BÂNG KHUÂNG

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC

Thứ Bảy, 25 tháng 2, 2017

TRAO ĐỔI VỚI HAI ÔNG NGUYỄN BÀNG VÀ NGUYỄN KHÔI - Phiếm luận của Chu Vương Miện


          
               Nhà thơ Chu Vương Miện


TRAO ĐỔI

Kính gửi Huynh Nguyễn Bàng & Huynh Nguyễn Khôi.
Tiểu đệ đã đọc bài viết của Hai Huynh nặng về Ngôn Ngữ Học "kèm theo Thư Mục hoàn chỉnh của một thời quá độ mà giá trị thực tiễn không còn lại bao nhiêu" vì thời gian qua quá mau và quá nhanh, mọi sự mọi chuyện đã thay đổi, tiểu đệ mang tâm trạng của nhà thơ Phùng Quán để trao đổi với hai huynh, mục đích là tìm học tận cùng cái đích của sự hiểu biết :

           Hỡi cô bạn sinh viên trường đại học 
           Vẫn cùng tôi luận luận bàn bàn
           Kiến thức hai ta dù góp lại 
           So với đời chỉ độ tấc gang ?
                        (Thơ Phùng Quán)

Xin được vào đề ngay, từ "Ma Giáo" hay "Tà Ma Ngoại Đạo" đa số chúng ta hiểu theo những bộ trường giang tiểu thuyết dã sử của Đại Văn Hào Kim Dung (được chế độ Hoa Lục công nhận là bốn vị Đại Văn Hào số 1 của Trung Quốc thời cận đại, Kim Dung chỉ đứng sau Lỗ Tấn và đứng trước Ba Kim, còn một vị thứ tư nữa thì tiểu đệ quên mất), những điều tiểu đệ trình bày ở đây là hoàn toàn có tham khảo vài vị "Sa Môn" và "Tỳ Khưu" kiến thức đã được cập nhật mới toanh.
- Tà Ma Ngoại Đạo có nghĩa là đạo từ bên ngoài truyền vào nước Hoa Lục  từ cuối thế kỷ thứ 5 đầu thế kỷ thứ 6 là Phật Giáo Thiền Tông, thời kỳ sau nhà Đông Tấn đến Nam Bắc triều, Hỏa Giáo thì truyền vào đầu thời nhà Bắc Tống thế kỷ thứ 11, Tà theo người miền Tây Nam Bộ và người Việt gốc Miên có nghĩa là Ông Thần.
Ma thì đúng là có tới 28 nghĩa như Huynh Nguyễn Bàng đề cập ở trên, nhưng ở bài này thì tiểu đệ diễn giải theo sự hiểu biết của tiểu đệ, theo Phạn Ngữ (Pali) thì :
- Bồ Đề Đạt Ma, chữ Đạt Ma ở đây có nghĩa là người đã đạt tới cảnh giác Ngộ Đạo, chấp pháp.
- Đức Đạt Lai Lạt Ma là vị Phật Sống "Hoạt Phật" ngang hàng với Ban Thiền Lạt Ma, vị Phật Tái Sinh.
Tà Ma có nghĩa là Ông Thần hiện đang còn sống, có phép mầu nhiệm cứu nhân độ thế, có nghĩa là một vị giáo chủ có võ công tuyệt luân như Trương Vô Kỵ dùng tuyệt học " Càn Khôn Đại Na Di Tâm Pháp" ghi trên tấm da dê cất dấu trong hang Quang Minh Đỉnh và bí quyết ghi trên sáu thanh Thánh Hỏa Lệnh, thắng được Lục Đại Môn Phái của Trung Thổ là Thiếu Lâm, Võ Đang, Nga Mi, Côn Luân, Không Động và... Sau Trương Vô Kỵ trong Ỷ Thiên Đồ Long Ký thì tới Đông Phương Bất Bại với tuyệt học "Quỳ Hoa Bảo Điển" một phó bản của "Tịch Tà Kiếm Pháp" và Nhậm Ngã Hành giáo chủ Nhật Nguyệt Thần Giáo với đại công phu "Hấp Tinh Đại Pháp".
Nội Giáo của người Trung Quốc, cơ bản là Đạo Khổng và Đạo Lão Trang, Đạo Khổng là một đạo nặng về Luân Lý làm người công dân, trung với nước, hiếu với vua "Quân sử thần tử, thần bất tử bất trung" hoặc Quân, Sư, Phụ, làm công dân thì phải tôn trọng Vua, rồi tới Thầy sau cùng là Cha.
Quan niệm nhân sinh là như thế, từ mấy ngàn năm rồi.  Thờ Trời, mà Hoàng Đế tức là Vua, là con Trời (Thiên Tử), khi không bây giờ xuất hiện một thứ Tôn Giáo du nhập từ bên ngoài vào mà chủ trương chỉ thờ Thần Linh mà thôi. Quan niệm này nó "chõi" với chế độ phong kiến đang lưu hành lúc đó, nên bằng mọi cách bị giai cấp thống trị liệt vào dạng Ma Giáo để tiêu diệt, chả hạn giặc Phương Lạp du nhập vào từ thời Bắc Tống có ngưồn gốc từ Ba Tư  (Iran) có tên là Mani giáo, truyền sang Trung Quốc chuyển thành Minh Giáo tức Hỏa Giáo chuyên ăn chay, thờ Ma (Thần) không uống rượu, không ăn thịt, không tà dâm, y như bài "Hỏa Ca":
Sống chả có gì vui, chết chả có gì buồn, hãy mang thân xác này đốt ra tro .
Giặc Phương Lạp là giặc chuyên dùng một cái thau bằng đồng để cỏ khô thơm vào đó, rồi đốt cho khói bay lên trời, còn tín đồ thì đứng thẳng người, hai tay dơ lên mà hát Hỏa Ca, bên cạnh là những dẫy đèn cầy, Phương Lạp là tên gọi của giáo Phái đầu tiên của Minh Giáo, sau đó thì chuyển thành Nhật Nguyệt Thần Giáo (vì chữ Minh vốn là hai chữ Nhật Nguyệt ghép lại), sau đó thì một bộ phận cùng giáo phái khác tông là Di Lạc Tôn, ở Tứ Xuyên thì có một bộ phận khác là Xí Hỏa Giáo và ở Vân Nam thì có một chi phái là Ngũ Độc Giáo.
Bài trao đổi lần thứ hai này, xin tạm kết thúc nơi đây. Rất mong là chúng ta còn trao đổi dài dài. Cả một rừng sách,tha hồ mà tham khảo, tha hồ mà trao đổi, anh em ta ở không, "đáp lời sông núi", tiểu đệ sẵn sàng bồi tiếp hai huynh
                                                                                         Kính.
                                                                             Chu Vương Miện

2 nhận xét:

Hoàng Anh 79 nói...

http://i842.photobucket.com/albums/zz343/tieuthu_nt/bg33_1.gif

Mời anh cafe an nhiên !

Bâng Khuâng nói...

Ngày mới an lành bạn nhé!

http://i.myniceprofile.com/1495/149553.gif