Tác giả Lại Quảng Nam
VÌ
SAO NGUYỄN DU LẠI VIẾT “ĐÊM ĐÊM HÀN THỰC, NGÀY NGÀY NGUYÊN TIÊU
Tiểu dẫn
Tính đến nay Đoạn trường tân thanh (Kiều) đã xuất
hiện trên dưới 200 năm. Người khảo sát Truyện Kiều của Nguyễn Du lần đầu tiên một
cách tường tận và có hệ thống là ông Vân Hạc Lê văn Hòe (1953) (1) với quyển
Truyện Kiều Chú-Giải rất nổi tiếng trong văn giới và trong giới giáo dục. Ông dừng
rất lâu lại tại câu Kiều thứ 942 này, với ưu tư là tại sao Nguyễn Du lại viết
"Đêm đêm Hàn Thực, ngày ngày Nguyên Tiêu", mà lại không viết
"ngày ngày Hàn thực, đêm đêm Nguyên tiêu", bởi tất cả lễ lạc đông người
dành cho quần chúng do triều đình Tàu sắp đặt đều xảy ra, ban ngày cho Hàn Thực,
ban đêm cho ngày Nguyên Tiêu. Sự ưu tư này kéo dài mãi đến hơn nửa thế kỷ nay,
đúng hơn là 60 năm nay mà không ai lý giải một cách rốt ráo để rồi
"?" ….
Nguyễn Du là người trước tác ra Đoạn trường tân
thanh (Kiều ) và là người lập thuyết tài mệnh tương đố (6) thông qua tác phẩm
này với trãi nghiệm cuộc sống bản thân, của các người phụ nữ đáng yêu của ông gồm
Mẹ mình, vợ mình, và cả Cô Cầm người đánh đàn trong kinh thành Thăng long năm
xưa (bài thơ chữ Hán, bài Long thành c(C)ầm giả ca) có "sơ suất" như thế
không?
Ta thử xem thiên hạ nghĩ gì và viết gì về tiền nhân
ta nhé .
I-Nguồn gốc câu "Đêm đêm Hàn Thực, ngày ngày
Nguyên Tiêu."
Trong Đoạn trường tân thanh (Kiều) từ câu 941 đến
câu 946.
Kiều còn ngơ ngẩn biết gì,
940- Cứ lời lạy xuống, mụ thì khấn ngay:
"Cửa hàng buôn bán cho may
942-"Đêm đêm hàn thực, ngày ngày nguyên tiêu.
"Muôn nghìn người thấy cũng yêu,
"Xôn xao anh yến, dập dìu trúc mai!
945- "Tin nhạn vẩn lá thư bài
"Đưa người cửa trước, rước người cửa sau!"
(7)
Đây là đoạn mà Nguyễn Du mô tả lần đầu tiên Kiều nhi
nằm trong tay Tú Bà, một chủ chứa. Tú Bà van vái trước tượng thần Bạch mi (vị
thần bảo trợ cho các động Đĩ ) cho bà được buôn may bán đắt. Nội dung các câu
van vái đều xoay quanh trọng tâm này. Nội dung trên không hề xa lạ với người Việt
nam bởi Kiều quá quen thuộc với người Việtchúng ta, trong lòng mỗi người Việt
luôn có đôi câu Kiều để ngâm nga và nghiền ngẫm lúc vui hay lúc buồn.(8)
Như đã nhắc ,vào năm 1953, Cụ Lê Văn Hoè đã viết đại
ý; Hàn thực, ngày 3 tháng 3 âm lịch, kỷ niệm ngày Giới Tử Thôi bị chết cháy.
Bên Tàu, ban ngày tổ chức các cuộc vui chơi, ngày này là ngày cấm lửa, ăn (thực)
nguội (hàn). Đêm Nguyên Tiêu là đêm rằm tháng giêng, đêm trăng tròn đầu năm âm
lịch. Ngày này thời Đường, vua lệnh cho mở hội đốt pháo bông, lễ Phật. Dựa trên
dòng người xuôi ngược ban ngày vàban đêm, Cụ Lê Văn Hoè viết "Lý ra phải
viết như thế này thì mới đúng:
"Đêm đêm Nguyên tiêu, ngày ngày Hàn thực"
Hoặc
Ngày ngày Hàn thực, đêm đêm Nguyên tiêu.
Lấy đêm ví với đêm (tiêu là đêm ), lấy ngày ví với
ngày (tiết Hàn thực ăn về ban ngày) mới sát nghĩa …Có lẽ vì nhu cầu vần thơ, tác
giả phải viết:
Đêm đêm Hàn Thực, ngày ngày Nguyên Tiêu."(9)
Cụ Lê văn Hòe viết nhẹ nhàng "Có lẽ vì nhu cầu
vần thơ" (tô đậm)
Đoạn thơ trên được mang vào giảng cho học sinh bậc
Trung học đệ nhất cấp, lớp đệ tứ và bậc trung học đệ nhị cấp, lớp đệ nhị thời
VNCH. Trong các lớp naỳ, khi bài được đem ra giảng, tôi nghĩ chắc chắn các bạn
cũng đặt câu hỏi với Giáo sư Việt văn kính yêu của mình với câu hỏi có cùng nội
dung tương tự. Hay nếu không ai thắc mắc, nếu mà còn dư giờ thì Giáo sư cũng
mang nó ra làm câu đố, hay đặt câu hỏi, rằng "các em có thấy gì lạ
không?", bởi ngày đó hai lớp đó là lớp phải thi. Rớt hả? A lê, giả từ học
đường, hoặc Quang Trung hoặc Đồng Đế ngay lập tức. Thời chúng tôi còn là học
sinh bậc trung học, các thầy giảng cho nghe như sau:
1- Trong văn chương có sự nói ngược nhưng người Việt
hiểu không ngược là chuyện bình thường, tỉ như ta thường nghe thành ngữ "Hòn tên mũi đạn" mà không hề thấy chướng, chẳng ai các cớ hỏi tại sao không
nói "hòn đạn mũi tên". Lý do vì thanh điệu BB_TT thay vì BT_BT mà
thôi. Không một ai bận tâm vì thành ngữ đó . Vậy thì nghe câu "Đêm đêm Hàn
Thực, ngày ngày Nguyên Tiêu" thì có gì phải bận tâm!.
2- Mạch văn và ngữ cảnh đã giúp cho nó rõ nghĩa, điều
này khiến cho người nghe chấp nhận một cách mặc định; đó là chuyện thường tình,
xưa nay đều có tiền lệ như vậy cả. Lý trí luôn có những câu trả lời thích nghi.
Việc quan trọng của người đọc Kiều là trong hơn 3000 câu thơ trữ tình của danh
tác; vần điệu, thanh điệu và ngữ điệu đẹp cũng là điều quan trọng khi thưởng
ngoạn. Bàn lắm chỉ tổ làm bẩn tai người nghe, mất vui!. Câu "Đêm đêm Hàn
Thực, ngày ngày Nguyên Tiêu" là một câu đẹp. Gọn. Nó gồm hai điệp ngữ và
hai danh từ riêng và trong câu có hai câu tiểu đối hoàn chỉnh. Từ láy đêm
đêm, ngày ngày, là cặp láy lặp, đêm đêm là mọi đêm, đêm nào cũng như đêm nào,
ngày nào cũng cũng như ngày nào. Đó là từ láy chỉ sự lặp lại liên tục,thường
xuyên và không gián đoạn. Hết.
3- Là người "cha", người sinh ra tác phẩm
này, lại là đại thi hào, nếu do vần điệu mà chúng ta nghĩ là khắc nghiệt, không
thể để nó trong cùng một câu 8 trong vần điệu lục bát được thì nhà thơ có thể dễ
dàng tách ra làm hai câu mà không phá nát ý tưởng, hay nếu cần thì bỏ nó đi
cũng chẳng có tác hại gì cho danh tác, và không chừng có thể chúng ta sẽ có các
câu khác mượt mà hơn. Nguyễn Du hoàn toàn có thể. Tỉ dụ "ai đó" khi dạy
học, muốn cho học trò mình được vui cùng thi nhân thì họ có thể sắp lại, các từ
có gạch bỏ là các từ mà các em học sinh có thể tìm lời đặt vào sao cho hay nhất
,
Kiều còn ngơ ngẩn biết gì,
940- Cứ lời lạy xuống, mụ thì khấn ngay:
"Cửa hàng buôn bán cho may
942-" ngày ngày Hàn thực, …."khách đầy
chen vai,"
Cửa hàng chộn rộn dài dài,
Đêm đêm tài tử bầy bầy nguyên tiêu.
"Muôn nghìn người thấy cũng yêu,
"Xôn xao anh yến, dập dìu trúc mai!
945- "Tin nhạn vẩn lá thư bài
Các cụm từ bị gạch bỏ…."khách đầy chen
vai,"Cửa hàng chộn rộn dài dài , tài tử bầy bầy là các cụm từ mới thêm
vào, trong tức thời cần có ví dụ minh họa ngay laiquangnam tôi đã vụng về chèn
vào trò chơi "đố vui để học" như thế. Các thầy Việt Văn kính yêu của
lớp B5 chúng tôi năm xưa,như các cố Giáo sư Trần vĩnh Bảo và Trần Văn Chương tại
trường TQC Hội an, tỉnh Quảng Nam đều giảng cho chúng tôi như thế cả. Kỹ niệm
này vẫn còn ghi dấu trong lớp chúng tôi. Chắc Thầy việt văn kính yêu của các bạn
có khi giảng còn hay hơn thế. Ai đã từng được học với Thầy Vũ Hoàng Chương tại
Sài gòn năm xưa hẳn nhiều kỹ niệm về câu thơ trên. Một sân chơi mở ra cho học
sinh các lớp ban B thời VNCH. Ban B, toán hệ số 5 và Việt văn hệ số 2 mà còn được
giảng như thế đó, huống hồ gì dân ban C, văn hệ số 5, toán hệ số 1.
Vậy thì hà cớ gì mà các ông học giả Đào Duy Anh
(1974), rồi ông Nguyễn Quảng Tuân (cũng là Giáo sư việt văn thời VNCH ) lại lặp
lại câu hỏi với nội dung tương tự mà lớp thầy chúng tôi coi như đã giải quyết
xong với thế hệ chúng tôi. Chính sự lặp lại của hai ông khiến cho anh Tàu này
được cơ hôi ngàn vàng, lấy nhị vị là hai người Việt nam có ăn học làm côt mốc
chân lý (?) (link 2,3,4,5), trong đó "dại dột!" nhất là ông Đào Duy
Anh viết : …Nguyễn Du dịch( tô đậm ) câu này nhưng vì vần nên đổi "ngày
ngày "xuống dưới,cho "đêm đêm" lên trên (Tự Điển Truyện Kiều,
Hà Nội 1974, tr127) (10).
Để luận cứ cho mình thêm chặt chẽ, An Chi đã dùng
thêm hai tác giả người Tàu, tiền nhân ông, một là Thanh Tâm Tài Nhân(10), hai là
Chiêm văn Thị, tác giả bộ Kim cổ kỳ quan, cả hai đều viết "triêu triêu Hàn
Thực, dạ dạ Nguyên Tiêu" như là sự quy chiếu (2,3,4,5). Lập luận của ông
ta như thể dạy lại "Người Đã Khuất" là sách Tàu từ xưa đã nói như thế,
từ đó ông viết: "…Tóm lại…; trong điều kiện cụ thể của câu thơ đang xét
thì Nguyễn Du không thể vùng vẫy ngọn bút của mình một cách hoàn toàn thỏa mái
được, như chúng tôi đã chứng minh trên KTNN số 190, nghĩa là theo chúng tôi,
thì trên đường thiên lý, dù có là ngựa ký, ngựa kỳ (tô đậm), e rằng cũng có lúc
vó câu khấp khểnh, bánh xe gập ghềnh". Ngưỡng mộ thiên tài của Nguyễn Du theo
chúng tôi, không có nghĩa là tìm mọi cách để biện bạch ngay cả những chỗ không
hay trong thi phẩm của ông như câu "Đêm đêm Hàn Thực, ngày ngày Nguyên
Tiêu" trong đó ông tác giả đã bị gò bó về thanh điệu và vần điệu. (tô đậm). Ai
cũng biết rằng tiết Hàn Thực là những ngày ăn thức ăn nguội, để tưởng nhớ Giới
Tử Thôi còn tiết Nguyên tiêu là lễ hội đêm rằm tháng giêng. Lẽ ra phải viết
"Ngày ngày Hàn thực, đêm đêm Nguyên tiêu" thì mới đúng luận lý. Lời cầu
khẩn của Tú Bà trong nguyên văn câu tiếng Hán của Thanh tâm tài nhân cũng là
"Triêu triêu Hàn Thực, dạ dạ Nguyên Tiêu". Chẳng qua do luật thơ bắt
buộc nên Nguyễn Du mới phải hoán vị "ngày ngày" với "đêm
đêm". Điều này ai cũng thấy. Chiêm văn Thị đã viết truyện Đỗ Thập Nương
trong sách Kim cổ kỳ quan: "Triêu triêu Hàn Thực, dạ dạ Nguyên Tiêu"
……Câu này Nguyên Lục cũng có. Truyện đổi ra: Đêm đêm Hàn thực ngày ngày Nguyên
Tiêu để tiện áp luật ". "Ai ai cũng thấy như thế. Con người tài hoa từng
trãi như Nguyễn Du có lẽ nào lại không thấy?. Chẳng qua vì… túng vận nên ông mới
lấy đêm làm ngày, lấy ngày làm đêm đó mà thôi".(tô đậm). Tôi không hiểu
"ai ai" là ai vậy? Chỉ có 5 người thôi mà. Cụ Lê Văn Hoè không kể vì
cái tâm của cụ sáng quá. Cụ không có thì giờ thôi, vả lại lúc ấy cụ Lê Văn Hoè
còn trẻ không chừng...
Bạn thấy đấy, một khi ai đó có vai vế nêu lên một
nghi vấn, một vấn đề mà không giải quyết rót ráo, hay viết câu lại gởi gấm cho
thế hệ mai sau, thì vấn đề ấy sẽ được khai thác ở một thế vô cùng bất lợi cho
văn hóa dân tộc mình. Tuy nhiên trong trong hợp này, đối với đại thi hào Nguyễn
Du đâu có ý như mấy "ông nội kia" nghĩ. Tôi không nghĩ tiền nhân ta lại
lơi tay. Tôi tin Nguyễn Du, tiền nhân tôi, tôi tin người Việt thân yêu của tôi đọc
"Đêm đêm Hàn Thực, ngày ngày Nguyên Tiêu" với không một chút bạn
tâm, lòng luôn cảm thấy thú vị. Vì sao?
II-Tại sao Nguyễn Du viết " Đêm đêm Hàn Thực,
ngày ngày Nguyên Tiêu."
Có sự khác biệt như nước và lửa, đó là sự thật khi
bàn về chiều sâu giữa hai tâm hồn người Phương Nam và người Phương Bắc. Người
Phương Nam chúng ta xưa nay tính tình vốn đã rất khác với người Phương Bắc. Phải
tỉnh lắm thì mới nhận ra. Người đội Hán+ nặng thì không thấy, nhưng người Việt
bình thường thì lại thấy. Đó là nỗi bất hạnh của dân tộc ta, tại Việt nam không
ít người, càng có ăn học thì lại càng đội Hán+lên đầu mình. Nguyễn Du là một
tâm hồn của người Phương Nam có ăn học nhưng không hề ở trong số ấy. Muốn hiểu
hồn người Phương Nam ư? Hãy đọc câu "Đêm đêm Hàn Thực, ngày ngày Nguyên
Tiêu" do Nguyễn Du viết thì ắt sẽ nhận ra được vấn đề.
II-1-Nguyễn Du, tại sao lại viết " Đêm đêm Hàn
Thực,"
Hàn thực là gì?. Đó là một danh từ riêng. Tích Tàu kể,
Ðời Xuân Thu, tại nước Tấn xảy ra biến loạn, Công tử Trùng Nhĩ con của Tấn Hiến
công phải làm thân lưu vong tìm đường phục quốc. Gian nan đói khát trên đường
là điều không sao tránh khỏi. Mộthôm Trùng Nhĩ bị đói lã, trong đám chạy cùng
theo chân ông có Giới Tử Thôi (GTT) là người hầu cận, xót xa, GTT đem dâng cho
ông bát cháo bát cháo thịt. Trùng Nhĩ, khỏe sau khi ăn xong,hỏi: "Nhà
ngươi tìm đâu ra thịt tại xứ này?". Thôi thưa: "Đó là cháo nấu từ thịt
đùi của tôi. Tôi nghe rằng kẻ hiếu tử bỏ thân thờ cha mẹ, bề tôi trung bỏ thân
để thờ vua . Việc này người dân trong nước loạn ai cũng đều làm như thế cả, đâu
phải chỉ riêng tôi. Công tử đừng bận tâm, hãy để tâm lo việc lớn của thiên hạ".
.Trùng Nhĩ rơi nước mắt, nói: "Ơn này, ta mãi mãi không bao giờ được phép
quên". Thời gian sau, Trùng Nhĩ phục quốc thành công. Ông lên ngôi lấy hiệu
là Tấn Văn công. Ông hào phóng ban thưởng cho mọi người có công. Khi ban thưởng
lắm cảnh tranh ăn, kể công, cò kè bớt một thêm hai. Riêng Giới Tử Thôi chán nản
và lặng lẽ rút. Ông lui về nhà phụng dưỡng mẹ già. Ông sống bằng nghề may vá
giày. Có người hàng xóm biết công lao của Giới Tử Thôi qua bà mẹ kể; người hàng
xóm cũng kể những gì mắt thấy tai nghe cho mẹ ông nghe. GTT thì luôn dấu biệt,
ông sợ mẹ buồn. Thấy con khổ, một hôm bà mẹ nói với con "sao con không xin
Chúa Công ban cho ít lộc để cho con được bớt khổ có hay hơn không?". Giới
Tử Thôi thưa: "Tấn Hiến công có nhiều con, duy chỉ có Chúa Công là người hiền
hơn cả. Huệ công và Hoài công không bằng. Chúa công nay được hưởng phần là lẽ
trời đất. Đâu có gì lạ mẹ ơi. Việc phục quốc là trách nhiệm tự nhiên của mọi
người dân lẽ nào nay đất nước thanh bình mình lại được phép kể công. Nhớ hay
không là bổn phận của người lãnh đạo. Nay con lấy làm xấu hổ khi đứng cạnh họ.
Con thà vá giày nuôi mẹ như thế mà tâm con được yên vui. Mẹ thấy sao ?"
Người mẹ suy nghĩ hồi lâu; Con ta là người liêm sỉ bấy lâu nay mà ta đâu hay.
Con ta đã là người như thế, lẽ nào ta là mẹ sinh ra nó mà không làm được điều
liêm sĩ hơn sao, rồi Bà từ tốn đáp: "Con là người liêm sĩ lẽ nào ta là mẹ của con
lại không hiểu con trai mình. Nay, Ta thật sự muốn cùng con tìm chỗ ẩn thân,
lòng mẹ con ta từ nay sẽ an ổn" . Nói rồi, hai mẹ con dắt nhau vào núi,
hái cây trái rừng mà sống qua ngày. Người hàng xóm vốn kính nể mẹ con họ, nay
quay lại, thấy mẹ con họ đã lặng lẽ ra đi. Ông đã tìm mọi cách thông báo cho
nhà vua biết là về việc bỏ sót GTT. Nhớ ân xưa, vua vội vã cho người đi tìm lại
ân nhân mình. GTT đã đi rồi. Sau bao nhiêu cực nhọc, nhà vua được biết GTT đã
cõng mẹ vào rừng, vua tìm đến đó. GTT vẫn biệt tăm. Biết GTT là người con hiếu
để, vua bèn nghĩ đến kế, đốt rừng để GTT vì nóng ắt phải cõng mẹ chạy ra. Mãi
không thấy, khi tàn lửa, nhà vua tận mắt thấy hai mẹ con họ ôm nhau mà chết
cong queo. Vua đấm ngực, than trời và rơi lệ. Nỗi buồn của vua?. Một ngày mà tổ
quốc ông đã chết hai người con liêm sĩ. Thật là một đại lỗi với tiên nhân
ông. Không còn người tài, người liêm sĩ đất nước này về đâu?. Vua truyền lệnh, kể
từ ngày này, lấy đây là ngày giỗ của GTT, mọi nhà đều không được đốt lửa, cùng
ăn thức ăn nguội để tỏ lòng thương tiếc, tôn kính hai người con liêm sĩ đã ra đi
trong cùng một ngày. Vua ban nghiêm lệnh, vào ngày này các nơi phải tổ chức vui
chơi vào ban ngày để giúp mọi người luôn tưởng nhớ người xưa mà bắt chước, học
tập những điều đạo đức tối thiểu khi làm người. Họ vui chơi để quên đi điều xằng
bậy trong giờ tuần chay. Câu chuyện Hàn thực là như vậy. Là người có chút liêm
sĩ giả sử bạn đang là dân Tấn, bạn có để lòng tưởng nhớ GTT không? Và để như thế
nào?. Tiền nhân ta tuy là người Phương Nam nhưng lại hiểu rất thấu đáo câu chuyện
này trong khi những người như Thanh tâm tài nhân, Chiêm văn Thị, hai tiền nhân
của An Chi, kể cả ĐDA? không chừng, NQT (ngây thơ), cả năm đã hè nhau vào động
đĩ, nơi đó tiện cho họ tỏ lòng thương tiếc" GTT. Ngộ quá!
Laiquangnam xin dẫn thêm một minh chứng cụ thể. Tại
nước Tàu xưa, thời Đường, qua dòng Đường thi, Hàn Hồng (713-756?) là một trong
thập tài tử thời Đại lịch [762,-779], đã có bài thơ Hàn Thực như sau, có lẽ đại
thi hào Nguyễn Du ta hẳn đã đọc nát như tương và đã chia sẻ nội dung sâu của nó.
Laiquangnam dẫn lại để các bạn ta cùng chia sẻ.
II-1a Nguyên tác chữ Hán
韓 翃
Hàn Hồng
寒食
春 城 無
處 不 飛
花,
寒 食 東
風 御 柳
斜。
日 暮 漢
宮 傳 蠟
燭,
輕 煙 散
入 五 侯
家。
Phiên âm
Hàn thực
Xuân thành vô xứ bất phi hoa
Hàn thực đông phong ngự liễu tà
Nhật mộ Hán cung truyền lạp chúc
Khinh yên tán nhập ngũ hầu gia.
Tạm dịch nghĩa ý thơ
Đô Thành trong sắc xuân không nơi nào không có hoa
bay. (Vào) Ngày hàn thực, ngọn gió xuân (đông phong) [gió từ hướng đông, gió miệtbiển
thổi về ],làm liễu nghiêng mình trong vườn ngự .Chiều tối(nhật mộ) trong cung
Hán (vua ) truyền lệnh đốt đèn sáp. Làn khói nhẹ bay tản mát vào nhà của đám
Ngũ hầu ; Mộ là chiều hôm, trời sắp ngã hoàng hôn,Khinh yên,khói mỏng ,có sách
ghi là thanh yên ,khói xanh, Liễu là từ ước lệ, liễu được dùng như biểu tượng
đón đưa trong ngày chia ly. Hàn Hồng viết câu cuối rất xuất sắc, khói nhẹ len
vào vào nhà đám "Ngũ hầu", hàm ý rằng đám Ngũ Hầu cần nghe động tỉnh
từ nơi điện ngọc là biết giờ "xả cảng", vì từ sáng tới hoàng hôn họ
đành chịu ép xác. Nhịn thèm. Ý thơ toàn văncó thể diễn đạt thêm như
sau:"Thành đô ngày vào xuân, Gió xuân thổi về , nhưng trời trở gió không
như lệ thường. Hoa rụng rắc đều khắp mọi nhà. Đất nước một màu buồn vì thương
nhớ hai mẹ con người liêm sĩ. Trong vườn ngự uyển cũng một màu tang. Lệnh
nghiêm cấm gìn giữ đạo đức làm người được thi hành nghiêm ngặt. Chiều tối, lệnh
xã cảng được ban ra. Trong cung vua đèn đuốc bật sáng sau khi trời chớm hoàng
hôn, khói len lõi vào nhà đám Ngũ Hầu, họ hiểu, nay là giờ họ được phép ăn
chơi.
Bản dịch quốc âm
Hàn thực
Thành xuân hoa rắc nhà nhà
Gió đông Hàn thực liễu tà ngự viên
Chiều buông cung Hán lên đèn
Ngũ hầu tiền sảnh khói len, lờ mờ(?)
Laiquangnam
Việc đã rõ. Mọi người bất cứ ai, trong ngày Hàn Thực
đều phải tỏ lòng tôn kính qua hành động. Việc "xả cảng" chỉ bắt đầu
khi trời sập tối mà thôi. Sau giờ xả cảng chuyện gì xảy ra?. Nơi lầu xanh khách
dập dìu, lúc này là lúc mà thanh lâu có nhiều khách sộp, ngày vui chơi trọn vẹn
với họ. Họ là đối tượng mà Tú Bà nhắm đến. Đi cho đông mà trong túi không tiền
phỏng có ích gì cho Bà Tú?. Ai cũng tuân thủ vào ban ngày để tỏ lòng thành.
Mình phải làm gì? Nhịn mấy giờ chết sao? Những tên khốn nạn!
Đó là thông điệp thứ nhất mà tiền nhân ta đã truyền
đạt và dặn dò một cách kín kẻ.
II-2-Nguyễn Du tại sao lại viết "ngày ngày
Nguyên Tiêu"
Nguyễn Du là người Việt nam. Ông có người mẹ yêu mất
rất sớm, rồi sau đó lại mồ côi cha. Hơn ai hết, ông hiểu mẫu tử, phụ tử tình
thâm. Giá mà còn cha còn mẹ để được hầu hạ sớm trưa, cho dù mình có phải hy
sinh các lạc thú khác ông cũng làm. Ông khác xa những thuộc tính củanhữngai nhưAN
CHI ( y chang!) hay Huệ Thiên, người cao ngạo khi tự cho mình có Huệ giác bằng
trời ( thiên).
Ngày Nguyên Tiêu là ngày rằm tháng giêng. Ngày trăng
tròn đầu tiên trong năm mới. Ngày này được gọi là ngày của trời. Đó là ngày,vua
trời lâm triều và ban phúc cho thế gian. Ngày xưa các vì vua phong kiến tại các
nướcchịuảnh hưởng văn hóa Tàu xem ngày này là ngày tốt để khai trương công việc;
từ cá nhân cho đến đến quốc gia. Sau giao thừa là mộtthời gian nghĩ xã hơi dài
ngày, có khi cả tháng giêng không chừng. Ngày Nguyên Tiêu là ngày vua chọn
"động thổ", khai trương việc trị quốc của mình. Đây là ngày vua ban
áo mũ cho các quan tân trạng, thiết tiệc để đãi các tân trạng và cùng bàn việc
nước với các quan đại thần. Ngày này cũng là ngày các quan đến các tân đình (như
kiểu nhà khách công vụ của chính phủ bây giờ) để nhận lệnh bổ nhiệm về nhiệm sở
mới. Buổi sáng, nhà vua chọn giờ nước lớn (thủy triều lên), độ 9 giờ sáng gọi là
giờ hoàng đạo. Sau tiệc ngắn ban ngày , các quan ai nấy ra về. Họ làm gì sau
đó?. Rủ nhau đi "xả xui" trước khi chia tay. Bạn bè mấy khi gặp mà
không bù khú cùng nhau. Lúc này các quan bà có ghen cũng đành chịu phép. Các
quan đi đâu? Ngày xưa đâu phải như ngày nay, chỗ vui rất ít. Kỹ viện, Thanh lâu,
nơi đó họ được nghe các cô đầu đàn ca, múa hát. Họ đi từ A đến Z. Họ là các
khách xộp của Bà Tú. Do vì sự kém hiểu biết của người giảng, cứ dựa vào hai lệ
xưa, thấy đông, hay là đông, lấy cái "ta" muốn thay cho cái muốn của
Tú Bà. Tú bà khấn chứ ta nào có khấn thay cho Tú Bà đâu. Nguyễn Du viết "ngày
ngày Nguyên Tiêu", giúp học sinh chúng ta hiểu ngày nguyên tiêu vào thời điểm
sau mười giờ sáng, đó là lúc mà Tú Bà thu gom được tiền nhiều nhất. Tiền đến do
từ các quan lại của triều đình, bởi lẽ ngày đi nhậm nhiệm sở, vợ con họ đãchuẩn
bị chu đáo, tiền bạc rũng rính nhiều, nay cứ tiêu cho đã rồi hãy tính. Thế còn
ban đêm ngày Nguyên Tiêu thì sao?. Như đã nói bên trên, ngày Nguyên Tiêu là
ngày của Trời, Trời ban phúc lộc cho người vào ngày này. Ngay từ thời Trần của
ta, ngày nguyên tiêu các chùa làm lễ rất lớn, mục đích để các con đưa cha mẹ đến
chùa, lúc này vào đêm khí hậu dịu lại, các cụ bà có thể đi xa được. Ngày này là
ngày các con làm đẹp lòng cha mẹ .
Đêm đêm thắp ngọn đèn trời
Cầu cho cha mẹ sống đời với con
Ca dao Việt
Lẽ nào chỉ một đêm thôi trong năm, vào giờ khắc linh
thiên nhất lại nở bỏ mẹ già, chịu chui đầu vào động đĩ! , họa hoằn chỉ có một người,
Huệ Thiên!. .
III- Kết luận,
Tiền nhân ta vô cùng độc đáo, chỉ một câu thơ kín kẻ
khiến cho người dã tâm cũng lòi mặt chuột. Nguyễn Du giúp chúng ta hiểu được
lòng người Việt "Đêm đêm Hàn Thực, ngày ngày Nguyên Tiêu" là một phát biểu đúng cho đoạn thơ trên. Bản
thân thi ca ngôn ngữ đã phức tạp. Ngôn ngữ Việt ngữ của Nguyễn Du càng phức tạp
hơn. Khi lạm bàn một câu Kiều xin thận trọng, đôi khi một câu tưởng dễ chê, tưởng
như lý luận chắc cú như câu "Đêm đêm Hàn Thực, ngày ngày Nguyên
Tiêu." Cũng đủ cho ba ông "học giả" Huệ Thiên, ĐDA, NQT sụp bẫy.
Lầm chết!. Đọan mở đầu, Nguyễn Du lập thuyết, đã bao nhiêu người Việt đọc mãi
còn chưa thấy được cái hay và chiều sâu của tiếng Việt huống hồ gì một người
Tàu cho dù họ ở Việt nam bao lâu chăng nữa (11)
Trăm năm trong cõi người ta,
Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau.
Trải qua một cuộc bể dâu,
Những điều trông thấy mà đau đớn lòng.
Lạ gì bỉ sắc tư phong,
Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen.
Cảo thơm lần giở trước đèn,
Phong tình cổ lục còn truyền sử xanh.
IV- Ghi Chú và tâm tình :
1-Ông anh Lê xuân Lít từ nay ngủ yên nhé!, cho dù
tôi không biết ông là ai nhưng tôi xin chia sẻ những gì mà ông giận dữ khi An Chi ví Nguyễn Du là "ngựa ký ngựa kỳ". Chính sự giận dữ và lên tiếng
của ông đúng lúc khiến tôi "kính ông". Tôi đã theo dõi cuộc bút chiến
nẫy lửa giữa ông và An chi. Về sau An Chi (Huệ Thiên) phải mất bình tỉnh và dùng
"ngôn ngữ đường phố " với ông. An Chi phải rời chuyên mục "chuyện
đông chuyện tây" và anh Nguyễn Công Thuần ( ĐHSPII ban VH, Hue) tạm thời đảm
trách. Những gì mà tôi viết ra đây chỉ là một phần tội ác của An Chi với văn
hóa dân tộc trong các sách của ông ấy. Nay nhân đọc lại những gì liên quan đến
đại thi hào Nguyễn Du, người sắp được LHQ tôn vinh vào danh nhân văn hóa thế giới
vào năm 2014-2015, sau Nguyễn Trãi tôi thấy mình cần phải lên tiếng vậy
thôi.
2-Tôi thực sự không sao hiểu nổi, An chi tấn công
vào văn hóa cội nguồn của dân tộc Việt qua một số bài viết khi giữ mục Chuyện
đông chuyện tây gom lại trong 7 quyển sách. Trong hơn 15 năm, một mình một chợ,
phà hơi độc vào độc giả "cực kỳ dễ thương "của KTNN hiện nay, không
những độc giả trong nước không phản ứng mà ngay những người có bằng cấp tiến
sĩ, Giáo sư Đại học trong nước rất mực thán phục và khen ngợi ông ta. Tôi
không hiểu sinh viên của các vị Giáo sư ấy nghĩ gì về kiến văn của quý vị. Các vị
nay đang đứng lớp tại trường ĐH KH và XHNV, tp HCM (link 2,3,4,5 ) đọc kỹ lại
sáu tác phẩm của Y dùm, rồi gợi ý cho các em SV ban cử nhân giúp tìm ra sự thật
trong các buổi seminar. Đó là không khí đại học. Nay An Chi còn sống, nếu như
quý Giáo sư khi làm thinh có nghĩa là đã tự nhận mình không đủ kiến văn để
tranh luận. Sợ bươi ổ kiến lửa?. Y chết rồi thì Giáo sư tranh luận vói Ai?. Có
khi lên tiếng quá chậm, nhiều người nghĩ mình hèn không chừng.
V –Tham khảo và chú thích.
1-Vân Hạc Lê Văn-Hoè, Truyện Kiều Chú-Giải, nxb Quốc
học thư xã Hanoi, in lần thứ nhất 1953
*Xin đọc link 2,3,4,5 về nhân vật An chi. Tờ KTNN (
tập chí Kiến Thức Ngày Nay tại VN phát hành 3 số/tháng. Số phát hành bình quân
mỗi kỳ là 40.000 số,lúc cao có thể lên đến 70.000 số/kỳ (? , kiểm chứng lại số
phát hành, tuy nhiên đó là một tạp chí bán chạy nhất tại VN, bạn đủ thấy tầm ảnh
hưởng và sự tác hại của nó).
2-http://www.bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/4324-1528-633760906824606372/Hoi-dap-Dong-Tay/
Nhan-xet-cach-nhin-cua-tac-gia-Nguyen-Te-Nhi-ve-so-do-cua-Tu-Hai.htm
3-http://nhavantphcm.com.vn/an-chi-nha-nghien-cuu-thu-vien.html
4-
http://petrotimes.vn/news/vn/hoc-gia-an-chi-giai-dap/khong-biet-thi-dung-noi.html
5-http://petrotimes.vn/news/vn/hoc-gia-an-chi-giai-dap/truoc-nguyen-du-tau-da-co-loi-loi-chau-ngoc.html
6- laiquangnamsẽ viết về Nguyễn Du và tác phẩm do một
người Tàu tại Việt nam phóng tác theo danh tác Đoạn trường tân thanh (Kiều) mà
Nguyễn Đình Diệm dịch ra "Việt ngữ " thời VNCH trong một bài khác kỹ
hơn.Với chứng cứ rõ ràng khó mà chối cãi được, tác phẩm này đã gây tác hại khôn
lường cho văn học Việt nam từ hơn nửa thế kỷ nay. Tại Việt nam hiện nay, ông Phạm
Đan Quế, viết quyển đối chiếu "Truyện Kiều và Kim Vân Kiều truyện, Nguyễn
Du và Thanh Tâm Tài Nhân", nxb VĂN HỌC2000.
là một việc đáng chê trách .Tôi sẽ quay lại trong
các bài viết sau.
7- Nguyễn Thạch Giang, Truyện Kiều ,Nguyễn Du, nxb
ĐH & THCN,1975
8- Chính điều này tại Việt nam có đến 4,5 quyển cùng
có tên là KimVân Kiều lục được người Việt chuyển từ văn vần ra văn xuôi bằng chữ
Hán lẫn chữ Nôm, trong đó có tác phẩm của ông Tàu mà tôi đề cập ở (6)
(9)Sách đã dẫn sđd (lvh,tr232,233,234)
10- Tôi chịu trách nhiệm khi chê ĐDA dại dột, bởi
ông dùng từ "dịch" này. Chắc gì Nguyễn Du đã dịch của Thanh Tâm Tài
Nhân?, hay có khi Nguyễn Du đã dùng cùng văn bản gốc Vương Kiều Nhi truyện của
Từ Học Mô trong truyện Từ thị Hải ngưng tập, đời Vạn Lịch năm thứ 5, khắc bản
vào năm 1577, gồm 800 chữ như Thanh tâm tài nhân hay không.Ai trong chúng ta?
đã đọc được bản của Thanh tâm tài nhân gốc tại Thư viện Hoa Kỳ hay tại thư khố
Nhật Bản. Không biết mà quy tiền nhân ta "dịch lại" nếu không dùng từ
"dại dột" thì dùng từ gì bây giờ?.
11- Xin đọc lại trên talawas, Đồng văn Thành viết
bài so sánh giữa Nguyễn Du và Thanh tâm tài nhân.
[ 驥
] ký là con ngựa đi ngày ngàn dặm nhưng nay đã thuần,
[ 朝
朝 ] triêu triêu được hiểu
như ngày ngày,ban ngày. Triêu là sáng sớm
12- Lê xuân Lit, ông được mệnh danh là nhà Kiều học.
Ông là một tác giả sau 75 đã có quyển sách, đúng hơn là quyển Đại từ điển về
Nguyễn Du, rất dày trên dưới 2000 trang rất nổi tiếng một thời. Hằng năm cứ đến
ngày mất của Nguyễn Du thì ông luôn làm đại lễ tưởng niệm đại thi hào tại nhà
mình.
Thân ái.
Quê người ,ngày 30 chờ đón Giao thừa.
Laiquangnam.
1 nhận xét:
yes
Đăng nhận xét