BÂNG KHUÂNG

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC

Chủ Nhật, 22 tháng 9, 2019

TIỄN NGƯỜI ĐI PHƯƠNG NAM - Thơ Văn Công Toàn


     
               Nhà thơ Văn Công Toàn (Hoài Phong Trần)


TIỄN NGƯỜI ĐI PHƯƠNG NAM

(Thân tặng các bạn Nguyễn Thông - Tạ Quang Sơn - Đoàn Phú ... Cùng bạn bè CHS QH đang sinh sống tại Sài Gòn và các tỉnh Phía Nam)

Mùa xuân hành Phương Nam
Nhớ người xưa sắc chàm
Vượt đèo cao chim kêu vượn hú
Đất Miền Trung bão lũ gian nan

Đường vào Nam mênh mang
Trời Miền Nam nắng xuân nồng nàn
Ta đi thăm thẳm trùng dương mộng
Tri kỷ choàng vai rượu uống tràn

Rượu giữa giang hà không vơi cạn
Bạn ta nào ta cùng bạn ngất ngây
Ngã rẻ quanh co ta tìm khung trời rộng
Canh cánh chợ đời bao nỗi đổi thay

Đi ta đi không để tơ hồng vướng
Lòng sao còn ngoảnh lại xứ cố nhân ?
Đi ta đi không đợi mùa hoang tưởng
Sao hồn ta vọng ngưỡng ánh thiên thần

Thần giới thần tiên thần tục lụy
Thần linh hạ thế nhớ ta chăng ?
Phương Nam ơ hờ Nam Phương hỡi
Cuối đất cùng trời còn gió trăng !

Đầu bạc đốm ta đi tình chưa trọn
Ta còn bay qua vòng xoáy tào khê
Xoáy khúc giữa để hai đầu phấp phỏng
Xoáy vào tim thuở Quốc Học bạn bè !

Tôi từ Sài Gòn về
Anh tìm Phương Nam đến
Chưa hẹn đã chia tay
Nhớ nhau ngày gặp lại

Phương Nam hề Phương Nam mê mải
Có mấy người đi tung cánh hải hồ
Rượu chưa say thơ ngâm hoài đưa tiễn
Huế khuất dần phía đèo biển Lăng Cô...!!!

                                  Văn Công Toàn
                                (Hoài Phong Trần)

BAY LÊN NHỮNG MẶT TRỜI - Thơ Phan Quỳ


    


BAY LÊN NHỮNG MẶT TRỜI    
                                          
Tôi ru giấc ngủ cho riêng tôi
À ơi mấy bận, khép mi rồi
Cơn mộng đưa tôi về viễn xứ
Đưa hồn phiêu lãng những xa xôi.

Tôi thấy tôi trôi giữa cuộc trần
Buồn vui thôi đã đủ tháng năm
Chua xót, đắng cay đắp thành núi
Vai gầy gánh nặng mấy trở trăn.

Tôi nghe Người gọi thoáng tên tôi
Vương chút mến thương chút ngại ngần
Tôi xin đáp lại bao trân quý
Từ cõi mộng nào tôi hoá thân.

Tôi tìm thấy tôi giữa điệu, vần
Bên đời cất tiếng với tha nhân
Ai đó đi qua, ai dừng lại
Một chút chân tình, chút cảm thông.

Tôi về cơn mộng của riêng tôi
Có tiếng ai đưa những ru hời
Không còn giấc ngủ cô đơn ấy
Tôi thấy bay lên những mặt trời.

                                 Phan Quỳ

CHIỀU THU LÁ ĐỎ - Thơ Nguyên Lạc


   


CHIỀU THU LÁ ĐỎ

Giọt tim nào rơi lòng em nức nở
Đâu phải cỏ cây anh cũng có tim sầu
Phiến gió chiều nay lay động nụ trúc đào
Rơi về phương ấy khúc ca dao buồn

Đâu phải cỏ cây anh cũng có tim buồn
Lệ đỏ lá chiều thu phong mắt thẫm
Nghe trong hồn vỡ bờ sóng động
Lạnh một dòng xót nỗi tàn phai!

Đúng là em chẳng phải là ai!
Tà huy đổ bóng dài tóc xõa
Điệp khúc chiều tiếng ai nức nở
Đâu phải cỏ cây anh cũng là người!

                                   Nguyên Lạc

Thứ Bảy, 21 tháng 9, 2019

TRẬN CHIẾN CHƯA NGƯNG: ĐOẠN TRƯỜNG TÂN THANH VÀ KIM VÂN KIỀU TRUYỆN # 3 - Nguyên Lạc


     

TRẬN CHIẾN CHƯA NGƯNG: ĐOẠN TRƯỜNG TÂN THANH VÀ KIM VÂN KIỀU TRUYỆN # 3
                                                                                      Nguyên Lạc

Phần 3

KIM VÂN KIỀU TRUYỆN THANH TÂM TÀI NHÂN

Như đã biết ở phần 2, từ thời vua Minh Mạng đến đầu thế kỷ 20 cuốn văn xuôi Kim Vân Kiều Truyện ghi tên Thanh Tâm Tài Tử, và ta đã thấy rõ 4 chữ này ở bản chụp bìa lưu tại Paris. Đó là bản ông Trương Minh Ký trao cho Abel des Michels 1884. Cuốn Kim Vân Kiều này, 478 trang, bảo quản tại Paris, được sao chép bởi Đại học Yale, và lưu trử tại thư viện QG mã số A 953 do Viện Viễn Đông Bác cổ chụp từ Pháp, thời Pháp thuộc.
Tựa đề ghi tên Thanh Tâm Tài Tử (4 chữ nhỏ ở giữa). Không biểt vì sao ai đã đổi chữ Tử thành chữ Nhân sau này? Chữ tử: làm sao viết ra thành chữ nhân: ? (Xem hình chụp bìa lưu tại Paris: Kim Vân Kiều – Thanh Tâm Tài Tử- quyển 1 ở dưới)

UỐNG RƯỢU VỚI BẠN HIỀN - Thơ Kha Tiệm Ly


   


UỐNG RƯỢU VỚI BẠN HIỀN

Chẳng đủ tiền xe nên lâu lâu gặp lại,
Rượu rót xoay vòng, cứ hai đứa cưa hai
Đừng ham nhậu mà mần nguyên một cái
Thì mấy tua sẽ ‘hộc máu Anh Đài!”

Bọn chúng ta không thằng nào là tiến sĩ,
Nên chẳng dám ba hoa nói chuyện trời ơi.
Mà bày đặt búa xua bằng tiếng Tây tiếng Mỹ,
Thỉnh thoảng giận đời tức khí “xổ nho” chơi!

Cũng chẳng thằng nào là quan to, quan nhỏ.
Nên chẳng quan tâm xây ngàn tỷ một tượng đài.
Cũng chẳng thèm làm những công trình quy mô rồi bỏ xó,
Vơ vét tỷ tỷ đồng bèn kiếm cách gút bai! (good bye)

Bọn chúng ta cũng chẳng thằng nào là văn sĩ,
Nên không sợ người coi, rồi hả miệng hả răng cười,
Chẳng thằng nào biết làm bút điếm, bút hèn, bút bồi, bút đĩ,
Chỉ lúc ngà ngà hứng chí viết chơi thôi.

Bọn chúng ta cũng chẳng ai được gọi là... “sĩ sĩ”
Nên chẳng ra gì dưới mắt các danh gia.
Mình chẳng sợ ai lầm thiên thần thành ác quỷ.
Giữa cuộc đời Phật Phật ma ma!

Bọn chúng ta chỉ là phường cơm rau, áo vá,
Uống nước mắt quê hương, xỉn xỉn vỗ bình ca.
Vậy mà biết thương đồng bào miền trung đói lả,
Đau đáu cõi lòng khi tổ quốc mất Hoàng Sa!
Thôi bỏ đi, chuyện đời, chuyện nước,
Rót nữa thêm, đêm vẫn còn dài.
Cứ cạn chén, mình say rồi mai tỉnh,
Còn hơn những thằng không uống, suốt đời say!

                                                     Kha Tiệm Ly

Thứ Sáu, 20 tháng 9, 2019

UỐNG RƯỢU - Thơ Trần Mai Ngân


    


UỐNG RƯỢU

Một ly rượu sáng trăng rằm
Một ly rượu dẫn về quanh cõi đời...
Một ly rượu uống gọi người
Quên quên nhớ nhớ khóc cười chính tôi

Một ly tình bạc như vôi
Sầu đong đầy chén đơn côi say mềm
Con trăng đứng ở ngoài thềm
Cười tôi ngốc nghếch lại thêm dại tình!

Thôi thì tự chuốc say mình
Đêm nay, đêm nữa...vẫn hình bóng xưa!

                                       Trần Mai Ngân

MỘT THỜI KẸO XÓC - Đinh Hoa Lư



                                                    Dĩa kẹo xóc


    MỘT THỜI KẸO XÓC
    (Cám ơn bạn Trần Tài đã nhắc Kẹo Xóc Trường Nam Quảng Trị)

Những đứa học trò Trường Nam Quảng Trị làm sao quên được kẹo xóc Ôn Phổ?
Có nhiều điều đáng nhớ cho các cậu nam sinh (xin mở ngoặc ra đây không có các cô), đó là hai cái cổng trường. Nhộn nhịp nhất là cổng sau ngó ra đường chính Trần Hưng Đạo. Cái cổng chính ngó ra bờ sông ít ai đi, tuy là chính nhưng nó quạnh hiu nhất.

MÙA ĐI - Thơ Phan Quỳ


   


MÙA ĐI

Ta chở mùa đi trên vai nhỏ
Thương nhớ hao gầy một ý thơ
Ai mang ngày mộng về xa ngái
Để lại phương nầy những ngẩn ngơ.

Ta đếm mùa đi mấy vội vàng
Đông tàn, ngày hạ đến xuân sang
Thu phai, nắng nhạt lên màu má
Chiều rơi tĩnh lặng với thênh thang.

Ta thấy mùa đi với hương ngàn
Tay mềm khôn níu đc thời gian
Một mai soi bóng, nhìn không nói
Ta vuốt tóc buồn, nhớ mênh mang.

Ta gọi mùa đi, gọi mùa đi
Đã quá xa xôi buổi xuân thì
Một cõi thinh không giữa đời vắng
Ta ngồi... thôi biết nói năng chi.

Ai đem ngôn ngữ về đâu tá
Chỉ nghe cây lá mãi thầm thì
Hương yêu còn đọng mềm sương khói
Tóc xoả vai buồn hoen ướt mi.

                                            Phan Quỳ

Thứ Năm, 19 tháng 9, 2019

ĐỔ NÁT VÀNG THU - Thơ Lê Thị Quỳnh Dung


   


ĐỔ NÁT VÀNG THU

Lá vàng chưa đổ đầy muôn lối
Tôi nghe giọng đổ nát con người
Là sông là suối hay là bể
Chỉ là mòn vẹt gót dân gian

Đổ nát từ bao giờ thế nhỉ?
Sống hai thế kỷ quá dư thừa
Sống để người ta lầm , khinh ghét
Mấy bạn bè cũng ngầm chứa ghét khinh

Quay lại một lần xoa đổ vỡ
Tàn dư không chấp nhận đường quay
Quá nhiều khập khiểng và ngạ quỷ
Ai dung nạp đây thói quái quỷ gian tà

Thôi kiếm đường tu đi khách ạ
Hàng đêm nói với đá thay người
Thế gian né sợ và xa lánh
Khách lữ vô hồn khoác áo thi nhân
Giữ chút lương tri còn sót lại
Đứng thẳng làm người những phút cuối vong thân.

                                              Lê Thị Quỳnh Dung

TRẢ NỢ TÌNH TA !!! - Thơ Lý Hạ Liên


   
                          Nhà thơ Lý Hạ Liên


TRẢ NỢ TÌNH TA !!!

Nợ từ cái thuở tìm nhau
Bao nhiêu năm tháng chiêm bao hẹn thề
Chuyến xe thổ mộ chưa về
Ngóng trông ngày ấy tái tê cõi tình

Nợ từ cái thuở làm thinh
Bao ngày xa cách tội tình em mang
Chuyến xe thuở ấy anh sang
Sân chơi kể chuyện tình tang một thời

Nợ từ cái thuở thu rơi
Bao nhiêu lá rụng cho đời buồn tênh
Thuyền tình vạn dặm lênh đênh
Nợ tình chưa trả mình ên não nùng

Nợ hoài nợ nhắc lùng bùng
Mơ chiều hôm ấy trùng phùng chắc hên
Nhớ xưa cái tội mắc đền
Ron ren ai hứa rồi quên giả đò

Nhớ xưa cái tội thẹn thò
Gió đưa gió đẩy ngọn ngò lê la
Nhắc người rồi lại nhắc ta
Lăm le trả nốt tình xa nhọc nhằn

Nhắc xưa cái chuyện tằn mằn
Nợ tình mắn trả dùng dằng chi anh
Cho dù bão tố rêu xanh
Hữu duyên thiên lý cũng thành duyên tơ

Mai này tơ liễu buông thơ
Em ngồi viết chuyện tình chờ dặn nhau
Chữ tình chữ nợ thương đau
Ngàn năm một chuyến duyên đào ba sinh !!!

                                                Lý Hạ Liên
                                                 18.9.2019

Thứ Tư, 18 tháng 9, 2019

ĂN HÀNG CHỢ SÃI - Hồi ký của Đinh Hoa Lư

Nguồn:
http://ngayxuaquangtri.blogspot.com/2018/07/nho-nem-lui-sai.html



         
                                   Tác giả Đinh Hoa Lư


            ĂN HÀNG CHỢ SÃI
                                                                   Đinh Hoa Lư

Thuở 'ăn hàng' của chúng tôi xem ra cũng 'xưa' lắm nhất so với nhịp độ phát triển của đất nước hiện nay. Tuy thế khi tâm hồn mình còn gắn bó với yêu thương và tiếc nhớ với những gì mộc mạc bình thường hay nói khác đi những nét đời bình dị của một thời đã qua thì chúng ta hay thích kể lại.

Chúng ta nhắc lại cũng có khi lại muốn cho con cháu sau này hình dung ra hay cho chúng ta cùng nhau nhớ về tuổi nhỏ. Nhớ làm sao hình ảnh ngày đó, một thời vui chơi; nào là hương đồng cỏ nội khi lang thang bắn chim câu cá cạnh bờ tre mép nước. Cũng không quên được phố chợ một thời bao ngõ đi về ấm áp tình thân... Tôi còn nhớ thầy giáo cũ của trường Nguyễn Hoàng là Lê Nghiêm Kính đã nhắc lại lời một nhà văn một câu đại khái như sau "quá khứ và kỷ niệm như một chiếc gối thật êm ái cho chúng ta tựa vào những lúc trống vắng để an ủi tâm hồn người nhất là khi tuổi đã về chiều"... tôi nghĩ rằng lời nói của thầy thật thâm thúy vì chúng ta là những lớp người đã đến lúc ngoái đầu lui về dĩ vãng. Riêng tôi hay nhớ về những gì bình dị và chân chất, vô tư, những thú vui thời tuổi trẻ trong vùng kỷ niệm mà nhà văn Huy Phương có nói ở trên để làm "chiếc gối kê êm ái nhất" cho đời mình.

        

QUÊ HƯƠNG - TRẺ: VỀ ĐI EM, GIÀ: VỀ LÀM CHI NỮA? - Nguyễn Bàng


           
                        Tác giả Nguyễn Bàng


QUÊ HƯƠNG - TRẺ: VỀ ĐI EM, GIÀ: VỀ LÀM CHI NỮA?

Tôi, một đời xa quê, chỉ được sống với gia đình ở quê mười năm tuổi thơ rồi sau đó cứ mỗi tuổi một xa quê hơn. Đầu tiên là từ quê ra tỉnh học, rồi lên miền núi, xuống miền biển, lấy vợ sinh con đẻ cái ở đất khách quê người. Giờ về già lại vào sống ở trong Nam, quê hương không chỉ “khuất bóng hoàng hôn” mà bình minh cũng không nhìn thấy bóng. Trong tôi nỗi nhớ quê nhà luôn sâu nặng và lòng khát khao được về sống ở quê nhà ngày càng kết thành một giấc mộng lớn.

TRẬN CHIẾN CHƯA NGƯNG: ĐOẠN TRƯỜNG TÂN THANH VÀ KIM VÂN KIỀU TRUYỆN # 2 - Nguyên Lạc


     


TRẬN CHIẾN CHƯA NGƯNG:
ĐOẠN TRƯỜNG TÂN THANH VÀ KIM VÂN KIỀU TRUYỆN # 2
                                                                                     Nguyên Lạc

 Phần 2

ĐOẠN TRƯỜNG TÂN THANH VÀ KIM VÂN KIỀU TRUYỆN

ĐOẠN TRƯỜNG TÂN THANH

Như đã bàn ở phần 1, Nguyễn Du chỉ lấy tích truyện về 3 nhân vật, trước và sau một trận đánh vài giờ xảy ra thời nhà Minh để tạo nên một tác phẩm kéo dài 15 năm, từ Bắc Kinh cho tới Phúc Kiến lừng danh thế giới: Đoạn Trường Tân Thanh. Ba nhân vật trong tích truyện này là Thúy Kiều, Từ Hải, Hồ Tôn Hiến; không có Kim Trọng, Thúy Vân, Đạm Tiên, Thúc Sinh, Hoạn Thư, Tam Hợp, Giác Duyên trong đó. Thúy Kiều chết trên sông Tiền Đường, không có chuyện Thuý Kiều sống lại. Từ câu chuyện hết sức mờ nhạt, tầm thường này, Nguyễn Du xây dựng thành các tuyến tính Kiều, Hoạn Thư, Từ Hải, và chèn vào các nhân vật đệm. Trong này, nhân vật đa tình Thúc Sinh xuất hiện để làm tăng độ phong tình cho câu chuyện đầy nước mắt của một người phụ nữ cực kỳ hiếu thảo: Vương Thúy Kiều.
Sau khi Truyện Kiều ra đời, từ vua, quan, trí thức đến giới bình dân đều say mê. Riêng giới có học, bao thế hệ đã dựa vào Truyện Kiều để sáng tác, chuyển thể, vịnh, họa, cảm tác, cả bói Kiều…


LẠI THÊM HAI ĐÓA HOA HỒNG - Phạm Đức Nhì


           
                      Nhà bình thơ Phạm Đức Nhì


           LẠI THÊM HAI ĐÓA HOA HỒNG
                                                Phạm Đức Nhì

Nhắc Lại Chuyện Văn Chương Trên Facebook

Trò chơi văn chương trên FB khác với các trang web văn học trên Internet. Nơi đây tác giả và độc giả thuộc đủ mọi thành phần, thượng vàng hạ cám. Việc góp ý, bình luận trên FB rất dễ dàng. Miễn bạn giữ thái độ lịch sự, hòa nhã thì dù bình luận của bạn có “chưa tới”, dở ẹc hoặc “trật bàn đạp” cũng đều được đón nhận một cách vui vẻ.

Những bài viết về thơ của tôi nhận được khá nhiều bình luận như vậy. Nhưng bên cạnh đó cũng có những bình luận nội lực văn chương sung mãn, thổi vào bài viết một luồng gió mới tươi mát, đưa ra một phương cách mới để nhìn nhận vấn đề một cách sâu sắc.
              

CẢM ƠN NHỮNG BÀI THƠ - Quách Như Nguyệt, Đặng Vương Quân, Tâm Thư





CẢM ƠN NHỮNG BÀI THƠ

Thơ của anh có gió,
Có hoa thơm buổi sáng
Có trăng sao mơ màng
Thơ của anh… có mặt trời sớm hôm
Có trăng rằm, trăng khuyết
Cây rung rẩy nhẹ nhàng
Có âm thanh tình tang

Thơ của anh là gió,
thơ của anh là mây
gió lả lơi cây cỏ
gió mơn man mộng đầy

Anh bảo em là thơ,
dù chưa từng gặp mặt
Chưa thấy cả ảnh hình
Chỉ đọc thơ em làm
Sao biết em hồn nhiên?

Cảm ơn anh, thi sĩ
Cảm ơn lời khen tặng
Cảm ơn những bài thơ
Gửi đến em đều đặn
…. chào buổi sáng, buổi chiều
Cảm ơn anh thật nhiều
…. đã làm thơ tặng em

              Quách Như Nguyệt


      

Nhạc và hòa âm: Đặng Vương Quân
Thơ: Quách Như Nguyệt
Ca sĩ: Tâm Thư

ĐỌC ‘VỀ QUÊ ĐI MÀY’ CỦA ĐẶNG XUÂN XUYẾN - Bùi Đồng



          
                        Tác giả Bùi Đồng


ĐỌC ‘VỀ QUÊ ĐI MÀY’ CỦA ĐẶNG XUÂN XUYẾN

Ha...ha... một căn bệnh thời đại.
Có khác chi nhiều người đâu?! Tác giả thèm gặp lại bạn xưa, thèm sống lại kỷ niệm xưa, thèm gặp lại mình... của ngày xưa!
“Mày về quê chơi đi”, tiếng gọi luyến tiếc, năn nỉ đến mấy lần, làm toàn bài thơ cứ đau đáu, trầm buồn nhưng lạ là không bi lụy.
Bài thơ này không thấy tác giả gọi rông nữa vì tình cảm của “Về Quê Đi Mày” là nghiêm túc thật sự, thông qua một tình bạn ngây ngô từ thời thơ dại để làm phương tiện cho vấn đề đáng nói hơn đó là tình yêu quê hương đất nước. Có như vậy người đọc mới thấy thú.
Cám ơn tác giả Đặng Xuân Xuyến đã để đất cho người đọc thấy hứng, thấy tò mò, rồi tự mình khám phá tác giả, khám phá mình vì nương theo ý thơ lúc nào không biết.
Thế mạnh của tác giả nằm ở lối chơi chữ, nếu mê mẩn thì câu chữ cứ dễ dàng tuôn ra, cảm xúc cũng vỡ oà làm tứ thơ cô đọng, xúc tích, dễ thăng hoa cùng tác giả.

Cháu tôi vừa hỏi:
- Ông ơi thơ là gì mà sao ông và mọi người cứ chúi chụi vào nó vây??.
Tôi trả lời:
- Thú thật ông cũng không biết thơ là gì vì nếu biết được, định nghĩa được thì ông đã ngồi trên toà sen văn học rồi chứ không phải cái danh xưng: hội nhà văn nhạt nhẽo, đua đòi như bây giờ.
Bài thơ cứ mạch đơn giản như thế, dân dã như thế, cô đọng, xúc tích hóm hỉnh như thế kéo dài toàn bài. Hay!

Bùi Đồng
Địa chỉ: 3/176 Phan Đình Phùng, t/p Nam Định.
Email: hatbuinhangian.db@gmail.com
Điện thoại: 0902191804

Thứ Ba, 17 tháng 9, 2019

HAI NGƯỜI PHỤ NỮ HỌ LÊ ÂM THẦM VUN ĐẮP GIA ĐÌNH ĐỂ CHỒNG CON TỎA SÁNG - Khúc Hà Linh

Nguồn:
https://www.tienphong.vn/van-hoa/hai-nguoi-dan-ba-ho-le-am-tham-de-dan-ong-toa-sang-1464065.tp

         Bà Lê Thị Sâm (ngồi bên phải) và các con trong tòa báo đi thực tế. Ảnh: Tư liệu


HAI NGƯỜI PHỤ NỮ HỌ LÊ ÂM THẦM VUN ĐẮP GIA ĐÌNH ĐỂ CHỒNG CON TỎA SÁNG

Hai bà họ Lê, hơn kém nhau chục tuổi, đều sinh ra cuối thế kỷ 19. Dẫu thân phận có khác nhau nhưng lại có điểm chung: Vợ chồng cùng tuổi, sinh ra những người con đầy tài năng, từng ghi trong sử sách.

NGƯỜI MẸ CỦA NHỮNG NHÀ VĂN TỰ LỰC VĂN ĐÀN

Bà Lê Thị Sâm sinh năm 1881 (Tân Tỵ), là con gái cụ quản Lê Quang Thuật, người gốc Huế, làm quan võ ở Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương. Thời ấy tri huyện Cẩm Giàng là Nguyễn Tường Tiếp, có con trai Nguyễn Tường Nhu đến tuổi trưởng thành. Hai cụ đã gả con cho nhau nên tình thông gia.
 Ông Nhu và bà Sâm cùng tuổi Tân Tỵ. Vì chồng bà làm thông phán, dân làng quen gọi bà bằng tên chồng là bà Thông Nhu.

                 Bà Lê Thị Sâm, đã được đưa về cạnh bên chồng, tại thị trấn Cẩm Giàng

Bà thông Nhu chỉ trong 13 năm (1901- 1914) sinh được bảy người con. Đời bà lênh đênh, xê dịch các nơi để kiếm kế sinh nhai, nuôi con ăn học. Khi ở Hà Nội, lúc sang Tân Đệ, Thái Bình rồi quay về Cẩm Giàng buôn bán. Có dạo bà đi cân gạo, làm hàng xáo. Có thời kỳ khốn quẫn, người mẹ đành liều nấu rượu lậu, bị tây đoan bắt.

Thứ Hai, 16 tháng 9, 2019

CHÙM THƠ THÁNG 9 MÙA THU CỦA TRẦN MAI NGÂN


    


TÔI ÔM TRĂNG NẰM BỆNH...

Đêm tròng trành
Nghiêng khuyết một ánh trăng
Gương mặt người cúi xuống
Chầm chậm... đêm vỡ đôi

Đêm xa xôi
Buốt lạnh sương vai gầy
Vội buông đôi bàn tay
Hương Tường Vy còn thoảng...

Đêm lặng yên
Tôi ôm trăng nằm bệnh
Nóng hâm hấp... lạnh run
Mê sảng gọi tên người
Thoáng nụ cười rất xưa !

            Trung Thu 2019
            Trần Mai Ngân

MỘNG ƯỚC - Thơ Phan Quỳ


   
                   Tác giả Phan Quỳ


MỘNG ƯỚC

Em mơ
câu kinh tình yêu
về trên môi người.
Một sáng mai thức dậy
mùa gió chướng
đã qua.
Và hoa cỏ bên ta
cùng mộng ước.

Em mơ
một làn tóc mượt
quấn quýt bên đời
líu lo
đàn chim sẻ
trước hiên nhà
một buổi sớm
hồng tươi
quên đi mọi triền phược
đời người...

Em mơ những trái tim
nhân ái
biết thương đời
thương người
biết quên đi cái tôi
quá nhiều
để bù đắp
dấu yêu.

Em mơ những vòng tay
rộng mở
để chở che
phận người
điêu linh
để san sẻ
chân tình.

Em mơ những đám mây
thanh thản
về trên bầu trời
trong mắt em
êm đềm
mỗi sáng mai lên
và những giọt nước mắt
muộn phiền
sẽ không còn rơi
trên đôi má
nhạt nhoà
theo năm tháng
triền miên...

Phan Quỳ

GIÁ TRỊ CỦA TRE KHÔNG THUA GÌ TRẦM – Hoàng Hải Vân


        
                Tre xanh phục vụ đời sống lại làm thuốc cứu đời


       GIÁ TRỊ CỦA TRE KHÔNG THUA GÌ TRẦM 
                                                                         Hoàng Hải Vân

Là cháu nội hoàng tử thứ 12 con vua Minh Mệnh, ông Nguyễn Phúc Ưng Viên gọi vua Minh Mệnh bằng ông cố. Theo “đế hệ thi” của vua Minh Mệnh thì hàng “Ưng” ngang với vua Hàm Nghi và là hàng ông nội của vua Bảo Đại. Hàng “Ưng” nay chỉ còn vỏn vẹn 3 vị: ông Ưng Linh hiện ở Đà Nẵng gần 90 tuổi, ông Ưng Ân ở Huế gần 80, ông Ưng Viên trẻ nhất, mới xấp xỉ 70. Giải thích về thứ bậc và tuổi tác của mình trong dòng họ, ông bảo: “Tôi thuộc dòng thứ”. Ông Ưng Viên sống ở TP. HCM như một ẩn sĩ âm thầm chữa bệnh cứu người.