉ ăn thực vật thủy sinh.


                                                         Theo Nguyễn Thanh Điệp/Zing

Nguồn:
https://kienthuc.net.vn/kho-tri-thuc/soc-truoc-thuy-quai-khong-lo-nang-600-kg-tren-song-cuu-long-1374446.html#p-1

1 nhận xét:

Bâng Khuâng nói...

https://vietnamnet.vn/vn/kinh-doanh/ca-ho-khong-lo-song-cuu-long-2-trieu-dong-kg-174948.html

CÁ HÔ KHỔNG LỒ SÔNG CỬU LONG: 2 TRIỆU ĐỒNG/kg

Không biết có phải do sự sắp đặt kỳ diệu của tạo hóa hay không mà trên suốt chiều dài mấy trăm cây số đoạn cuối của dòng Mê Kông chảy trên lãnh thổ Việt Nam, cá hô cũng chỉ quần tụ đông nhất ở ngã ba sông Vàm Nao. Càng thú vị hơn khi dòm trên bản đồ địa lý thì cái khúc ngã ba Vàm Nao ấy có hình dạng y phóc một chú cá hô.

Sở dĩ cá hô được gọi là “vua” các loài cá nước ngọt là bởi vì nó có kích thước vào hàng “to lớn” nhất, “khủng” nhất trong các loại cá. Cái sự “bự chảng” của cá hô thì dám chắc những người chưa một lần “mục sở thị” cũng khó ngờ và không tưởng tượng ra nổi. Hãy hình dung con cá chép thông thường có trọng lượng khoảng 1,5-2kg thì con cá hô được phóng đại gấp... 100 lần. Nghĩa là nó có thể nặng tới 150-200kg. Thậm chí người ta đã từng thấy có con cá hô dài 3 mét, nặng tới 300kg. Trọng lượng ấy xấp xỉ một con bò, nặng hơn chiếc xe máy thì đúng là cực kỳ hiếm trong các loài cá nước ngọt.

Những người già lẫn những khách thương hồ thường qua lại trên sông vẫn thường kể rằng, vào những ngày nước ròng trăng sáng họ vẫn thường thấy con cá hô phi thân lên khỏi mặt nước phô diễn sức mạnh “chúa tể sông ngòi”. Cả thân hình nó to như một tấm ván ngựa, vây ánh bạc, hai con mắt to bằng hai miệng chén ăn cơm. Nó quẩy một cái làm mặt sông nổi sóng, tung bọt trắng xóa và tạo nên một tiếng động ầm ầm chẳng khác nào bom nổ.

Những người đã có dịp thưởng thức qua món ăn chế biến từ cá hô đều phải gật gù công nhận “ngon hết sảy”.
Thịt cá vừa ngọt vừa dai nhưng không dai như thịt heo, thịt bò mà vừa dai vừa có nhiều sụn sần sật. Cá hô chế biến món gì cũng ngon nhưng với những lão ngư đã từng hạ gục hàng trăm con cá hô thì “thịt cá ăn mãi cũng nhàm”. Chỉ có hai món “thượng hạng” nhất chính là phần miệng “hô” ra và cái bong bóng cá.

Thông thường, cá hô nhỏ, người ta chặt bỏ cái phần hô nhô ra ngoài. Nhưng nếu cá lớn vài chục ký hoặc đến một trăm ký thì cái phần hô cân cũng được vài ba ký mà lại là phần sụn, nấu mềm với canh chua thì đúng là “ngon dữ lắm”, không có món gì có thể so sánh được.

Cái sụn của miệng cá hô ninh kỹ ăn nghe sần sật thật đúng câu “miệng nhai tai nghe”, đã răng đã miệng mà còn đã cả tai. Thứ hai là cái bong bóng cá dày như miếng cùi dừa, xào giấm thêm bông cải khi ăn sừng sực, dai dai mà giòn ngon không thể tả. Thứ này mà nhâm nhi với rượu đế là muốn say quên trời quên đất.