BÂNG KHUÂNG

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC

Thứ Tư, 13 tháng 10, 2021

DOSTOYEVSKI TRONG MỘT THẾ GIỚI DUY ÁC - Trần Mạnh Hảo

Nguồn:
https://www.facebook.com/tran.manhhao.376
 
Hầu như các GS TS học trong nước, học ở Nga, học ở Trung Quốc về đều không có khả năng tiếp nhận được tinh thần “Cái Đẹp sẽ cứu chuộc thế giới” trong sách Dostoievxki nói chung và đại kiệt tác “Anh em nhà Karamazov” nói riêng. Không rành rẽ Kinh Thánh, không có chìa khóa thần học, không thể vào được tâm hồn tư tưởng văn chương của Dos, thưa các GS TS 



DOSTOYEVSKI TRONG MỘT THẾ GIỚI DUY ÁC
                                                                 Trần Mạnh Hảo
 
 “Vòm trời đó nào phải ai cho mượn
Nào phải ai cho mượn để che đầu”
                      (Thơ Trần Mạnh Hảo)

Buồn thay cho những anh em nhà Karamazov của dân tộc Việt Nam ta hôm nay, nơi cái ác, cái xấu, cái dối trá đang thống trị mà kẻ cai trị hình như không còn khả năng sám hối, không còn khả năng xấu hổ, không còn khả năng hướng thiện trong hội chứng nói dối muôn năm, muôn năm nói dối. Dostoyevski, đức thánh nhân của chủ nghĩa hiện thực nhân đạo ơi, Ngài hãy giúp nền văn học của chúng tôi, nền chính trị của nước chúng tôi một que diêm hi vọng mang tên khả năng sám hối nơi bóng đêm trường cửu đang bao phủ trái tim kẻ vô thần, từng ra tay đập phá đình chùa, nhà thờ, miếu mạo… còn có cơ hội tỉnh ngộ...
 

Thứ Ba, 12 tháng 10, 2021

TẬP SÁCH “VĂN HỌC SÀI GÒN 1954 - 1975: NHỮNG CHUYỆN BÊN LỀ”, NHÀ VĂN LÊ VĂN NGHĨA BIÊN SOẠN - Nguyễn Trương Thu Quỳnh

Cuốn sách đồ sộ này là tác phẩm không thể thiếu của những người yêu mến và muốn tìm về những giá trị văn hóa một thời.
Quyển "ngoại văn sử" đầu tiên được xuất bản trong nước về những văn nghệ sĩ miền Nam trước 1975, cả cái tên cấm kỵ lần đầu tiên được nhắc lại một cách chính thức sau gần nửa thế kỷ: Duyên Anh Vũ Mộng Long.

VĂN HỌC SÀI GÒN 1954- 1975: NHỮNG CHUYỆN BÊN LỀ


Những tác giả được nhắc đến trong tập sách này hầu hết đều có tên trong đại tác phẩm "Vạch mặt những tên biệt kích văn nghệ".
Những tác phẩm của họ được trưng bầy chung với súng đạn, xe tăng, máy chém ở nhà trưng bày Tội Ác Mỹ Ngụy.

Thứ Hai, 11 tháng 10, 2021

MÓN ĂN DÂN DÃ XỨ HUẾ: MẮM HẤP TRỨNG - Trong Tran




Kể thêm một chút về món ăn Huế mình nì.
Mưa bão tới nơi rồi, chợ búa cũng khó khăn, thôi thì mua đại cái chi đó về làm cho mau hí.
 
Mắm hấp trứng.
 
Mua mắm nục về rửa sạch cho bớt mặn, xé nhỏ ra trộn với mỡ heo, thêm cái trứng vịt, hành, tỏi, tiêu, ớt với chút vị tinh (bột ngọt), vằm thiệt nhỏ, nếm vừa ăn rồi thì bỏ vô nồi hấp đến khi thấy phồng lên là chín rồi đó.
Xắt ít vả với rau thơm để kẹp với thịt ba chỉ nghe, đừng mua thịt mông ăn xải không ngon, bữa ni họ thích ăn ba chỉ hơn.
Ngày ni nghe bão mà trời thì mưa to, thôi thì mần món ni mấy cha con ăn tạm thôi.
Bà con mô thấy nhớ nhà thì mua về mần mà ăn hí.

                                                                                         Trong Tran

CON ĐƯỜNG QUỐC HỌC, ĐỒNG KHÁNH – Nguyễn Phước Yên


 



Thuở xa xưa ấy, cả vùng Thừa Thiên – Huế chỉ có hai trường Quốc Học và Đồng Khánh  có các lớp Đệ Nhị cấp (Cấp3) công lập. Trong hai trường đó, chỉ có trường Quốc Học có các lớp Đệ Nhất (lớp 12 bây giờ). Học sinh các tỉnh phía bắc Trung phần, sau khi đến Huế thi đậu Tú Tài Bán phần (Tú Tài 1), muốn thi Tú Tài Toàn phần (Tú Tài 2) thì phải "du học" Đệ Nhất trường Quốc Học, nếm mùi học trò xứ thần kinh một năm mới đủ điều kiện và bản lĩnh dự thi. Không kể lớp Đệ Nhất, hai trường Quốc Học và Đồng Khánh, một trường chỉ dành cho nam sinh, một  trường cho nữ sinh. Học sinh khu vực nội ô ở hai bên bờ sông Hương và các vùng ngoại vi tiếp giáp Huế, mỗi sáng cứ nườm nượp xuôi dòng áo trắng về trường. Áo sơ mi trắng, quần xanh là dân Quốc Học. Bộ áo  dài, quần xa tanh trắng muốt là các nường Đồng Khánh. Con đường Lê Lợi, đoạn từ  cầu Trường Tiền  đến hai trường Đồng Khánh và Quốc Học buổi sáng như ngày trẩy hội. Muốn chờ ai, ngắm ai cứ giả bộ ngẩn ngơ dừng lại bên vỉa hè phải thì ắt thỏa mắt nhìn. Nội ô Huế ngày ấy gồm 3 đơn vị hành chánh. Phía  bờ bắc sông Hương là quận Tả Ngạn và quận Thành Nội. Vùng ngoại vi bên phía này là Kim Long, An Ninh, An Hòa, Bao Vinh, Địa Linh, Thế Lại, Bãi Dâu, và xa hơn nữa là cả vùng huyện Hương Trà … Các cô cậu không hẹn mà ai cũng đều gặp nhau ở ngõ cầu Trường Tiền (dân mạn dưới) hay Bạch Hổ (dân mạn trên) vượt sông Hương đến trường. Một số ngại đi xe đạp thì nhảy lên xe buýt ở bến xe chợ Đông Ba, dưới cầu Gia Hội, theo các tuyến xe số 3 - Bến Ngự hay số 5 - Từ Đàm. Ai thích đùa nước với mấy em nhỏ Đồng Khánh thì xuống đò ngang Thừa Phủ. Phía bờ nam sông Hương là quận Hữu Ngạn. Bên phía này thì ngoài khu vực Đập Đá, Vĩ Dạ, Chợ Cống, An Cựu, Phú Cam, Bến Ngự, Nam Giao còn Phường Đúc, Long Thọ, Nguyệt Biều và xa hơn nữa là các vùng ngoại vi thuộc các huyện Phú Vang, Hương Thủy, … Phía bên này thì có nhiều cầu, nhiều ngã đến trường, không phải qua sông, lụy đò.
 

PHÚ CHẠY DỊCH HỒI CƯ - Nguyễn Phúc Vĩnh Ba







PHÚ CHẠY DỊCH HỒI CƯ 
                                                                 Nguyễn Phúc Vĩnh Ba
 
1. Hỡi ơi!
Đời chẳng đơm hoa,
Người chờ chi trái.
Quê nhà đấy nghìn trùng yêu dấu, cho tụi tôi về dù sớm đói chiều no,
Thành phố đây một thuở thân thương, há phe mình ở để ngày tàn tháng bại.  
Xưa mộng ước có ngày mai tươi sáng, rực rỡ ngoài trong,
Nay tan hoang giữa cõi lạ mịt mùng, lạc loài xa ngái.
Dẫu phụ bạc lần này,
Khỏi lục trầm1 mãi mãi.
Đất khách hỡi, hãy hiểu thương những số phận khổ nghèo,
Bà con ơi, chớ nói rủa bao ngôn từ ngang trái.
 

NGUY CƠ MẤT NƯỚC ĐANG ĐẾN TỪ BỘ GIÁO DỤC XUỐNG CẤP, VONG THÂN, KHÔNG CHÍNH DANH, KHÔNG TRUNG THỰC, THIẾU TRI THỨC VÀ KHÔNG CÓ TẦNG LỚP TRÍ THỨC - Trần Mạnh Hảo

Nguồn:
https://www.facebook.com/tran.manhhao.376/posts/3085415675063949

Tác giả bài viết Trần Mạnh Hảo


“Trí thức là cục phân” (Trích thư Lê Nin gửi Goocky, Mao Trạch Đông nhắc lại câu này ). Mao Trạch Đông nói : “Súng bầu (đẻ) ra chính quyền”. Mao phản lại Marx : “Chính trị là thống soái”
 
Sau ngày thống nhất đất nước, Trần Mạnh Hảo từ rừng vào Sài Gòn và ở hẳn thành phố này cho đến nay. Cuối năm 1975, qua anh Trịnh Công Sơn, anh Nguyễn Mộng Giác, bạn Bửu Chỉ và một số bạn bè khác như họa sĩ, nhà văn Khánh Trường, họa sĩ Nguyễn Trọng Khôi, nhà văn Ngụy Ngữ, nhạc sĩ Trương Quốc Khánh… chúng tôi bắt đầu giao du với tầng lớp trí thức văn nghệ sĩ Sài Gòn cũ (mặc dù phần lớn tầng lớp ưu tú nhất này của Việt Nam Cộng Hòa đã di tản, đã vượt biên hoặc còn trong trại tù cải tạo).
 

HẸN VỀ, HIẾN DÂNG, HIU HẮT BUỒN NHƯ TIẾNG THỞ DÀI, HỒ ĐIỆP – Thơ Lê Văn Trung


 


HẸN VỀ
 
Có lẽ mai kia hay mốt nọ
Con đường mù bụi một mình ta
Nón lá gậy tre, hồn rách vá
Ta đi tìm lại bóng quê nhà
Huỳnh Dương đâu cũng là quán trọ
Còn hơn ngàn dặm cõi mù xa
 
Có lẽ tình cờ ta gặp lại
Một màu hoa đã chớm úa tàn
Và tiếng ai buồn qua vách lá
Ngọn đèn khuya khơi muộn tình xuân
 
Những mảng rêu phong tường ngói cũ
Những bờ tre ngả bóng triền sông
Những màu sương bạc vương trên tóc
Những sắc mây tan dọc mé rừng
Biết đâu hiu hắt lòng thơ cũ
Nhan sắc xưa còn đọng chút hương
 
Và biết đâu trên nền gạch vỡ
Ta tình cờ nhặt chút màu xưa
Để một thoáng mù trong cõi nhớ
Tóc người chảy ướt buổi chiều mưa
(Tóc người một thuở hoang đường ấy
Biết chảy về đâu những bến bờ)
 
Nơi góc quán bên đường quạnh quẽ
Có một người ngồi đợi, mù tăm
Và một người muôn trùng dặm mỏi
Hẹn trở về cạn chén trăm năm
Tay cầm chéo áo lau đôi mắt
Chợt thấy màu trăng cũ úa vàng
 
Tay cầm chéo áo lau đôi mắt
Lòng chợt mù sương một nẻo về
Còn ai xuôi ngược phương trời cũ
Mai này xin hẹn bến tình quê
Cho dẫu thân tàn, hồn rã mục
Và đời đã vạn ngã phân ly
 
Ta về để thấy ta còn lại
Một chút tro than lạnh bếp chiều
Một chút tiếc thương màu trẻ dại
Đôi lời hò hẹn đã xanh rêu
Ta về, cô quạnh, đường xa ngái
Gió lụy phiền xưa thổi hắt hiu
Bóng ta với bóng mây đầu núi
Cứ chập chờn quanh những dốc đèo.
                
                                               2013
 

NIỆM KHÚC CÁNH ĐỒNG – Thơ Tịnh Bình


   


NIỆM KHÚC CÁNH ĐỒNG
 
Dắt tôi về cánh đồng ngày cũ
Ngai ngái mùi rạ rơm
Tiếng sáo diều ve vuốt
Thèm tiếng nghé ọ lạc bầy gọi mẹ
Lũ trẻ chăn trâu chạy theo mãi cánh diều
 
Nát lòng dấu chân chim mặt ruộng
Rát mặt nắng trưa hè
Giọt mồ hôi lưng áo cha ướt đẫm
Mằn mặn vị nắng mưa
 
Nghe mênh mang lối về xóm cũ
Ngọn gió ướp hương đồng ruộng
Phả vào tôi vệt nồng nàn ký ức
Tiếng dế ngày nào trong hộp diêm tuổi thơ
Rỉ rả niệm khúc cánh đồng
 
Ngày trở về cay mắt khói chiều xa
Con bìm bịp kêu khan ngoài sông vắng
Khói đốt đồng nhòa bóng quê bảng lảng
Ấm áp lòng
Thèm gọi tiếng mẹ cha...
 
                                          TỊNH BÌNH
                                           (Tây Ninh)
 

CHÙM THƠ NGÀY DỊCH - Châu Thạch


   


NGƯỜI ĐI!
 
Người đi, đi mãi trong mưa nắng
Đêm xuống, nằm trên cỏ vệ đường
Chén cơm chờ đợi dân trao tặng
Điếu thuốc, niềm đau đốt dưới trăng
 
Người đi, đi mãi, đường hoang vắng
Làng nước hai bên đứng lặng câm
Những cổng chận đường như núi cấm
Dễ gì qua ải, thép gai ngâm.
 
Người đã rời quê tìm đất sống
Cơn dịch hung hăng, mất chỗ làm
Nhà thuê, gạo mắm không còn nữa
Phúc lợi nghe hoài thôi hết ham
 
Người đi, về lại quê hương cũ
Nghèo đói năm xưa lại đói nghèo
Tiến thoái lưỡng nan vì lệnh cấm
Lưng còng, gối lỏng, mỏi vai đeo
 
Lẻo đẻo đường xa vợ bám theo
Con thương thất thẻo vượt qua đèo
Muốn nằm ngay xuống làm giun dế
Để có một hang, có lối về
 
Đêm khuya thao thức nghe hương cỏ
Nước mắt tràn trên nỗi tái tê
Người đi muốn chết cho quên hết
Ngặt vợ con kia, phải cố về
 

NỠ NÀO THẾ EM – Thơ Đặng Xuân Xuyến


  


NỠ NÀO THẾ EM
 
Nỡ nào gọi anh bằng chú
Để anh nói chuyện không vào
Nhìn nhau có chiều gượng gạo
Chuyện trò cứ nhạt làm sao
 
Nỡ nào gọi anh bằng chú
Để anh nhanh bạc mái đầu
Hơn chừng đôi ba chục tuổi
Có nhiều xa cách lắm đâu
 
Nỡ nào gọi anh bằng chú
Em nghe có thấy nặng nề
Đâu phải vì anh thích trẻ
Chỉ là xưng chú không quen
 
Nỡ nào gọi anh bằng chú
Quen rồi khó đổi lắm em
Anh vầy nhưng còn xuân lắm
Nỡ nào cứ chú thế em.
 
Hà Nội, ngày 29 tháng 10-2013
ĐẶNG XUÂN XUYẾN

Chủ Nhật, 10 tháng 10, 2021

NÓI VỚI PHỐ – Thơ Trần Mai Ngân


   
  

NÓI VỚI PHỐ
 
Phố à, phố ơi...
Trả tôi ngày hôm qua
Trên cánh môi mượt mà
Ru nhau trong mùa hạ
Vỗ về sang mùa thu...
 
Phố à, phố ơi...
Trả tôi lại bầu trời
Biếc xanh lời hò hẹn
Dẫu không là trọn vẹn
Vẫn tràn đầy trong tôi
 
Phố à, phố ơi
Hôm nay đã xa xôi
Bằng những bước đơn côi
Nụ cúc vàng mùa cũ
Choá ngời trong mắt tôi...
 
Phố à, phố ơi...
Tôi... vết thương mưng mủ
Trong lòng vẫn y nguyên
Đem xuống cõi vẹn tuyền
Nụ cười xưa rất xa...
 
               Trần Mai Ngân

Thứ Bảy, 9 tháng 10, 2021

THU VÔ NGÔN TRONG THƠ TRẦN THOẠI NGUYÊN – Châu Thạch - Lời bình của Zulu DC


 
                   Nhà thơ Trần Thoại Nguyên

                                                         
I - THU VÔ NGÔN
 
Thu rừng thông lặng câm
Đồi cỏ hoa âm thầm.
Vầng trăng khuya vàng lạnh 
Đáy hồ in thu tâm.
 
Lá úa ngàn thu phai
Cầu sương phủ sông dài 
Thu muôn đời không nói, 
Chỉ lệ sầu thu rơi!
 
Rưng rưng hồn hoa cúc
Gió thoảng hương biệt ly 
Gác vắng tiêu sầu khúc 
Lòng nhớ bạn cố tri. 
 
Thu bàng bạc chung trà
Ly rượu đời tài hoa 
Cùng vầng trăng huyễn mộng 
Sương mờ mái chùa xa.
 
Thu trên đỉnh linh hồn,
Trời Không. Thu vô ngôn. 
Chim Phượng Hoàng - Đá Trắng
Ráng chiều đỏ hoàng hôn.
 
                    Trần Thoại Nguyên
 

Thứ Sáu, 8 tháng 10, 2021

BÀI THƠ CHO MỘT NGÔI MỘ 2500 MÉT VUÔNG - Bùi Chí Vinh


                                                                       Nhà thơ Bùi Chí Vinh


BÀI THƠ CHO MỘT NGÔI MỘ 2500 MÉT VUÔNG 
 
Dân nghèo còn hít thở thì rúc trong ống cống
Trong khi một cái xác thúi lìa đời tốn đến 2500 mét vuông
Ở đâu mà có những bất công như vậy ?
Xin thưa: ở xứ sở thiên đường
 
Ở đó học sinh không tiền mua máy tính học online mà vẫn có tựu trường
Có tiến sĩ “Lu”, giáo sư “Lon”, có con cháu nối nghiệp cha làm lãnh đạo là hồng phúc cho đất nước
Ở đó bốn tháng nằm nhà húp cháo thay cơm
Hết phong tỏa đến lockdown, hết lãnh tiền trên ti vi đến chích “vắc xin tinh thần” lộn ruột
 
Thôi thì làm dân phải sống trong bạo ngược
Nhưng chúng mày làm Tướng cầm quân thì cũng phải biết đánh giặc Tàu
Chẳng những không đánh Tàu mà còn lẻo mép vuốt đuôi giọng tay sai bán nước
Lúc chết rồi còn chiếm đất nữa sao !
 
                                                                                     16-9-2021
                                                                                    Bùi Chí Vinh

CHÙM THƠ “HÌNH NHƯ...” CỦA LÊ VĂN TRUNG


  


HÌNH NHƯ
 
Hình như cơn gió mùa xa vắng
Gửi lại hoàng hôn trong mắt người
Mây cũng xa xăm chiều quên lãng
Gửi sợi vàng phai trên áo ai
 
Hình như giọt nắng mùa thu cũ
Đọng lại u hoài trên lối xưa
Người cầm hạt nắng mà thương nhớ
Những hắt hiu dài theo giấc mơ
 
Trên cành soan úa, đôi chim nhỏ
Ủ mỏ vào nhau mà thở dài
Hình như nỗi nhớ bầm trong máu
Gần nhau mà quay quắt nhớ nhau
 
Mây bốn phương hoài mây lãng du
Mây còn gửi lại một cơn mơ
Ai về phơi mỏng tình nhung lụa
Cho tóc huyền xưa chảy mấy bờ
 
Hình như người cũng từ xa vắng
Gửi lại trong chiều tôi thoáng hương
Buổi trăng vừa khuyết lòng quên lãng
Còn nở vào tôi một đóa hồng.
                                

LỜI TÌNH THIÊN THU – Thơ Tịnh Bình


  
          Nhà thơ Tịnh Bình

 
LỜI TÌNH THIÊN THU
 
Đường trần vẹt gót phù hư
Tay lần chuỗi mộng mỏi nhừ chiêm bao
Chạm ngày tháng cũ hư hao
Mắt xanh giờ đã nhuộm màu chiều hôm
 
Oằn vai nặng nợ áo cơm
Bỏ quên vũng nước cánh buồm tuổi thơ
Chim bay lạc xứ trời mơ
Lạc vầng trăng khuyết tỏ mờ đất quê
 
Lạc tôi giữa chốn bộn bề
Phù hoa ảo dụ bùa mê lỡ lầm
Bao nhiêu cuộc mộng trăm năm
Lạc chân mê lộ xa xăm nẻo về
 
Từ hun hút mộng sơn khê
Chuyến xe thổ mộ lê thê đăng trình
Mốt mai về lại với mình
Nghe xanh nội cỏ lời tình thiên thu...
 
                                  TỊNH BÌNH
                                    (Tây Ninh)

THU VỀ – Thơ Nguyên Lạc


   


THU VỀ
 
Sáng nay thu về se lạnh
Sương buồn lay động hồn thơ
Thu ơi về chi thu hỡi?
Cho người lữ khách thẫn thờ!
 
Sáng nay thu về se lạnh
Vội vàng dệt mấy vần thơ
Mơ người tôi thương tôi nhớ
Hương thơ như hương cà- phê
Đánh thức người xưa tôi mơ
Uống đi! Uống đi em nhé!
Uống đi ngào ngọt giọt thơ
Uống đi! Uống đi em nhé!
Uống luôn vị đắng cà- phê
 
Tình nào mà không cay đắng?
Yêu nào mà không đam mê?
Buồn nào mà không, khi vắng?
Thu nào mà không thiết thê?
 
Sáng nay thu về se lạnh
Hồn người viễn xứ vấn vương
Dĩ nhiên nỗi niềm cô quạnh
Nhớ thương thương nhớ cố nhân
 
Sáng nay thu về se lạnh
Mùa thu lại một mùa thu
Sương mù ôm vàng lá úa
Nghe hồn quá đỗi hoang vu
 
Lam không trắng mây lữ thứ
Mây bay miên viễn xa bay!
Phôi pha khóc màu quá khứ
Thời gian có đợi chờ ai?
 
Sáng nay thu về se lạnh
Bên trời sương khói phôi phai
Một người mắt đầy vời vợi
Dõi nhìn vàng lá chao bay!
 
Sáng nay thu về se lạnh
Sao dưng mắt bỗng cay cay?
Lại thêm một mùa thu nữa
Lại thêm những tiếng thở dài!
 
                          Nguyên Lạc
 

NẾU ĐƯỢC LÀM NGƯỜI TÌNH – Thơ Quách Như Nguyệt


  
                             Nhà thơ Quách Như Nguyệt


NẾU ĐƯỢC LÀM NGƯỜI TÌNH
 
Nếu được làm người tình, em luôn sẽ dễ thương
Lắng nghe anh và hiểu. Chìu chuộng anh, nhún nhường
 
Là người bạn đồng hành, bên anh khi anh cần
Luôn để anh tự do làm những gì anh thích
 
Nếu được làm người tình, em sẽ không ba hoa
Luôn cười tươi như hoa, vui vẻ sống an hòa
 
Sẽ không dữ như chằng, mà hiền như là... thánh
Nấu ngon, hầu hạ anh; luôn đằm thắm, trung thành
 
 
Luôn dịu dàng, nhỏ nhẹ, không lườm nguýt, hăm he
Không rên rỉ, than phiền, không nổi điên trách mắng
 
Em muốn là tình nhân, là người yêu anh nhất
Là người bạn rất thân, luôn yêu ái ân cần
 
Tình nhân hoặc nhân tình, “người yêu” hoặc “người thương”
Vai trò quá dễ thương, vai trò em thích nhất
Cho nên anh yêu à, mình là tình nhân nha
Ta yêu nhau thiết tha, ta yêu nhau mãi nhá
 
Chẳng dụ khị anh đâu, em nói thiệt đó mà…
Em dễ thương, dễ chịu, em hiền lành, nũng nịu
Cũng tùy vào anh yêu… có nâng niu, chìu chuộng?
Tình anh có chan hòa, có lãng mạn bao la?
 
                                               Quách Như Nguyệt
                                                    Oct 4th, 2021