BÂNG KHUÂNG

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC

Thứ Tư, 20 tháng 5, 2020

SAU LŨY TRE LÀNG, SẮC HƯƠNG MÀU… NHỚ ! - Thơ Văn Thiên Tùng


    


SAU LŨY TRE LÀNG

Ta tìm lại con đường làng thoáng Hạ
Mỗi bước đi như nặng trĩu tấc lòng
Mỗi khúc quanh từng ngõ rẻ lòng vòng
Đâu đó thoảng… hương nồng mùi rạ mới

Cánh đồng vàng đang hồi vừa chín tới
Cọng rơm ôm từng chẽn lúa trĩu oằn
Là thành quả bao vất vả nhọc nhằn
Để có được ngày mùa như ý nguyện

Chút mùi quê… gió đồng ngai ngái quyện
Sớm Hạ bừng dần nhích ánh hừng lên
Chất bùn nồng hăng hắc ấy chẳng quên
Như món nợ… ân tình người với đất

Tuổi thơ với bao nỗi niềm chất ngất
Mỗi trưa hè đầu cuối xóm đùa chơi
Bày lắm trò từng nhóm một đã đời
Cò cò nhảy - gõ căng - nào đá dế…

Thắng hay thua đan xen đâu có dễ
Lại cãi nhau ầm ĩ dậy đường làng
Lắm bạn bè xóm dưới rủ nhau sang
Chơi ù mọi - trốn tìm… đồng ca hát …

Lũy tre làng xõa mình râm tỏa mát
Là không gian ôm ấp tuổi thơ mình
Là sân chơi đa thức vốn giao tình
Nhưng quá đổi dồi dào ngoài mong đợi

Quên sao được những trưa đồng tắm hói
Cùng tranh bơi từng nhóm nhảy lộn vòng
Con hói làng nguồn nước mát xanh trong
Nước tung bấn… chen nhau cùng ngụp lặn

Cả con hói lao nhao cười đùa bỡn
Quên hẳn trời đang phả nắng như thiêu
Quên thời gian bóng ngã đổ sang chiều
Quên đói mệt lã người đâu cần biết…

Lại cái chuyện sáng trưa hay chập choạng
Bước lần theo tiếng dế vọng xa xa
Từng dấu chân rón rén lắng nghe mà
Tìm cho được thật nhiều con dế mọi

Bấy chuyện xưa… chẳng thể nào kể xiết!
Tuổi hồn nhiên chân đất dẫm khắp làng
Bao nhiều trò đùa nghịch vốn hằng mang
Bao thoáng hạ… đường làng nam nồm ngát

Nay vốn vẫn muôn nẻo đường phiêu dạt
Mãi trong ta chẳng vơi cạn… nhớ ơi!
Bài đồng dao chắp cánh dẫn vào đời
Bên cái lũy… tre làng man mác ấy.

Lũy tre làng êm đềm dìu tuổi mộng
Con dường quê ẩn dấu tuổi thơ mình
Những vui buồn chất chứa trĩu ân tình
Là kỷ niệm dấu yêu - chất vốn sống…

Có một khoảng riêng vốn làm ta xao động
Những suy tư theo dòng chảy tuôn trào
Bao nhiêu là kỷ niệm của hôm nao
Chợt đâu đó lay hồn mình thức dậy…

Một tình yêu - vốn suốt đời mắc nợ
Vẫn mang theo trong suốt chặng hành trình
Chuyện xa xưa - chuyện hai đứa chúng mình
Hằng mơ ước nên đôi… nào chẳng được.

                                 Quảng Trị, 04/6/2017
                             Mai Vân Văn Thiên Tùng

Thứ Ba, 19 tháng 5, 2020

ĐI TÌM ĐỊA DANH BÌNH TUY - Phan Chính


             

            ĐI TÌM ĐỊA DANH BÌNH TUY

Có đến hai mươi năm địa danh tỉnh Bình Tuy là một phần đất rộng lớn phía tây nam của tỉnh Bình Thuận ngày nay. Dưới chế độ Việt Nam cộng hoà, từ một sắc lệnh ký ngày 25.10.1956 tỉnh Bình Tuy được thành lập gồm một phần đất của hai huyện Hàm Thuận,Tánh Linh và một phần đất của hai tỉnh Long Khánh, Lâm Đồng cùng lúc với 22 tỉnh miền Nam. Đến năm 1976, khi thành lập tỉnh Thuận Hải thì không còn nữa. Nhiều câu hỏi địa danh tỉnh mới này tại sao là Bình Tuy 平綏, mang ý nghĩa gì? Đối với Ngô Đình Diệm - Tổng thống đệ nhất VNCH vốn là người được hấp thụ nhiều Tây học nhưng cũng chịu ảnh hưởng nền giáo dục Nho giáo của gia đình, cho nên quyết định một tên tỉnh mới phải có lý do nào đó.

TÂM SỰ VỀ VIỆC SOẠN SÁCH ‘VĂN HÓA TÂM LINH’ - Đặng Xuân Xuyến


        


TÂM SỰ VỀ VIỆC SOẠN SÁCH ‘VĂN HÓA TÂM LINH’

Sách về thể loại văn hóa tâm linh, về kinh nghiệm của cổ nhân thì hầu như 80% đến 90% nội dung sẽ giống nhau, bởi đó là các nghi lễ, tập tục, những đúc kết kinh nghiệm,... trong dân gian hoặc trong các thư tịch cổ đã được mặc định là những chuẩn mực nên các tác giả đi sau chỉ sao chép lại, phần 10% đến 20% khác nhau giữa các cuốn sách chính là “chỉ số” quyết định giá trị “ứng dụng” vào thực tiễn của mỗi cuốn sách phụ thuộc vào trình độ, kiến giải, sự trải nghiệm của mỗi tác giả. Vì thế người đọc mới truy tìm sách của tác giả abc về lĩnh vực xyz mà không truy tìm tên cuốn sách.

PHẠM THIÊN THƯ, CÓ NGẦN ẤY THÔI - Nguyễn Đức Tùng




          PHẠM THIÊN THƯ, CÓ NGẦN ẤY THÔI
                                   (Gởi Kathy Hoang)

                                                                              Nguyễn Đức Tùng

Thơ Phạm Thiên Thư là thơ để ngâm, để hát, là chanson poétique.

Tiếng em hát giữa giáo đường
Chúa về trong những thánh chương bàng hoàng

Đúng ra, thơ ông có điệu nói lẫn điệu hát. Là tu sĩ Phật giáo nhưng vẫn nhắc đến Chúa: đó là tinh thần tự do của Phạm Thiên Thư. Nhiều người cho rằng thơ ông được phổ biến là nhờ ca khúc do Phạm Duy phổ nhạc, hoặc vì ông là thi sĩ kiêm thiền sư, những cái ấy đều có thể đúng cả, nhưng thơ không hay thì không ai nhớ. Vậy phải có mấy thứ cùng lúc: văn hóa và văn bản. Nhà phê bình Đặng Tiến có một nhận xét thú vị rằng câu "rằng xưa có gã từ quan" là câu thơ được nhớ nhiều nhất. Điều đó quả nhiên đúng, nhưng tôi nghĩ có lẽ vì nó được phổ nhạc, và là câu mở đầu của bài hát. Nếu Phạm Duy chọn câu khác, ví dụ câu thứ nhất của Động hoa vàng "Mười con nhạn trắng về tha", thì biết đâu câu ấy lại nổi tiếng hơn?
Bạn nói vậy hoá ra câu "rằng xưa" ấy không có giá trị gì? Cũng không phải thế. Đó là câu nghe qua cũng tầm thường, nhưng với lối nói lửng lơ, nhiều hư từ, của người Việt, nó lại gợi ra nhiều thứ. Nó mở ra, mông lung. Bùi Giáng có nhiều câu như vậy. Một chữ thành công phải đúng thời điểm, mở đúng cánh cửa. Mà một cánh cửa chỉ có một người mở. Nhưng trước hết nó phải kết tụ tiếng nói của dân tộc, như một thứ "tổng kết thời đại." Ở miền Nam ai không thấy cảnh nữ sinh áo dài tha thướt ùa ra cổng giờ tan trường, nhưng phải đến Phạm Thiên Thư, thơ mới bật ra bốn chữ:

Em tan trường về

Thứ Hai, 18 tháng 5, 2020

ĐỜI NGƯỜI TỰA…, DÔNG LUÔN - Thơ Chu Vương Miện


      


ĐỜI NGƯỜI TỰA…

Bóng câu cửa sổ
Đời ong ruồi làm tổ cành cao
Giựt mình tỉnh giấc chiêm bao
Thì ra toàn những tào lao báo đời ?
Khó cũng đó mà cười cũng đó
tuồng tích nào mặt đỏ mặt xanh
thân chim đâu được lìa cành
làm sen thân ở dưới bùn muôn năm ?
mười hai tháng chỉ nằm dưới đất
Nhìn khung trời vằng vặc toàn sao
năm canh gió thổi lào xào
Bên ao bèo với kiếp nghèo nối nhau
Kiếp bò với lại kiếp trâu
Nhai trầu nhả bã trắng đầu nhớ thương

LOẠN BÚT VỀ THÚ CHƠI CHỮ - Nguyên Lạc


              
                              Tác giả Nguyên Lạc


             LOẠN BÚT VỀ THÚ CHƠI CHỮ


Cẩn Báo:
Bài viết này cấm trẻ dưới 18 tuổi. Các bà và các cụ “đạo cao đức trọng” xin cẩn thận.

Dẫn Nhập:

“Đời như giấc chiêm bao”/ Xử thế nhược đại mộng - Lý Bạch. Hãy vui lên, hãy nâng ly lên cùng nhau hát: “Một 'chăm' em ơi, chiều nay một 'chăm' phần 'chăm'...”, rồi cùng Nguyên Lạc tui cười chút chơi.
“Laughter is the best medicine/ Cười là liều thuốc vạn năng”

CÁC CÂU THƠ "ẤN TƯỢNG"

Bắt đầu bằng các câu thơ “ấn tượng” của thi sĩ Hoàng Xuân Sơn:

Nhắc Đèo Thì Đèo

cù mông cù mông
nhột
không?
cù mông đèo đứng
tồng ngồng lõa sương

Bài thơ này “chơi chữ”, đọc xong tôi có “hứng khởi” loạn bàn sơ lược về thú chơi thanh cao của người xưa – “Chơi Chữ”. Tôi hiểu được ít nhiều về thú chơi này từ sách ông Lãng Nhân Phùng Tất Đắc. Xin ghi ra đây vài hàng về ông Phùng:

LÀM THƠ ĐỂ BỘC LỘ CẢM XÚC HAY KHƠI GỢI CẢM XÚC? - Phạm Đức Nhì


                  
                            Nhà bình thơ Phạm Đức Nhì


CUỘC TRANH LUẬN DỞ DANG

Cách nay đã lâu tôi có một cuộc tranh luận khá lý thú với một bạn đọc trên Facebook. Không biết anh ta – cũng là người làm thơ - lấy đâu ra câu “Làm thơ là để khơi gợi cảm xúc (của người đọc) chứ không phải bộc lộ cảm xúc (của mình)” để chê bai, chỉ trích bài viết của tôi. Tôi tin ở cách nhận định và đánh giá thơ của mình, nhưng đây là đề tài lớn của thơ, bàn đến cũng tốn nhiều giấy mực chứ không phải chỉ vài bình luận qua lại trên FB là có thể tỏ rõ ngọn ngành. Ngọn ngành ở đây không phải phân định đúng sai mà là tìm hiểu xem trong hai hướng đi đó thi sĩ nên chọn hướng đi nào để có lợi nhất cho những đứa con tinh thần của mình.

Thứ Sáu, 15 tháng 5, 2020

TÂM SỰ CÙNG ĐẶNG XUÂN XUYẾN VỀ TỬ VI - Nguyễn Thanh Lâm


         
                     Nhà ứng dụng Kinh Dịch Nguyễn Thanh Lâm


TÂM SỰ CÙNG ĐẶNG XUÂN XUYẾN VỀ TỬ VI

Cơ duyên trời đất tôi biết Đặng Xuân Xuyến từ năm 1999, năm tôi ra tập thơ “Những Bình Minh Chiều” nhờ Xuyến bán giúp. Rồi đến năm 2001 tôi ra tập thơ “Thơ Tình Phố Cổ” tôi lại nhờ Xuyến bán hộ. Tôi đến nhà sách của anh ở đường Láng khi ấy anh đang xem tử vi của anh và số tử vi của vợ anh. Xuyến không ngờ tôi là người nghiên cứu sâu và ứng dụng tử vi đã lâu năm, tôi nói về đời anh, về tính cách của vợ anh và mối tình của anh với vợ sẽ tan vỡ làm Xuyến giật mình. Nhưng bản chất của Xuyến là người tốt, thương vợ thương con hết mình, anh tin vào tình yêu và lòng tốt của mình nên lúc ấy Xuyến chỉ ngờ ngợ chưa tin. Thời gian trôi đi… những điều tôi nói đã thành sự thật, khi con người gặp cảnh đau lòng mới ngộ ra và tự hỏi mình là ai?

NHỮNG BÀI THƠ VỀ MƯA - Nguyên Lạc


      


NHỮNG BÀI THƠ VỀ MƯA 

I. Mưa

1.
Tôi hứng giọt mưa rơi
Nếm thử... mùi đăng đắng!
Lòng hình như... nằng nặng?
Quê hương hạn mưa chưa?

Trời bên đó đã mưa?
Anh nhớ em nhiều lắm
Nhớ mưa lăn má thắm
Môi em ướt anh hôn

Xuân nơi này mưa luôn
Mưa... mưa... như trút nước
Không mưa êm... lất phất
Ngày anh biết yêu em

Những cơn mưa thân quen
Thuở nao giờ đã mất
Nụ hôn mưa có thật?
Mưa ướt tóc em tôi

2.
Ngoài trời mưa... mưa rơi
Mưa như ai trút nước
Dội hồn tôi lạnh buốt
Biết nơi nào trốn đây?

Mưa ơi! Thôi ngưng rơi
Tôi nhớ môi xưa lắm
Mưa êm... ướt má thắm
Không dị hợm mưa đây

Mưa. mưa... suốt cả ngày
Mưa ngập đường xe chạy
Mưa mù mịt... tương lai!
Mưa ngăn đường ngăn lối

Chỉ chừa lại một lối
Lối hướng về em tôi
Lất phất nhẹ mưa rơi
Ướt tóc... hôn bối rối

Mưa ơi! Ngừng đi thôi
Mưa buốt lạnh lắm rồi
Tôi ơi! Ngừng đi thôi
Nhớ thêm chi? Đủ rồi!

II. Câu Nói Trong Mưa

Nhớ câu em nói trong mưa
"Em nào có biểu thương vừa thôi nha!"

Nhớ em quá xá quà xa
Mưa đang trút nước... em và câu xưa
Bao năm cứ ngỡ hôm qua
Tình yêu anh giấu bây giờ còn thơm

Tận sâu ngăn kín tâm hồn
Lâu lâu mở khóa... tay ôm tim mình
Nhớ mưa ướt tóc em xinh
Lăn tròn má thắm... uống tình môi ngoan

Bây giờ vẫn nhớ mùi hương
Cơn mưa câu nói có còn không em?
"Em nào có biểu anh thương?"
Thương chi cho lắm? Để vương một đời!

Mưa chi? Mưa mãi không thôi!
Mưa rơi có biết động tôi một trời?
Ngưng đi!
Tôi lạy mưa ơi!
Để tôi đừng nhớ ...
câu người trong mưa

III.  Lời Em Mưa Đó

Mưa ngoài đó vẫn còn mưa mãi
Mưa vẫn hoài có xóa được tình ai
Có xóa được dấu chân gót nhỏ
Mắt môi người hương vẫn khôn nguôi

Mưa ngoài đó vẫn mưa... mưa mãi
Ta một mình lần nữa sầu ai
"Thương lắm chi? Hôn vừa thôi nhé"
Lời tình vui mưa lất phất bay

Có chút buồn tiếng mưa ngoài đó
Có chút giận hờn người đã xa ta
Nhưng thương rất nhiều lời em mưa đó
Làm sao bây giờ? Nhớ có phôi pha?

Gió cứ thổi và mưa cứ mãi
Từng hạt sầu dòng chảy xót xa
Giận. buồn. thương trong ta quyện mãi
Biết khi nào...?
Gió táp mưa sa!

                                             Nguyên Lạc

CHIẾN TRƯỜNG CỔ KIM – Đức Hạnh & quý thi hữu


   


CHIẾN TRƯỜNG CỔ KIM
[Thtk]
“Lối xưa xe ngựa hồn thu thảo *
Nền cũ lâu đài bóng tịch dương” *
(Trích thơ: Bà Huyện Thanh Quan)

LỐI cổ ngày nao diễn kịch trường
XƯA rồi vẫn nhớ cảnh mù sương
XE vào tử địa trừ muôn hướng...
NGỰA tiến Thăng Long giữ mọi đường
HỒN vọng sơn hà khai chiến tướng
THU mời nghĩa sĩ dựng quê hương
THẢO dân…đuổi giặc tiêu bành trướng
NỀN CŨ LÂU ĐÀI BÓNG TỊCH DƯƠNG.

Đức Hạnh
11 05 2020

* Thu thảo: Cỏ mùa thu.
* Tịch dương: Mặt trời lúc chiều tối.


BÀI HỌA:


HƯƠNG TRẦM LẮNG
[Thtk]

LỐI vọng quân hành trải gió sương
XƯA kia chiến sĩ tỏ thao trường
XE đà quyết liệt gìn sông núi
NGỰA đã oai phong tiến những đường
HỒN nước khai nguồn trừ bọn phỉ
THU dòng trỗi sóng vọng quê hương
THẢO thơm ngào ngạt hương trầm lắng
NỀN CŨ LÂU ĐÀI BÓNG TỊCH DƯƠNG.

Nguyễn Ngọc Vinh
New York, 11 05 2020

Thứ Năm, 14 tháng 5, 2020

ĐÔI CÕI, ĐI ĐI VỀ VỀ - Thơ Chu Vương Miện


        


ĐÔI CÕI

Thân Việt mà đầu lại ở Ngô
 Chiết Giang ờ ngó lại Giang Tô
Đêm đêm sóng vỗ duềnh Thượng Hải
Mà hong đời bạc kiếp thương hồ

Mưa gió phong trần đời lưu lạc
Lưng còng năm tháng nắng cùng mưa
Sóng vỗ bao thời lên bãi cát
Mà sao lòng biển vẫn chưa vừa ?

Ôi những chiếc thùng không còn rượu
Ngỗn ngang trôi nổi chả bến bờ
Dòng thô tiền chiến nào đâu đó
Sót lại trong hòn “Cô gái mơ”

VIDEO CLIP THƠ NHẠC DÁNG HOA - La Thụy, Mộc Thiêng

 
           


DÁNG HOA                        

Thuỳ mị trong chiều                          
Bên cầu soi bóng                         
Ta như lóng ngóng                        
Tim đập liên hồi                         
Thoáng nhìn đôi môi                       
Thắm trời hạ đỏ                        
Rặng mi biếc cỏ                        
Khoé mắt hồ thu                        
Hồn ta vỗ sóng                        

Chiều đông gió lộng                        
Đồng vọng âm ba                        
Diễm tuyệt dáng hoa                        
Bến bờ viễn mộng                        
Trùng khơi tình động                        
Man mác u hoài                         
Trầm mặc liêu trai ...  
                                     
               La Thuỵ


        
     Thơ: La Thụy                                    
     Nhạc: Mộc Thiêng                            
     Ca sĩ: Quốc Duy                         

    

CÁCH HUẤN LUYỆN VOI CHIẾN CỦA NHÀ NGUYỄN - Nhật Minh

Nhà Nguyễn được coi là có một trong những hệ thống tượng binh mạnh mẽ bậc nhất thời bấy giờ. Vậy làm sao họ chọn và đào tạo được những con voi chiến như vậy.

                                                          Tuyển chọn voi chiến


     CÁCH HUẤN LUYỆN VOI CHIẾN CỦA NHÀ NGUYỄN

Trong cuộc chiến tranh với vua Lê, chúa Trịnh (Đàng Ngoài), một mặt các chúa Nguyễn (Đàng Trong) tìm sự giúp đỡ của các giáo sĩ phương Tây, mặt khác chủ động củng cố lực lượng quân đội.
Ngoài pháo binh, voi chiến là nỗi khiếp sợ của quân sĩ phía Bắc. Để có được những chiến binh khổng lồ áp đảo đối phương, các nhà quân sự phía Nam bấy giờ đã áp dụng nhiều phương pháp tuyển chọn voi chiến kỹ lưỡng và có phần tàn nhẫn.

PHIẾM LUẬN NƯỚC LÀ THỦY - Đỗ Chiêu Đức


                 Ã„á»— Chiêu Đức
                            Học giả Đỗ Chiêu Đức


               PHIẾM LUẬN NƯỚC LÀ THỦY 
                                                                                     Đỗ Chiêu Đức
                
Nước là chất lỏng có ký hiệu là H₂O, từ Hán Việt là Thủy , thuộc dạng chữ Tượng Hình trong CHỮ NHO... DỄ HỌC, được hình thành theo diễn tiến của chữ viết như sau:


    Giáp Cốt Văn    Kim Văn      Đại Triện      Tiểu Triện      Lệ Thư
                
Ta thấy:
Từ Giáp Cốt Văn cho đến Đại Tiểu Triện đều là hình tượng của một dòng nước, 4 chấm 2 bên là tượng trưng cho dòng nước đang chảy. cho nên, có nước là có dòng nước chảy, như suối, khe, sông, biển ... và nơi nào có suối, khe, sông, biển là nơi đó có nguồn sống, có dân cư. Cái quần thể dân cư nầy sinh sống phát triển là nhờ dựa vào nguồn nước. Cho nên ông bà ta có câu “Uống nước phải nhớ nguồn”, và có phải vì thế mà dân ta gọi một Quốc Gia là Một Nước ? Không có nước sẽ không có người sinh sống và cũng sẽ không có quốc gia nào hình thành được cả!
 Nước mất thì nhà tan, quốc phá thì gia vong ! Không có nước sẽ không có nhà, mà không có Nhà thì cũng không thành... Nước ! Cho nên, ta lại có từ Nhà Nước để chỉ Chính Quyền của một Quốc Gia.

THƯƠNG ĐỦ MẤY NGHÌN NĂM – Thơ Nguyễn Thành Tâm


   
            Nhà thơ Nguyễn Thành Tâm
                            (Đại Ngàn)
            
                         
THƯƠNG ĐỦ MẤY NGHÌN NĂM

Ôm em đi
Giữa muôn ngàn xa cách
Vết thời gian đỏ mắt những ngược dòng
Ta nợ ta những khuyết đầy hư thực
Có góc nào không xước vết trầm luân

Hôn em đi
Giữa muôn vàn nghịch lý
Đáo hạn tình tự thuở hồng hoang
Ta nợ quên bao lần trở lại
Bàn tay này, chúa khắc vết làm tin

Có lẽ nào
Thử thách đến nghìn năm
Bát canh "Mạnh Bà" xa xót
Nhìn nhau cam lòng cách biệt
Ta nợ ta mâu thuẫn những an bài

Có lẽ nào
Chỉ chạm thơ thôi
Mạnh mẽ bên đời chỉ toàn câu chữ
Chẳng dám mở lòng, nghiêng rơi do dự
Ta lại chờ - nguyên vẹn một hồi sinh

Ôm em đi
Thương đủ mấy nghìn năm
Đừng uống hết bát canh khi qua dòng sông ấy
Đêm nay sen đẹp bên hồ. Ta hẹn lại
Chờ nhau - một kiếp nữa - luân hồi!

                                       Nguyễn Thành Tâm

Thứ Tư, 13 tháng 5, 2020

NHÀ THƠ NGUYỄN KHÔI - Thơ Chu Vương Miện


        


NHÀ THƠ NGUYỄN KHÔI

Trần ai khoai củ
Theo bước chân Tây Tiến
Quang Dũng Thượng Lào
Mừng Lát Mường Hoa Mường Tè
Đồng Văn Mèo Vạc
Quê hương H’Mông Miêu Mèo
Người sau kẻ trước
Ruột tượng địu gạo nặng hai vai
Khiêng pháo qua đèo Tà Lặc
Thở dốc dở sống dở chết
Than “đời như con củ kak”
Giữa Sơn La và Lai Châu
Sương sớm vùng Châu Mộc
Sốt rét ngã nước
Bụng ỏng da chì
Chín đi về một
Rải rác biên cương mồ viễn xứ  “thơ QD”
Một thủa một thời nằm gai nằm đất
Cơm nắm muối vừng
Măng giang măng tre măng trúc
Vài năm về lại quê nhà
Lại leo qua đèo Ta Lặc
Vừa mệt
Vừa khát nước
Vừa khóc

                            Chu Vương Miện

“THẾ GIAN SAY” VÀ PHIẾM CHỈ TRÒ ĐỜI - Nguyễn Bàng


                  
                               Tác giả Nguyễn Bàng


       “THẾ GIAN SAY” VÀ PHIẾM CHỈ TRÒ ĐỜI

Thế Gian Say gọi là cuộc rượu một người cũng được hay cuộc rượu hai người cũng được. Một người vì bài thơ là lời của Đặng Xuân Xuyến nói về thế gian say. Hai người vì bài thơ có đề tặng nhà thơ Hoàng Xuân Hoạ khiến ta có thể hiểu là hai thi nhân đã đối ẩm với nhau rồi phiếm đàm về thế gian say và sau cuộc rượu thì nhà thơ họ Đặng ghi lại gửi tặng nhà thơ họ Hoàng. Dù hiểu cách nào thì Thế Gian Say cũng là một phiếm đàm về cái say rượu của người đời:

Thế gian say đòi đập chén trở cờ
Thế gian cười.
Thế gian khóc.
Thế gian mơ

Người đời say đòi “đập chén trở cờ” rồi cười, rồi khóc, rồi mơ, rồi thêm nữa:

Ngật ngưỡng bước.
Khành khạch cười.
Chửi cha thiên hạ dở!

Tôi từng nghe, cũng chính người đời đã phân ra ba loại say lớn trong thế gian: Loại thứ nhất, say như khỉ, hết “nhảy múa rồi đến ca hát hay chửi bới”, loại thứ hai, say như lợn, “nặng nề, trì trệ và muốn ngủ”, loại thứ ba, say như dê, “không có đầu óc, nhưng dâm đãng”.

Thế gian say trong thơ Đặng Xuân Xuyến thuộc loại thứ nhất, say rồi chửi cha thiên hạ. Thế thì có sao, thưa hai nhà thơ Đặng xuân Xuyến và Hoàng Xuân Hoạ? Chí Phèo kia, khi say hắn đã chửi tuốt luốt đấy thôi: “Hắn vừa đi vừa chửi. Bao giờ cũng thế, cứ rượu xong là hắn chửi. Bắt đầu hắn chửi trời. Có hề gì? Trời có của riêng nhà nào? Rồi hắn chửi đời. Thế cũng chẳng sao: đời là tất cả nhưng chẳng là ai. Tức mình, hắn chửi ngay tất cả làng Vũ Đại...”. Nhưng Chí Phèo chửi cả làng Vũ Đại đã thấm gì so với Trương Tửu và bạn ông khi say:

Chửi Đông, chửi Tây chửi tất cả

Hình như hai nhà thơ họ Đặng và họ Hoàng rất tương đắc khi chê “Thế gian say đòi đập chén trở cờ”. Tôi tra từ điển “trở cờ” nhưng không thấy mà chỉ có “trở” được định nghĩa “Đảo ngược vị trí đầu thành đuôi, trên thành dưới, trái thành phải hoặc quay ngược lại đi hướng khác”. Dù thế nào trở cờ cũng là xấu. Cái chén nó vừa đựng rượu cho mình uống giờ say đòi đập nó, không xấu thì là gì?

Bài thơ Thế Gian Say hay nhất ở câu cuối:

Rượu ba xu. Thế gian hóa thằng rồ!

Ngày xưa, tiền chi tiêu trong dân chúng là tiền gián, với một quan là 360 đồng, dưới đồng là hào, dưới hào là xu rồi đến chinh và kẽm. Ca dao Việt Nam có nhắc đến người nội trợ đi chợ:

Một quan tiền tốt mang đi
Nàng mua những gì mà tính chẳng ra
Thoạt tiên mua ba tiền gà...

Ngày nay, đồng tiền Việt Nam được lưu hành trong dân chúng, thấp nhất là tờ giấy bạc một nghìn đồng. Nhà thơ Nguyễn Khôi có kể về vợ mình đi chợ:

Nửa triệu tiền tốt mang đi
Em mua những gì?- máy tính thẩm tra

Xem vậy, rượu ba xu thời nào cũng là thứ rượu rẻ tiền nhất. Nên cái đáng cười người đời là đã phải uống cái thứ rượu mạt hạng ấy mà không biết mình là ai lại đòi đập chén trở cờ rồi cười, rồi khóc, rồi mơ và chửi thiên hạ để chính thế gian gọi là thằng rồ. Nhưng trong cái đáng chê cười ấy cũng nên có chút lòng thương xót vì họ toàn là dân nghèo khốn khó. Những kẻ giàu sang chơi những loại rượu Sake, Shochu, Whisky, Chivas… dẫu có say điên đảo vẫn có kẻ hầu người hạ và có ai dám bảo chúng hoá thằng rồ đâu. Bởi ở đời này, “ông” nào nói to, “ông” nào nhiều tiền thì “ông” ấy đúng!

Vả lại:

Thế gian còn dại chưa khôn
Sống mặc áo rách chết chôn áo lành

Vậy phiếm đàm về thế gian say thì cứ phiếm nhưng đừng quá chê trách họ.