BÂNG KHUÂNG

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC

Thứ Ba, 30 tháng 11, 2021

GÓC CAFÉ SÁNG NGỒI CHỜ ÁP THẤP – Thơ Khaly Chàm


 
            Nhà thơ Khaly Chàm
 

góc café sáng ngồi chờ áp thấp
 
mỗi sáng được nghe câu chuyện mới
người ta bàn cãi về sự đời chỉ biết hóa trang
tranh luận với nhau cái tính chất và hình thức chết
một khi chết đi để rồi tiến hóa và vĩnh hằng
thiên đường, niết bàn, cảnh giới này nọ kia
 
làm sao biết được những ngày của đoạn cuối
này em, chúng ta đã ra đi và trở lại từ khi nào
hiện tại cứ phải cõng mãi giấc mơ luẩn quẩn trong tiếng gọi của đất
hãy như những cây đời thinh lặng có vội vã gì đâu
lá vẫn biếc xanh từng ngày giữa lòng thành phố luôn náo nhiệt
 
bình minh chưa hửng nắng để kịp rơi âm sắc
dường như vị đắng muốn đắng hơn khi nhỏ giọt
những lá ngải dụ khách cùng vài đóa hoa lan ngỡ ngàng vì tiếng hót lạc giọng của lũ chim
chẳng ai có ý tưởng ngửi mùi đậm đặc của cơn áp thấp
có thể là như vậy
ngoài trời lửng lơ những khuôn mặt trôi đi còn lơ mơ giấc ngủ
 
                                                                           tptayninh 11/2021
                                                                                khaly chàm

VỀ CÁCH HIỂU HAI CHỮ “TRỒNG NGƯỜI” CỦA GS. TRẦN NGỌC THÊM - Hoàng Tuấn Công


Nhà phê bình và khảo cứu Hoàng Tuấn Công
 
Nêu lý do “cần chấm dứt sử dụng khái niệm “trồng người” để khai mở tư duy phản biện, giải phóng sức sáng tạo”, GS. Trần Ngọc Thêm cho rằng, chữ “trồng” trong “trồng người” mang ý nghĩa áp đặt của giáo dục thời phong kiến, “con người được coi như cái cây”.
Cụ thể, sau khi trích dẫn lời Quản Trọng: “Kế một năm chi bằng trồng lúa, kế mười năm chi bằng trồng cây, kế trọn đời chi bằng trồng người. Trồng một gặt một ấy là lúa. Trồng một gặt mười ấy là cây. Trồng một gặt trăm ấy là người”, GS. Trần Ngọc Thêm phê phán:
“Vào thời phong kiến xưa thì cả Trung Quốc lẫn Việt Nam đều coi con người là đối tượng cần được giáo hoá; con người được coi như cái cây, hoàn toàn lệ thuộc vào môi trường một cách thụ động: Trồng ở đất này thì cho trái ngọt nhưng trồng sang đất khác có thể lại cho trái chua”.
 
Đồng thời GS. Trần Ngọc Thêm lý giải:
Là một dân tộc làm nông nghiệp, khi gặp hình ảnh “trồng người” do Bác nói ra, ai cũng cảm thấy thân thiết gần gũi đến mức dễ dàng chấp nhận và say mê sử dụng nó một cách hoàn toàn tự nhiên.[…] Nhưng con người không phải là cái cây […] do đó, tôi cho rằng không có lí do để duy trì hình ảnh này.”
                                                           (Báo Lao Động – 26/11/2021)
 
https://laodong.vn/giao-duc/gs-tran-ngoc-them-hieu-dung-de-xuat-bo-khau-hieu-tien-hoc-le-hau-hoc-van-977830.ldo
 

Thứ Hai, 29 tháng 11, 2021

TIÊN HỌC LỄ, HẬU HỌC VĂN ĐẠO LÝ HAY TIÊU CỰC ?- Tiến sĩ Trần Kiêm Đoàn


        
Mấy hôm nay đọc báo trên các mạng lưới trực tuyến xã hội tiếng Việt, người Việt khắp nơi trong cũng như ngoài nước, được nghe một nguồn dư luận mới xôn xao về việc nên giữ hay bỏ một câu khẩu hiệu đã trở thành quá quen thuộc trong tất cả các hệ thống trường học Việt Nam từ xưa tới nay. Đó là câu châm ngôn “tiên học lễ, hậu học văn” thường được dán ngay trên tường trước mặt học sinh trong lớp học. Vì đã quá quen thuộc và mặc nhiên được coi đây là một đạo lý đương nhiên kết hợp giữa tinh thần tôn sư trọng đạo và rèn luyện nhân cách nên qua nhiều thế hệ, câu khẩu hiệu này đã trở thành một lời nhắc nhở nhẹ nhàng mà nghiêm cẩn chuyên chở giá trị nhân văn đào tạo thế hệ trẻ. Đây không phải là một câu khẩu hiệu thời trang để trang trí lớp học mà là một châm ngôn rèn luyện nhân cách trong đời sống học trò. Bởi vậy, chẳng có thầy giáo hay học sinh nào còn bận tâm đặt câu hỏi là nên hay không nên treo câu khẩu hiệu mang nội dung “nguyên lý giáo dục” hay đạo lý trồng người nầy. (Chữ Lễ trong bài này xin được viết hoa khi nhấn mạnh đó là tiêu đề của toàn bài và viết thường khi hiểu theo nghĩa quy ước.)
Bối cảnh làm nền cho cuộc… đảo chánh khẩu hiệu nầy được giới truyền thông đưa tin như sau:
 

CHIỀU ĐÔNG QUÊ MẸ - Thơ Tịnh Bình


 
 

CHIỀU ĐÔNG QUÊ MẸ
 
Sương giăng trắng phía mênh mông
Ngó về quê mẹ chiều đông rối bời
Cỏ may xao xác chân trời
Từng cơn gió vỡ chơi vơi lặng thầm
 
Xa rồi tuổi dại mù tăm
Co ro đi học rét căm đông về
Đồng mùa lúa trĩu vàng đê
Củ khoai ấm dạ lời quê ngọt bùi
 
Khoảng trời mây trắng ngược xuôi
Bến quê con nước ngậm ngùi hoàng hôn
Lạnh đông se sắt vào hồn
Ngõ về quê mẹ bồn chồn bước chân
 
Lau gầy đôi nhánh bâng khuâng
Bờ tre khóm trúc tần ngần gió lay
Rụng vào mắt khói chiều cay
Bếp quê tình mẹ nhen hoài lửa rơm...
 
                                    TỊNH BÌNH
                                      (Tây Ninh)

EM GIẤU MÙA THU TÔI Ở ĐÂU? – Thơ Nguyên Lạc


  
 

EM GIẤU MÙA THU TÔI Ở ĐÂU?
 
Em giấu mùa thu tôi ở đâu?
Hình như trong phiến nhớ rêu màu
Thu ơi khẽ tiếng chi thương nhớ?
Hãy để tình tôi đáy huyệt sâu!
 
Khơi mở hồn tôi thu thế sao?
Hắt hiu vàng lá chao ngang đầu
Khói sương vương mắt mờ nhân ảnh
Dấu vết tình tôi thu giấu đâu?
 
Vẫn nhớ vườn thu em với tôi
Quế hương son đẫm ngất môi người
Thu phong se sắt trời cô lữ
Hãy chỉ giùm tôi dáng thu ngời
 
Dấu vết tình tôi thu giấu đâu?
Sầu tôi từng cánh gió ru hời!
Em theo mộng ước đời xanh biếc
Bỏ lại hồn tôi lệ lá rơi!
 
Bức tử tình tôi như thế sao?
Em mang theo hết những ngọt ngào
Trong tôi còn lại trời nhung nhớ
Và phiến môi son nguyệt quế nào
 
Em giấu mùa thu tôi ở đâu?
Em, mối tình thu tôi phương nào?
Bao năm rồi đó "mùa thu chết" *
Tôi giấu tình tôi đáy huyệt sâu!
 
Nguyên Lạc
 
............
 
* Tên bài hát của Phạm Duy
 

Chủ Nhật, 28 tháng 11, 2021

VÌ SAO GỌI LÀ “MƯA NGÂU”, “ÔNG NGÂU BÀ NGÂU” MÀ KHÔNG GỌI THEO CÁCH KHÁC? - Phiếm luận của La Thụy



Hôm nọ, anh em khi trà dư tửu hậu có người thắc mắc vì sao gọi là “mưa ngâu”, vì sao gọi là gọi là “ông ngâu bà ngâu”. Tất nhiên, truyền thuyết Ngưu Lang Chức Nữ được đưa ra để giải thích. Người thắc mắc lại hỏi vậy sao không gọi là “mưa ngưu”, “ông ngưu bà ngưu”. Một ông bạn cho rằng “ngâu” là cách đọc chệch chữ Ngưu. Thế là một ông bạn khác cười chế nhạo: “mưa ngưu”“mưa trâu” “ông ngưu bà ngưu”“ông trâu bà trâu” à !?!  Vì sao có sự đọc chệch như thế ? Mà vì sao không đọc chệch theo cách khác đi ?

Ông bạn khác lại cho rằng:
Gọi là “mưa ngâu”, “ông Ngâu bà Ngâu” vì loài hoa ngâu gắn liền với câu chuyện tình Ngưu Lang – Chức Nữ từ xa xưa. Hoa ngâu mang ý nghĩa về một tình yêu thủy chung, với khát vọng tự do trong tình yêu.  Nhưng ông bạn lại không nêu được sự liên quan giữa Ngưu Lang Chức Nữ và hoa ngâu như thế nào trong truyền thuyết.


Tôi nghĩ ông bà của ta xưa gọi là “mưa ngâu”, “ông ngâu bà ngâu” chắc có lý do, mình thử tra tìm tiếng “NGÂU” trong chữ Nôm (chữ viết của ông bà ta hồi xưa) xem sao! Chữ Nôm vốn mượn âm và chữ của Hán Tự mà, nên chắc chắn có liên quan về cách viết, cách đọc thôi.

Thứ Bảy, 27 tháng 11, 2021

“CƠ SỞ VĂN HÓA VIỆT NAM” KHOA HỌC HAY TRUYỀN THUYẾT ? - Trần Mạnh Hảo

Nguồn:
https://www.facebook.com/tran.manhhao.376/posts/2109556709316522
 
PGS.TS Khoa học. Trần Ngọc Thêm đã đạo văn (lấy – ăn cắp - toàn bộ hệ thống trong cuốn  “Nguồn gốc văn hóa Việt Nam” của triết gia linh mục GS. Kim Định để viết cuốn giáo trình văn hóa của mình “Cơ sở văn hóa Việt Nam”

“CƠ SỞ VĂN HÓA VIỆT NAM” KHOA HỌC HAY TRUYỀN THUYẾT ?                                                                                                                                                                             Trần Mạnh Hảo

(Bài phê bình này đã in làm hai kỳ trên báo “Văn Nghệ” cách nay 22 năm. Kỳ này chỉ in lại phần một trên “Văn Nghệ” số 17 ra ngày 27- 4-1996)

GS. triết gia, linh mục Kim Định (1914-1997)
 
 
“CƠ SỞ VĂN HÓA VIỆT NAM” – sách dày 382 trang do Trường đại học tổng hợp TP.HCM ấn hành năm 1996, của PGS.TS. Trần Ngọc Thêm, là giáo trình cho sinh viên, được soạn theo chương trình giáo dục đại cương, do bộ trưởng GD&ĐT ban hành, quyết định số 3224/ GD-ĐT ngày 12-9-1995. Trang 2 cuốn sách ghi : “Giáo trình được biên soạn trên cơ sở kết quả quá trình nghiên cứu khoa học cấp bộ do tác giả chủ trì nhan đề : ‘TÍNH HỆ THỐNG CỦA VĂN HÓA VIỆT NAM’ . Công trình được công nhận đạt thành tích xuất sắc trong đợt bình tuyển các công trình nghiên cứu khoa học và công nghệ năm 1991-1995 và được bằng khen của bộ trưởng bộ GD & ĐT quyết định số 461/GD-ĐT ngày 31-1-1996”.

HOA PHÙ DUNG, PHÙ DUNG TIÊN NỮ VÀ Ả PHÙ DUNG CÓ LIÊN QUAN ĐẾN NHAU KHÔNG ?


Hoa Phù Dung - loài hoa có thể chuyển màu trong ngày

Hồi trẻ đọc câu văn “Trong vườn nhà ai thấp thoáng, hoa phù dung nở trắng như một linh hồn còn trẻ?” trong tùy bút “CẢM THU” của Đinh Hùng và nghe từ ngữ phù dung tiên tử” tôi thắc mắc HOA PHÙ DUNG là loại hoa như thế nào và có liên quan gì đếnphù dung tiên tử” và ả phù dung”nàng tiên nâu của “giới làng bẹp” hút thuốc phiện không ? Thì ra, hoa phù dung cùng truyền thuyết phù dung tiên nữ hoàn toàn không liên quan đến “ả phù dung” hay nàng tiên nâu” cả, dù xuất xứ của cả hai “nàng tiên” này đều có tiền thân hoặc hậu kiếp là loài hoa đẹp cả. “Nàng tiên nâu” vốn xuất thân từ hoa anh túc, loại hoa thuốc phiện này có đặc thù mỗi bông hoa chỉ có 4 cánh, mỗi cánh hoa rất mỏng manh nhưng có sự mê hoặc đối với nhiều người. Bài viết này chủ yếu nói về hoa phù dung, nên chỉ tải lên đây một hình về hoa anh túc thôi 

TÌM RA NGƯỜI PHỤ NỮ BIẾN ĐỔI DỞ DANG GIỮA NGƯỜI VÀ VƯỢN – Thu Anh


Ảnh đồ họa mô phỏng chân dung người phụ nữ Issa - Ảnh: Elisabeth Daynes/S.Entressangle
 
 
(NLĐO)- Bước tiến hóa đột phá để các loài người trở nên khác biệt với các loài vượn khác đã được tìm thấy trên cơ thể Issa, một người phụ nữ 2 triệu tuổi.
Tờ Science Alert dẫn lời nhà cổ sinh vật học Lee Berger từ Đại học Witwatersrand (Nam Phi), thành viên nhóm nghiên cứu: "Issa đi bộ giống người nhưng có thể leo trèo như một con vượn".
 
Dòng giống của người phụ nữ mang tên Issa - người vượn phương Nam - là một trong những loài đầu tiên bắt đầu mang nét người với một số hóa thạch quý giá từng được khai quật. Trong đó việc phân tích khung xương của Issa đã đem về những mảnh ghép còn thiếu cuối cùng về cách cột sống và các phần khác của khung xương bắt đầu biến đổi để trở thành con người hoàn toàn.
 

Thứ Sáu, 26 tháng 11, 2021

XẾP HẠC GIẤY – Thơ Trần Mai Ngân


   

 
XẾP HẠC GIẤY
 
Rảnh rỗi
Tôi ngồi xếp từng cánh Hạc dĩ vãng
Cất vào chiếc tủ thời gian
Ngày tôi còn là cô bé bím tóc môi mắt biết cười
Đón bình minh và hoàng hôn qua cửa sổ…
 
Bình tâm
Tôi ngồi xếp những cánh Hạc - nếp gấp đau khổ
Của một kiếp người lo toan
Cánh Hạc bay khắp nẻo đa đoan
Vòng tròn đời khép kín luẩn quẩn
 
Hối lỗi
Tôi quỳ xếp những cánh Hạc
Với câu kinh sám hối
Tội yêu thương - lỗi đã hết lòng
Mõ chuông đồng vọng âm xa - Nam Mô A Di Đà…
 
Rồi buông…
Những cánh Hạc hôm nay về trời - bay xa
Trong yên lặng mùa đông tháng Mười Hai
Mở bung vòng tròn một đường thẳng ngay
Rồi buông… cánh Hạc bay xa, bay xa…
 
                                   Trần Mai Ngân

NHIẾP DẪN – Thơ Tịnh Bình


   


NHIẾP DẪN
 
Cố vùng vẫy thoát khỏi giấc mê
Chập choạng linh hồn bước ra từ cổ mộ
Trong vùng tối thâm u
Nỗi ai oán kéo dài hàng thế kỷ
 
Tan loãng hư không tiếng chày kình
Triệu giọt nước thanh tẩy nỗi oan khiên
Thèm một bình minh soi rọi
Vạn lời kinh ẩn ức tỏ bày
 
Chật một dòng sông đàn cá lội
Muôn vạn hàm linh tỏa sáu nẻo đường
Mật ngôn trầm hùng
Âm ba huyền nhiệm
Nương ánh từ quang nhiếp dẫn
Từ đây dương thới âm siêu
 
Mở ra khoảng trời gió sớm
Thấy trong hình lá biếc
Chòm mây khất thực thung dung...
 
                                TỊNH BÌNH
                                 (Tây Ninh)

TƯỞNG NHỚ CẦU NGUYỆN ĐỒNG BÀO TỬ VONG - Đức Hạnh và Thi Hữu


  
 
 
TƯỞNG NHỚ CẦU NGUYỆN ĐỒNG BÀO TỬ VONG [1]
[Dĩ đề vi thủ - Bát vận đồng âm - Thủ vĩ ngâm]
 
TƯỞNG niệm Người đi... mãi vọng tình
NHỚ lòng cảm động khấn hương linh
CẦU Hồn phách - đến nơi yên tĩnh
NGUYỆN Chí tôn - về chốn thái bình
ĐỒNG khẩn ân lành tiêu dịch bịnh
BÀO trừ sự dữ khỏi nhân sinh
TỬ trong Thiện nguyện ngàn tôn kính [2]
VONG cảnh trần ai nhớ nghĩa tình...
 
Đức Hạnh
20 11 2021
 
[1] “Hơn 23.000 người trên cả nước - trong đó có hơn 17.000 người tại Sài Gòn - đã tử vong trong đại dịch Covid-19”
[2] “Bằng cả trái tim và sự ân cần, việc làm của các tu sĩ trở thành nguồn mạch tiếp sức không chỉ cho anh chị em bệnh nhân COVID-19, mà còn là những hạt giống yêu thương gieo vào cộng đồng, nhân lên những việc làm thiện lành trong đại dịch.”
 
 
 THƠ HỌA:
 
 
NGUYỆN ĐẤNG TỪ NHÂN
"Tung hoành trục khoán - Bvđâ -Tvn"
 
Nguyện cầu Thiên Chúa ban ơn phúc
Thương xót trần gian đổ suối tình
Nguyện Đấng từ nhân rạng rỡ tình
Cầu bầu Đức Mẹ cứu muôn Linh
Thiên đàng mở cửa nơi hằng vĩnh
Chúa cả thương dân bến tịnh bình
Ban Phép trừ Cô... trong mọi tỉnh
Ơn Ngài giáng thế giữa nhơn sinh
Phúc lành cứu rỗi tiêu căn bịnh
Thương Xót Trần Gian Đổ Suối Tình...
 
Hồng Xuyến
20.11.2021
 

THƠ VUI LỤC BÁT TÌNH 2 – Thơ Nguyên Lạc


   
                                   Nhà thơ Nguyên Lạc


THƠ VUI LỤC BÁT TÌNH 2
 
1.
Khoan khoan ngồi đó chớ đi
Bạn bè tri kỷ mấy khi sum vầy
Bà đâu ta bảo bà này
Chạy ra bờ ruộng lùa bầy vịt non
Cà-ri vịt, tiết canh ngon
Vài chai rượu rắn cho tròn đệ huynh
- Hai ta trọn nghĩa trọn tình
Mặc ai danh lợi rượu mình mời nhau
Mời anh gắp cái phao câu
Say quên cay đắng bể dâu cuộc đời
 
2
“Chim quyên xuống đất ăn trùn
Anh hùng lỡ vận lên rừng đốt than”
Con chim ngứa cổ hát vang
Anh đang ngứa cổ… nhưng đành lặng thinh
Chu Du ói máu Khổng Minh
Anh đang nhức nhối tức mình vì ai
Con chim tiếng hót vui vầy
Riêng em chì chiết điếc tai buốt người
Con chim ngứa cổ hát chơi
Anh đang ngứa cổ... than trời vì em!
Xin em đừng cất tiếng thêm
"Hà Đông sư tử" hống anh tiêu đời
 
Khổng Khâu thầy dạy triệu người
Sử xanh ghi rõ có rồi khác ai
Thế nên ông mới đắng cay
Dạy người vô, hữu gái trai đó mà *
.
"Trăm năm trong cõi người ta"
Nữ quyền chắc chắn phải là phần hơn!
 
.........
 
* Nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô/ "Có một con trai thì vẫn là có, nhưng có mười con gái thì vẫn là không có" - Trọng nam khinh nữ của Khổng Tử
 
 
3.
Tam Quốc Chí, Đồng Tước Dài
Tào Tháo hưởng lạc tìm hai nàng Kiều
Khổng Minh chọc tức Chu Du
Ông Chu ứa máu chỏng khu kêu trời
Đã sinh ra tớ, Du này
Sao còn sinh lão bầy hầy Khổng Minh
Ngẫm ra muôn sự do Tình
"Sắc không sóng cả nhận chìm thế nhân" *
Từ dân dã đến vua quan
Dưới trên cả lũ tan hoang cuộc đời
Ở trong đó có thằng tôi
Biết thì biết... vẫn không thôi chữ Tình
 
............
 
* Sắc bất ba đào dị nịch nhân
 

VÈ VĂN HOÁ – Thơ Nguyễn Lâm Cẩn


   
                       Nhà thơ Nguyễn Lâm Cẩn


VÈ VĂN HOÁ
 
Giết người man rợ luật rừng
Văn hoá cải cách ai từng trải qua
Mấy đời dai dẳng xót xa
Ngôi cao mình chủ vẫn là anh minh
 
Phá cho tan nát chùa đình
Ấy là văn hoá thần kinh một thời
Sáng soi vẫn cứ đèn trời
Linh thiêng vẫn cứ là lời vua ban
 
Mua quan bán chức tràn lan
Ấy là văn hoá bầy đàn tranh ngôi
Thằng Bờm cười được nắm xôi
Chí Phèo rượu đổi mồ hôi chửi ngầm
 
Chính trường diễn vở kịch câm
Bề ngoài đồng chí hằn tâm oán thù
Ấy là văn hoá nhà tù
Mở ra khép lại ô dù cả thôi
 
Thằng dốt lòi tỷ lên ngôi
Những người thông tuệ nổi trôi nước ngoài
Văn hoá "sáu bị ba quai'
Lâý ai nuôi chí sắt mài nên kim
 
Khổ thân cái chữ đi tìm
Văn chương như trấu hồn chìm tận đâu
Ấy là văn hoá  bò trâu
Rặt văn nhai lại lấy đâu để đời
 
Công tử đỏ, cậu con giời
Cứ leo lên ghế mồm xơi sặc tiền
Nét xưa văn hoá người hiền
Bỏ hoang chơ chỏng bút nghiên lâu rồi
 
Cái thời cóc nhái lên ngôi
Trơ ra văn hoá mồ hôi bết bùn
Xéo quằn thân phận dế giun
Máu xương chất đống củi mùn xưa nay
 
            Ngày hội Văn hoá, 24-11-2021
                   NGUYỄN LÂM CẨN

Thứ Năm, 25 tháng 11, 2021

ĐYNH TRẦM CA, LỠ CHUYẾN... GIỮA ĐỜI RỘNG GA BUỒN - Huỳnh Văn Hoa



Nhà thơ – nhạc sĩ Đynh Trầm Ca


Vào thời điểm đầu 1970, chúng tôi nghe “Ru con tình cũ”, bài hát được những giọng ca nổi tiếng thể hiện như Lệ Thu, Thanh Thúy, Khánh Ly, Ngọc Lan, Hương Lan,…

Ba năm qua em trở thành thiếu phụ
Ngồi ru con như ru tình buồn
Xin một đời thôi tiếc thương nhau
Xin một đời ngủ yên dĩ vãng
                           
Ba năm qua em thành thiếu phụ
Ngồi ru con như ru tình sầu
Kỷ niệm nào ghi dấu trên tay
Cho lòng này dài những cơn đau …

Thấy trên bản nhạc ghi tên nhạc sĩ là Đynh Trầm Ca. Tìm thêm vài bản nhạc nữa do Đynh Trầm Ca sáng tác, chúng tôi nghe ca khúc “Ru tương lai buồn”, ca sĩ Lệ Thu trình bày, lời nhạc chất chứa nỗi niềm “rồi mai mình vẫn cô đơn, nằm nghe lời gió chiêu hồn, nhớ về nghìn đêm lang thang…”. Tuy thế, chúng tôi lúc đó chỉ mới biết Đynh Trầm Ca là nhạc sĩ thôi. Sau năm 1975, đọc báo thấy bài thơ “Phương nam khúc ca trôi dạt của khóm lục bình”, một bài thơ hay với giọng điệu hào sảng, tên tác giả ghi cuối bài thơ là Đynh Trầm Ca. Tìm hiểu, chúng tôi thật ngỡ ngàng khi biết Đynh Trầm Ca là thi sĩ có thơ đăng trên các tạp chí, tập san như Văn học, Văn, Nguồn, Nhận Diện, Giữ thơm quê mẹ, Quảng Đà,… từ thập niên 1960.


Sau này đọc thêm giai thoại hai nhạc sĩ đất Quảng Nam Đynh Trầm Ca và Vũ Đức Sao Biển cùng yêu một cô gái tên THU. 
Đynh Trầm Ca có nhiều bài thơ cho Thu và ca khúc “Ru Con Tình Cũ”:
 
“Ôi ba năm qua rồi,
Đời chưa nguôi gió bão,
Người xa xôi phương nào,
Người oán trách gì không?
Thôi em ơi, em đừng hờn trách nữa,
Đời ta như rong rêu tội tình…”
 
Còn Vũ Đức Sao Biển sáng tác ca khúc “Thu hát cho người”. Thế là nhân vật Thu được bước vào giai thoại của âm nhạc với bao lời bình, tán...
 
Hồ Thị Thu ngày ấy – Ảnh: tư liệu

Xin giới thiệu bài viết của tác giả Huỳnh Văn Hoa 


Thứ Tư, 24 tháng 11, 2021

MỎI MÒN…CHƯA TUYỆT VỌNG – Thơ Vĩnh Thuyên


   
                        Nhà thơ Vĩnh Thuyên


MỎI MÒN…CHƯA TUYỆT VỌNG
 
Em đã từng chờ đợi như anh đợi chờ
Mỏi mòn… chưa tuyệt vọng
Đã mấy năm rồi tóc không còn bụi phấn
Sao vẫn bạc như vôi…!
 
Tết năm này mình tập sống cô đơn
Ung dung tự tại để một mai tồn tại
Sớm thức dậy mặt trời còn mơ ngủ
Anh dậy rồi em đã thức chưa ?
 
Tết cô vi mong nghe lời cầu chúc
Không chúc phát tài
Chúc sức khoẻ bình an
Ngày lại ngày đón tin cô vít
Quẩn quanh đây luôn tiếng thở dài…
 
Không phải anh
cũng không phải riêng em
Cả thế giới đang sống cùng cô vít
Anh đã hứa nhưng không tròn lời hứa
Hẹn một ngày cô vít đi qua…!
 
                            Vĩnh Thuyên
 
*
 
Tên thật: DƯƠNG VĂN THẠNH
ĐT:0913955275
CTY TÂY NINH COSINCO
610 Long Yên Long Thành Nam-Hoà Thành-Tây Ninh