BÂNG KHUÂNG

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC

Thứ Tư, 2 tháng 5, 2018

TÂM SỰ MỘT NGƯỜI ĐI - Thơ Trần Kiêm Đoàn


          
                Tác giả Trần Kiêm Đoàn


(Như một “comment” về bài thơ của cô giáo GSTS. Nguyễn Thị Tịnh Thy, khoa Ngữ Văn ĐHSP Huế. Chúng tôi đã có dịp gặp Cô tại quán Sân Mây - Vỹ Dạ hồi đầu tháng 4 - 2018)

      
           Ảnh: (Từ trái sang)
           Tịnh Thy, Lê, Đoàn, Bửu Nam, Anh Nga


   TÂM SỰ MỘT NGƯỜI ĐI

   30-4-1975:
   Hằng triệu người vui,
   Hằng triệu người buồn.
   Hàng triệu nhà sum họp Bắc Nam,
   Hằng triệu nhà Đông Tây ly biệt.
   Bên thắng cuộc: ngày quê hương giải phóng.
   Bên thua thời: nước mất nhà tan.

   Mẹ hiền ơi !
   Cũng chỉ là một dãi đất Việt Nam.
   Rất khiêm tốn bên bờ Thái Bình Dương đầy bão tố.
   Quân Tây xâm lăng,
   Giặc Tàu đô hộ.
   Cuộc chiến Việt Nam,
   Đã hy sinh 5 triệu linh hồn.

   Một bầy con từ thuở vua Hùng,
   Theo mẹ, theo cha lên non xuống bể.
   Chống; cũng như theo Tàu, Tây, Nhật, Mỹ...
   Để sống còn dãi đất Việt Nam.

   BA MƯƠI THÁNG TƯ BẢY LĂM
   Ai thắng ai thua... chỉ là được thời hay đắc thế.
   Khi vẫn còn TỔ QUỐC VIỆT NAM mới là điều đáng kể.
   Từ mũi Cà Mau đến ải Nam Quan:
   Giống Lạc Long con cháu Âu Cơ truyền đời là Một.

   Nhưng 1975,
   Tham vọng lên ngôi nhân tính phai mờ:
   Đứa được là vua, đứa thua là giặc,
   Đoạ đày nhau như thời rồng, hổ sa cơ:
   Đứa chiến thắng, bắt đứa thua làm nô lệ,
   Cải tạo, tù đày, lý lịch, sưu tra.
   Đứa chiến bại, thấy đứa hơn là quỷ sứ:
   Độc đoán, độc tài, toàn trị, điêu ngoa.

   Chuyện sống còn và chuyện nước non,
   Thăng Long ơi, Vạn Kiếp... đâu còn,
   Đã xa khuất bên kia bờ lịch sử.
   Kẻ ở lại đợi ánh sáng cuối đường hầm khai mở,
   Người ra đi chờ phương hội cũ quay về.

   ***
   Tôi, trong đám người không thù, không hận,
   Chia gian nan từ chớp bể mưa nguồn.
   Cũng gánh vác chút ngày vui thống nhất,
   Trước hận thù và yêu thương đối mặt.
   Đất nước mình sao lại lắm tai ương,
   Kẻ cầm súng nay trở về cầm bút.
   Người yêu nước nay thành tên tiểu tặc,
   Miệng bô bô sao lòng riêng trống vắng.
   Chỉ điểm, rình mò, phản bạn tâng công.

   Tôi đã về với cả tấm lòng trong,
   Yêu đất nước không so bì tính toán.
   Nhưng thực tế đã làm tôi bấn loạn.
   Chuyên chế, độc tài, phe đảng lên ngôi.
   Lý công bằng thành phản động tày trời,
   Lời khí khái bị đoạ đày trấn áp.
   Tôi ngây thơ trung thực vô tư,
   Như quân tử Tàu thời Chiến Quốc - Xuân Thu,
   Nên bị đá ra ngoài vòng xã hội.
   Cái xã hội dối lừa, phi nhân, kinh hãi.

   Rời bục giảng gian nan thời cơm áo.
   Và hạnh phúc những ngày vui gió bão,
   Lái Xe lam, bán Chợ Trời, kinh tế mới lao đao.
   Quê hương mình lạc lối biết về đâu?
   Và dong ruỗi tìm về vùng đất mới.

   Tôi đã đi, đã về và đã tới,
   Thập tử nhất sinh ra biển vượt biên.
   Dẫu đất khách hay vùi thây trong miệng cá.
   Đánh đổi cuộc đời từ sống chết an nhiên.

   Thời đại mới, giống Rồng Tiên là thế đó!

   Bốn mươi ba năm trắng đen đã rõ,
   Đất nước mình hôm nay cờ hoa khắp ngõ,
   Khẩu hiệu đầy đường vàng đỏ... quang vinh.
   Quán nhậu, cà phê, ca hát xập xình,
   Xe cộ, nhà lầu, phone tay nơi đâu cũng có.
   Đất nước phồn vinh hơn thời hang Pác Bó,
   Vẫn lãnh đạo ngựa già kéo xe thổ mộ,
   Nhưng nợ nần hàng trăm tỷ đô la,
   Bán nước cầu vinh khắp nước bọn gian tà,
   Biển bạc, rừng vàng nằm trong tay Đại Hán.
   Lăng miếu, đền đài bị lũ đầu cơ đem bán,
   Chủ nhân ông đời mới rặt quân Tàu.
   Một vốn vạn lời hàng Việt Nam nóng bỏng...
   Hàng chính trị, hàng biển trời, hàng trai gái Việt Nam,
   Khi lãnh đạo, quản lý nằm trong tay ngoại tộc,
   Thì dân mình còn làm chủ cái... tênh hênh !

   Khi tổ quốc nằm trên bờ vực thẳm,-
   Đeo hai đầu: Trung Quốc - lũ thời cơ.
   Có ích chi treo những biểu ngữ, băng cờ,
   Ôm lý thuyết, tượng đài cũ xưa rỗng tuếch.
   Cái đang cần là Việt Nam tỉnh thức,
   Thức dậy lòng dân nổi sóng chống quân Tàu.
   Trên sân nhỏ đội bóng U-23 làm được.
   Trăm triệu người cả nước nín thinh sao (?!)

                                 Trần Kiêm Đoàn
                    Sacramento, Cali tháng 4-2018

Không có nhận xét nào: