BÂNG KHUÂNG

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC

Thứ Tư, 13 tháng 5, 2020

NHỮNG BÀI THƠ TỨ TUYỆT CỦA NGUYÊN LẠC


       
                      Nhà thơ Nguyên Lạc


NHỮNG BÀI THƠ TỨ TUYỆT

1. Tím Cả Đoạn Trường

Sương rơi trắng cả con đường
Em rơi tím cả đoạn trường trong anh!
Tinh đầu sương khói mong manh
Nhân sinh dâu bể nỗi lòng trăm năm!

2. Nụ Cười

chợ đời gom nhặt sân si
lên chùa vấn Phật có gì đổi cho
mĩm cười hai chữ âu lo
về nhà mẹ hỏi ... Cười to thế à

3. Căn Bệnh Tình Yêu

Tình yêu căn bệnh lạ lùng
Ai mà nhiễm phải không khùng cũng điên
Điên thì ta hãy cứ điên!
Yêu thì ta cứ! Không tình sống chi?

 4. Tội Cho Qua

Gió lay rụng trái mù u
Giận ai bậu nói đi tu cho rồi?
Tội cho qua lắm bậu ơi!
Bậu đi tu chắc sự đời qua xong!

5. Cuộc Tang Thương

Chim quyên khản cổ khóc trùn
Anh hùng mạt vận lên rừng đốt than
Khói than che mất trăng vàng
Nhân sinh thống hận cuộc tang thương nào

6. Đêm Độc Ẩm Bên Hồ

Huơ tay khuấy bóng trăng vàng
Sao nghe tâm buốt vô vàn nỗi ai
Ngâm câu "đoạn thuỷ " vẫn hoài [*]
Nghiêng bầu uống cạn thở dài hư không!
...

[*] Trừu đao đoạn thủy thủy cánh lưu/ Rút dao chém nước, nước càng chảy mạnh (Lý Bạch)


7. Tiếng Vọng Chiều

Hắt hiu trĩu nặng tà huân
Ngút xa não vọng lũng ngàn câu thơ
"Nghìn năm mây trắng hững hờ"
Có không tâm động bến bờ tử sinh

8. Hoa Tím Bằng Lăng

Bằng Lăng hoa tím tôi về
Tìm em chỉ thấy lời thề đã phai
Đâu xưa áo trắng tóc dài ...?
Mùa hè sao lạnh tím ai nỗi lòng!

9. Quỳnh Mơ

Đêm em về với tôi
Đóa quỳnh mãn khai đợi
Hương quỳnh ngọt đẫm môi
Để ngày đừng mong đợi

10. Quên Chưa?

Níu tay người hỏi thu phai?
Thưa em thu đó vẫn hoài thu xưa!
Níu mây trời hỏi quên chưa?
Xuân thu hương sắc đủ vừa trăm năm!

                                       Nguyên Lạc

Thứ Ba, 12 tháng 5, 2020

CÔ ẤY... – Thơ Trần Mai Ngân


    


CÔ ẤY... 

Đã bao lần...
Anh muốn nói với em về... “cô ấy”...
Nhưng...
Cứ ngập ngừng nỗi sợ hãi trong anh
Tuổi Năm Mươi anh không ngỡ được rằng
Tim rộn rã... tình yêu không nghĩ đến!

Rồi tháng năm dần qua như thắp nến
Cuộc tình xa thêm tuổi gấm thêu hoa
Với em, con... anh vẫn là chồng, cha...
Nhưng trái tim đã chia thành lối rẽ...

Có những đêm...
Em ngon giấc - anh nằm bên lặng lẽ
Giấu tiếng thở dài... anh nhớ cô ta
Cố nụ cười mà ánh mắt nhoà xa
Cô ấy nói: ta là điều không thể!

Và lần cuối rời xa nào đâu dễ
Nhưng quyết tâm... đến đi cũng âm thầm
Em ạ!... anh không lỗi cũng không lầm
Ngôi nhà mình vẫn màu hồng hạnh phúc!

Cô ấy xa... gửi lại lời cầu chúc
Cho chúng mình hạnh phúc đến trăm năm
Anh đau lắm nỗi buốt giá xa xăm
Như những vết dầm trong tim cứa máu...

Ngày tháng, tháng ngày trôi qua đau đáu
Ở trong anh mãi hình bóng cô ta...

                                       Trần Mai Ngân

Thứ Hai, 11 tháng 5, 2020

KHÔI ĐÌNH BẢNG, NGUYỄN KHÔI - Thơ Chu Vương Miện


       


KHÔI ĐÌNH BẢNG

Đời là con số 0
Cát bụi hoàn bụi cát
“Thơ Nguyễn Khôi”

Chả còn sót lại gì ?
Ngoài cái đèo Tà Lặc
Khác xa đèo Đà Lạt
Đang chờ ngày ra đi
Đang chờ người vĩnh biệt
Thơ văn làm cho vui
Xếp ngang cơm nếp nát
Sống càng già càng mệt
ở mãi lầu 13
y bồ câu nhà nước

Thơ làm cho đỡ buồn
Giống gạo tẻ gạo nếp
Đang giữa tám bó gập
Nhìn trời xanh quá cao
Nhìn đất đen quá thấp
Mọi thứ như phù vân
Bùi mù bay quá gấp

Thứ Bảy, 9 tháng 5, 2020

ĐỜI SỐNG TÌNH DỤC QUÁI ĐẢN CỦA “HOÀNG ĐẾ” MAO TRẠCH ĐÔNG - Đoàn Mạnh Thế


                
                          Dịch giả Đoàn Mạnh Thế


ĐỜI SỐNG TÌNH DỤC QUÁI ĐẢN CỦA “HOÀNG ĐẾ” MAO TRẠCH ĐÔNG

(Đoàn Mạnh Thế lược dịch từ “Tình dục, dối trá và chính trị” của tác giả Pierre Lunel, nhà xuất bản L’Archipel, Paris 2012)

Mao Trạch Đông - vị “tân hoàng đế đỏ” - muốn được lưu danh theo truyền thống các hoàng đế Trung Quốc, nhất là truyền thuyết trường sinh bất tử nhờ quan hệ với một ngàn thiếu nữ đồng trinh. Mao hy vọng theo gót được vị tổ sư này. Mao say mê thu thập tất cả những tin tức loan báo việc phát hiện các loại dược liệu giúp hoạt động tình dục cho đến chín mươi tuổi.

DẤU XƯA TUY PHONG, BÌNH THUẬN - Phan Chính


           


DẤU XƯA TUY PHONG, BÌNH THUẬN

Qua ngữ liệu, nguồn gốc địa danh của một vùng đất người ta có thể hình dung được một phần nào quá trình hình thành và những dấu tích có giá trị lịch sử mà thời gian đã dần dần đánh mất. Tuy Phong ngày nay được biết đến là một nơi địa đầu của tỉnh Bình Thuận, khắc nghiệt của nắng gió nhưng được thiên nhiên bù đắp lại bằng nhiều di tích, danh thắng luôn là những dấu ấn vừa lôi cuốn vừa lạ lùng. Thời gian từ phủ nâng thành tỉnh Bình Thuận vào năm Minh Mạng thứ 13 (1832), chia làm hai phủ Ninh Thuận và phủ Hàm Thuận, cùng lúc lập thêm 2 huyện Tuy Phong và Tuy Định (theo tổ chức hành chính bấy giờ huyện trực thuộc phủ). Năm 1836, phủ Ninh Thuận (thuộc tỉnh Bình Thuận) có 2 huyện An Phước, Tuy Phong. Huyện Tuy Phong có 4 tổng Bình An, Nghĩa Lập, Tuy Tịnh và tổng đảo Phú Quý (Thuận Tĩnh) gồm 10 đảo lớn nhỏ.

CHÙM THƠ "TA VỀ..." CỦA LÊ VĂN TRUNG


       


TA VỀ
Bài 1

Ta về trắng cả hai tay
Gánh đời nghiêng nặng bờ vai muộn phiền
Ta về trắng cuộc tình duyên
Phố xa lạ phố, người quên, lạ người

Sầu chao nghiêng mái hiên đời
Sầu rơi như chiếc lá bùi ngùi rơi
Ta về, tàn cuộc rong chơi
Chuyến tàu muộn, không còn ai, ga buồn

Ta về lỡ cuộc trăm năm
Lối xưa vàng úa tím bầm dấu rêu
Nhói lòng buốt một tiếng kêu
Nghe rơi rụng cả bóng chiều đời ta.
                                   

ANH VÀ EM - Thơ Phan Quỳ


    
                 Nhà thơ Phan Quỳ


ANH VÀ EM

Em là hoa buổi sáng,
Anh thành nắng ban mai,
Nắng lên hoa sắc thắm,
Nắng tràn cõi thiên thai.

Em là nhành phượng vĩ,
Anh hoá chú ve sầu,
Hai ta thành tri kỷ,
Hò hẹn đến muôn sau.

Em là hạt mưa mau,
Anh thành biển hồ sâu,
Mưa êm trong lòng biển
Đôi mình mãi trong nhau.

Em là mây trắng bay,
Anh thành trời cao rộng
Thênh thang em có hay
Lòng trời reo như mộng?

Ơi cơn mộng một đời
Anh ấp ủ khôn nguôi
Đêm ơi xin đừng thức
Để em mãi trong tôi.

                Phan Quỳ

THOÁNG HƯƠNG XƯA, KHOẢNH KHẮC SÂN TRƯỜNG - Thơ Văn Thiên Tùng


    
   

THOÁNG HƯƠNG XƯA

Bao tâm tư lắng sâu giờ chợt lại
Dìu ta về tìm lại thoáng hương xưa
Vòng tay học trò - kể mấy cho vừa
Ngần mơ ước ngất ngây miền ký ức

Tuổi chúng mình với những gì có được
Bao yêu thương từ bè bạn - cô thầy
Chuyện đùa vui - hờn giận vốn chất dầy
Ngày hai buổi bên nhau thật trìu mến

Biết giờ đây lắm điều không ngờ đến
Từng cuộc đời - mỗi phận kiếp khác nhau
Giữa phong ba bão táp nhuốm muôn màu
Hay tất tả giữa dòng đời xuôi ngược

Những cánh chim di mãi hoài lạc bước
Đăng đắng tấc lòng - chan chát bờ môi
Thương quê cha - nhớ đất mẹ bồi hồi
Nhưng vẫn vượt qua muôn vàn khắc khoải…

Có lắm điều cố lãng quên nhưng lại…
Đâu đó hoài vương - luống đỗi nghẹn ngào
Trong cổng trường ươm mộng đẹp thanh tao
Gom thành chuổi - giờ đây đọc chợt biết

Trang lưu bút ngây ngô nhòa nét viết
Lá thư tình đỏng đảnh - hỏi tình chi?
Chữ mến thương như rứa - dệt thêu gì
Tình là lạ… là tình yêu chớm nở…

Những cuộc tình gắn liền trang sách vở
Vốn đeo mang tận góc bể chân trời
Để giờ đây tiếc ngẩn, tiếc ngơ hoài
Bởi tiếng yêu… giản đơn sao bỏ ngỏ

Lòng dặn lòng chớ vượt sang vạch đỏ
Giữ vạch xanh tươi thắm một khung trời
Giữ sắc hồng đơm hương tỏa ngời ngời
Âm thầm nhớ - đơn thương tình mới đẹp…

Những câu mến quen rồi đâu dễ khép
Ấy và tôi cùng lứa lại đồng trang
Cớ chi ta lại vội chuyển bậc sang
Để vơi chất hồn nhiên đang tầm với

Ta về lại lục tuổi thơ diệu vợi
Thoáng hương xưa đâu đó vướng vương lòng
Mấy mươi năm ta hằng ước - hằng mong
Gặp lại ấy… chút chút thôi ấy nhé!

Gặp lại để trao bớt đi cho nhẹ
Những trang thư ôm ấp tự bao giờ
Những vần thơ tình ý… vốn đợi chờ
Trong tập vở mãi chẳng nhòa…
                                                     chẳng nhạt.                       

                                 Quảng Trị, 18/6/2017
                             Mai Vân Văn Thiên Tùng

“ĐỜI KHÁT” VÀ TÌNH VĂN NGHỆ SĨ - Nguyễn Bàng


        


ĐỜI KHÁT

(Thân tặng nghệ sĩ Võ Hoài Nam)

Này thì khát!
Uống cho đời đỡ khát
Rượu tình đời men ủ nhiều năm
Khát chất chồng
dồn nén
tháng năm
Ta đốt cạn cái đong đời cay đắng

Uống!
Thì uống!
Cho lì khoảng lặng
Cho lòng ta chạm được tới lòng người
Cho u buồn phiêu bạt tận biển khơi
Cho Nhật Nguyệt thẹn lòng mà hửng nắng.

Uống!
Thì uống!
Dốc cạn lòng cùng uống
Khát khao ơi hãy tan chảy tận cùng
Thế gian này dẫu sấp ngửa trắng đen
Ta như bạn sống một đời không thẹn.

Uống!
Thì uống!
Ngán chi mà không uống!
Rượu tri âm thêm vững mạnh bước đường!

Hà Nội, 30 tháng 05.2017
ĐẶNG XUÂN XUYẾN

THƯƠNG NHỚ MẸ - Thơ Quách Như Nguyệt, nhạc và hòa âm Đặng Vương Quân, ca sĩ Tâm Thư trình bày



            Nhà thơ Quách Như Nguyệt


THƯƠNG NHỚ MẸ

Bao nhiêu bài thơ con làm
Chưa bài nào con làm cho mẹ
Hôm nay đọc những bài thơ về mẹ,
của bạn bè, con cảm thấy xót xa
Đúng quá đúng những bài thơ ngợi ca
Nước mắt con tuôn trào
Thấy thổn thức, thấy nhớ thương vật vã!

Hai mươi năm kể từ ngày mẹ mất
Con lạc loài, hụt hẫng lắm mẹ ơi!
Không còn mẹ, ai dậy dỗ trên đời
Những lúc khổ chẳng còn ai tâm sự
Ai khuyến khích, mừng cho con khá giả
Ai nghe con chia sẻ chuyện âu sầu..?

Khi quấn khăn tang mầu buồn trắng lên đầu,
dẫu vẫn biết… từ đây mình mất mát;
dẫu vẫn biết, cuộc đời thêm chua chát
Đâu ngờ rằng mất nhiều quá mẹ ơi!

Không có ai hiểu con bằng mẹ hiểu
Mất mẹ rồi, trống vắng biết bao nhiêu
Thèm mẹ mắng, nghe mẹ cười hớn hở
Mất thật rồi… ai nâng đỡ, thương yêu
Mẹ thương con, tình thương vô điều kiện
Mẹ thương con, tình mẹ chẳng bến bờ

Bao nhiêu tuổi vẫn là con của mẹ
Mẹ mất rồi con bé bỏng với ai?
Bao nhiêu tuổi vẫn là con gái mẹ
Thèm dụi đầu vào nách mẹ, ôm vai

Hoa hồng trắng con ngậm ngùi cài áo
Cài hàng năm vào ngày lễ Vu Lan
Nhớ mẹ yêu con đã khóc nghẹn ngào
Tháng Bảy ta mùa Vu Lan báo hiếu
Mẹ còn đâu mà đền trả, mẹ yêu…

Mẹ yêu ơi hôm nay con nhớ quá
Nhớ mẹ hiền, con nhớ quá mẹ ơi?
Mùa Vu Lan, không còn mẹ trên đời
Thương nhớ mẹ, mẹ của con, mẹ hỡi…

                           Quách Như Nguyệt


      

Thơ: Quách Như Nguyệt.
Ca sĩ: Tâm Thư.
Nhạc và hòa âm: Đặng Vương Quân.

THẤT TÌNH - Thơ Trần Mai Ngân


     
                          Nhà thơ Trần Mai Ngân


THẤT TÌNH

Khi trái tim tan nát
Em sụt còn năm mươi (kg)
Bây giờ đã vui tươi
Em lên cân trở lại

Rõ ràng “người” lợi hại
Làm em mất thăng bằng
Buồn không ngủ không ăn
Sống dật dờ như chết...

Bây giờ thì đã hết
Delete mọi thứ rồi
Em hồi sinh trở lại
Một cánh hồng rất tươi...

Gặp ai cũng mỉm cười
Cuộc đời sao đẹp quá
Lại chăm chú một người
Em quả thật dại khờ...

Hãy sống quý từng giờ
Và yêu mình trước đã
Bởi dòng đời nghiệt ngã
Nào ai thương mình đâu!

             Trần Mai Ngân

Thứ Sáu, 8 tháng 5, 2020

CÔNG LÝ, CẠN TIN - Thơ Đặng Xuân Xuyến


        


CÔNG LÝ

Ở Việt Nam có chàng Công Lý (*)
Giỏi diễn hề, tráo đổi trắng đen
Cũng mũ hài lái giọng người ngay
Nhưng rặt diễn mấy trò ti tiện

Tôi muốn lắm hề vào vai chính diện
Một lần thôi để Công Lý sáng lòa
Tôi cũng biết chỉ là vai hề diễn
Nhưng lẽ nào CÔNG LÝ mãi là tên?!?

               Hà Nội, trưa 08-05-2020
               ĐẶNG XUÂN XUYẾN

…..

(*) Công Lý: Nghệ sĩ Công Lý thành danh với những vai hài.


CẠN TIN
(Nhân phiên tòa phúc thẩm vụ án Hồ Duy Hải)
 
Chới với...
Níu gì
 
Màn hạ rồi
Kép chính đã tròn vai
Về đi
Về đi
Nước mắt đâu còn để rơi
Công Lý gật gù bên giường con hát.
 
Về thôi
Về thôi
Đạo Người thua rồi trắng ván
Niềm tin cạn rồi đâu còn để rạn
Cao xanh hỡi
Cho tin 2 chữ Luật Trời!
 
Hà Nội, đêm 08 tháng 05/2020
          Đặng Xuân Xuyến


VĨNH BIỆT NHẠC SĨ VŨ ĐỨC SAO BIỂN “THU, HÁT CHO NGƯỜI” - La Thụy


     
             Nhạc sĩ Vũ Đức Sao Biển qua nét vẽ của họa sĩ Lê Sa Long


   VĨNH BIỆT
   NHẠC SĨ VŨ ĐỨC SAO BIỂN “THU, HÁT CHO NGƯỜI”

Anh Vũ Đức Sao Biển trút hơi thở cuối cùng vào 23h25 tối 6/5 tại nhà riêng ở TP.HCM, hưởng thọ 72 tuổi, để lại nỗi tiếc thương trong lòng thân quyến, bạn bè và người mến mộ.
Vũ Đức Sao Biển là nhà văn, nhà báo với nhiều bút danh: Đồ Bì, Đinh Ba, Mạc Đại… Anh còn được gọi là “Nhà Kim Dung học Việt Nam”, đã xuất bản bộ “Kim Dung giữa đời tôi” được bạn đọc yêu mến, ủng hộ... 
Nhưng âm nhạc mới là lãnh vực mà anh được nhiều người biết và hâm mộ hơn cả. Vũ Đức Sao Biển là tác giả của nhiều ca khúc như: “Thu, hát cho người, Đêm Gành Hào nghe điệu hoài lang, Đau xót lý chim quyên, Điệu buồn phương Nam, Trên đồi xưa, Trở lại Bạc Liêu, Trên sóng Cửu Long, Huyền thoại Ngũ hành sơn…”. Trong đó, ca khúc “Thu, hát cho người” để dấu ấn sâu đậm nhất.

Thứ Năm, 7 tháng 5, 2020

MẠ TÔI - Lê Phước Sinh




                         MẠ TÔI
                                                                        Lê Phước Sinh

 Viết về “Morther 's Day” - Ngày Hiền Mẫu (CN 10 tháng 5)

Mạ - chiếc Áo Tơi tua, ôm vào gió lạnh
Mạ - đôi chân chai, đôi guốc gỗ vẹt cùn
Mạ - lúc nghiêng ngã vẫn bươn mình đứng dậy...
Chở che Con ngay từ thuở nằm Nôi...

           

1.

Mấy cục kẹo bình dân được vắt, nặn ra làm bằng bột, đường tán mía đen, hương vị gừng cay cay, tựa ngón chân cái... phủ lớp mỏng bột năng, khi bán thường được gói bằng lá chuối khô. Ở các chợ xép nhỏ, đó là hàng quà cho những trẻ con nghèo. Tôi, từ thuở chạy chập chững cho đến tận bảy tám tuổi, món “kẹo gừng (kẹo ú)” nầy luôn là  “đặc sản” quà dành cho tôi (và mấy đứa em sau nầy) mỗi chiều tối Mạ đi bán rong về...
Cứ chạng vạng là tôi ra ngóng đầu đường...

CẢM NHẬN KHI ĐỌC TRUYỆN NGẮN CÔ SƯỚNG CƯỚI VỢ CỦA ĐẶNG XUÂN XUYẾN - Vũ Thị Hương Mai


                   

Tôi đọc truyện ngắn "Cô Sướng Cưới Vợ" trên trang facebook của tác giả Đặng Xuân Xuyến. Lối viết dí dỏm của anh đã lôi cuốn tôi ngay từ phần đầu của truyện. Khi đọc trên báo mạng, tên nhân vật và tên truyện không hiểu lý do gì mà thay đổi, dù cốt truyện giữ nguyên nhưng tôi thích đọc tên truyện cũ là "Cô Sướng Cưới Vợ". Có lẽ vì ấn tượng tên "Cô Sướng Cưới Vợ" tạo yếu tố dân dã hơn, chân thật hơn.

NHÀ TRẦN CƯỚI CHỊ EM HỌ ĐỂ HÓA GIẢI OAN TÌNH VÀ CỦNG CỐ QUYỀN LỰC TRÁNH HỌA NGOẠI THÍCH

Trong lịch sử Việt Nam, hôn nhân của các vua Trần được xem là đặc biệt và gây nhiều chú ý bởi việc kết hôn với chính chị em trong họ. Trong số các vua Trần, hầu hết đều chọn người trong họ để lập làm chính cung. Không chỉ để tránh họa ngoại thích hay củng cố quyền lực, việc làm này còn mục đích hóa giải mối oan tình ngày xưa.

                      Nhà Trần kết hôn cận huyết còn nhằm mục đích hóa giải oan tình. 
                     (Ảnh minh họa: Nghiên Cứu Lịch Sử)


NHÀ TRẦN CƯỚI CHỊ EM HỌ ĐỂ HÓA GIẢI OAN TÌNH VÀ CỦNG CỐ QUYỀN LỰC TRÁNH HỌA NGOẠI THÍCH


Mối oan tình giữa Trần Thái Tông và An Sinh vương Trần Liễu

Mối oan tình này bắt nguồn từ Trần Thủ Độ. Theo đó, Trần Thái Tông đã bị ông ép bỏ Lý Chiêu Hoàng để kết hôn với người khác, trong đó có vợ của Trần Liễu là Thuận Thiên công chúa. Khi bị đưa vào cung, Thuận Thiên công chúa đang mang thai 3 tháng. Việc mất cả vợ vẫn con (đứa trẻ Quốc Khang sau khi ra đời đã nhận Trần Thái Tông làm cha) khiến Trần Liễu sinh lòng oán hận và tụ tập nhiều người ở sông Cái nhằm nổi loạn.

     
          Thuận Thiên công chúa đang mang thai 3 tháng thì được mang vào cung. 
              (Ảnh minh họa: Nghiên Cứu Lịch Sử)

Sau khi ở ngoài biển được hai tuần, Trần Liễu đã tranh thủ lúc vua đi chơi thuyền để lẻn vào gặp và xin hàng. Lúc đó, cả Trần Liễu và nhà vua đối mặt nhau mà khóc. Sau khi nghe tin, Trần Thủ Độ đã tới thẳng thuyền và tuốt gươm hòng giết chết Trần Liễu. Thấy thế nhà vua đã vội vàng tìm cách để bảo vệ Trần Liễu khỏi mất mạng rồi ban cho ông ta đất An Dưỡng, An Phụ, An Bang và An Sinh. Cuối cùng vua lấy hiệu An Sinh vương để phong cho Trần Liễu và giết hết những người theo khởi loạn ở sông Cái.

TRẦM TƯ VỀ THƠ TRẦN THIỆN HIỆP - Trần Tuấn Kiệt


                      
                                     Nhà thơ Trần Tuấn Kiệt

                   
             
                                    Nhà thơ Trần Thiện Hiệp             


            TRẦM TƯ VỀ THƠ TRẦN THIỆN HIỆP
                                                       Trần Tuấn Kiệt      

Ở hải ngoại Trần Thiện Hiệp là một thi sĩ có tầm vóc lớn. Khi về thăm lai quê hương năm 2001, ông đã giao cho nhà xuất bản Trẻ ấn hành tập thơ lấy tên mình – Thơ Trần Thiện Hiệp – gồm 100 bài thơ chọn lọc trong số thơ ông đã xuất bản từ lâu ở Hoa Kỳ, Canada. Xuyên qua thơ ông sáng tác từ bàn viết tạm dung trong suốt thời gian dài gần 30 năm, ta có thể nói Trần Thiện Hiệp là một thi sĩ sống đầy đam mê và thủy chung với sự nghiệp thi ca. Với một bút pháp thâm hậu, nhà thơ họ Trần đưa người đọc vào thế giới tinh thần của mình bằng những vần thơ ý tưởng mới mẻ, suy nghiệm sâu sắc về thân phận con người trong cõi mênh mông vô thường.

Thứ Tư, 6 tháng 5, 2020

HOA HỒNG XANH VÀ LÁ DIÊU BÔNG - Nguyên Lạc


   


BÀI THƠ BLUE ROSES - HOA HỒNG XANH

Hoa Hồng Xanh - Blue Roses là bài thơ của Rudyard Kipling, một văn thi sĩ người Anh.

I. Vài Hàng Tiểu Sử Rudyard Kipling

     Joseph Rudyard Kipling (sinh tại Mumbai, Ấn Độ 30 tháng 12, 1865 – qua đời 18 tháng 1, 1936)  là một trong những tác giả nổi tiếng nhất ở Vương quốc Anh, cả về văn xuôi và thơ, vào cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20. Rudyard Kipling đoạt giải Nobel Văn học năm 1907 - ông được trao giải Nobel khi mới 42 tuổi – là người trẻ tuổi nhất trong lịch sử giải Nobel Văn học.