TRẬN
CHIẾN CHƯA NGƯNG – ĐOẠN TRƯỜNG TÂN THANH VÀ KIM VÂN KIỀU TRUYỆN
Nguyên Lạc
Phần dẫn nhập
Trong phần Lời Kết của bài Về Nguồn Gốc Của
Thơ Lục Bát [1] – tôi có viết: “Giống như một số người cố tình cho
Đoạn Trường Tân Thanh là truyện thơ diễn dịch từ Kim Vân Kiều truyện
của Thanh Tâm Tài Nhân bên China mà ra, sao không nghĩ ngược lại?”. Rất
nhiều người, kể cả các trường đại học, trung học Việt Nam đã cho rằng
thi hào Nguyễn Du dựa theo cốt truyện một tiểu thuyết chương hồi, bằng văn
xuôi của Thanh Tâm Tài Nhân bên China để viểt ra Đoạn Trường Tân Thanh.
Thí dụ:
[ … Nguyễn Du viết dựa theo cốt truyện một tiểu thuyết
chương hồi bằng văn xuôi của Trung Quốc có tên là Kim Vân Kiều truyện (truyện về
Kim Trọng Thúy Vân Thúy Kiều) của một tác giả hiệu là Thanh Tâm Tài Nhân. Trong
thời đại của Nguyễn Du các nhà thơ sáng tác thường dựa theo một tác phẩm của
Trung Quốc như thế. Nói chung Nguyễn Du dựa khá sát vào tác phẩm của Thanh Tâm
Tài Nhân khi viết lại Truyện Kiều: Cụ thể là những nhân vật trong Truyện Kiều của
ông đều là những nhân vật lấy từ Kim Vân Kiều truyện; những tình tiết biến cố cốt
truyện trong Truyện Kiều hầu hết đều có trong KIm Vân Kiều truyện…]
[Trường
THCS Nguyễn Viết Xuân- Thị xã An Khê- Tỉnh Gia Lai]
Xin ghi thêm vài lời của ông GS “bạn vàng phương
Bắc” Đổng Văn Thành:
“So
sánh truyện Kim Vân Kiều Trung Quốc và Việt Nam” trên “Minh Thanh tiểu thuyết
luận tùng” GS. Đổng Văn Thành – China cho rằng: “Nguyễn Du chẳng những chỉ mượn
đề tài của tiểu thuyết Trung Quốc mà dường như bê nguyên xi […] Nguyễn Du không
có bất kỳ một sáng tạo mới nào, chỉ chuyển thuật khá trung thực nội dung tiểu
thuyết của Thanh Tâm Tài Nhân…”
[ Theo Phạm Tú Châu “So
sánh Truyện Kim Vân Kiều Trung Quốc và Việt Nam”]
Thêm nữa, mời các bạn đọc những lời này:
“Thế nhưng chẳng những bài viểt trên mạng,
sách giáo khoa của các vị TS, PTS Giáo sư Việt Nam ta đọc đều thấy viết đại
để: Nguyễn Du đã vay mượn cốt truyện Kim Vân Kiều của Thanh Tâm Tài Nhân bên
China, diễn dịch ra quốc âm dưới dạng thơ lục bát, sáng tạo ra truyện Kiều.
Nguyễn Du là thiên tài của nước Việt đã biến một tiểu thuyết “tầm thường” trở
thành một tác phẩm thi bất hủ.
Biết
bao lời ca ngợi Nguyễn Du, trên cơ sở khen ông nhào nặn tiểu thuyết của Thanh
Tâm Tài Nhân bên China. Thực ra những lời khen đó là sáo rỗng, vì những người
viết như thế vô trách nhiệm với văn hoá dân tộc đã đành; đồng thời, trong những
lời ca ngợi đó đã kết tội Nguyễn Du “đạo văn”, tức là mượn cốt truyện người ta
mà giấu. Mặt khác các vị cho rằng Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân là
tiểu thuyết tầm thường mà sao từ năm 1926, tên tác phẩm và tác giả đã đưa vào
“văn học sử Trung quốc” và đến 1984 đến nay nó lại át cả Hồng Lâu Mộng China?
Các vị không thấy có cái gì là lạ ở đây sao? Có bao giờ các vị đặt một câu hỏi
liệu China có định chiếm đoạt văn hoá như đã, đang và sẽ chiếm cho được lãnh thổ
người Việt không?”
Có vị bào chữa rằng ta mượn cốt truyện thì có gì phải
tự ái, miễn là về mặt tư tưởng và nghệ thuật truyện Kiều đạt tới đỉnh cao là tự
hào rồi! Nghĩa là trong thâm tâm những vị đó vẫn cho rằng Nguyễn Du đã đạo văn
và đạo văn chẳng có gì xấu hổ. Còn tư tưởng thì hệt tiểu thuyết Kim Vân Kiều chứ
khác chỗ nào mà gọi là cao hơn? Nghệ thuật cao hơn ư? Cao là cao đối với thơ Việt
Nam.
Nói cho cùng là: Nguyễn Du đã đạo văn và diễn truyện
Tàu bằng thơ rất hay đối với người Việt. Người Việt tự hào về điều đó.! Thử hỏi
người nước ngoài mà nghe kết luận như vậy thì có cười vào mặt người Việt không?
Có là nỗi tủi nhục cho quốc hồn và quốc sĩ của ta không?
[Viết
theo lời Lê Nghị]