BÂNG KHUÂNG

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC

Thứ Hai, 1 tháng 5, 2023

TẢN MẠN VỀ RƯỢU NHO (8) – Nguyên Lạc

                                                   (Kỳ 8)
 


Phần II
RƯỢU BRANDY
Rượu Brandy là tên gọi chung của các loại rượu mạnh (spirit) có 35-60 độ cồn (70-120 proof của Mỹ). Rượu Brandy là loại rượu được chưng cất (distill) từ các loại nước ép trái cây đã lên men, chủ yếu là nho, táo và các loại trái cây khác; rồi sau đó ủ trong thùng gỗ sồi (ít nhất là hai năm) để lên tuổi rượu.
Theo nghĩa rộng hơn, thuật ngữ rượu Brandy cũng biểu thị các loại rượu có được từ quá trình chưng cất bã trái cây – bã trái cây là những chất rắn dư thừa còn lại từ vỏ, lõi, hạt và thân của quả, sau khi ép nước cốt của trái cây – (tạo ra rượu brandy bã trái cây), hoặc rượu nghiền hoặc rượu vang của bất kỳ loại trái cây nào khác (rượu brandy trái cây). Những sản phẩm này còn được gọi là eau de vie (có nghĩa là “nước của sự sống”).
Rượu brandy đặt tên theo gốc tiếng Hà Lan “brandewijn”: có nghĩa là “burnt wine”, hoặc “distilled wine”. Xuất phát từ một thương gia Hà Lan gốc Đức tên là Den Helkenwijk, người chuyên buôn rượu chát từ Pháp sang Hà Lan. Ông đã sáng tạo ra cách chưng cất cách thủy rượu vang chát, hình thành nên một loại rượu mạnh hơn về nồng độ. Rượu có thể tích ít hơn sau khi được chưng cất vì nước được lấy ra khỏi nước rượu.
Rượu brandy được ngâm trong thùng gỗ nhằm cho phép oxy hóa nhẹ rượu, khiến nó ngấm màu của gỗ để trở thành màu hổ phách, cùng hấp thụ hương thảo mộc từ gỗ.
 
I. LỊCH SỬ RƯỢU BRANDY
Nguồn gốc của rượu Brandy gắn liền với việc phát triển của kỹ nghệ chưng cất (distillation) rượu. Các thức uống có nồng độ cồn đã được biết đến từ thời cổ đại tại Hy Lạp và La Mã, và có lẽ đã có lịch sử từ thời Babylon cổ xưa. Loại rượu Brandy, như người ta biết đến vào ngày hôm nay, đầu tiên xuất hiện vào thế kỷ thứ 12 và trở nên phổ biến rộng rãi vào thế kỷ thứ 14.
Khởi thủy, rượu được chưng cất như một phương thức để bảo quản và cũng là cách để các nhà buôn rượu chuyển vận rượu được dễ dàng hơn, ít tốn kém hơn trong việc bị đánh thuế. Vì thuế đánh trên thể tích rượu: khi chưng cất rượu, nước được lấy ra, thể tích rượu giảm rất nhiều. Đánh thuế xong, qua trạm, rượu sẽ được trả nước ngược trở lại trước khi được tiêu thụ.
Người ta phát hiện rằng, khi rượu được giữ trong thùng gỗ, thì nước rượu thu được có chất lượng ngon hơn nước rượu nguyên thủy. Ngoài việc lấy nước ra khỏi nước rượu, việc chưng cất rượu cũng đưa đến việc tạo thành hay phân hủy các thành phần thơm trong rượu, trên căn bản đã thay đổi thành phần của rượu từ nước rượu gốc. Các thành phần không bốc hơi như màu rượu, đường trong rượu, và muối vẫn còn giữ nguyên sau khi chưng cất xong. Và kết quả là, mùi và vị của rượu sau khi chưng cất có lẽ hoàn toàn không giống như nước rượu ban đầu.
Có một điều, mang nhiều nét lịch sử về rượu Brandy ít người Việt biết đến, đó là vào buổi sơ khai, rượu Brandy là loại thức uống của giới nghèo ở nước Pháp. Bởi giới giàu sang chỉ uống loại rượu vang; và xác ép nho sau khi đã được sử dụng để làm rượu vang, có cái tên là Pomace, và các phẩm liệu nho vụn vặt trong việc sản xuất rượu sẽ được tái sử dụng để làm rượu Brandy. Hay nói cách khác, tiền thân của rượu Brandy ngày nay, và vẫn còn một số rượu Brandy được sản xuất theo cách này, được sản xuất lại từ cặn bã, xác ép trái nho đã được sử dụng, để làm ra loại rượu rẻ tiền cho người nghèo uống. Nhưng qua thời gian, và các quy trình sản xuất khác nhau, thì ngày nay, rượu Brandy đã trở thành một loại rượu đắc tiền trên thế giới, và có lẽ chỉ có giới giàu sang mới thưởng ngoạn các loại rượu Brandy nổi danh và đắt tiền.
 

MÂY LÁ, "GIA TÀI CỦA MẸ" – Thơ Lê Phước Sinh


  
           Nhà thơ Lê Phước Sinh


MÂY LÁ
 
Lồng ngực
mở ra
Mây lá
dạt dào
Nồng nhịp thở
cùng chung nỗi nhớ
À ơi...
chiều chiều
lại ngóng phương xa
Chim bầy lẻ bạn
xót xa
ơ chiều...

 
"GIA TÀI CỦA  MẸ" (*)
 
Trên xanh bạc trắng tóc
Dưới vực bạc lòng người
Vỗ tay mà ca hát
Ngồi bệt, méo miệng cười.
---
(*) Bài hát của Trịnh.
 
                 Lê Phước Sinh

Thứ Bảy, 29 tháng 4, 2023

GIẬN – Thơ Trần Mai Ngân


   
                         Nhà thơ Trần Mai Ngân


GIẬN
 
Giơ gươm chém thật cao
Lác đác xác hoa Đào
Rơi theo ngọn gió lả
Ngộ! Đời là hư không…
 
Trần Mai Ngân

Thứ Năm, 27 tháng 4, 2023

TƯ MÃ THỦY KÍNH - Tam Quốc Chí ngoại truyện của Chu Vương Miện



Đây nói về xứ Kinh Châu, là một nửa tỉnh Hồ Bắc về phía tây, còn nửa về phía đông là Tương Dương, là đất cát cứ cuả Lưu Biểu [tức Lưu Cảnh Thăng]. Kinh Châu là phiá trên và Hồ Nam là phía dưới sông Dương Tử. Hai bên là bên này và bên kia cuả Động đình Hồ, xứ này có tất cả là tám quận và 41 châu [huyện], so với giòng họ thì Lưu Biểu cũng là hoàng tộc nhà Đại Hán vai trên cuả Lưu Bị và Lưu Chương, vốn không có tái cán gì, mà lại già bệnh, trong lúc thiên điạ phong trần, bốn phương loạn lạc biết rằng không thể giữ được vùng đất này cuả tổ tiên nên có ý mời Lưu Bị một người em họ có khả năng và lực lượng lúc bấy giờ tới giao phó, nếu không thì sớm muộn gì cũng lọt vào tay người khác. Nhưng bà Thái phu nhân là vợ sau cuả Lưu Biểu và những người em trai cuả phu nhân là Thái Mạo, thì nhân cơ hội này cướp luôn sự nghiệp cuả Lưu Biểu, cướp giang san cho người con thứ là Lưu Tông con ruột của Thái phu nhân sinh ra. Còn người con cả là Lưu Kỳ con bà đại phu nhân, bà này đã chết, tình cảnh xứ Kinh Châu lúc này như chỉ mành treo chuông. Bố là Lưu Biểu thì vô kế khả thi lại thêm già bệnh, người con cả là Lưu Kỳ thì ăn chơi lêu lổng trắc táng luôn luôn bệnh theo, con thứ là Lưu Tông thì không có khả năng gì cả, chỉ trông chờ vào mấy người cậu [tức là em Thái Phu Nhân] những người này thì khả năng cũng không có gì xuất sắc, nên tìm mọi cách hạ sát Lưu Bị cho bằng được.

Thứ Tư, 26 tháng 4, 2023

HƯ CẤU TRONG VÕ HIỆP KIM DUNG (7) – Phiếm luận của Đỗ Chiêu Đức

                            Các triều đại và sự kiện lịch sử
 
Truyện Võ hiệp KIM DUNG qua các Thời đại
 
Không như những truyện kiếm hiệp vớ vẩn khác, người hiệp sĩ của Kim Dung có cuộc sống như người thật và được lồng vào một khung cảnh lịch sử nào đó rất thật. Mặc dù là truyện HƯ CẤU nhưng những Đại hiệp của Kim Dung không phải chỉ cứu khổn phò nguy mà còn có lòng yêu nước, sẵn sàng hy sinh để bảo vệ đất nước mà gác bỏ mọi tình cảm riêng tư. Kim Dung cũng đã HƯ CẤU một cách rất khéo léo tạo nên những nhân vật và sự kiện nghĩa hiệp để giải thích cho những sự kiện lịch sử CÓ THẬT. Trong cuối truyện "Thần Điêu Hiệp Lữ", lúc quần hùng đang giúp An Vũ Sứ Lữ Văn Đức thủ thành Tương Dương khi bị quân Mông Cổ tấn công, có đoạn như sau...
 

DI CHÚC CHO CON - Nhạc Khê Kinh Kha , Thanh Thúy trình bày, Hoàng Thi Thơ hòa âm

     
        

       


Thứ Ba, 25 tháng 4, 2023

SỐ “GÁI GIÀ TRAI MUỘN” VÀ HIẾM MUỘN CON CÁI – Đặng Xuân Xuyến



Khi post vài dòng cảm tác về lá số của chú em Đặng Tuấn Anh (em họ tôi) lên trang facebook cá nhân:
 
ĐỢI DUYÊN...
(Tặng Đặng Tuấn Anh)
 
Gán cả Xuân thì vào cửa đợi
Mà duyên xộc xệch ở xa vời
Nào ai thuật số cao tay nới
Để Kỵ-Đẩu Quân (1) se sẽ cười?!
 
-----
(1): là ám tinh Hóa Kỵ: chủ sự xảo trá, ích kỷ và ác tinh Đẩu Quân: chủ sự cô độc, khó tính trong khoa Tử vi.
 
Hà Nội, 9 giờ 38 ngày 14/04/2023
ĐẶNG XUÂN XUYẾN
 

KHÚC HẠ - Thơ Tịnh Bình


  
                            Nhà thơ Tịnh Bình

 
KHÚC HẠ
 
Nợ quê vi vút sáo diều
Người đi bỏ lại đồng chiều chân mây
Thầm lời rơm rạ mờ cay
Làm sao quên được những ngày còn thơ
 
Nợ mùa hạ cũ dại khờ
Khắc riêng nỗi nhớ vô bờ hồn nhiên
Tan trường bướm trắng luyên thuyên
Mùa thi cuối với bao niềm ước mong
 
Xốn xang mây hạ tầng không
Bằng lăng nghiêng tím phượng hồng ấp e
Ve trưa hay khúc nhạc hè
Cầm lòng không đặng mây nhòe lệ mưa...
 
                                           TỊNH BÌNH
                                             (Tây Ninh)

THÔI ĐÀNH XA NHAU – Thơ Quách Như Nguyệt, Nhạc Nguyên Bích, Ca sĩ Duyên Quỳnh


    
                    Nhà thơ Quách Như Nguyệt


THÔI ĐÀNH XA NHAU
 
Thôi đành nói xa anh, dù em chẳng muốn
trong cơn đau nghẹn ngào chẳng nói nên lời.
Hồn chơi vơi vẫy vùng không lối thoát
tim rối bời, đừng trách em sao lại xa anh.
Run rẩy bờ môi chẳng biết nói gì
biết nói sao đây cho anh đừng vương vấn
mối tình anh, mối tình em trân trọng
thôi giã từ tình vương vấn từ đây
 
Đành, thôi ta đành chia tay
Hai ta đành tỉnh mộng dứt bi ai
đành quên đi tình cuồng si dấu ái
đành phải quên tình chẳng thể mãi như ngày xưa.
 
Em khóc ngất thấy khó lòng đành đoạn
đã bao lần nhất định muốn chia tay
nhưng chẳng giám, lần này em nhắm mắt
dẫu xa anh vẫn nhớ mãi mối tình ta.
 
                                Quách Như Nguyệt


       

Chủ Nhật, 23 tháng 4, 2023

QUÊ HƯƠNG TRONG NỖI NHỚ - Thơ Khê Kinh Kha


   


quê hương trong nỗi nhớ
 
tháng tư, cúi đầu, nhớ
những đoạn đường đã qua
những bờ sông, ngọn cỏ
những lũy tre, bờ đê
 
tháng tư, âm thầm, nhớ
những vầng trăng xa xưa
năm tháng giờ héo úa
như cánh đồng cháy khô
mẹ gìa như lá thu
em thơ như cỏ dại
bạn bè như bèo trôi
tháng ngày như độc dược
tưới vào giữa tim tôi
quê hương, quê hương ơi!
 
tháng tư, gục đầu, tủi
ôi cuối đời rồi sao
quê hương ai thay đổi
tình người ai vá khâu
 
tháng tư, ngậm ngùi, khóc
quê hương trong nỗi nhớ
đoạn trường trong nước mắt
như sóng trên đại dương
như mưa giữa Trường Sơn
như nước giòng Cửu Long
như rêu xanh Nội Thành
như điêu tàn Tháp Chàm
như Đà Lạt Than Thở
như niềm đau Vọng Phu
tình em dù mặn mà
lòng mẹ dù bao la
con thơ như nụ hoa
không xóa nỗi xót xa
 
tháng tư, ôm mặt, khóc
quê hương, quê hương ơi!
tháng ngày theo gió bay
trăm năm rồi cũng hết
về đâu hồn ta ơi?
về đâu hồn ta ơi?
 
                   khê kinh kha

EM VÀ TÔI... – Thơ Đặng Xuân Xuyến


  
              Nhà thơ Đặng Xuân Xuyến
 

EM VÀ TÔI...
 
Em nào có khác gì tôi
Cũng đau cái phận mồ côi vợ chồng
Cũng bòn cái chuyện mặn nồng
Cũng đa mang mảnh tơ hồng trời se
 
Tôi giờ muốn kể em nghe
Thủa lặng lẽ đứng bên hè hớt sao
Thủa ngồi vợt gió lao xao
Thủa nằm vén ngược lối vào trái tim
 
Tôi còn muốn rủ em tìm
Những ngu ngơ giữa nổi chìm đa đoan
Những bầm dập, những lo toan
Những thị phi với những oan nghẹn lời
 
Tôi còn muốn kiếm nụ cười
Để em bớt tủi cái thời đa đoan
Để em dịu vợi hàm oan
Để em gạn lại những toan tính đời. 

Hà Nội, 09:57 ngày 21/04/2023
ĐẶNG XUÂN XUYẾN
 

GIANG ĐẦU, HỮU VÔ SẮC, GỬI T/S KHÔI ĐÌNH BẢNG – Thơ Chu Vương Miện


   


GIANG ĐẦU
 
ngồi không ở bến nưóc giang đầu
con lạch dẫn vào vụng Tô Châu
Hàn San cổ tự Phong Kiều Trấn
Hàng phong thu nhuộm đỏ một mầu
Một con thuyền nho neo nơi bến
lửa chài le lói giữa đêm thâu
hồi chuông thong thả rơi từng tiếng
sóng vỗ nghe buồn mé thuyền câu
giấc mơ hồ điệp còn đâu đó
sầu miên không rõ ở phương nào?
 

THỔ LÀ ĐẤT – Phiếm luận của Đỗ Chiêu Đức


        

THỔ
là ĐẤT, đất là ĐỊA , trong chữ Địa có Bộ Thổ, nên Địa cũng là Đất. Ta có từ kép Thổ Địa 土地 là Đất Đai. Thổ cũng thuộc một trong 214 bộ của CHỮ NHO... DỄ HỌC, theo diễn tiến của chữ viết như sau:
 
     
 Giáp Cốt Văn     Kim Văn     Đại Triện      Tiểu Triện      Lệ Thư
            
Ta thấy:
        
Từ Giáp Cốt Văn cho đến Đại Triện đều là hình tượng của một mô đất trên mặt đất, nên Thổ vừa là chữ Tượng Hình vừa là chữ Chỉ Sự, chỉ một đống đất trên mặt đất, đến Tiểu Triện thì các nét mới được kéo thẳng ra thành biểu tượng của chữ viết, cho đến Chữ Lệ thì mới hoàn chỉnh như chữ viết hiện nay THỔ là ĐẤT.
 
Có tất cả 463 chữ được ghép bởi bộ Thổ nầy để chỉ những gì có liên quan đến Thổ là Đất. Ta có các từ về Thổ là Đất rất lý thú và cũng không kém phần rắc rối như sau:
 
  - Thổ Địa 土地 : là Đất Đai, chỉ tất cả các loại đất trên đời nầy.
  - Thổ Nhưỡng 土壤 : cũng là Đất Đai, chỉ tất cả các loại đất dùng để trồng trọt.
  - Thổ Cư 土居 : chỉ tất cả các loại đất dùng để ở.
  - Thổ Canh 土耕 : là tất cả các loại Đất dùng để canh tác, làm ruộng.
  - Thổ Trạch 土宅 : là tất cả các loại Đất dùng để cất nhà ở, biệt thự.
  - Thổ Mộ 土墓 : là tất cả các loại Đất dùng để chôn cất người trong gia tộc, còn gọi là Đất Hương Hỏa, là đất dùng để lo nhang đèn hương khói cho người thân đã chết. 
 

TỨ́ TUYỆT THÁNG TƯ, RƯỢU CHIÊU HỒN – Thơ Nguyên Lạc


   
                          Nhà thơ Nguyên Lạc

 
TỨ́ TUYỆT THÁNG TƯ
 
1.
Thanh xuân tuổi mộng ngôi trường
Tháng Tư thôi đã vô thường còn đâu?
Hẹn nhau thôi nhé kiếp nào
Viễn phương thăm thẳm biển sâu nghìn trùng
 
2.
Hồ trường biết rót về đâu
Ai người tri kỷ cạn sầu cùng ta?
Lệ ngân luân lạc chiều tà
Tháng Tư rưới rượu... xót xa Hồ trường
 
3.
Nâng ly thất chí Hồ trường
Đắng cay uống trọn đau thương kiếp người
Cố nhân hề viễn mộng thôi
Âm dương xa biệt ta đời phiêu linh!
 
4.
Tháng Tư cuộc đó tang thương
Đắng cay vong quốc Hồ Trường xót xa!
Ai người tri kỷ cùng ta?
Nâng ly thống hận chiều tà lưu vong
 
5.
Huơ tay ôm cuộc phù trầm
Soi gương bóng nguyệt buồn căm mặt người
Viễn phương hề cố nhân ơi!
Nâng ly ngấn lệ ta đời điêu linh!
 

LÁ, GIẤC LIÊU TRAI – Thơ Tịnh Bình


   
                     Nhà thơ Tịnh Bình

 
 
Tuế nguyệt rêu phong hồn cổ tự
Một thời hoa bướm gió reo ca
Hỏi tiểu năm xưa còn quét lá
Sao sót lòng ta chiếc lá đa...?
 
 
GIẤC LIÊU TRAI
 
Thả vào khung nắng lời chim sớm
Thăm thẳm ngày lên đợi giấc chiều
Buồn hay vui ừ thì chẳng rõ
Mùa hạ phả vào ngàn tiếng ve kêu
 
Soi đêm muộn màu trăng cũ rích
Giấc liêu trai nào tỏ mặt người
Thèm một lần được trơ mặt mộc
Thật với nhân gian nét khóc cười
 
Ta cô độc qua miền lặng lẽ
Đỉnh trời hun hút lối thung sâu
Tiếng sóng chạm vào bờ xa vắng
Xao động lòng ai muôn tiếng sầu...
 
                                TỊNH BÌNH
                                 (Tây Ninh)

Thứ Năm, 20 tháng 4, 2023

HƯ CẤU TRONG VÕ HIỆP KIM DUNG (6) – Phiếm luận của Đỗ Chiêu Đức

                      Chiêu thức Võ công thông qua Thư Pháp
 
                                                      Võ Công Thư Pháp                                                                  
Một đặc điểm nữa của tiểu thuyết võ hiệp Kim Dung mà những tác giả khác không có là: Ông đã đưa nghệ thuật và kỹ thuật thư pháp vào trong các thế võ công trong các truyện của ông một cách lý thú và hấp dẫn. Đây cũng là một sáng tạo độc đáo của riêng ông vừa đặc sắc vừa lôi cuốn đầy sức quyến rủ mà ta sẽ lần lượt tìm hiểu sau đây.
 

Thứ Tư, 19 tháng 4, 2023

KIẾN, CHUỘT VÀ RUỒI... – Thơ Đặng Xuân Xuyến

Cảm tác khi nghe cư dân mạng nói về Bọ Lập và Chuyện nhà Dr Thanh

   

KIẾN, CHUỘT VÀ RUỒI... 

Hóa thân "Kiến, chuột và ruồi"
Lẽ nào lạc giọng với Ruồi Dr Thanh?!
 
Có về "Đời cát" cùng anh
Mà coi "Ký ức vụn" thành bút cong!
 
Tưởng rằng "nói trạng" là xong
Người thiên hạ cứ vần chong chóng chiều!
 
"Thổi kèn" vội vã hóa liều
"Mảnh đời đen trắng" lại tiêu mất rồi!

-----
"...": Tên các tác phẩm của nhà văn Nguyễn Quang Lập.
 
                 ĐẶNG XUÂN XUYẾN
         Hà Nội, 09 giờ 09 ngày 15/04/2023

THƠ VỀ TAM QUỐC CHÍ CỦA CHU VƯƠNG MIỆN


   

  
TÔN SƯ
 
TƯ MÃ ĐỨC THÁO
 
người Dĩnh Châu
có vài người học trò
tài đức ngang nhau
chia thiên hạ ra làm ba
ổn định được 52 năm
 
gia trang trong vườn đủ
mai lan trúc cúc
non bộ
tiên phong đạo cốt
nhìn trời mà cười
nhìn đất loạn mà khóc
tài truyền cho các môn đồ
toàn là hào kiệt
bốn bể lưu danh
 
Đại tôn sư võ học
Chừ cũng đành bó tay
Bầu trời tuy bát ngát
Rộng hẹp ở chốn nào?
Nhận ra thời với thế
Nặng nề cánh chim bay
Xoải cánh bay chả nổi
đành ngừng chân chốn này
sách vở dành nhóm bếp
sưởi ấm mùa đông thôi?
dăm ly trà để nguội
lầm than luôn kiếp người
 
BÀNG ĐỨC CÔNG
 
là sư phụ của Gia Cát Lượng
và là chú ruột của Bàng Sĩ Nguyên
tổ sư môn phong thủy
truyền cho Khổng Minh
đến thế kỷ thứ 14 thì truyền cho Lưu Bá Ôn
"tức Lưu Cơ"
thất truyền cho tới ngày nay

HOÀNG THỪA NGẠN
 
Một trong ba vị tôn sư
võ học
lại là nhạc phụ của Ngọa Long
phu nhân của Ngọa Long
là Hoàng Ngọc Anh
là một nhà bác học bác vật
lỗi lạc
chế ra ngựa gỗ trâu máy
một trợ thủ đắc lực của Rồng Nằm
 
Tiên sinh qua cầu ván
Dẫn theo một con lừa
Tuyết ngoài trời lả tả
Rơi trên những nóc gia
Hai hàng cây đọng tuyết
Mà mùa đông chưa qua
Áo mũ bay lất phất
Đoạn đường gần hoá xa?
Quán bên đàng không khách
Khói bếp bay la đà
Nhòm lại con đường cũ
Tuyết trắng bay lưa thưa
Cây cầu gỗ chìm khuất
Người lừa trong sương mờ?