BÂNG KHUÂNG

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI ẤT TỴ 2025 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC

Chủ Nhật, 24 tháng 11, 2024

CON CUA ĐỒNG LÊN BÀN NHẬU… - Từ Kế Tường



Ở Sài Gòn thỉnh thoảng tôi cũng đi ăn tiệm, tiệm bình dân thôi, như trước đây ở quán cơm Bà Cả Đọi trong con hẻm đường Nguyễn Huệ chuyên trị món Bắc có món canh cua rau đay. Canh cua rau đay đích thị phải nấu bằng cua đồng, giã nát lấy nước cua và gạch cua để nấu. Món này ăn mát bụng, nhất là vào mùa hè nhưng lại là hương vị đặc trưng ẩm thực xứ Bắc du nhập vào Sài Gòn. Không biết từ khi nào, người Nam Bộ lại có món cháo… cua đồng “bá cháy” bổ sung vào hương vị ẩm thực phương Nam. Món ngon, nhưng vật không lạ, bởi con cua đồng từ lúc tôi biết lội ruộng mò cua bắt ốc ở quê đã thấy con cua đồng nhiều vô số kể ở quê tôi.
 

TẠI SAO RẮN LẠI SỢ LƯƠN?

Trong thế giới động vật, có một sinh vật khiến rắn sợ hãi, nó tỏa ra năng lượng thần bí và có thể đẩy lùi những con rắn hùng vĩ đó. Đó chính là lươn, một loài động vật khơi gợi cả sự tò mò lẫn sợ hãi.
 

Không giống như những loài rắn thông thường, lươn có thân hình trơn trượt và linh hoạt, khả năng bơi lội tuyệt vời và khả năng phục hồi phi thường. Điều đáng kinh ngạc hơn nữa là chúng thực sự có thể tiết ra một mùi đặc biệt khiến rắn sợ hãi. Mùi này khó nhận biết đến mức ngay cả con người cũng không thể phát hiện ra. Vậy loài lươn đã tự bảo vệ mình bằng siêu năng lực này như thế nào?
 

VÀI CẢM NHẬN VỀ TẬP THƠ “NHÀ KHÔNG CÓ ĐÀN BÀ” - Đặng Xuân Xuyến


Nhà thơ Phan Võ Hoàng Nam

Chiều 30 tháng 09 năm 2019, nhận được tập thơ “Nhà Không Có Đàn Bà” của nhà thơ, họa sĩ Phan Võ Hoàng Nam gửi tặng, tôi háo hức ngồi đọc. Sách dày 96 trang, khổ 13x21cm, gồm 46 bài thơ, chủ yếu được viết ở thể thơ tự do, là những hồi ức, những cảm xúc về quê hương, cha mẹ, bạn bè, người xưa cũ...
 
Quê hương, trong ký ức tuổi thơ của nhà thơ, nhạc sĩ Phan Võ Hoàng Nam thật hiền hòa, thơ mộng, với những hình ảnh bình dị, trong trẻo, đẹp đến nao lòng:
 
"Ừ, đã xa.
Thuở ôm cây chuối lội sông.
Ba bốn đứa tranh nhau trái cà na thơm lựng.
Xuồng nhỏ tròng trành, cha quăng mẻ lưới.
Chiều xóm quê!
Canh chua rau nhút thơm lừng.
 
Mùa nước về quê,
Thuyền xuôi ngược trên đồng.
Mẹ đón cá ra sông ủ thêm lu nước mắm.
Em đến trường xắn quần lội qua cầu khỉ.
Con nước rong,
Trăng giỡn giữa đồng."
                                      (Xa rồi mùa cũ)
 

CHẢI EM TÓC BIẾC MÀU TÌNH THỦY CHUNG – Trần Vấn Lệ



Nửa năm... không giọt mưa nào!  Không là hạn hán mà sao nắng hoài?  Lạ kỳ xanh lá không phai, xanh em vẫn tóc chải dài câu thơ!  Em à, thơ... bỗng thành mưa chắc tuyết không tới trong mùa Giáng Sinh?  Phải chi Chúa hiện thình lình, mình dâng lên chuyện bất bình xem sao...
 
Chúa trên trời, Chúa trên cao... Chúa trên tất cả, chỗ nào cũng trên... Có khi Chúa ở một bên Em, hiền hậu nhất và Em tuyệt vời... Chúa là sao không đổi ngôi, Em muôn năm vẫn một lời Kinh dâng... Noel, đêm cuối mùa Đông.  Sau Noel lại mùa Xuân bắt đầu.  Năm mươi năm chửa là lâu, Quê Hương - Niềm Nhớ... ôi cầu Hiền Lương! Chúa Trời, Chúa một tình thương, con người... chấp nhận con đường tử sinh!
 
Hòa Bình ơi hỡi Hòa Bình!
Chải em tóc biếc màu tình thủy chung!
 
                                                                                     Trần Vấn Lệ

MỖI NGÀY – Thơ Khê Kinh Kha


  

 
MỖI NGÀY
(Riêng cho DP)
 
mỗi ngày anh tặng em nụ hồng thơm
những nụ hồng mọc trên mảnh vườn tình yêu đời anh
những nụ hồng chứa đầy tình anh nồng nàn
nở đầy hương tình giữa đời em
cho tình mình thêm mặn nồng
cho đời mình mãi mãi ngát hương yêu
nhé em yêu ơi
 
mỗi ngày anh tặng em những lời tình
những lời tình dịu nồng từ đáy tim anh
mà bao năm anh ấp ủ trong lòng
để xóa tan đi bao muộn phiền em cam chịu
xóa dịu đi bao gian nan em gánh mang
những lời tình ươm mầm yêu đương
cho tình mình từ nay và mãi mãi đến ngàn sau
mình chung lối và mình chung đời
hỡi em yêu ơi
 
mỗi ngày anh tặng em những nụ hôn
những nụ hôn nồng cháy của riêng anh
những nụ hôn dài hơn hơi thở
những nụ hôn chan chứa tình lứa đôi
những nụ hôn thoa dịu hồn em trong những tháng ngày mưa gió
những nụ hôn nồng ấm ru đời tình nhân
những nụ hôn chỉ dành riêng cho em thôi
em của anh ơi
 
mỗi ngày anh tặng em vòng tay ôm tình ái
những vòng ôm âu yếm anh trân qúy
cho ấm áp cuộc tình này
chỉ dành riêng cho em thôi
hôm nay và mãi mãi đến ngàn sau
nhé em yêu ơi
 
mỗi ngày anh tặng em những vun sới
những vun sới mặn nồng của tình ta
đã từ lâu anh cặm cụi chăm sóc
vun sới một đời bên nhau
một đời sẻ chia một đời gắn bó
một đời hạnh phúc trong tình thủy chung
dù mai đây trái đất này có vỡ tan thành vạn mảnh
anh vẫn mãi vun sới cho tình mình
cho tình mình vĩnh cửu thiên thu
em của anh ơi
 
mỗi ngày anh nguyện cầu ơn trên
cho tình mình như hoa lá mọc khắp đời ta
cho em mãi yên vui trong khung trời anh
cho anh mãi yên lành trong rừng tóc tình em
cho chúng mình mãi tựa nhau trên từng bước chân đời
vì đời này đâu có nghĩa gì
khi tình đôi ta không ghé bến trăm năm
 
mỗi ngày anh lặng yên nhận lãnh tình em
tình em trao như nắng ấm giữa trời bao la
tình em trao anh trân quý trong tim mình
tình em trao xóa dịu bao gian khó
tình em trao may vá lại đời anh
xin cảm ơn em
xin cảm ơn đời
một đời anh mãi có em
một đời em mãi bên anh
 
mỗi ngày anh thầm gọi tên em
em của anh – em của kha ơi
anh gọi mãi để thấy đời thật vui
anh gọi mãi để thấy tình thật say
để anh thấy mùa xuân trong từng ngày tháng
để anh thấy cuộc đời thật đáng sống
vì đời đã có em trong tình anh
vì đời mãi có chúng mình yêu nhau
em yêu … em yêu ơi
 
mỗi ngày anh xin tạ ơn đời
đời đã mang em đến trong đời anh
từ nay trên khắp đường đời
có tình đôi ta
như sóng biển
vỗ hoài ngàn năm
 
                                  khê kinh kha

CON DÔNG CÁT, MÓN ĐẶC SẢN VÙNG ĐẤT BÌNH THUẬN – Kiều Anh

Dông cát là món đặc sản của vùng đất Bình Thuận. Đến Phan Thiết mà chưa ăn dông thì coi như chưa đến. Tuy nhiên với những món ăn từ bò sát, có thể thực khách sẽ cần chút can đảm để thử một lần.


Bình Thuận là nơi có những đồi cát mênh mông đầy nắng. Những bờ cát ấy nuôi dưỡng nên một sản vật đặc trưng cho quê hương nơi đây, thứ mà thực khách được trải nghiệm một lần rồi sẽ khắc khoải trong lòng một nỗi nhớ. Ẩm thực của nơi này vừa đa dạng, vừa phong phú, với nhiều món ngon khó cưỡng. Có lẽ ẩm thực đôi khi cũng tạo nên linh hồn của một vùng đất. Nơi cá nước chim trời, nơi đồng xanh rừng lạ, đủ thức quý lại thơm ngon. Đặc sản dông Bình Thuận rất nổi tiếng nhưng không phải ai cũng biết đến.

Món ăn đặc sản ở Bình Thuận: Về với dải đất Nam Trung Bộ, lún chân vào những cồn cát trải dài, thực khách sẽ được nếm vị ngon khác biệt của dông - loài được mệnh danh là "vua sa mạc".

Thứ Sáu, 22 tháng 11, 2024

EM NÓI EM LÀM GIÓ ĐI LÊN NÚI CHẢI MÂY – Thơ Trần Vấn Lệ


   

EM NÓI EM LÀM GIÓ
ĐI LÊN NÚI CHẢI MÂY
 
Em cầm cây lược ngà,
hỏi:  "em đi đâu đó?",
Em nói:  "Em làm gió,
em lên núi chải mây!".
 
Hai đứa cùng chào tay,
em đi, tôi đứng lại.
Hình như tôi đứng mãi
... đến khi tóc em về!
 
Tôi hái một đóa quỳ,
nói với em:  "anh tặng".
Em cười và im lặng,
hương và hoa, tóc bay...
 
Tôi nâng từng chút mây
đưa vào bài thơ nhỏ,
nhớ hôm em làm gió
bỏ tôi, cầm lược ngà!
 
*
Thế mà mười năm xa,
tôi qua nhiều đại hải.
không hoa quỳ để hái,
chỉ quỳ ôm... hoa mây!
 
Không có gì đổi thay!
Tôi nhớ em thật nhé...
Nhất là mái tóc rẽ
của em... đã mười năm!
 
Tóc em-mây-phân-vân,
gió ngập ngừng thủ thỉ:
"Ai biểu đường thiên lý,
cái lược ngà hóa sương..."
 
                    Trần Vấn Lệ

TIẾNG VIỆT ÂN TÌNH: MỘT SỐ TỪ CỔ ĐÃ BIẾN MẤT TRONG TIẾNG VIỆT - Theo trang face Bình Thiên Hạ



Ai cũng biết rằng “cổ” là thuộc về quá khứ, ngày xưa; nhưng “ngày xưa” ấy chính xác là lúc nào thì vẫn còn là một ẩn số. Các học giả ít tranh cãi về thời điểm, phải chăng vì ngày hôm nay cũng sẽ trở thành “ngày xưa” trong trăm năm nữa?  Họ nói nhiều hơn về tên gọi, nhưng đến nay vẫn chưa có một cách gọi thống nhất cho những từ tiếng Việt ít hay không còn được sử dụng. Đào Duy Anh gọi rất thơ - “từ xưa”, Hoàng Xuân Hãn gọi “từ ngữ cổ”, còn Nguyễn Ngọc San dùng “từ cổ” hay “từ Việt cổ”. Từ thuần Việt hay có gốc chữ Nôm, chữ Hán đều có thể xếp vào trong khái niệm này
 
Ngày nay, có những từ cổ đã trở nên hoàn toàn xa lạ với chúng ta. Nhẩm trong đầu mà có ta cảm giác như nhìn qua ô cửa thời gian xa xăm, thấy một người ngâm thơ hay hát câu vè; cũng bằng tiếng mẹ đẻ đấy, mà sao chẳng hiểu gì!  Tuy vậy, cũng có những từ đã ẩn mình trong phương ngữ, thành ngữ hay ca dao, tục ngữ, quyện hoà cùng dòng chảy ngôn ngữ hiện đại. Những từ ngữ ấy sinh sôi trong một thời đại đã xa, nhưng lại có được sức sống mới nhờ vào sự đa dạng, phát triển không ngừng của tiếng Việt.
 
Mời các bạn cùng khám phá một số từ ngữ quen-mà-lạ, lạ-mà-quen trong từ điển đầu tiên của Việt Nam - “Đại Nam quốc âm tự vị”.
- Từ cổ mất một phần nghĩa khi đứng riêng lẻ, nhưng trở thành thành tố cấu tạo trong các từ khác
 
Có những từ ghép mà khi tách đơn lẻ, ta ít khi hiểu được nghĩa của từng thành tố bởi vì các thành tố ấy là từ cổ đã không còn được sử dụng. Nếu nói “lãm” hay “vầy” thì ít ai hiểu, nhưng nếu nói “thưởng lãm” hay “sum vầy” thì rõ nghĩa ngay, trong đó:

Lãm: xem, coi (như thưởng lãm)
Vầy: nhóm họp, xúm xít
(như hiệp vầy, vầy lại, sum vầy)
 
- Từ cổ đã hoàn toàn biến mất trong từ vựng tiếng Việt hiện đại
 
Có những từ ngữ đã hoàn toàn biến mất trong từ vựng hiện đại như:

Diềm dà: xanh tươi, rậm rạp
Nhớn đàm: nói chuyện chơi
Đằng đãi: chờ đợi
 
Điều thú vị là có một số từ hay ngữ nghĩa được phân loại vào mục này được “tái sinh”, nghĩa là sau một thời gian biến mất lại được người Việt sử dụng, chẳng hạn như “chùng” với nghĩa lén lút (ăn chùng, làm chùng), hay “bẩn” ý chỉ những người bản tính hẹp hòi.
 
- Từ cổ xuất hiện trong phương ngữ
 
“Ngó ra ngoài biển minh mông
Thấy chiếc thuyền rồng cất mái chèo đua.”
(Minh là mênh theo cách phát âm Nam Bộ)
 
“Tưởng là đàng vắng hát chơi
Hay đâu đàng vắng có người vãng lai.”
(Đàng là đường theo cách phát âm Nam Bộ)
 
-Từ cổ được dùng hạn chế
 
Theo sự biến âm, biến nghĩa của tiếng Việt, một số từ cổ dần được thay thế bằng các từ có phát âm gần giống, như câu “chân nam đá chân chiêu” nguyên bản là “chân đăm đá chân chiêu” (đăm, chiêu: trái, phải). Trong đó đăm, chiêu nghĩa là trái, phải
hay:
 
“Một miếng khi đói bằng một đọi khi no”
Đọi: chén bát
 
Còn thiếu từ nào nữa hong? Comment cho mình với nha!

                                                         Theo trang face Bình Thiên Hạ

TẢN VĂN MIÊN MAN – Trần Mai Ngân



Có những ngày qua đi cùng nắng gió, đôi khi là bão giông em vẫn lặng im ở nơi này - nhớ N đầy tràn nhưng vẫn không gọi, không nói… Và cứ thế thời gian trôi đi, trôi đi từ những tháng năm đó.
 
Mùa Thu đã qua. Những con lũ tràn mênh mông về thành phố nhỏ xíu này cũng đã hết, trả lại những sinh hoạt bình thường, trả lại mặt đường khô ráo lặng câm.
 
Dạo này em không làm thơ được. Có lẽ khi quá mức của buồn thương, của nỗi nhớ thì ngòi bút bất lực không miêu tả được, không thành tứ thơ được.
 
Người ta bảo bình thản được trước bão giông là đã đạt được lẽ sống. Em không mạnh mẽ thế đâu. Em nấp vào tường vách kỉ niệm để trốn bão. Ở đó em thấy phẳng lặng và bình yên.
 
Ở đó có tuổi mới lớn đẹp và tinh khôi như trang giấy mới thơm ngày thần tiên.
Đôi lúc, em ước chi được thay đổi. Và em không như em của bây giờ, cũng không gặp N, đừng phải gặp N… Nhưng đã gọi là điều ước thì mấy khi thành hiện thực.
 
Bây giờ, cuộc sống đang thu ngắn lại sau mỗi ngày thức dậy. Em bỗng muốn viết, viết về N, về em về cuộc đời. Viết và để lại mai sau này như một dấu tích chúng ta đã đến cuộc đời này và đã gặp nhau. Em không viết hay như nhà văn nữ Marguerite Duras trong tác phẩm Người Tình - vì em không dám viết hết sự thật ẩn sâu trong trái tim mình. Em sẽ bị lên án chăng hay sẽ được yêu thương thấu hiểu.
 
Thôi, không cần đâu.
Chỉ cần một vài nét phác họa, một vài câu nói thể hiện trong văn phong tự sự đơn giản này N đọc được và thấu đáo được.
 
Hiểu rằng, N quan trọng biết chừng nào.
N giống như một câu kinh thánh “lúc hạnh phúc hay đau khổ, lúc mạnh khỏe hay lúc ốm đau bệnh tật…”  em đều nghĩ đến N, gọi N. Em là một con chiên ngoan đạo nhưng bị Chúa bỏ quên và không cứu rỗi. Em không oán trách Chúa Phật, cũng không oán trách số phận trớ trêu của mình.
Em bằng lòng và trân quý những khoảnh khắc đã có, rất thật và rất đẹp của chúng ta.
 
Trời đã sáng rồi đó N. Em thức giấc và nghĩ và viết những dòng này như một người đang mộng du.
N nơi đó chắc cũng vừa dậy để chuẩn bị cho một ngày mới đã lâu không có em…
 
Mai mốt em sẽ viết tiếp về biển, về những dấu chân chúng ta đã in sâu trên đó…lâu lắm rồi, sóng làm trôi đi không thể tìm và nhớ chính xác ở đâu.
Khi em kể lại, N hãy cố nhớ và nhắc em nha… Chiều hoàng hôn và sóng!
 
Còn bây giờ, em thức dậy đây. Bắt đầu cho ngày mới với những bổn phận và trách nhiệm phải vuông tròn - không vướng bận và nghĩ về N! 
                                                                                    Trần Mai Ngân

TRƯỚC SÂN – Thơ Lê Phước Sinh


 

Người già ngồi phơi nắng
Nắng mới mọc, còn tươi
Sợi vuốt ve an ủi
rồi thủng thẳng lên đồi...
 
            Lê Phước Sinh

Chủ Nhật, 17 tháng 11, 2024

“QUÊ NGHÈO” - NGHÈO ĐẾN XÓT XA CÕI LÒNG – Nguyễn Bàng




QUÊ NGHÈO
 
Quê tôi nghèo lắm
Vẫn lác đác nhà tranh
Vẫn tiếng thở dài những chiều giáp hạt
Vẫn bát cơm chan mồ hôi mặn chát
Cha cả đời lam lũ
Mẹ một đời chắt chiu
Khoai sắn vẫn len vào giấc ngủ
Tuổi thơ tôi đói ngủ
Thương cánh cò bấu bíu lời ru.
 
Quê tôi nghèo lắm
Phiên chợ còn èo ợt nghèo hơn
Dăm ba nải chuối
Vài mớ rau tươi
Mẹt sắn, mẹt ngô
Í ới mời chào cao hơn mời cỗ
Lèo tèo dăm người bán
Lẻ tẻ mấy người mua
Ế bán
Chán mua
Phiên chợ quê xác xơ già cỗi.
 
Quê tôi nghèo lắm
Lũ trẻ gầy như con cá mắm
Lũ trai mặt mũi mốc meo
Gặm nhấm nỗi đau nghèo khó
Nơm nớp âu lo đời như chiếu bạc
Thương con cò con vạc
Mỏi cổ chồn chân trên đồng đất của mình.
 
Quê tôi nghèo lắm
Nước mắt rơi từ thời chị Dậu
Tiếng oan khiên từ thời Giáo Thứ
Âm ỉ bủa quanh
Bám đeo đặc quánh
Chiếc cổng làng dựng lên thật đẹp
Sừng sững bê tông cốt thép
Ngạo nghễ tượng đài
Ngạo nghễ trần ai
Chiếc cổng làng thành tai hại
Giam hãm đời người
Tù túng giấc mơ.
 
Quê tôi nghèo
Nghèo cả giấc mơ...
*.
Hưng Yên, chiều 29 tháng 12 năm 2014
ĐẶNG XUÂN XUYẾN

 *
 
“QUÊ NGHÈO” - NGHÈO ĐẾN XÓT XA CÕI LÒNG 
                                                                       Nguyễn Bàng
 
Hơn 60 năm trước, khi trọ học ở Hà Nội, tôi thường được ông chủ nhà cho cùng ông nghe buổi phát thanh ca nhạc của Đài phát thanh Pháp Á. Vì vậy, dần dà, tôi đã thuộc được lời và âm điệu của những bài ca mà tôi yêu thích, trong đó có bài “Quê  nghèo” của Phạm Duy mà tôi có cảm giác như cái quê nghèo trong bản nhạc ấy cũng chính là quê mình, cũng “không xa kinh kỳ sáng chói”, cũng “có lũy tre còm tả tơi”
 

TÌNH THU YẾU ĐUỐI - Nhạc Khê Kinh Kha, ca sĩ Ý Lan trình bày

            

      

TÌNH THU YẾU ĐUỐI
 
trời vào thu em ơi
quanh đây đầy lá úa
tình buồn theo mưa rơi
lòng sầu đầy thương nhớ
trong sương mờ
anh đợi chờ
đợi tình em mong manh
thương em bờ tóc ngắn
từng mùa thu không em
từng ngày từng tiếc nuối
trong tim này
thu chết em ơi
một mùa thu chưa say
một đời chưa quen hơi
tình nồng sao phôi phai
để hồn thu yếu đuối
từng mùa thu xa em
tim đau bao nỗi niềm
từng ngày ta yêu em
một đời đêm tối vây quanh
tình mùa thu không em
không em cười trong nắng
một mình anh bâng khuâng
nhặt từng giọt nắng ấm
anh ngỡ rằng
môi em nồng
từng mùa thu xa em
xa bao tình yêu mến
thèm bờ môi em ngoan
lòng này còn hoang vắng
ôm lá vàng
anh khóc tình em
 
khekinhkha
(1969-Michigan)

EM ƠI NHẮM CON MẮT MÀU XANH CỨT NGỰA XƯA – Trần Vấn Lệ



Hồi thuở anh làm Lính, mặc quần áo màu xanh.  Em!  Em đừng la anh, "Xanh, xanh-màu-cứt-ngựa"!
 
Xanh!  Xanh chi lạ rứa?  Chẳng phải xanh mộng mơ... màu của đám ruộng trơ sau mùa gặt còn rạ!
 
Màu xanh đó buồn quá!  Đồng bào không ai ưa... nhưng mà vì "phe ta" nên mong sao hết giặc...
 
"Giặc" không "nói" tôi Bắc... mà nói là người mình, cũng dáng dấp xinh xinh, nói năng rất... lễ độ.
 
Quân ta thật là khó!  Không biết tính làm sao? Mình không làm mình đau.  Đồng bào cũng đâu muốn...
 
Màu xanh khoác, không sướng.  Màu xanh cây lá rừng.  Mình đánh giặc ngập ngừng.  Mình thua giặc, ai biểu!
 
*
Tháng Bốn Bảy Lăm thiếu, phe ta lệnh đầu hàng.  Lính Bắc rất nghênh ngang lùa lính Nam ra Bắc!
 
Tự dưng mình thành giặc!  Áo quần xanh chó tha.  Từng cánh đồng đi qua, xe lửa, lính nhìn xuống...
 
Sông Bến Hải phiền muộn lửng lờ trôi trôi trôi!  Ta với Giặc, đều người, nụ cười nham hiểm thật!
 
Em ơi... nhắm con mắt... màu xanh cứt ngựa xưa!
 
                                                                                    Trần Vấn Lệ

DANH CA LỆ THU – Theo Câu Chuyện Âm Nhạc



Sinh năm 1943 với tên thật là Bùi Thị Oanh, danh ca Lệ Thu đã nhanh chóng khẳng định vị trí của mình trong làng nhạc Việt. Bà là một trong những giọng ca vàng của nền tân nhạc Việt Nam với chất giọng ngọt ngào truyền cảm, đã thể hiện sống động hàng loạt ca khúc của các nhạc sĩ nổi tiếng như Phạm Duy, Trịnh Công Sơn, Đoàn Chuẩn. Tiếng hát của Lệ Thu gắn liền với nhiều giai điệu bất hủ, trở thành một phần ký ức của nhiều thế hệ người nghe nhạc Việt. Mỗi người một vẻ, mỗi người một chất giọng nhưng cả ba ca sĩ Khánh Ly, Thái Khanh, Lệ Thu thời đó đều sở hữu một sức hút đặc biệt.
 

Thứ Bảy, 16 tháng 11, 2024

HÀNH TRÌNH ĐẾN MỸ CỦA “TÀI TỬ ĐIỆN ẢNH” LA THOẠI TÂN



La Thoại Tân sinh năm 1937 tại Sài Gòn với tên thật Phạm Văn Tần, là một nghệ sĩ đa tài trước năm 1975. Ông không chỉ được yêu mến qua các vai diễn điện ảnh và kịch nghệ mà còn gây ấn tượng trong lĩnh vực ca hát, báo chí, dẫn chương trình và cả đạo diễn phim. Với vẻ ngoài điển trai, ông nổi danh là “kép đẹp” của làng điện ảnh miền Nam, đặc biệt ăn ý khi diễn cùng nữ minh tinh Thẩm Thúy Hằng làm xiêu lòng biết bao khán giả nữ. Cùng với bạn diễn ăn ý khác là Vân Hùng, họ đã tạo nên một cặp đôi hoàn hảo được khán giả nhiệt liệt yêu mến.
 

MỘT SỐ HÌNH ẢNH & TRANH VẼ QUÂN ĐỘI NHÀ NGUYỄN - Doan Huy





Quân đội nhà Nguyễn có cơ cấu tổ chức như các Triều đại trước nó, gồm các lực lượng: bộ binh, thủy binh, tượng binh, kỵ binh, pháo binh. Cơ cấu tổ chức và hệ thống chỉ huy khá hoàn chỉnh.