ĐÍNH CHÍNH NHỮNG NHẦM LẪN TRONG VĂN HỌC
Gửi Yến Lan, một nỗi nhớ, một niềm thươngKý tên Hoàng Cầm
Nhà thơ Hoàng Cầm
AI LÀ TÁC GIẢ KỊCH THƠ BÓNG GIAI NHÂN
Hoàng Cầm
1941 tôi đã chính thức bước vào cái “nghiệp của văn chương” được vài năm. Cuối năm ấy tôi được xem vở kịch thơ đầu tiên công diễn trên sân khấu nhà hát lớn Hà Nội, do nhà đạo diễn Chu Ngọc dàn dựng. Việc được xem một vở kịch thơ tề chỉnh trên sân khấu có chuẩn mực lần ấy với tôi là một bước ngoặc quyết định trong công việc sáng tác kịch thơ của tôi
Vở kịch thơ ấy có tên là “Bóng giai nhân”. Trong chương trình ghi là hai tác giả Nguyễn Bính và Yến Lan. Với Nguyễn Bính tôi đã quen. Đối với các bậc đàn anh nổi tiếng, tôi coi như cây cao bóng cả. Tôi chưa gặp Yến Lan bao giờ, chỉ biết anh là một thi sĩ đáng kính nể với bài Bến My Lăng, mà anh đang sánh vai đồng hành với đại thụ như Hàn Mặc Tử, Bích Khê…nhóm thơ Bình Định nổi tiếng trong phong trào thơ mới
Cũng do “Bóng giai nhân” kích thích mà sang đầu năm 1942 tôi đã khởi thảo vở kịch thơ dài “Kiều Loan”, cả đến lúc ấy nữa, tôi vẫn chưa biết mặt Yến Lan thế nào, mặc dù suốt từ năm 1942 đến 1947, thời kỳ đầu kháng chiến chống Pháp, tôi cứ liên miên đóng vai tráng sĩ, vai chính trong vở của hai nhà thơ mà mình yêu mến. Năm 1955, cán bộ Miền Nam ra tập kết ở Hà Nội khá đông. Lần đầu tiên tôi gặp Yến Lan tại cuộc họp của nhà Xuất bản Văn Nghệ. Yến Lan con người cực kỳ hiền lành…Tôi có khoe với Yến Lan:
- Này ông, tôi là người diễn cái nhân vật tráng sĩ của ông đi mua gươm, chót giết hai người rồi, đến khi gặp người đẹp thì quẳng gươm đi, đành chịu cho gươm mất thiêng, vì không can đảm giết một người vô tội, dẫu là giết trong kịch-theo ý muốn tai quái của một đấng thần linh siêu đẳng nào đó. Vậy thì ông cho tôi biết rõ về vở ấy, ông viết màn nào, còn Nguyễn Bính viết đoạn nào?
Viết chung theo kiểu gì? Ai đề xướng chuyện kịch, rồi ai viết, các ông phân công nhau thế nào?
Tôi thấy Yến Lan có vẻ hơi buồn, nhưng chỉ thoáng qua. Sau anh cười, làm như câu chuyện chẳng có gì quan trọng. Anh nói nho nhỏ:
- Cứ nhầm lẫn hoài mà lâu năm quá, vả lại vở cũng chẳng đáng gọi lá tác phẩm tác phiếc gì ghê gớm, tôi cũng chẳng muốn công khai cải chính nữa. Sợ anh em lại tranh giành tên tuổi. Mà nhất là bây giờ, văn nghệ phục vụ công nông binh (1955), những chuyện gươm thiêng, gươm thần rồi người đẹp, người điếc, cổ lỗ sĩ thế thì bao giờ cho diễn hay in ấn gì nữa mà lo tên với tuổi, cứ cho nó vào cái sọt rác của sự lãng quên là tốt nhất. Tôi đâm bực mình nói giọng gay gắt với Yến Lan (viết đến đây tôi lại phải xin lỗi lần nữa)
- Sao ông nghĩ lẫn thẫn thế nhỉ, dẫu chẳng xuất sắc lắm thì vở Bóng giai nhân vẫn còn nguyên cái giá trị nhân đạo của nó chứ!
Mà cũng khối câu hay, làm một nghệ sĩ phải có cái tự hào nghệ thuật. Nào ông nói đi nhầm lẫn là thế nào chứ?
Yến Lan vốn rất yêu bài “Bên kia sông Đuống” của tôi từ năm 1952, khi nó vào đến khu Năm, nên gặp tôi anh vồn vã tỏ lòng yêu mến bạn thật sự, bèn kéo riêng tôi ra một quán cà phê. Rồi anh kể:
Năm 1938, sắp đến thế chiến thứ II, một dạo, Nguyễn Bính, Trần Huyền Trân cùng với mình hẹn nhau đến Huế chơi. Cũng là cái kiểu "giang hồ vặt" cho đỡ buồn đời! Chả thằng nào còn tiền mà gọi là du khách. Nói lữ khách cho có vẻ văn hoa, chứ thực tình, chỉ vì thèm đổi gió mà đi, đi bằng tiền nhuận bút còm rom của thằng Bính, mình thì nhờ cô bạn tài trợ. Thằng Trân thì cũng khăn gói gió đưa. Đúng là ba tên “bần bách khách du”. Mới đâu có ba bốn ngày, túi đứa nào cũng vét đến đồng xu cuối. Chính thằng Bính nghĩ ra trước cách kiếm tiền chè rượu là đứa nào đấy phải viết ra một vở kịch ngăn ngăn ngắn thôi, kiểu gì cũng được, chỉ cần diễn hơn nữa tiếng rồi mỗi thằng ngâm, diễn đôi ba bài thơ là may ra đủ ăn vài tuần. Nghe cũng hay, thằng Trân và mình bày ra cốt truyện , mượn sự tích gươm thần, gươm thánh gì đó ở Đông Chu liệt quốc bên Tàu ấy mà. Hai thằng phác thảo xong, câu chuyện cũng đơn giản mà chỉ có ba thằng thì vở cũng không được quá ba nhân vật. Thế là mình cắm đầu vào viết trong khi Trân và Bính thì đi “giạm sẵn chỗ bạn bè có rượu, có cơm để ăn nhờ trong khi viết rồi tập kịch. Chỉ trong hai ngày, minh đã viết xong 3 màn. Mỗi màn chừng 20 phút, ngót nghét 600 câu thơ. Mà cũng lạ, mình có thạo về kịch cọt gì đâu, không ngờ lúc cầm bút, hứng nổi lên rồi là cứ thao thao bất tuyệt. Viết xong đọc hai thằng nghe, cả hai đều khen, vỗ tay đôm đốp. Bính còn chủ quan kêu vở này có thể diễn 10 đêm không hết khách. Trân thì dè dặt hơn bảo chỉ cần bán vé ba tối, mỗi tối kín lấy hai phần ba rạp là đủ sống một tuần rồi còn đủ tiền mua vé hạng bét về nhà nữa.
Thêm một ngụm cà phê rồi Yến Lan thong thả kể tiếp:
-Phải nhờ Lưu Trọng Lư mới thuê được rạp với giá rẻ. Lư cũng rất hể hả với với kịch mình viết, tổ chức một số anh em đi quảng cáo, in vé bán…
Qua hai đêm diễn... bọn mình chia tay. Mình về Qui Nhơn, Trân và Bính ra Bắc.
Khi in chương trình ở Hà Nội, Chu Ngọc cứ tự ý ghi tên tác giả song đôi là Nguyễn Bính và Yến Lan. Ít lâu sau Bính có thư cho mình kể lại việc diễn ở Hà Nội cũng thanh minh rằng sở dĩ Chu Ngọc để cả hai tên là cốt bán được nhiều vé, vì ở Hà Nội tên Nguyễn Bính nhiều người biết hơn. Mình cũng rất vui lòng vì cũng là bạn với nhau cả.
Câu chuyện ai là tác giả "bóng giai nhân" là như vậy. Điều tôi muốn nói ở đây là vấn đề trách nhiệm trong văn học. Bạn hữu ngày xưa tâm đắc với nhau, đi chơi rồi sáng tác, dẫu là giải trí, là cao hứng viết chơi, hoặc là để kiếm tiền tiêu xài lặt vặt, đó là một việc. Nhưng một tác phẩm bất luận giá trị cao hay chưa cao, nổi tiếng nhiều hay ít, nhưng do ai viết ra đó là một vấn đề cần sự minh bạch, phần trách nhiệm trước độc giả thuộc về ai càng cần phải minh bạch, để sau này những người làm văn học sử đỡ mất công kiếm tìm và xác định tài liệu.
Cách đây ít năm, vào dịp Đại Hội Nhà văn lần thứ tư (1989), anh Yến Lan gặp tôi có kể rằng ở một tỉnh Miền Nam (tôi không nhớ rõ, hình như tỉnh Long An) nhà xuất bản thuộc sở văn hóa tỉnh có in một tập thơ Nguyễn Bính. Ở bìa nhà xuất bản có rao trước sẽ xuất bản “Kịch thơ bóng gian nhân" của Nguyễn Bính.
Tôi nghĩ: trong tình hình đổi mới, riêng về mặt văn hóa, các loạt sách được ấn hành ồ ạt. Dĩ nhiên với những cuốn ra đời lâu năm, khó tránh những nhầm lẫn đáng tiếc. Nhưng khi một tác giả nào đó còn sống (ví dụ như Yến Lan) nhà xuất bản nào có ý định ấn hành những tác phẩm có liên quan đến nhiều cây bút đồng thời, nên tìm hiểu kỹ, và còn có điều kiện trực tiếp tìm hiểu các tác giả đã qua đời, thì có thể tránh được những nhầm lẫn không đáng có giữa thời đại thông tin bùng nổ như ngày nay.
Hà Nội, tết Giáp Tuất 1994
Hoàng Cầm
4 nhận xét:
Thăm anh,đọc bài viết của nhà thơ Hoàng Cầm được biết Ai là tác giả của kịch thơ Bóng Giai Nhân.
Chúc anh luôn an vui và sức khỏe !
XIN THÔNG BÁO VỚI QUÝ BẠN:
Có anh chàng ductam3475@gmail.com (cũng là thanhyh2013), vốn là một tên tâm thần biến thái, hay khật khưỡng vào các trang blog bạn ghi còm ngây ngây dại dại, vì vậy bị tập thể blogger của blogtiengviet phản ứng dữ dội nên BQT blogtiengviet khóa blog và đuổi cổ làm hắn lang thang sang blogspot. Qúy bạn cũng nên cảnh giác đề phòng bị nhận những lời ghi còm khùng điên của ductam3475@gmail.com đó nhé!
Mời quý bạn vào đường link này, trang blogtiengviet của
ductam3475@gmail.com để xem nhé :
http://thanhyh2013.blogtiengviet.net/
NỘI DUNG NHƯ SAU:
Blog đã bị khóa
Link cố định 29/06/2016@7h28, 785 lượt xem, viết bởi: admin
Blog này đã bị khóa vĩnh viễn vì chủ blog vi phạm quy định nhiều lần, bất chấp cảnh cáo từ BQT.
Mời quý bạn click chuột vào dòng chữ BẤM VÀO ĐÂY ở hàng chữ cuối cùng bên dưới để xem rõ anh chàng tâm thần biến thái ductam3475@gmail.com (cũng là thanhyh2013)
bị blogtiengviet tống cổ như thế nào nhé!
BẤM VÀO ĐÂY
Rất vui khi bạn ghé thăm. Chúc chiều an lành nhé!
http://petitsbonheursquotidiens.p.e.pic.centerblog.net/8a652546.gif
Đăng nhận xét