BÂNG KHUÂNG

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC

Thứ Sáu, 22 tháng 12, 2023

TÌNH ĐÃ PHAI TÀN - Nhạc Lê Hữu Nghĩa, thơ Nhã My, ca sĩ Tâm Thư trình bày.

        
Nhà thơ Nhã My

              

Nhạc: Lê Hữu Nghĩa.
Lời: Nhã My.
Ca sĩ Tâm Thư trình bày.
Hòa âm và Video: Phan Đê.

TẠP LỤC THI 28, 29, 30 – Thơ Chu Vương Miện


 

TẠP LỤC THI 28
 
người đâu gặp gỡ làm chi
trăm năm toàn chuyện bấc chì chán ghê
dưới cầu bầy vịt trôi đi
trên cầu xe ngựa vừa về nghỉ chân
 
100 năm thế sự chuyển vần
chè kê bánh tráng ngàn năm nước trà
dưới cầu đá bạc phôi pha
trên cầu kẻ cắp bà già gặp nhau
em đi đâu? em về đâu?
xưa sau vẫn một sông sâu thiếu đò
 

Thứ Năm, 21 tháng 12, 2023

HƠI ẤM MÙA ĐÔNG – Thơ Tịnh Bình


  

 
HƠI ẤM MÙA ĐÔNG
 
Những đám mây trở dạ một cơn mưa
Bầu trời mòng mọng nước
Tiếng chim ẩn nấp nơi chiếc tổ mềm ấm áp
Vỡ giọng chồi non khoe mùa biêng biếc
Đợt đợt mùa màng tiếp nối hồi sinh
 
Không thấy nắng về trải lụa vàng ươm
Hạt mưa hoang ngác ngơ tìm lũ chuồn chuồn đi vắng
Chân cứng đá mềm thôi trông đất trông mây
Nở ra nụ cười rám nắng
Bông lúa cúi đầu ngậm giọt phù sa
 
Nghe thương rộn ràng tay liềm tay hái
Cánh đồng oằn mình vạch áo đất phơi
Ngọn khói bay lên
Giọt mồ hôi nhễu xuống
Bốc hơi mùi chiều trăm nhớ ngàn thương
 
Qua rồi cơn nắng mưa đắng đót
Cánh cò vượt gió băng sương
Ai réo rắt bài hoan ca xóm nhỏ
Lòng mẹ già thêm hơi ấm mùa đông...
 
                                     TỊNH BÌNH
                                       (Tây Ninh)

CHÚA ƠI!, ĐỂ ĐÓN NOEL VỚI ĐỢI CHỜ – Thơ Thùy Châu


   

 
CHÚA ƠI!
 
Con muốn làm thơ ca ngợi chúa
Những lòng khô héo quá chúa ơi
Đời con theo chúa từ bé dại
Những đức tin hoài vẫn trẻ thơ

Vẫn chai vẫn sạn vẫn hững hờ
Vẫn không thấy đời đẫm bơ vơ
Vẫn không thấy chúa đi bên cạnh
Để đón Noel với đợi chờ

Chủ Nhật, 17 tháng 12, 2023

CHỮ NHO... DỄ HỌC (2) – Đỗ Chiêu Đức


           
                                                Thầy đồ Đỗ Chiêu Đức

Bài 2
         
Không phải cái gì cũng có hình dáng để vẽ ra được, cho nên ngoài cách Tượng Hình để vẽ nên chữ, ta còn có cách CHỈ SỰ.
 
2. CHỈ SỰ 指事 :
        
Chỉ Sự là dùng một ký hiệu hoặc hình tượng tiêu biểu nào đó để chỉ những sự việc không có hình tượng mà tạo nên chữ viết, hoặc dùng một chữ tượng hình có sẵn, thêm hoặc bớt nét để làm thành một chữ mới. Tiếng Anh gọi là Indicatives.            
Xem các ví dụ sau đây:
              
              

               

                    1               2             3             4            5

Phía trên là ký hiệu chỉ các số đếm ngày xưa, diễn tiến thành các chữ NHẤT , NHỊ , TAM ...

Bên dưới có 5 chữ theo thứ tự sau đây: 

1. NGUYÊN :         
Hình người quỳ xuống có một vạch trên đầu để chỉ Ý, nên NGUYÊN có nghĩa là : Đầu, là bắt đầu, là Chính. Ví dụ:
   * Nguyên Thuỷ 元始 là Bắt đầu, là Mở đầu.
   * Nguyên Đán 元旦 là Ngày bắt đầu của một năm.
   * Nguyên Thủ 元首 là Người đứng đầu trong một nước.
   * Nguyên Phối 元配 là Người phối ngẫu chính thức, là Vợ
       lớn, khi vợ mất cưới vợ kế, thì gọi là Kế Phối 继配.
      
Câu đối Tết nổi tiếng bao gồm cả trời đất là:
                  
Nhất nguyên phục thuỷ,     一元復始,                  
Vạn tượng canh tân.           萬象更新。 

Có nghĩa:            
Một dòng nguyên khí của trời đất trở lại lúc ban đầu.           
Muôn vàn hiện tượng (bao gồm người, vật, sự vật) đều đổỉ mới.
 
 2. ĐÁN :       
Hình mặt trời mới mọc, một vạch ở phía dưới tượng trưng cho đường chân trời. Nên Đán có nghĩa là Ngày mới bắt đầu, tức là Buổi Sáng, như
    * Đán Mộ 旦暮 có nghĩa là Sớm Tối, Sáng Chiều.
    * Đán là ngày Mùng một Âm Lịch, nên ngày mùng một Âm lịch đầu tiên của tháng đầu tiên gọi là Nguyên Đán ( Tết Nguyên Đán ).
     * Đán là Ban ngày đối với DẠ là Ban đêm.
     * Nhất Đán 一旦 là Một ngày nào đó, mà cũng có nghĩa là
        Trong Một Ngày nữa.

Tăng Quảng Hiền Văn có câu:               

Bách niên thành chi bất túc,    百年成之不足,                 
Nhất đán hoại chi hữu dư.       一旦壞之有餘。 

Có nghĩa:
    -  Cái mà ta gầy dựng cho thành đạt thì một trăm năm vẫn còn chưa đủ. Nhưng...
    -  Cái mà ta muốn phá tán hủy hoại thì trong một ngày cũng có thừa (thời gian để làm việc đó rồi). Ví dụ:  
 Sự nghiệp gầy dựng cả trăm năm của ông cha để lại, con cháu chỉ cần cờ bạc phá tán trong một buổi là tiêu tan hết rồi ! (không cần phải tới một ngày!).

3. THIÊN :        

Như ta đã biết trong phần Tượng Hình, người đứng dang hai tay ra là chữ Đại là Lớn, nhưng đầu vẫn phải đội trời, nên vạch ngang trên đầu người chỉ Trời, nên Thiên là Trời. Ta chỉ thấy được bầu trời xanh lúc ban ngày, nên Thiên cũng có nghĩa là Ban Ngày. Nhưng Trời như thế nào ? Trời lạnh lẽo của mùa Đông, Ấm áp của mùa Xuân, Nóng bức của mùa Hè và Mát mẻ của mùa Thu, nên Trời còn có nghĩa là MÙA, ví dụ:

   * Xuân Thiên 春天 là Mùa Xuân, Hạ Thiên là Mùa Hè, Thu Thiên là Mùa Thu và Đông Thiên là Mùa Đông. 

    * Nhất Thiên 一天  là Một Ngày, Lưỡng Thiên là 2 ngày...

    * Thiên Không 天空 là Bầu trời, Thiên Nhỡn 天眼 là Con mắt của trời, là Con Mắt của Cao Đài Giáo toả sáng khắp nơi, còn gọi là Tuệ Nhỡn 慧眼 : Con nắt của Trí Tuệ!           

Trong Tăng Quảng Hiền Văn có câu:                 
Thiên nhỡn khôi khôi,      天眼恢恢,                 
Báo ứng thậm tốc !         報應甚速。
 
Có nghĩa:            
Mắt trời lồng lộng, nhìn khắp cả, nên...            
Sự báo ứng sẽ diễn ra rất nhanh!
 
4. LẬP :        
Lập là Đứng, ta thấy hình người dang tay đứng hiên ngang trên mặt đất, vạch ngang phía dưới chân người chỉ mặt đất. Nên Lập là Đứng, như :

  * Độc Lập 獨立 : là Đứng riêng một mình, không dựa dẵm vào người khác. Nước Độc lập là Nước tự chủ, có chủ quyền riêng, không bị thao túng bởi ngoại bang. Trong nghề võ có thế "Kim Kê Độc Lập" là Thế đứng vững dàng như con gà trống vàng đứng một chân một cách hiên ngang vậy!  

  * LẬP là Đứng một cách vững chắc, là Gầy dựng nên. Ta có các từ sau :
  * Lập Thân 立身 : là Làm cho bản thân mình đứng vững chắc trong cuộc sống.
  * Lập Gia 立家 : Gầy dựng nên gia đình, tương tự ta có từ:
     Lập Nghiệp, Lập Chí, Lập Pháp ....

5. DIỆC  :          
Hình người đứng dang 2 tay có 2 chấm 2 bên nách, nên DIỆC có nghĩa gốc là Cái Nách, nhưng được sử dụng làm Phó Từ có nghĩa là CŨNG, là CHẲNG QUA, CHỈ LÀ ... tuỳ theo nghĩa trong câu. Ví dụ:        

Trong bài hát nói "NGHĨ TIẾC CHO AI" của Cao Bá Quát có 2 câu thơ chữ Hán như sau:
     
Ngã DIỆC tri phi ninh tác ngã,     我亦知非寧作我,           
Nhân vô bất thị thả khan nhân.    人無不是且看人

Có nghĩa:     

- Ta CŨNG biết là mình sai đó, nhưng ta thà giữ lấy cái sai của mình, Còn ...    
 - Người không có gì không phải hả, thì hãy chờ xem người (đúng như thế nào đây?!).       

 Hai câu thơ chứng tỏ được sự lẫy đời và cao ngạo của Chu Thần Cao Bá Quát!

                                THƯỢNG                     HẠ                      TRUNG

Chữ Chỉ Sự đơn giản nhất là chữ THƯỢNG và chữ HẠ . Nét ngang là mặt đất, Một nét bên trên như cây nọc cắm trên mặt  đất là chữ THƯỢNG, nét dưới hoặc cây nọc trở đầu xuống dưới là chữ HẠ.
       
Chữ TRUNG là một vòng tròn có một vạch sổ ngay chính giữa, nên Trung có nghĩa là GIỮA, là bên TRONG, ta có các từ như:
   - Trung Tâm 中心 là Ngay chính Giữa.
   - Tâm Trung 心中 là Ở Trong lòng.
     Tâm Điểm là Điểm ở Giữa.
     Điểm Tâm là Ăn Sáng.
       
Thượng Trung Hạ luôn luôn đi kèm theo cuộc sống của con người từ ngàn xưa tới nay. Từ thời Chiến Quốc đã có các chức quan Thượng Đại Phu 上大夫, Trung Đại Phu 中大夫, Hạ Đại Phu 下大夫. Vật dụng, quần áo, trang sức, mũ mão... đều phân chia Thượng Trung Hạ, Tốt Xấu Vừa, ngay cả con người trong xã hội cũng phân chia Thượng tầng, Trung tầng và Hạ tầng Giai cấp, nên mới có câu nói:    

Thượng bất chính, Hạ tắc loạn.    上不正,下則亂。

Có nghĩa:         

Trên không ngay, Dưới lộn xộn!

Người trên trước mà không đàng hoàng, thì kẻ phía dưới thế nào cũng "dữ ngươi" mà làm bậy!
        
Xã hội ngày xưa thiếu Thầy Thuốc để cứu nhân độ thế, nên người Thầy Thuốc được tôn xưng là Đại Phu, cũng như ta tôn xưng Thầy Thuốc ngày nay là Bác Sĩ 博士vậy!
(Bác Sĩ 博士trong tiếng Hán là học vị Tiến Sĩ 進士. Người học ngành Y luôn luôn phải học đến nơi đến chốn để cứu người, nên thời gian học tập rất lâu rất dài, gọi Bác Sĩ là Tiến Sĩ thì cũng xứng đáng thôi !).
        
Trở lại với một chữ Chỉ Sự rất... đa sự, đó là chữ Mộc . MỘC là chữ Tượng Hình, theo hình vẽ cái Cây có cả phần Cành lá phía trên và cả phần Rễ cây phía dưới như sau:


                

                          

Từ chữ Mộc nầy, ta thêm phần trên một Gạch Ngang Ngắn chỉ phần Chưa phát triển của cây, thì ta có chữ VỊ , có nghĩa là CHƯA. Quá khứ Vị lai là chữ VỊ nầy. Còn...         
Nếu ta thêm một Gạch Ngang Ngắn ở trên phần rể cây  để chỉ phần cuối của thân cây thì ta có chữ MẠT , có nghĩa là CUỐI, HẾT. Như ta thường  nói "Thời Lê mạt" tức là thời gian "Cuối nhà Lê", còn "Mạt vận" có nghĩa là "Hết thời rồi!".          

Còn nếu ta thêm cái Ngang Ngắn đó ở dưới phần rể của chữ Mộc, thì ta có chữ BỔN là GỐC, là RỂ, là VỐN. Thành ngữ mà ai cũng biết là:                        
Mộc BỔN thuỷ nguyên.     木本水源. 
Ta nói là:    
Cây có cội, nước có nguồn!          

Ngày Tết, giới thương buôn hay chúc nhau:                    
Nhất BỔN vạn lợi.       一本萬利.
Có nghĩa:             
      Một đồng vốn, mười ngàn đồng lời! 

Ta hãy xem các hình minh họa sau:

          

                VỊ                         MẠT                     BỔN

Ngoài ra,          
Chữ MỘC còn cho các chữ vừa CHỈ SỰ, vừa HỘI Ý như chữ LÂM là Rừng, gồm 2 chữ Mộc ghép lại, và... chữ SÂM là Rừng Sâu, Rừng Rậm, gồm 3 chữ Mộc ghép lại.                   
Ở đây ta thấy... Ba cây chụm lại...không có thành hòn núi cao, mà thành Rừng Sâu nước độc với từ Sâm Lâm 森林  Rừng rậm (2 chữ nầy được ghép bởi 5 chữ MỘC mà thành).
         
Tương tự như chữ Mộc, ta có chữ NỮ là chữ Tượng hình như sau:     

             

            

Ta thấy...         
Hình của một cô gái ẻo lả, hai tay đưa ra trước với dáng điệu quỳ xuống như để hầu hạ ai. Nên NỮ là Con Gái, là Phái Nữ, giới tính bị ngược đãi kỳ thị trong xã hội phong kiến xưa. Về mặt diễn tiến của chữ viết, thì NỮ là con Gái chưa có chồng, đến khi có chồng rồi thì phải có con. Bấy giờ, phần trên của chữ NỮ được chấm thêm 2 chấm nữa, tượng trưng cho 2 cái vú để cho con bú, và đó chính là chữ MẪU là MẸ, theo diễn tiến của chữ viết như sau:  

              

                        Vậy nên...       

MẪU là chữ được hình thành theo CHỈ SỰ, do chữ Tượng Hình NỮ thêm vào 2 chấm mà thành. MẪU là mẹ, ta có các từ chỉ mẹ như sau:
    - Từ Mẫu, Hiền Mẫu, Huyên Đường.
    - Gia Từ, Gia Mẫu: là từ tự xưng mẹ của mình với người khác một cách khiêm tốn lịch sự.
     - Lệnh Từ, Lệnh Mẫu, Lệnh Đường, Lệnh Huyên Đường: là từ tôn xưng dùng để gọi hoặc để chỉ mẹ của người khác cho lịch sự, khách sáo.        
    Huyên Đường là từ chỉ chung về người mẹ mà Cụ Nguyễn Du đã dịch rất hay là NHÀ HUYÊN trong câu:               

Giọng Kiều rền rĩ trướng loan,               
NHÀ HUYÊN chợt tỉnh hỏi cơn cớ gì?! 

và khi đưa Kiều theo Mã Giám Sinh, Cụ cũng viết:                      

Bên ngoài chủ khách dập dìu,                
Một NHÀ HUYÊN với một Kiều ở trong.

Sau Mẹ là Cha, ta có chữ...      
PHỤ là CHA, cũng là chữ Chỉ Sự theo diễn tiến chữ viết như sau:

             

                        

Quan sát các hình trên, ta thấy...         
Hình của một người đàn ông đứng cong lưng về phía trước, hai tay dang ra một trên một dưới, phía trước đầu là một cây nọc dùng xăm lổ, bỏ hột giống để trồng trọt. Hình tượng của một người đàn ông đang lao động canh tác để nuôi sống gia đình, đó chính là Người Cha: Người lao động chính của gia đình. Các từ dùng để chỉ Cha có...
   - Từ Phụ, Nghiêm Phụ, Xuân Đường, (Thung Đường).
   - Gia Phụ, Gia Nghiêm là từ dùng để tự xưng cha của mình với người khác một cách khiêm tốn và lịch sự.
   - Lệnh Phụ, Lệnh Nghiêm, Lệnh Tôn, Lệnh Xuân (Thung) Đường là từ dùng để tôn xưng cha của người khác một cách khách sáo và lịch sự.      
Trong đêm khi đầu ấp tay gối, Kiều khuyên Thúc Sinh về thăm Hoạn Thư, nên chàng mới ...                    

Rạng ra trình lại THUNG ĐƯỜNG,               
Thúc Ông cũng vội khuyên chàng qui gia.     

Khi trở lại tìm Kiều không gặp, Kim Trọng đã đau xót đến nỗi “Máu theo nước mắt hồn lìa chiêm bao”, khiến cho ...                      

XUÂN HUYÊN lo sợ xiết bao,                  
Hóa ra khi đến thế nào mà hay ?!            

Lại một chữ Tượng Hình mà lại là Chỉ Sự nữa, đó chính là chữ CHÚC , ta hãy xem các diễn tiến của chữ viết sau đây:

                    

                       

Ta thấy ...        
Bên trái có một gạch ngang ba gạch xuôi như cái Bàn Thờ ông Thiên, phía trên có một gạch ngắn như cái dĩa đựng đồ cúng. Bên phải là hình tượng của một người quỳ trước bàn thờ  để van vái. Nên CHÚC là Những lời Van Vái khi cúng tế, thường thì đều là những lời tốt đẹp, đâu có ai vái những điều xấu bao giờ, nên sau nầy hễ "Nói Những lời Tốt Đẹp Cho Người Khác" thì gọi là CHÚC.         
CHÚC còn có nghĩa là Phù Thủy Nam, ta gọi là Thầy Pháp Thầy Cúng, người chuyên cúng tế ở các đình chùa miếu mạo, bây giờ là Ông Từ, nói theo chữ là Miếu Chúc 廟祝. và Ông Từ ngày nay chỉ ở để giữ chùa và ăn ké cơm chùa mà thôi!
Trong Tăng Quảng Hiền Văn có câu:             

Quan thanh thơ lại sấu,       官清書吏廋,               
Thần linh miếu chúc phì.    神靈廟祝肥。 

Có nghĩa:       
- Ông quan thanh liêm thì người thư ký ốm (vì phải làm việc nhiều và không có tiền ... hối lộ !). Còn...     
- Ông thần mà linh thiêng thì ÔNG TỪ (người giữ chùa) sẽ mập ra (Vì có nhiều người đến cúng tế cho mà ăn!).        
Những từ được thành lập bởi chữ CHÚC rất nhiểu, nhất là vào dịp Tết Âm Lịch của ta. Ta thường gặp các từ như ...
    - Chúc Xuân, Chúc Tết,
    - Chúc Phúc, Chúc Thọ.
    - Chúc may mắn, Chúc làm giàu, Chúc mua may bán đắt, Chúc An Khang Thịnh Vượng... Chữ CHÚC đã được Việt hóa thành chữ NÔM và mất đi Ý nghĩa ban đầu là Lời VAN VÁI.
        
Chữ được thành lập theo lối Chỉ Sự còn rất nhiều, trên đây chỉ là những chữ tiêu biểu, và ... không riêng gì chữ Hán cổ, trong dân gian ta cũng có những câu chuyện Chỉ Sự về ngôn ngữ vô cùng lý thú ...
       
Xin mời cùng đọc một Bức Thư Chỉ Sự độc đáo sau đây...           

.... Ngày xưa, có một anh lính thú ở xa, nhân có bạn được phép về thăm nhà, mới nhờ bạn đem về cho vợ ở nhà trăm quan tiền và một bức thư.       
Giữa đường, anh bạn tò mò giở thư ra xem, không thấy ghi số tiền gửi là bao nhiêu cả, chỉ thấy vẽ bốn con chó, một hình bát quái, hai con dê và một cái chũm chọe, nên nảy ra cái ý ăn bớt. Về đến nơi, anh ta chỉ giao cho vợ bạn bức thư và bốn chục quan thôi.      

Người vợ xem thư biết thiếu tiền, lên quan nhờ phân xử. Quan hỏi :
- Chồng chị gửi người ta bốn mươi quan tiền, người ta mang về đưa tận tay cho, còn kiện cáo nỗi gì?
 Người vợ đáp:
- Bẩm quan lớn, anh ta ăn bớt ạ! Chồng con gửi cho con tới một trăm quan kia ạ!
- Sao chị biết?
- Bẩm quan lớn, thư chồng con viết rành rành ra đấy xin quan xem thư, sẽ rõ!     
Quan giở bức thư quái gở kia ra xem, không hiểu gì cả liền hỏi:
- Thế là thế nào? Bức thư không có chữ nghĩa gì cả, sao chị lại biết chồng chị gửi một trăm quan?
- Bẩm quan lớn, chồng con vẽ rõ ràng ra đấy. Bốn con chó là tứ cẩu, cẩu là cửu, tứ cửu là tam thập lục, là ba mươi sáu (36 ). Bát quái có tám cạnh, bát bát là tám lần tám vị chi là lục thập tứ, là sáu mươi tư (64). Sáu mươi tư với ba mươi sáu chả là một trăm quan đó sao?      
Quan cho là phải, bắt anh kia phải trả đủ số tiền. Nhưng ngài còn thắc mắc hỏi chị kia:
- Thế còn hai con dê và cái chũm choẹ là ý thế nào?     
Chị ta sượng sùng không nói. Quan hỏi mãi mới thưa:
- Ðấy là nhà con vẽ đùa thôi ạ !.
- Ðùa thế là có ý gì, phải nói ra cho rõ ràng.
- Bẩm quan lớn, hai con dê và cái chũm chọe là nhà con muốn hẹn con rằng, đến Tết Trùng Dương (ngày 9 tháng 9, còn gọi là Trùng Cửu) thì nhà con sẽ về thăm cái chũm chọe, ơ... không, thăm con… đấy ạ!
         
Đó, ta thấy CHỈ SỰ hay là thế, thú vị là thế, ngày xưa nước ta cũng đã có vô vàn cách Chỉ Sự để truyền đạt ý nghĩa và sự việc một cách độc đáo của riêng mình rồi!
                                                                                       杜紹德
                                                                                 Đỗ Chiêu Đức