BÂNG KHUÂNG

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC

Thứ Tư, 22 tháng 9, 2021

KHÚC QUÊ TRẦM BỔNG, GIỌT KHUYA, ƠN NGƯỜI... - Thơ Tịnh Bình


  


KHÚC QUÊ TRẦM BỔNG...
 
Ngọt ngào câu hát đưa nôi
Lối về xóm nhỏ bồi hồi luyến vương
Hương đồng gió nội chân phương
Cơm sôi khói bếp nghe thương ngập lòng
 
Liềm trăng giắt ngọn tre cong
Sông quê bồi lở ngọt dòng phù sa
Khói vờn lơ đãng xa xa
Chạnh thương tóc mẹ sương pha bao giờ
 
Đường xưa chú dế ngây thơ
Gáy vang khúc hát tinh mơ gọi ngày
Ta về thầm lặng mắt cay
Xa rồi thơ ấu xanh ngày mụ mê...
 
À uôm chẫu chuộc đêm quê
Mái tranh nhễu giọt dầm dề sợi mưa
Khúc quê trầm bổng tiễn đưa
Dùng dằng chân bước sao vừa nhớ thương...
 

VÀNG NGỌC VÀ ĐÁ SỎI – Nguyên Lạc




LỜI VÀNG TIẾNG NGỌC
 
1. Abraham Lincoln
 
a. Sơ lược tiểu sử

Abraham Lincoln (12/2/1809 –15/4/1865) là Tổng thống thứ 16 của Hoa Kỳ từ tháng 3 năm 1861 cho đến khi bị ám sát vào tháng 4 năm 1865. Lincoln thành công trong nỗ lực lãnh đạo đất nước vượt qua cuộc khủng hoảng hiến pháp, quân sự, và đạo đức; cuộc nội chiến Mỹ, duy trì chính quyền Liên bang, đồng thời chấm dứt chế độ nô lệ, và hiện đại hóa nền kinh tế, tài chính của đất nước. Sinh trưởng trong một gia đình nghèo ở vùng biên thùy phía Tây USA, kiến thức Lincoln thu đạt được hầu hết là nhờ tự học.
 
 
Lincoln
 

Thứ Ba, 21 tháng 9, 2021

CON TRĂNG – Thơ Lê Phước Sinh


   


CON TRĂNG
 
Đi dong đi dài đến khi mệt mỏi
Trăng gối đầu Đa, Chú Cuội quạt nan
Nằm ngửa nằm nghiêng cho nên Trăng khuyết
Gió máy trở trời, bắt vạ la làng...
 
                                       LÊ PHƯỚC SINH
......
 
* Giữa Thu tháng 8 Al.

ĐỪNG TRÁCH ANH – Thơ Đặng Xuân Xuyến


   


ĐỪNG TRÁCH ANH
 
Đừng trách anh ngắc ngứ mãi chữ yêu
Chỉ ngấu nghiến em cho nghiền cơn khát
Không biết dìu em nương theo câu hát
“Yêu nhau mấy núi cũng trèo...”
 
Đừng trách anh viện mãi số tréo kheo
Chỉ muốn cuốn em vướng dây oan nghiệt
Không biết ghìm em giấu cơn cuồng nhiệt
“Yêu nhau cởi áo trao nhau...”
 
Đừng trách anh tim chẳng biết buồn đau
Cuống quýt cuồng say những tình vội vã
Đắng đót tim em lửa nồng hóa đá
Yêu nhau chết lặng nửa đời...
 
Đừng trách anh cay nghiệt thế em ơi
Anh muốn hương yêu mặn mòi say đắm
Nhưng sợ đường yêu dấn sâu vực thẳm
Yêu nhau chuốc hại cả đời...
 
Đừng trách anh...
Đừng trách nữa...
Yêu ơi...
 
Hà Nội, đêm 19.06.2014
ĐẶNG XUÂN XUYẾN

SÁNG CHỦ NHẬT MƯA PHÙN, KẺ CẮP TRÁI TIM - Thơ Quách Như Nguyệt


  
                            Nhà thơ Quách Như Nguyệt

 
SÁNG CHỦ NHẬT MƯA PHÙN
 
Sáng Chủ Nhật mưa phùn ảm đạm
Em nhìn mưa, nhớ anh, buồn hiu!
Sáng Chủ Nhật mùa thu lãng đãng
Thu về rồi tháng Chín mưa rơi
 
Anh xa xăm, xa tầm tay với
Anh nghìn trùng chẳng thể gặp anh ơi!
Mưa rơi rớt mùa thu làm nhớ quá
Người xưa giờ trong ký ức phôi pha
 
Mớ ký ức lúc mù mờ khi đậm nét
Hai mươi năm mà em ngỡ hôm qua
Hai mươi năm cái vèo như gió thoảng
Sáng hôm nay tình cũ bỗng lại về
Ngỡ đã quên nhưng hôm nay nhớ lại
Những ngày mưa như ngày hôm nay
Em nhớ lắm những khi mưa rơi rớt
Tình thắm nồng hơn, lãng mạn, dễ thương hơn  
 
Sáng Chủ Nhật mưa phùn ảm đạm
Sáng Chủ Nhật bầu trời mầu xám
Ngày mới tinh bắt đầu bằng thơ nhớ
Bài thơ nhớ, thơ cho người trong mộ
Mộ của anh em chẳng biết nơi nào?
 

Thứ Hai, 20 tháng 9, 2021

NGÀY ĐÓ ĂN HÀNG Ở QUẢNG TRỊ - Đinh Hoa Lư




Bạn mến,
Những ngày lưu xứ, có lúc bạn và tôi ăn lại những món ăn nấu nướng và thưởng thức như cố tình để tâm hồn trôi về quá khứ. Có những ngày xưa chúng ta lớn lên dưới bầu trời Phố Quảng. Những hẻm phố, mấy con đường và tiếng rao hàng nghe quá thân quen và chúng ta nhớ như in vào trong tâm trí. Xa quê có khi ăn để mà ăn nhưng đôi lúc ăn những món xưa mà nhớ về một trời kỷ niệm những lúc này ta chưa hẳn đang ăn mà đang nuốt dần quá khứ (ĐHL)
 
Những ngày xa xứ tôi hay ngồi nhớ lại chuyện cũ. Người ta thì hay nhớ về quá khứ huy hoàng, riêng tôi có lẽ vì ‘tâm hồn ăn uống’ nên năng nhớ lại cái chuyện “ăn hàng”  xưa ở Quảng trị?
 Dù sao, thành phố đó nay đã khuất trong vùng ký ức.
 

Chủ Nhật, 19 tháng 9, 2021

HOA GIẤY MÀU XÁC PHÁO – Thơ Trần Mai Ngân


  

 
HOA GIẤY MÀU XÁC PHÁO
 
Em soi bóng mình
Trên dòng sông cũ - ánh trăng thu bàng bạc đêm 12
Hàng hoa Giấy màu xác pháo… những bông hoa rơi và trôi theo dòng nước
Từ đó vu quy…
 
Em soi bóng mình
Chiếc bóng lặng câm trên tường vôi trắng
Không thấy đâu là nụ cười - đâu là giọt nước mắt
Nhập nhoà lẫn trộn vào nhau - hôn phối!
 
Ngày thăm thẳm đêm dằng dặc
Tháng và năm như vốc nước qua kẽ tay
Trôi tuột ngôn từ yêu đương
Nhưng - vẫn lắng đọng tình bao dung trọn vẹn
 
Em soi bóng mình vào đêm
Nhưng không còn thấy bóng nữa
Chỉ tối om một bóng tối đặc quánh
Đêm Trung Thu không trăng sao - đêm ngoại lệ!
 
                                                    Trần Mai Ngân

TRẢ LỜI CHÂU THẠCH VỀ "BÌNH THƠ KHÔNG BÀN THI PHÁP" – Phạm Đức Nhì


Nhà bình thơ Phạm Đức Nhì

 
Nhận được bài Phản Biện Bài “Bình Thơ Không Thi Pháp” Của Phạm Đức Nhì – Bài viết của Châu Thạch - từ Đặng Xuân Xuyến, Phú Đoàn sau khi đã đọc được bài này từ rất sớm trên Facebook. Bài phản biện nhiều ý nên tôi sẽ trả lời từng ý một, từ trên xuống dưới. Ngay dưới đây tôi đưa vào 2 cái links của 2 bài viết liên quan để độc giả tiện theo dõi.
 

BÚT KÝ CỦA HUỲNH THỤC OANH: THEO CHÂN F0

Nguồn:
https://vanhocsaigon.com/but-ky-cua-huynh-thuc-oanh-theo-chan-f0/


Tác giả Huỳnh Thục Oanh

Tỉnh Bình Thuận trong đó có thị xã La Gi cũng như nhiều địa phương trong cả nước tìm mọi cách chặn đứng nguồn lây lan từ nơi khác đến, cũng như dồn lực cho việc bóc tách F0, cho việc tiêm đủ liều vaccine cho người trong diện ưu tiên, có chú ý đến nơi tập trung đông lao động như bến cảng, nhà máy…
 
NỖI SỢ
 
Ngoài ba mươi tuổi, hơn 10 năm làm nghề y, Huyền Trân (đổi tên), đang tòng sự tại Trạm y tế phường Phước Hội, thị xã La Gi (Bình Thuận), vốn là người hay cười trước đây, cho hay: chưa bao giờ cô trải qua cảm giác nặng nề, căng thẳng liên tục như khi đối phó trận dịch Covid 19 lần thứ tư này ở thị xã La Gi.
 

NHỮNG VỊ GIÁO SƯ NỊNH BỢ TỐ HỮU QUÁ MỨC, CA NGỢI THƠ ÔNG LÀ THI HÀO THI BÁ, LIỆU GIỜ CÓ CHÚT DAY DỨT ÂN HẬN NÀO KHÔNG ? - Trần Mạnh Hảo

Nguồn:
https://www.facebook.com/tran.manhhao.376/posts/3108079172797599
 
Tác giả bài viết Trần Mạnh Hảo
  

Người nịnh bợ, bốc thơm thơ Tố Hữu nhất là GSTS Trần Đình Sử với cuốn sách dày cộm có tên : “Thi pháp thơ Tố Hữu” ( NXB Tác Phẩm mới 1987, tái bản 5 lần). Trần Đình Sử còn có một cuốn sách dày cộp khác, có tên là “Thi pháp Truyện Kiều”. Trong hai cuốn sách này, Trần Đình Sử hù dọa mọi người bằng thuật ngữ “thi pháp” rất tào lao chi khươn. Nghĩa là cứ bất kỳ một ai bình phẩm về thơ Tố Hữu hay Truyện Kiều đều được gọi là nhà thi pháp học. Trần Đình Sử đã đánh mất thuộc tính thiêng liêng của từ “Thi pháp” rất đặc trưng, rất cao siêu của Aristotle để cua bèo vạt tép, viết lung tung lang tang, gom hết ý kiến mọi người vào sách mình, chẳng có khám phá nào riêng biệt của mình, rồi gọi món tạp pí lù này là “thi pháp”…
Vậy thì, thi pháp ơi, ta chào mi vì mi đã bị Trần Đình Sử ba láp hóa, bông phèng hóa thuật ngữ thiêng của triết gia cổ đại Aristotle ngày xưa.

Thứ Bảy, 18 tháng 9, 2021

TÂM TÌNH GỬI EM – Thư của thầy Đỗ Tư Nhơn





TÂM TÌNH GỬI EM  

Tâm tình cùng em trai – Đỗ Tư Nghĩa (nhà thơ, nhà dịch thuật)
                                                     Thư của anh trai Đỗ Tư Nhơn

Em thương yêu!

Vào những ngày gần đây, sức khỏe em suy yếu, anh chị biết thế nào rồi em cũng sẽ từ giã trần gian ra đi về nơi tổ tiên ông bà thầy mợ, theo lẽ vô thường “sống gởi, thác về”, nhưng sáng nay được tin em đã trút hơi thở cuối cùng lòng anh vô cùng xúc động xót xa, không sao cầm được những giọt nước mắt tuôn trào!

“Âm dương cách biệt xa vời
Em về cõi tịnh bên trời trăng sao!”
 
Em ra đi, gia đình từ nay mất đi người chồng, người cha, người anh, người em thân yêu!
Những đồng nghiệp mất đi một người luôn sẻ chia; nhân ái. Gần đây, khi em đã lâm bệnh vẫn quan tâm giúp đỡ cô giáo Bảo Lộc năm nào đang bị ung thư cô quạnh ở Sài Gòn. Em ra đi để lại cho bằng hữu thân thương vô vàn tình cảm luyến tiếc ngậm ngùi, hình ảnh em tự khắc họa còn đây:
 
“Thân mỏng mảnh nuôi hồn không đủ ấm “
Niềm vui cũ là hương khi bóng xế
Nửa ngày xanh thương nhớ đã vô ngần!”
 
Học trò xưa mất đi người thầy lãng tử, tận tâm yêu những đóa hoa dã quỳ mọc từ những con đường ở Blao lên Đà Lạt:
 
“Vĩnh biệt em – linh hồn thảo mộc
Sao chiều nay em chết đi, mà chẳng có hồi chuông báo tử?”
 
Em yêu thương, như em đã từng bộc bạch khi viết về những ngày niên thiếu, cùng gia đình, bà mợ, anh chị ở Quảng Trị; anh em thương nhau một cách thầm lặng sâu xa. Càng xa nhau càng thông cảm yêu thương nhau hơn!
 
Trong cuộc đời này, em là người sống nội tâm, yêu chuộng giá trị tinh thần, tri thức và giá trị nhân văn. Cho nên những tác phẩm em để lại cho đời hết sức chân thành, những suy niệm triết lý, sâu xa. Đó là tập thơ: Gởi Tình Yêu, Gởi Cuộc Đời.
 
Và em đã yêu thương đề tặng: “Suốt cuộc đời Bố chẳng có gì để tặng các con - ngoài lòng yêu thương thiết tha nơi trái tim của Bố.”
 
Đối với anh chị, em cũng đã viết những dòng chữ đầy mến thương khi tặng tập thơ trên: “Cảm ơn anh chị đã mang đến rất nhiều hơi ấm cho trái tim cô đơn của N – giữa cái trần gian lạnh lẽo và điên dại này”
 
Em thương yêu!
Em đã tiên tri về cái ngày từ giã cõi tạm từ rất lâu và muốn gởi những di ngôn đến cuộc đời ngay trong bài thơ thay lời tựa:

“Này đây
Những bài thơ,
mai này tôi chết đi
Xin gởi lại Tình Yêu.
Xin gởi lại Cuộc Đời.”
           24. XII. 1983
 
Và lời chia tay, linh cảm sau gần 30 năm đọc lại tập thơ vẫn được khẳng định:
 
Ta nằm xuống, chia buồn cùng cây cỏ,
Ôi, một ngày ai khóc mộ ta xanh?”
                                (Bi khúc VI.2000)
 
Tiếng Vọng Tri âm của hơn 50 thân hữu đã mang đến cho em chút nào ấm áp như em đã bộc lộ: “Những tiếng vọng tri âm ấy cũng đã hơn một lần sưởi ấm được phần nào trái tim lạnh lẽo của ĐTN – và đó quả thật là một món quà vô giá mà đời đã tặng cho tôi”.
 
Ngoài những trang thơ đầy tâm huyết, em còn để lại gần 20 tập sách dịch thuật các danh tác thế giới mà em đã miệt mài làm việc mấy mươi năm trong khi em ăn chay trường và bệnh hoạn đầy người!
 
Bây giời em nằm trong quan tài, đôi mắt đã khép, buông bỏ mọi buồn vui của phận người, hương trầm thơm ngát quanh di ảnh. Chung quanh em có con gái yêu thương và Cậu, có bạn thân thiết, bà con, có xóm giềng, học trò xưa đến tiễn biệt: Đó là niềm an ủi quý báu, đó là hạnh phúc là thiện phước dành cho em! Rồi em sẽ gia nhập vào thế giới của linh hồn như tác phẩm em đã dịch (Hành trình của linh hồn)
 
Đáng lẽ anh chị và các cháu đã đến trước linh cữu của em để nói lời yêu thương từ biệt này nhưng hoàn cảnh không cho phép: Anh xin em lượng thứ cho anh về những gì làm em buồn lòng, giận hờn trong suốt thời gian sống bên nhau.
 
Nguyện cầu hương linh em siêu thoát về cõi Tây Phương Tịnh Độ!
Tiễn biệt em trai thương yêu!
Nam mô A DI ĐÀ PHẬT!
 
Thị Xã Quảng Trị, ngày 16 tháng 9 năm 2021
                              Anh trai
                         Đỗ Tư Nhơn

 



BẠN ĐỖ TƯ NGHĨA ĐÃ KHÔNG CÒN ! – Nguyễn Lương Tuấn




Nhà thơ Đỗ Tư Nghĩa


BẠN ĐỖ TƯ NGHĨA ĐÃ KHÔNG CÒN !
 
Đà Nẵng sáng nay, xóm yên vắng
Không một bóng người
Không tiếng xe
Vài chiếc lá vàng rơi ngoài ngõ
Mình bỗng nghe tin bạn đi rồi
Ôi bạn của tôi - Đỗ Tư Nghĩa
Bạn đã ra đi sáng thu này
Cách biệt nhau rồi đâu còn gặp
Mãi mãi  không còn gặp lại nhau
Nghĩa ơi !
Vẫn nhớ Văn khoa những tháng ngày
Nhớ những giờ triết cùng thầy bạn
Trao đổi chuyện trò thật vui thay
Có khi thấy Nghĩa bên Tổng Hội
Dưới giàn bông giấy mãi chơi cờ
Mùa hè một tháng ở quân trường
Thấy Nghĩa từ xa là biết ngay
Dáng đi và chữ sau lưng áo
“Cogito ergo sum” đó kìa !
Mình gặp ở bạn,
Một tâm hồn lãng mạn
Yêu cái đẹp, đề cao cái thiện
Thường phê phán những sai trái hôm nay
Chọn Đà Lạt là nơi yên tĩnh
Đẹp ngàn hoa sự tươi mát tâm hồn
Bạn xa tất cả, chỉ sống một mình
Như lời viết viết trên phây kể về một bạn
"Sống rất thân quanh quẫn bên mình
Ấy chú mèo hoang một hôm bắt gặp
Ở với mình nơi tịnh cốc thanh sơn"
Thế là hết ! Nghĩa đã bỏ đi trước
Bạn với mình cùng tuổi đó nghe
Biết có còn gặp nhau hay chỉ là cát bụi
Thôi kệ cứ tin là có kiếp sau
Ta lại gặp nhau
Bên kia -  cõi vĩnh hằng !
 
Đà Nẵng, 8g30 ngày 17/9/2021            
Nguyễn Lương Tuấn
 

NÉN TÂM HƯƠNG NỒNG ẤM CHO BẠN ĐỖ TƯ NGHĨA TRỞ LẠI “QUÊ NHÀ” – Lê Mậu Minh



Nhà thơ Đỗ Tư Nghĩa


KHÁT VỌNG - NUỐI TIẾC !!!
(Như bông hồng đỏ thắm-nén tâm hương nồng ấm cho bạn ĐỖ TƯ NGHĨA trở lại “Quê Nhà” – “Thế Giới các Ý Niệm!!!”)                 
                                                                Thế Vân LÊ MẬU MINH
 
Bến vẫn rạo rực đợi chờ
Mà đò cứ lơ lơ lửng lửng!
Biết bao giờ về với bến đây!!!
Hoàng hôn giăng giăng mờ mờ bờ tre ven đê
Mà đàn chim mãi mê dật dờ chân trời mô chưa trở lại tổ ấm!!!
Trời xanh, xanh biếc!
Mà mây trắng lại lênh đênh nuối tiếc đâu, cũng chẳng thấy đoái hoài!!!
Cô Tôn nữ xứ Huế cổ kính...
Miệt mài ngóng đợi!
Cầu Tràng Tiền diệu vợi có là
“cầu tre lắt lẻo gập ghềnh khó đi”
Thì nghìn năm... đôi mắt tuyệt trần Tây Thi vẫn vấn vương Người * Văn Khoa tài hoa ngày nào!!!
Đời đã nao nao xế chiều!
Nghe mơ hồ phiêu diêu tiếng hát ai từ cõi xa xăm nào vọng lại
Mà bạn mãi lang bạt đâu đâu chưa thấy tìm về!!!
Con người - Chiếc bóng đam mê...
Quờ quạng tìm kiếm??? trong bến mê hồng trần
Mà Chân- Thiện- Mỹ lúc gần lúc xa!
Khát vọng-Nuối tiếc “Quê Nhà”...
Không không có có ai mà biết đâu!!!
 
Gò Vấp, ngày 16 tháng 09 năm 2021
Thế Vân Lê Mậu Minh
 
...................
 
* Đại Học Văn Khoa Huế trước 1975.
 

GỬI NGƯỜI BẠN ĐỒNG SONG ĐỖ TƯ NGHĨA – Nguyễn Đình Hạnh

 

Nhà thơ Đỗ Tư Nghĩa


           GỬI NGƯỜI BẠN ĐỒNG SONG ĐỖ TƯ NGHĨA 
                                                                 Nguyễn Đình Hạnh
 
Nghĩa ơi…
 
Khoảng 3 ngày một lần, mình thay phiên gọi cho cô Nhiên, Thắng để hỏi thăm về bạn, đã mịt mù tăm cá bóng chim từ Covid… Vẫn hay dù căn bệnh oan nghiệt, trầm kha nhưng được chăm sóc tận tình nên mọi sự chưa đến nỗi nào. Bạn vẫn còn ở đó, vẫn bềnh bồng trên khoảng không bụi bặm này (trần gian), đang chờ nhau…. chờ Thắng, Đức, Hạnh chờ một ngày yên ổn để được gặp nhau… để nói với nhau những điều chưa kịp nói về muôn nỗi đa đoan, trầm luân, oan nghiệt cuộc đời… Để nói bao nhiêu điều nhiêu khê, thúc phược chất chứa trong lòng không thể nói cùng ai… Để nói cùng  thông, cùng chim, cùng nước Xuân Hương, cùng nai Bảo Lộc…
 

ĐÔI LỜI GỞI BẠN ĐỖ TƯ NGHĨA – Nguyễn Văn Quang



Nhà thơ Đỗ Tư Nghĩa


ĐÔI LỜI GỞI BẠN ĐỖ TƯ NGHĨA 
              (Trước lúc bạn đi xa)
                                                                   Nguyễn Văn Quang
 
Nghĩa ơi! Sáng nay nhận được tin bạn vừa từ biệt cõi trần, mình cảm thấy bàng hoàng, lòng trống trải vô cùng, vì từ nay mình mất đi một người bạn dễ thương, tài hoa và trí thức! Bạn ra đi, gia đình, bạn bè và nhất là những người tri âm tri kỷ, vô cùng thương tiếc, ngậm ngùi. Ngay thuở thiếu thời, bạn đã được bạn bè, đồng môn yêu mến cảm phục về tri thức và tài hoa của chàng trai mới lớn. Rồi con đường Triết học đã dẫn bạn lên một tầm cao mới về đời sống tinh thần. Nỗi đau thân phận, nỗi đau nhân thế, tác động vào tâm tư bạn và bạn đã đem hết ruột gan viết tâm tư mình "gởi tình yêu, gởi cuộc đời". Và rồi bạn đã được hồi đáp bằng những "tiếng vọng tri âm" đầy ắp tình yêu thương. Mọi người đã cảm thông, chia sẻ niềm vui nỗi buồn cùng bạn.
 
Tôi lên Đà Lạt lần nào cũng để tâm đến thăm bạn, cầu mong bạn có cuộc sống an vui, vì cứ ngộ nhận rằng cuộc đời bạn quá ư cô đơn, buồn khổ. Nhưng khi nhìn cả một thư viện sách cá nhân đồ sộ của bạn, tôi lại thấy mình đã nhầm. Thì ra, Nghĩa có rất nhiều bạn tri âm. Họ đang lặng lẽ tâm tình với Nghĩa qua từng trang viết trong hàng ngàn cuốn sách dày cộm trên các giá sách vây quanh chỗ ngồi của Nghĩa. Họ là ai? Là những triết gia, giáo chủ các tôn giáo, những văn nhân thi sĩ đông tây, kim cổ đã tụ hội về đây và thỏ thẻ tâm tình cùng kẻ tri âm là Đỗ Tư Nghĩa - còn có biệt danh là Đỗ Tố Như! Giờ thì tôi cảm thấy chính mình bé nhỏ, cô đơn và biết bạn đang sống đời hạnh phúc, vì các triết gia, các nhà trí thức bao giờ cũng sống đời giản dị, lặng lẽ, không thích ồn ào.
 
Tôi mừng cho bạn và thấy lòng nhẹ nhàng hơn. Những tháng ngày qua, bạn đã đem hết sở tài làm sở dụng để chuyển ngữ hàng chục tác phẩm quý giá trong kho tàng tri thức nhân loại ra tiếng mẹ đẻ, biến chúng thành những thông điệp, những món quà tinh thần và tình cảm gởi lại cho đời trước khi bước về cõi vĩnh hằng. Nghĩa ơi! Tôi làm sao hiểu hết được lòng bạn, làm sao hiểu hết những tư tưởng cao xa của bạn! Nhưng có một điều tôi biết chắc, đó là tình yêu của bạn dành cho cụ Nguyễn Du, bằng chứng là bạn đã lấy biệt hiệu "Đỗ Tố Như" ký vào tác phẩm của mình và dùng trên trang mạng cá nhân để chia sẻ tâm tư với mọi người. Ngày xưa, cụ Nguyễn Du còn băn khoăn: "Bất tri tam bách dư niên hậu, Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như?" Còn bây giờ, Nghĩa ơi! Có biết bao người thân yêu, tri âm tri kỷ, đang ngậm ngùi tiếc thương đưa tiễn Đỗ Tố Như rời xa cõi tạm! Không hiểu sao, giờ phút này tôi chợt nhớ 4 câu thơ của Vũ Hoàng Chương: "Lũ chúng ta đầu thai nhầm thế kỷ, Một đời người u uất nỗi trơ vơ. Đời kiêu bạc không dung hồn giản dị, Thuyền ơi thuyền, xin ghé bến hoang sơ!" Và, bạn đã nhanh chân hơn chúng tôi. Bạn đã lên thuyền về bến hoang sơ trong khi chúng tôi còn vướng chân trong cõi hồng trần. Từ nay, cái thân tứ đại của bạn không bị mục rữa trong lòng đất lạnh như bao người khác, mà đã biến thành những nắm tro hòa vào nước hồ Xuân Hương và các hồ xinh đẹp đầy mộng mơ của xứ Đà Lạt sương mù! Rồi đây, người thân và bạn bè sẽ lên Đà Lạt thăm bạn, và vào một đêm trăng thanh gió mát, ra bờ hồ Xuân Hương gọi Nghĩa cùng uống cà phê, kể chuyện quê hương, chuyện ngày thơ ấu, chuyện mùa hoa dã quỳ... và cùng tiếp tục viết lên những dòng tâm tư "gởi tình yêu, gởi cuộc đời" rồi lắng nghe tình yêu và cuộc đời vang lại "Tiếng vọng tri âm" chứa chan tình thân ái cho tình người thêm nồng ấm và cuộc đời này vơi bớt khổ đau, bạn nhé!
 
Ở quê nhà Quảng Trị xa xôi, đang trong mùa đại dịch, tôi không có điều kiện đến tiễn đưa bạn về Miền Tây phương cực lạc. Tôi viết mấy dòng này thay nén tâm nhang, nguyện cầu hương hồn bạn luôn an vui ở cõi vĩnh hằng!
VĨNH BIỆT BẠN THÂN YÊU!
 
Thị xã Quảng Trị, sáng 16/9/2021
            Nguyễn Văn Quang
 
 

Thứ Sáu, 17 tháng 9, 2021

NHÀ THƠ, DỊCH GIẢ ĐỖ TƯ NGHĨA QUA ĐỜI ĐỂ LẠI NHIỀU TÁC PHẨM CHƯA IN


 
Nhà thơ Đỗ Tư Nghĩa


TTO - Dịch giả Đỗ Tư Nghĩa vừa trút hơi thở cuối cùng ở tuổi 75 tại nhà riêng nơi phố núi Đà Lạt lúc 6h15 ngày 16-9, sau thời gian nằm bệnh vì tuổi già.
 
Đỗ Tư Nghĩa thuộc lớp trí thức miền Nam trong chiến tranh, ông tốt nghiệp triết học ở Đại học Văn khoa Huế, sau đó dạy triết và tiếng Anh tại Blao (Bảo Lộc) từ trước 1975.
 

SÀI GÒN ĐÃ GIẢI PHÓNG TÔI - Trần Mạnh Hảo

Nguồn:
http://www.buctranhvancau.com/new-blog/2021/8/21/saigon-gii-phng-ti-trn-mnh-ho
 
 

Không phải bây giờ, sau 46 năm từ rừng Lộc Ninh vào Sài Gòn, mà ngay lúc đi trên những con đường ngùn ngụt khói đốt sách cuối tháng 5-1975, tôi đã khóc, làm dấu thánh giá lạy Thiên Chúa cứu chúng con, đã biết chính kho sách của Sài Gòn đang bị đốt đã giải phóng tôi, cứu tôi ra khỏi địa ngục ngu dốt. Xin được giấy giới thiệu của của ủy ban quân quản thành phố : “giới thiệu nhà báo, nhà thơ Trần Mạnh Hảo đến khắp các vỉa hè đang đốt sách tìm sách cho đồng chí viết báo tố cáo sách vở độc hại của Mỹ -ngụy, xin các tổ dân quân tự vệ, các phường khóm giúp đỡ đồng chí hoàn thành nhiệm vụ đảng giao phó”…Tưởng đồng chí Tần Thủy Hoàng đã sống lại từ 2300 năm trước, chợt tiến vào giải phóng thành đô này và ra lệnh đốt hết sách…