BÂNG KHUÂNG

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC

Chủ Nhật, 22 tháng 7, 2018

CHIẾC NGÀ VOI, VÁC NGÀ VOI, VĨ VĂN - Chu Vương Miện


     


      CHIẾC NGÀ VOI
       Vĩ văn

Thực ra câu chuyện kể sau đây là của anh Phùng Văn Hóa "bút danh là Hoàng Văn Phú, nguyên quán Tân Phú ngay đài phát tuyến chỗ Ngã Ba Ông Tạ, đi lính sau tôi, câu chuyện đã được đăng ở nguyệt san Tinh Thần năm 1964, câu chuyện thiếu mất một nhân vật là tôi, nên tôi viết lại và thêm cho đủ, đầu năm 1963 tôi ra trường và về đơn vị dd23tt, sư đoàn 23 bộ binh, tôi nguyên là cầu thủ tỉnh lẻ và ngoài công việc ban 3, tôi là đội viên của đội tuyển Sư Đoàn, nhưng chỉ là thứ cầu thủ dự bị, có cũng được mà không thì cũng chả sao!
Kỳ đó thì đoàn chúng tôi đi Pleiku tranh giải Quân Đoàn 2, đoàn chính là 11 người thêm 3 người dự bị. Sáng đó xe GMC chở chúng tôi ra phi trường Phùng Dực gần bộ chỉ huy Trung Đoàn 45 và Đài Phát Thanh Buôn Mê Thuột, vừa đến thì máy bay quân sự Mỹ cũng vừa hạ cánh, thầy trung sĩ Thông Vận Binh xì xà xì xồ vơi người sĩ quan trên máy bay, và đoàn cầu thủ chỉ đủ chỗ cho 13 người, tôi ở lại phi trường chờ chuyến bay sau, phi trường Phùng Dực là phi trường tỉnh lẻ, ngày ngày chỉ có một chuyến đến và đi rồi vắng tanh, và có vài chuyến bay quân sự qua đó chở các quân nhân vãng lai ngừng lại chừng 10 phút là lại cất cánh, phi trường trống trơn. Chỉ còn lại 3 người: tôi, một trung sĩ còn thuộc Trung Đoàn 44 và một thiếu úy Trung Đoàn 45. Vị trung  sĩ thì không có gì đặc biệt, chờ máy bay về Vũng Tàu đưa đám ma cha ruột, còn vị thiếu úy thì cũng không có gì đặc biệt, về Sài gòn để hỏi vợ. Khuôn mặt người nào người đó đều xạm đen cháy nắng, thiếu úy có khoác một cái ba lô nhẹ, trong ba lô không có gì ngoài chiếc Ngà Voi, chiếc Ngà Voi này là của con voi nhơ nhỡ, dài chừng 6 tấc, không trắng và màu nâu nhạt, không ai quan tâm để  ý gì đến cái Ngà Voi, mỗi lần máy bay quân sự Mỹ hạ cánh, thầy thông vận binh chạy trước, sau là ba chúng tôi, kỳ này gặp toàn chuyến bay về miền bắc như Đà Nẵng, Quảng Trị, không có máy bay về Nam, mỗi lần vác ba lô chạy vào thì Thiếu Úy bèn quăng ngay chiếc ba lô có chứa cái Ngà Voi xuống nền nhà, tôi buột miệng hỏi :
- Mang đi đâu cái của khốn này ?
- Mang làm quà cho ông bố vợ tương lai
Đến ngày thứ ba, một chiếc xe dodge chạy đến gọi trung sĩ Trung Đoàn 44 là có công điện từ Vũng Tàu gửi, nội dung là chờ lâu quá, đã chôn cất cha xong rồi, khỏi về. Thế là trung sĩ theo chiếc xe về luôn, sân phi trường chỉ còn lại tôi và thiếu úy với chiếc Ngà Voi, ngày hôm nay là ngày thứ ba để chờ, chừng nửa giờ sau thì có chuyến máy bay hạ cánh, một lúc sau thì được biết là máy bay đi Pleiku, tôi phấn hồ hởi mừng thầm trong lòng, một chặp thì một đòan người từ trên máy bay bước xuống, vị thượng sĩ thủ quân vỗ vai tôi noi lớn : "Chú mày cũng về luôn một thể, đội mình thua rồi !”

Ngay lúc đó thì vị thiếu úy chạy ngay vào nhà chờ khách, quăng chiếc ba lô có cái Ngà Voi xuống đất rồi gối đầu lên nhắm mắt ngủ
........................... 
                                           Hoàng Văn Phú và Chu Vương Miện


     VÁC NGÀ VOI
      Vĩ văn

"Vác Ngà Voi" là một tác phẩm truyện ngắn của nhà văn Nguyễn Thụy Long, xuất bản vào năm 1964, tôi có đọc qua vài lần, nhưng từ đó tới giờ trên 55 năm hầu như quên hết, nhân tiện mượn đầu đề tác phẩm truyện ngắn  "Vác Ngà Voi" của anh Nguyễn Thụy Long để làm bài viết của mình, thực ra cái chuyện "Vác Ngà Voi" cũng chỉ bình thường ngang với "Gác Cu" hay "Thổi Tù Và Hàng Tổng" người làm công việc ruồi bu này được thiên hạ gọi là Ngu.
Cái sự Ngu này cách đây vài trăm năm, bây giờ thì lại cho là bình thường "vì là chuyện bắt buộc" ở bài này chúng tôi chỉ đề cập tới sự việc "Vác Ngà Voi" mà thôi, các chuyện khác sẽ bàn vào một dịp khác, thủa xa xưa thời phong kiến, các nước nhỏ "chư hầu" thì theo lệ cứ ba năm thì phải cống nước lớn "Đại Quốc" một lần, nhưng cũng tùy nếu Trung Quốc bị thua trận như nhà Thanh thua Nhà Tây Sơn, thì chỉ đi sứ qua thăm qua loa chiếu lệ mà thôi, không có quà cáp chi cả, vì hai bên đều là quân ăn cướp đồng bọn giống nhau, nhà Thanh là dân thiểu số Tiên Ty chiếm nước Hán (nhà Minh) còn Tây Sơn thì ăn cướp nước của "Vua Lê, Chúa Trịnh, Chúa Nguyễn" nên “cá mè một lứa” bỏ qua cho nhau hoặc thời nhà Mông Nguyên ba lần thua nhà Trần, nên xù không có cống phẩm chi cả.
Xin trở lại vấn đề là đi sứ và dâng cống phẩm, thời bị thua như thời nhà Mạc, thì ngoài vàng bạc châu báu, còn kèm theo thợ mộc 20 người, thợ nề 20 người, thợ chạm 20 người, hoặc cống phẩm như ngà voi, sừng tê, trầm hương, kỳ nam , v..v..

Thì triều đình của vua Mạc Đăng Dung chả hạn, lệnh cho Bộ Lễ lo phẩm vật cống nhà Đại Minh, bộ Lễ bèn giao công việc này cho một vị quan chức vị là Thị Lang (ngang chức giám đốc thời bây giờ lo liệu). Vị này bèn ra thẳng Bắc Thành trình sự vụ cho Tổng Trấn Bắc Thành rõ, nơi đây bèn sai một vị quan ngang chức Chủ Sự và theo tờ ghi danh mục các thứ cống phẩm đính kèm và hai vị quan sai này lên thẳng tỉnh Lạng Sơn để thu gom "mua sắm" những vật dụng cần thiết, vì từ tỉnh Lạng Sơn đến Thị Trấn Đồng Đăng là 15 cây số, từ Đồng Đăng đến Ải Nam Quan, Mục Nam Quan (bây giờ là Ải Hữu Nghị Quan), chừng 3 cây số nữa, vị chi đoan đường chỉ dài là 18 cây số, những thứ vật dụng này tương đối nhẹ, chỉ có cặp Ngà Voi là nặng, chừng 20 kilo mỗi chiếc, khi đoàn cống phẩm này đi qua địa phương nào (tức là xã nào, quận nào) thì dân đinh địa phương đó phải khiêng cặp ngà voi và “cống phẩm". Còn chánh sứ phó sứ đi tay không cũng đi kèm theo với hai vị quan  võ cấp nhỏ "quản, đội” để bảo vệ, đến biên giới hai tỉnh là Lạng Sơn và Vân Nam bên Tàu thì có Hữu Nghị Quan, bên ta có Ngưỡng Đức Đài, đồ cống phẩm của Việt Nam giao tận tay Tri Phủ Băng Tường là Phủ Biên Giới, nhận và ký tên vào danh sách cống phẩm là sứ thần Việt Nam xong nhiệm vụ, mọi thứ dịch vụ di chuyển phía Tàu lo, phái đoàn sứ thần đi và về chừng 3 năm. Thời nhà Đường thì cống phẩm khỏe hơn, thời Trung Đường vua Đường Minh Hoàng có bà phi là Dương Quí Phi chỉ thích ăn trái lệ chi (tức trái vải) thành ra vào mùa vải tháng 6 âm lịch hàng năm, nước Việt Nam chỉ cần cho xe bò kéo khoảng 10 cần xé vải tới biên giới giao cho quan phủ sở tại là xong, và ngay lập tức Tàu cho đóng yên cương Thiên Lý Mã chạy cấp kỳ ngày đêm về kinh đô cho Bà Phi Dương Quý Phi và đức vua thưởng thức, thành ra cái công chuyện "Vác Ngà Voi" là chuyện công vụ, không có tính cách cá nhân, thành ra cái chuyện Khôn hay Ngu không nên đặt ra ở đây !


     VĨ VĂN

Theo văn chương thường nhật thường thấy trong sách Quốc Văn Giáo Khoa Thư, hay trong các Đại tác phẩm tiểu thuyết đạo đức hoặc kiếm hiệp, hoặc văn nghị luận trong khoa cử hoặc báo chí, chúng ta thường chỉ thấy có bốn loaị văn chương, Thủ văn là văn đầu, kế đến là Cổ văn (có nghĩa là văn khúc cần cổ) mà cũng có nghĩa là văn thơi trước thời xưa, chớ không là thơ văn đương hiện đại bây giờ, tiếp đến là Thân văn (là văn khúc giữa có thể hiểu là Văn ngực) và cuối cùng là Túc Văn tức văn chân. Văn Chân là văn tả Chân chuyên viết về bàn chân mà thôi như truyện ngắn. Mối tình Chân của nhà văn Nhất Linh được đăng tải trong giai phẩm Văn Hoá Ngày Nay xuất bản vào quãng năm 57/60 ở miền Nam Việt Nam, hoặc nhà văn Vũ Trọng Phụng được phê bình đại gia Vũ Ngọc Phan liệt vào nhưng nhà văn tả chân thời Tiền Chiến dù rằng ông không bao giờ viết tác phẩm nào về Chân Cẳng cả. Bây giờ đến phiên tôi (tức Chu Vương Miện) tôi thấy muốn đi vào một trong bốn loại văn chủ lực giáo khoa trên ít nhất phải là người có nơi lực thâm hậu, văn hay chữ tốt, kiến thức thiên hạ có bốn bồ chữ thì mình cũng thủ đặng ba bồ (ngang ngửa thi hào Cao bá Quát, chớ tơ lơ mơ thì đừng hòng, nên tôi tự chọn cho tôi một loại hình văn học là Vĩ Văn tức là Văn Đuôi , có nghĩa là văn thừa văn vứt đi , chả hạn như đuôi Chó, Mèo, Khỉ, Vượn... những điều chúng tôi trình bày hòan toàn có tính cách thừa thãi (ruồi bu) chả ăn nhập gì tới văn chương bác học và học đường cũng hoàn toàn không bao giờ dám cạnh tranh với các Văn Khảo Cứu Gia, nếu có cũng hoàn toàn chỉ là chuyện trà dư tửu hậu, đầu voi đuôi chuột, đầu cua tai nheo, thêm râu ria cho rậm đám tạo đậm đà câu chuyện thế thôi, chớ hoàn toàn không bao giờ dám mơ ước được bước chân vào vườn hoa Văn Học Sử Điạ Lý, và loại Văn Đuôi này ai muốn đọc chơi thì đọc mà thản không có thì giờ hoặc không thèm đọc thì cũng chả chết ông Tây bà Đầm nào cả, đây chỉ là phần mào đâu mào đuôi cho nó đúng cung cách của kẻ mới nhập môn nghề viết lách này mà thôi, hoặc có vị nào nhàn cư đôi khi để mắt ngó chơi rồi nổi hứng lên dậy bảo cho kẻ hèn này dăm ba tiếng dăm ba câu thì chúng tôi cũng vô cùng đội ơn lắm lắm.

Từ Láu Cá:

Từ này chúng tôi có tra tự điển chung chung của nhiều vị học thật cùng học giả, nhưng thấy không đáp ứng đựơc cái điều mà kẻ hèn nay mơ ước mong đợi, lời giải thích lờ mờ không rõ ràng, không cụ thể, sau đây là phần mắt thấy tai nghe về từ "Láu cá".
Từ này thường được diễn giải là kẻ ma lanh, lanh lợi, giảo hoạt, gian xảo... theo chúng tôi hiểu và biết thì từ này thoạt kỳ thủy nọ phải liên hệ chặt chẽ với “Lái Cá” là ngươi bán cá, dính dáng tới thuyền chài , hàng năm cứ vào tháng chạp cuối năm thì bà con cô bác nhà quê, ngoài bán Heo (Lợn) để ăn và sắm tết, tuy nhiên có người nhà có ao có hồ nuôi cá ngọt thì cũng tát ao để bắt cá, hoặc cho Lái Cá tới mua. Đầu năm vào khoảng tháng tiêng tháng hai thì mua Cá Con về nhà để thả xuống ao nuôi tiếp. Thường thì Lái Cá gánh hai thúng cá con, nhưng hai thúng này lại được chia làm hai phần, có nghĩa là bốn phần cá riêng biệt, thúng thường là đan bằng tre và trét dầu rái cho nước không thấm ra ngoài, trong hai thùng (mỗi thùng hai ngăn) chứa được bốn lọai cá con như cá gáy, cá trắm, cá lóc, cá trê... người mua và người bán chịu giá với nhau là bao nhiêu tiền 100 con loại này, và bao nhiêu tiền cho loại cá kia, trao đổi nhất trí xong xuôi thì người Lái Cá gánh cá ra ngòai bờ ao cùng với người mua Cá, người Lái Cá quay cái phần (loại cá mà ngươì chủ nhà muốn mua)  cả chủ mua và ngươì bán cùng đồng thuận và vừa nhìn tay người Lái Cá vừa nhìn xuống ao, người Lái Cá lấy tay (phải hoặc trái tùy theo thuận tay nào) xúc một cái là có khoảng 5 con cá con nằm lọt vào trong lòng bàn tay, nhìn chủ nhà (tức ngươì mua) miệng thì đếm tay thì hất Cá xuống ao, năm này, rồi mười này, rồi mười lăm... Đếm thì cứ năm con một, nhưng khi hất cá xuống ao, thì ngườì Lái Cá  dùng một thủ thuật mà đại đa số người bình thường không biết,  là khi hất xuống ao thì cá trong kẽ tay người Lái Cá ba con rớt xuống ao thì hai con lại rơi vào thùng cá con như cũ, có nghĩa là người mua 100 con Cá giống thì chỉ có khoảng từ 50 tới 60 con Cá con mà thôi,  thành ra từ đó Lái Cá được chuyển thành Láu Cá, mà chỉ có liên hệ tới Cá (hoàn toàn không dính dáng chi tới thịt). Thành ra từ Láu Cá không thể diễn giải một cách rõ ràng hai với hai là bốn được mà chỉ hiểu từ Láu Cá có nghĩa đen là như thế.
                                                                  CHU VƯƠNG MIỆN

Không có nhận xét nào: