BÂNG KHUÂNG

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC

Thứ Bảy, 29 tháng 2, 2020

LỘC KHÊ HẦU - Truyện ngắn của Trần Vũ Minh


    Đền thờ Đào Duy Từ thôn Cự Tài 1, xã Hoài Phú, huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định

  
LỘC KHÊ HẦU

“Một mình vẹn đủ ba tài
Phúc ta gẫm ắt ý trời hậu vay”…
(Ngọa long cương vãn – Đào Duy Từ)

Đêm đã khuya, quan nha úy nội tán Lộc Khê Hầu - Đào Duy Từ vẫn ngồi lặng trong thư phòng, ấm trà “Trảm mã” đã nguội lạnh mà Ngài không đụng tới. Sáng nay chúa Nguyễn Phúc Nguyên sai nội giám đến ban cho Ngài một bình ngự tửu, hai tấm lụa đào và mâm trà quý. Ngài đứng dậy, bước ra sân, gió xuân se lạnh. Trăng hạ huyền cong như chiếc sừng trâu chơi vơi gữa mênh mông vô tận. Ngài bồi hồi nhớ về xứ Thanh Hoa…

NGÀY HÔM QUA - Thơ Trần Mai Ngân


   
                 Nhà thơ Trần Mai Ngân


NGÀY HÔM QUA

Có những mùa chở tôi đi
Qua bến cũ, qua xuân thì môi thắm
Có những ngày như buồn lắm
Nhớ một người đã say đắm nơi đâu...

Có gian truân, có dãi dầu
Xin qua hết để nhiệm mầu ban phát
Trần gian lạ như khúc hát
Những nốt trầm buồn bóng Hạc bay xa

Ngày hôm qua, ngày hôm qua
Xin xua hết những nhạt nhoà quá thể!

                                  Trần Mai Ngân

“I AM NOT YOURS”, DẤU HIỆU CỦA MỘT CUỘC TÌNH TAN VỠ - Phạm Đức Nhì


          
                      Nhà bình thơ Phạm Đức Nhì


“I AM NOT YOURS” - DẤU HIỆU CỦA MỘT CUỘC TÌNH TAN VỠ

Lời Nói Đầu

Vào 2 thập niên đầu của thế kỷ 20, trong khi phụ nữ Việt Nam đang phải đeo trên cổ cái gông “tam tòng tứ đức” của đạo Khổng, phải chấp nhận sống cảnh “chồng chúa vợ tôi”, thì ở Mỹ Sara Teasdale cũng đã phải đau đớn thốt lên với người đàn ông mình yêu: “Em không phải là vật sở hữu của anh” (I Am Not Yours).

Dĩ nhiên, nếu không nhờ tài thơ của tác giả thì dù ý tưởng có hay, có cấp tiến đến đâu chăng nữa I AM NOT YOURS cũng không thể “sống lâu lên lão làng” và còn được người yêu thơ ở Mỹ (và cả trên thế giới) yêu mến và trọng vọng đến ngày hôm nay.

Xin chia sẻ đến những người yêu thơ Việt Nam, đặc biệt là chị em phụ nữ, tâm tình của một nữ sĩ người Mỹ đầy cá tính.

ĐÊM LẠNH - Thơ Đặng Xuân Xuyến


       


ĐÊM LẠNH

Gác nhỏ co ro
Phì phò ngoài hiên tiếng gió
Nặng mưa lạnh từng giọt rỏ
Lật mình khoảng trống chơ vơ.

Đêm mờ bờ môi hé mở
Phập phồng ngực hồng dụ dỗ
Bàn tay, bàn tay.... nín thở
Giật mình. Gác nhỏ co ro.

3giờ, sáng 24 tháng 12. 2018
ĐẶNG XUÂN XUYẾN

NGƯỜI VỀ MÙA DÃ QUỲ NỞ, NGƯỜI VỀ TÌM LẠI MÀU HOA - Thơ Nguyên Lạc


      
                   Nhà thơ Nguyên Lạc


NGƯỜI VỀ MÙA DÃ QUỲ NỞ

Dã quỳ vàng cả chiều hoang
Tìm em chỉ thấy lụi tàn trong tôi
Giọt sầu uống cạn đi thôi
Lệ tình hãy nuốt để rồi phân ưu

Mùa thu lâu lắm mùa thu
Mùa thu năm đó xuân thu chia lìa
Người rồi từ giả ra đi
Dã quỳ vàng cuộc từ ly đã từng

Người về lạnh một mùa đông
Dã quỳ đang nở nhưng không thắm vàng
Tà huy đổ bóng chiều tan
Màu quỳ úa thẫm như than người về

Về chi? Không mãi ra đi
Về chi? Đắ́ng cuộc từ ly ngày nào
Dã quỳ cánh rũ hư hao
Người về hụt hẫng thấy đau lời thề

THUYỀN THÚNG TRÊN BỜ BIỂN LA GI - Phan Chính


                


        THUYỀN THÚNG TRÊN BỜ BIỂN LA GI
                                                                        Phan Chính

        Dọc dài bờ biển 28 km của thị xã La Gi (Bình Thuận) vẫn tồn tại các bến thuyền thúng nằm trên bãi ngang ở Cam Bình, Hồ Tôm, Tân Long, Bàu Dòi, Ba Đăng… Nhưng tập trung nhiều nhất là bến Bàu Dòi (Tân Tiến) và Cam Bình (Tân Phước) với gần 600 chiếc. Mùa bấc rồi chuyển sang giêng, biển động mạnh, thuyền máy đánh khơi xa phải nằm chờ, thì nghề thuyền thúng lại đắc dụng với mặt nước biển gần bờ bằng lưới nậu, lưới rê vài sải tay. Với mùa giêng này loài cá nhiều nhất chạy ngoài chân sóng là cá ve, cá trích, cá đục, cá hanh, cá đối… Riêng ở Tam Tân thì có giống tôm bạc với chất thịt chắc đậm nhưng nay gần như biệt dạng. Thời gian thuyền thúng tung lưới vào buổi chập sáng đến khi mặt trời lên thì kéo thúng lên bờ. Ở bãi Cam Bình khác hơn các nơi là dùng xe bò một con ra bãi biển, tháo dây ách bò, hạ thùng xe để đẩy thúng lên đưa vào mô cát cao. Nhiều con bò quanh năm quen với đất ruộng vậy mà tỏ ra thành thạo, chỉ một thao tác hất sừng cho càng xe đặt vào cổ rất nhẹ nhàng. Cái cảnh thường thấy trước đây là phải bốn năm ngư phủ ra sức hì hục choàng dây đai nhấc bổng thúng chuyển lên bờ xa hàng trăm bước.


CÔNG CHÚA AN TƯ NHÀ TRẦN THAY AI HY SINH THÂN MÌNH LẤY THOÁT HOAN? - Lê Thái Dũng

Ít ai hay, trước công chúa An Tư đã có ít nhất 2 công chúa nằm trong danh sách lựa chọn cho sứ mệnh nguy hiểm “đem thân vào hang cọp” làm vật tiến cống cho Thái tử Thoát Hoan của Nguyên Mông.


                                     Họa hình công chúa An Tư và Thoát Hoan. 
                                  (Hình minh họa – Nguồn: Đại Việt cổ phong).


CÔNG CHÚA AN TƯ NHÀ TRẦN THAY AI HY SINH THÂN MÌNH LẤY THOÁT HOAN?
                                                                                    Lê Thái Dũng

Mặc dù chỉ xuất hiện rất mờ nhạt, thoáng qua trong lịch sử nhưng người đời sau lại tốn khá nhiều giấy mực để bình phẩm, ca ngợi về công chúa An Tư – người đã chấp nhận làm vật tiến cống cho chủ tướng quân Nguyên Mông là Thái tử Thoát Hoan.

KHANG HI, HOÀNG ĐẾ HÁO SẮC BẬC NHẤT LỊCH SỬ TRUNG HOA - Trang Ly

Khang Hi là một vị hoàng đế rất háo sắc, thậm chí là vị hoàng đế háo sắc nhất trong số các hoàng đế của vương triều này, hơn hẳn người cháu nổi tiếng phong lưu Càn Long.

             
                               Chân dung Khang Hi Đế. Ảnh Wikipedia


Hoàng đế tại vị lâu nhất lịch sử Trung Hoa

Thanh Thánh Tổ (sinh 4/5/1654 – mất 20/12/1722), còn gọi là Khang Hi Đế, là vị Hoàng đế thứ 4 của nhà Thanh người Mãn Châu và là hoàng đế Thanh thứ 2 trị vì toàn cõi Trung Quốc, từ năm 1661 đến năm 1722.
Khang Hi là vị vua tại vị lâu nhất lịch sử Trung Hoa (61 năm). Ông là vị hoàng đế tài ba, người đã thiết lập sự thịnh trị dài trên 130 năm của nhà Thanh, sau một loạt binh lửa can qua.
Dưới thời cai trị của ông, Đế quốc Thanh kiểm soát toàn bộ lãnh thổ Trung Hoa, Mãn Châu, nhiều phần của vùng Cận Đông nước Nga và bảo hộ Mông Cổ và Triều Tiên.

Thứ Năm, 27 tháng 2, 2020

TÔI VÀO NỘI CUNG... - Trần Mai Ngân


    


TÔI VÀO NỘI CUNG...

Những đền đài lăng tẩm uy nghi và trầm mặc như nỗi buồn của tôi...

Và khi vào nội cung.
...Trong nội cung này đã chôn vùi bao nhiêu là thanh xuân và tình yêu của các cô gái đẹp.
Có người được sũng ái bên quân vương. Có người đã héo hắt chết khô trong mong đợi. Và cũng có người ngày ngày tháng tháng sống trong hoài niệm với một tình yêu dang dở nơi quê nhà...
Chiều mưa trong nội cung. Cơn mưa xuân rắc xuống nhẹ nhàng nhưng đi lâu sẽ thấm buốt tê lạnh...
Tôi như nhìn thấy một bóng cung phi thấp thoáng đâu đó... một nét đẹp u hoài và trên gương mặt sầu vời vợi - tôi không biết đâu là giọt mưa xuân đâu là giọt nước mắt! Và cứ thế họ sống ngày này qua ngày khác trong mong đợi, trong thiếu vắng, cô đơn...

Quân Vương là ai...
Vào nội cung tôi như thấy một Quân Vương không mấy khi biết yêu. Quân Vương chỉ có đam mê và tham vọng nhốt trong một trái tim khô khan như ngói, như đá...
Quân Vương chỉ biết qua đêm nồng nàn rồi quên đi và lại chọn một cung phi khác. Quân Vương không bận tâm với những vui buồn hay những nỗi khắc khoải của cung phi...
Quân Vương là con bướm chỉ dạo chơi trong vườn hoa xuân sắc và chẳng duy nhất, chẳng dừng lại với bông hoa nào mãi mãi...

Tội nghiệp khiếp sống Cung Tần và cũng tội nghiệp Quân Vương chẳng biết mùi vị của một tình yêu chân thành và chung thủy...
Thật tội nghiệp !

Còn chúng ta thì sao...
Chúng ta sung sướng và hạnh phúc hơn nhiều. Chúng ta được chọn lựa nhau, được là duy nhất của nhau.
Thế mà vẫn có nhiều người đã dại dột bỏ đi điều thiêng liêng đẹp đẽ đó để thay lòng hay rời xa nhau.
Họ cũng thật tội nghiệp !

                                                                                   Trần Mai Ngân

CÁNH HOA ƯU ĐÀM TRONG RỪNG U MINH - Truyện ngắn của Khét




CÁNH HOA ƯU ĐÀM TRONG RỪNG U MINH

Trên bàn đá trong căn chòi, chạng vạng như lọt thỏm bên những dấu bàn cờ tướng. Hai người ngồi đối diện nhau một già một trẻ, tay trỗi cạnh hàm, mắt đăm đăm như cào cấu từng quân cờ.
Chốc chốc, người già lại đưa tay nâng ly rượu đánh khà một cái khi được nước cờ hay, cái xóm nhỏ ở rừng tràm U Minh thì phải biết, món hời nhất là muỗi. Cậu thanh niên trạc 30 tuổi, một tay nâng ly rượu nốc hơi cạn sạch, mặt vẫn chăm chú nhìn bàn cờ, tay kia kéo pháo:
- Chiếu tướng.
Không chút nghĩ ngợi, dường như lão già kia đã biết trước nước đi, nhẹ chìa ngón tay trỏ rà con sĩ đỡ nước chiếu. Đi quân cờ mà mặt bình thản như không, mắt ông nhắm nghiền nghe tiếng con bìm bịp dưới kinh kêu nước lớn.
- Được, đi chốt qua sông - Chàng trai vừa đưa con chốt sang hà bên kia vừa thì thào - Vẫn biết là hổng mong trở về.
- Về. Hừ, đã là chốt chỉ có hy sinh.
Lời nói rắn rỏi, khiêu khích ấy làm cho từng mô máu chảy nhanh hơn, chàng trai bực tức lắm nhưng vẫn với giọng nói của kẻ bụi đời, trầm ấm và nhã nhặn:
- Giống bà sư cô trong am bên kia sông phải hôn, đã lấy chồng thì hông đường quay về!
- Đàn bà là chốt, đàn ông là tướng, chốt chỉ phục vụ, hy sinh cho tướng là tròn nhiệm vụ.
- Nghe có lý quá he. Ông có khi nào thấy con tướng qua sông hôn? Nó qua rồi đó, cũng có về đâu.

BỨC TƯỢNG PHẬT NGỒI LƯNG VUA ĐỘC NHẤT VIỆT NAM Ở HÀ NỘI - Hoa Tâm

Chùa Hòe Nhai - một trong những ngôi chùa lớn nhất kinh đô Thăng Long xưa, nổi tiếng với nhiều tượng cổ, trong đó có pho tượng kép, thể hiện một vị vua quỳ để tượng Phật ngồi trên lưng trong gian chính điện.

                  Pho tượng độc nhất vô nhị trong các tác phẩm điêu khắc của Phật giáo

Vua Lê Hy Tông cho tạc tượng đặt trong chùa Hòe Nhai để bày tỏ sám hối với cách cư xử sai lầm với đạo Phật.

VUA CHÚA VIỆT QUYẾT TÂM BẢO VỆ CHỦ QUYỀN NHƯ THẾ NÀO? - Khánh Nam

Vua Lý Nhân Tông nói đau lòng nếu làm mất đất của tổ tiên còn vua Lê Thánh Tông kiên quyết không để mất một tấc đất một thước núi của tiền nhân.

 
                          Vua Lý Nhân Tông                                          Vua Lý Thánh Tông


VUA CHÚA VIỆT QUYẾT TÂM BẢO VỆ CHỦ QUYỀN NHƯ THẾ NÀO?


LỜI RUỘT GAN CỦA VUA LÝ NHÂN TÔNG

Thời trị vì của vua Lý Nhân Tông là thời điểm diễn ra cuộc đấu tranh gay gắt giữa nước ta với nhà Tống bên Trung Quốc. Năm 1076 nhà Tống sai Quách Quỳ dẫn quân sang định đánh chiếm nước ta. Quân dân ta đã lập phòng tuyến sông Như Nguyệt dưới sự chỉ huy của Lý Thường Kiệt chống trả quyết liệt và dồn quân Tống vào thế bí.

CẬU BÉ ĐÃ LÀM CHO “VẠN THẾ SƯ BIỂU” KHỔNG TỬ NHẬN THUA

Nguồn:
https://soha.vn/duoc-coi-la-nguoi-loi-lac-nhat-1-ngay-khong-tu-gap-1-cau-be-va-nhan-thua-sau-5-cau-hoi-20200219105120423.htm



CẬU BÉ LÀM CHO “VẠN THẾ SƯ BIỂU” KHỔNG TỬ NHẬN THUA

Là một bậc triết gia nổi tiếng lỗi lạc, thế nhưng sau khi hỏi cậu bé 2 câu và bị cậu bé hỏi lại 3 câu, Khổng Tử đành phải nhận thua và làm theo những gì cậu bé yêu cầu

Ở Trung Quốc xưa, Khổng Tử là một nhà nho giáo và triết học lỗi lạc bậc nhất, được người người biết tới và kính trọng. Có điều gì thắc mắc, người ta đều tới tìm ông, nhờ giải đáp.

Là một người yêu thích việc học hỏi, Khổng Tử thường cùng các học trò của mình đi khắp đất nước, quan sát và tìm hiểu cuộc sống, khám phá những dòng chảy vô tận của tri thức nhân loại.

"BÃI CHIẾN SỚ " THỜI VUA TRẦN DUỆ TÔNG - Dương Tuấn

"Bãi chiến sớ" là sớ của Đại tướng Đỗ Lễ và Ngự sử Đại phu Trương Đỗ can vua Trần Duệ Tông (1372 - 1377) đừng gây cuộc binh đao.
Vua không nghe nên họ đều từ quan còn vua thì bại trận.



"BÃI CHIẾN SỚ" THỜI VUA TRẦN DUỆ TÔNG

Cỗ xe đang xuống dốc

Sau những kỳ tích của ba lần chiến thắng quân Nguyên Mông đưa nước Đại Việt làm nên một thời hưng thịnh đến nửa sau thế kỷ XIV, nhà Trần bắt đầu bước vào thời kỳ suy vong. Gian thần lộng hành trong triều chính, ngoài đời loạn lạc liên miên, trăm họ lầm than. Những bậc chính nhân quân tử muốn giúp đời trị nước an dân, cứu nguy cho xã tắc nhưng không kìm lại được cỗ xe đang xuống dốc bởi các ông vua không chịu nghe tôi hiền, những người dám nói lên tiếng nói thẳng thắn.

CHIẾN DỊCH DIỆT CHIM SẺ Ở TRUNG QUỐC VÀ CÂU CHUYỆN NHÂN QUẢ

Nguồn:
https://phatgiao.org.vn/chien-dich-diet-chim-se-o-trung-quoc-va-cau-chuyen-nhan-qua-d39933.html

Hàng triệu con chim sẻ bị dân chúng Trung Quốc tiêu diệt do nghi ngờ nó phá hoại mùa màng. Và hậu quả thật thảm khốc: Sau đó một thời gian, đất nước này có 30 triệu người chết đói!


Thời gian đầu, người ta thử đầu độc và đặt bẫy lũ chim. Nhưng các phương pháp này tỏ ra kém hiệu quả. Khi đó, nảy sinh sáng kiến “trừng trị” chúng bằng cách làm cho chúng kiệt sức.


CHIẾN DỊCH DIỆT CHIM SẺ Ở TRUNG QUỐC VÀ CÂU CHUYỆN NHÂN QUẢ

Diệt chủng chim, thiên nhiên đã trả thù Trung Quốc thế nào?

Ngày 12/2/1958, lãnh tụ Mao Trạch Đông đã ký một sắc lệnh lịch sử về việc diệt tất cả chuột, ruồi, muỗi và chim sẻ trong cả nước Trung Quốc.
Nhân dịp này, báo “Argumenty I Fakty” (Luận chứng và Sự kiện-Nga) đã cho đăng bài báo với tiêu đề như trên, xin giới thiệu lại với bạn đọc.
“Ý tưởng khởi động chiến dịch diệt chim sẻ quy mô lớn - một chiến dịch về sau này trở thành một phần của chương trình chính trị “Đại nhảy vọt” được trình bày lần đầu tiên vào ngày 18/2/1957 tại đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Thứ Tư, 26 tháng 2, 2020

VƯỜN TRÚC TRUYỀN KỲ QUA 10 THẾ KỶ, KHÔNG DÁM CHO TRÂU ĐẾN GẦN - Phạm Hiền

Chúng tôi tới tham quan Khu di tích lịch sử - văn hóa đền Trúc và Ngũ động Thi Sơn (xã Thi Sơn, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam) vào một buổi chiều đầu thu, nắng nhẹ. Đi qua cổng di tích, thẳng theo con đường được lát gạch phẳng nhẵn, sạch sẽ, 2 bên trúc mọc ken dày, cao vút đan vào nhau trên không tạo thành chiếc cổng vòm rộng dài, xanh mướt là tới đền Trúc cổ kính, linh thiêng.

                                       Đường vào đền Trúc trúc mọc ken dày 2 bên.


VƯỜN TRÚC TRUYỀN KỲ QUA 10 THẾ KỶ, KHÔNG DÁM CHO TRÂU ĐẾN GẦN
                                                                                         Phạm Hiền

Trò chuyện với chúng tôi nơi chiếc bàn nhỏ, dưới bóng trúc râm mát, gió thổi nghe lao xao, lao xao, thủ từ đền Trúc Đinh Văn Tuyến vui vẻ cho biết: Tương truyền, xưa kia vùng Quyển Sơn này có tên là trại Canh Dịch. Ngày ấy, trúc mọc như rừng từ bờ sông Đáy ra sát đường cái (quốc lộ 21 bây giờ). Có hai mẹ con nhà nọ không biết từ nơi đâu đến đây không may bị chết, làm động đến làng. Dân làng góp tiền của, công sức xây dựng một miếu nhỏ sát bờ sông để thờ cúng.

LẶNG NGẮM TÀN TÍCH CỦA VƯƠNG QUỐC MÂN VIỆT

Nguồn:
https://doanhnghiepvn.vn/kham-pha/lang-ngam-tan-tich-cua-vuong-quoc-man-viet/20200214082626613

     
    Ảnh: Mô hình cung điện và kinh thành của người Mân Việt ở Phúc Kiến


LẶNG NGẮM TÀN TÍCH CỦA VƯƠNG QUỐC MÂN VIỆT

Vương quốc Mân Việt là một vương quốc cổ tồn tại từ năm 334 TCN đến năm 110 TCN ở khu vực nơi mà ngày nay là tỉnh Phúc Kiến, miền nam Trung Quốc. Cư dân Mân Việt là một tộc người Việt cổ thuộc nhóm dân tộc Bách Việt mà người Việt Nam hiện nay là hậu duệ. 

Thành phố cổ Đông Dã được xây dựng bằng đá trên những dãy núi ở Phúc Kiến được cho là thủ đô của nước Mân Việt. Ảnh: Hiện trường khảo cổ ở Đông Dã.


Các nhà nghiên cứu cho rằng thành phố này chính là trung tâm của nước Mân Việt xưa. Ảnh: Một nền móng cung điện của người Mân Việt ở Đông Dã.


Mân Việt bị nhà Hán xâm chiếm vào cuối thế kỷ thứ 2 TCN. Tuy nhiên, do địa hình được bao bọc bởi núi non, nhà Hán không thể hoàn toàn kiểm soát được vùng này. Ảnh: Mộ cổ của người Mân Việt được khai quật ở Phúc Kiến.

 
Mân Việt được sáp nhập vào Nam Việt dưới thời đại Triệu Đà từ năm 183 đến 135 TCN và cuối cùng bị nhà Hán thôn tính năm 110 TCN. Ảnh: Khai quật các di tích của người Mân Việt ở Phúc Kiến.


                                         Hiện trường khảo cổ ở Phúc Kiến.


 
     Đồ gốm cổ của người Mân Việt.


                                         Tượng gốm của người Mân Việt.


                                                   Bình gốm Mân Việt.

 
Những di tích của người Mân Việt được tìm thấy trong quá trình thi công đường tàu điện ngầm ở Phúc Kiến. Ảnh: Internet.

                                                                            Theo T.B/Kiến thức

Thứ Ba, 25 tháng 2, 2020

PHÁT HIỆN MỘ CỔ 2000 NĂM CỦA THỦ LĨNH ĐÔNG SƠN CÙNG KHO CỔ VẬT BÍ ẨN


                                Núi Lán Le, nơi có hang đá an táng thủ lĩnh Đông Sơn.


PHÁT HIỆN MỘ CỔ 2000 NĂM CỦA THỦ LĨNH ĐÔNG SƠN CÙNG KHO CỔ VẬT BÍ ẨN

Các nhà khoa học vừa có một phát hiện ngôi mộ táng thủ lĩnh chôn theo nhiều hiện vật trong một hang đá ở xã Chiềng Khoang, huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La.

Tìm thấy một ngôi mộ của văn hóa Đông Sơn đã khó. Lại khó gấp nhiều lần ở khu Tây Bắc rừng núi trùng điệp. Thế mà vừa có một phát hiện ngôi mộ táng thủ lĩnh chôn theo nhiều hiện vật trong một hang đá ở xã Chiềng Khoang, huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La.

ĐỜI VĂN CHƯƠNG PHẠM NGỌC THÁI VÀ TẦM VÓC “TUYỂN THƠ CHỌN LỌC” - Nguyễn Thị Hoàng


       


ĐỜI VĂN CHƯƠNG PHẠM NGỌC THÁI & TẦM VÓC “TUYỂN THƠ CHỌN LỌC”
                                                                  Nguyễn Thị Hoàng
                                                      Nguyên GV Trường ĐH Sư phạm

Nói là “đời văn chương” nhưng ở đây, do khuôn khổ của một bài viết  - Tôi chỉ khái quát mấy nét liên quan đến sự nghiệp thi văn của nhà thơ. Vào mùa đông vừa qua, anh đã cho xuất bản: “TUYỂN THƠ CHỌN LỌC” Phạm ngọc thái, Nxb Hồng Đức 2019 - Một tác phẩm thi ca hiện đại !
 
A.  KHÁI QUÁT CUỘC ĐỜI VĂN CHƯƠNG CỦA NHÀ THƠ
       Phạm Ngọc Thái lớn lên khi cả nước đang bước vào giai đoạn cuộc chiến tranh đánh Mỹ ác liệt nhất ! Thu đông 1966, anh tốt nghiệp phổ thông cấp III Hà Nội... tiếp sang đời một sinh viên Trường Đại học Bách khoa. Như hàng vạn thanh niên thủ đô và cả nước -  Hồi đó, hưởng ứng lời kêu gọi tổ quốc có lâm nguy ! Mùa xuân 1967, Phạm Ngọc Thái tình nguyện rời bỏ trường đại học, rời quê hương, gia đình... dấn mình vào cuộc chiến tranh đầy máu và nước mắt của dân tộc. Anh từng thổ lộ: Suốt mười năm chiến đấu trên chiến trường Tây Nguyên Nam Bộ - Qua các Sư đoàn 312, Trung đoàn pháo 40 Tây Nguyên, Trung đoàn 48 Sư 320... tiến vào đánh cứ điểm Đồng Dù của Mỹ, chiếm Sài Gòn 30.4,1975 - Kết thúc chiến tranh. Mỹ rút về nước !
     Trong những năm chiến trận, chính anh cũng ba lần đổ máu ngoài chiến trường... vẫn giữ vững kiên trung với nghĩa khí của một chiến binh cho tới giây phút cuối cùng. Đất nước hòa bình. Anh đã được tặng thưởng 5 huân chương chiến công, kháng chiến, cùng các danh hiệu dũng sĩ diệt Mỹ và bằng khen khác.  
     Ròi quân ngũ trở về. Phạm Ngọc Thái tiếp tục theo học Đại học ngoại thương rồi công tác tại ngành ngoại thương quốc tế ! Tới lúc về hưu. Tuy nhiên, dù làm công việc của một cán bộ nhưng anh vẫn dành hết tâm huyết mình với khát vọng thi ca !
     Suốt  ba mươi năm sáng tác văn học - Đến nay, nhà thơ đã cho ra đời đúng 10 tập sách:
1/.  Chín tác phẩm về thơ và bình luận:
-  Có một khoảng trời                  1990
- Người đàn bà trắng                   1994
- Rung động trái tim                    2009
- Hồ Xuân Hương tái lai              2012
- Phê bình & tiểu luận thi ca        2013
- Phạm Ngọc Thái chân dung nhà thơ lớn thời đại                                       2014
- Thơ tình viết cho sinh viên       2015
- Phạm Ngọc Thái cánh đại bàng của thi ca đương đại Việt Nam      . Xuân 2019
- “Tuyển thơ chọn lọc” Phạm Ngọc Thái. Đông 2019.
2/ Hai tiểu thuyết:
    - Tiểu thuyết: CUỘC CHIẾN HÀ NỘI 12 NGÀY ĐÊM                                2019
    - Tiểu thuyết CHIẾN TRANH VÀ TÌNH YÊU (hai tập)    . Sách chuẩn bị xuất bản trước 30.4.2020
3/ Sáng tác thành công 5 vở kịch nói sân khấu:  
*  Hai kịch bản dài:
     -  Bản án dưới mồ
     -  Số phận những hòn đá tảng.
*  Ba kịch bản ngắn:
      -  Mối tình hoa hồng bạch
      -  Chuyện ở quán gốc đa
      -  Cánh cửa quốc tế
* Hội viên Hội nghệ sĩ sân khấu Thủ đô. 

GIANG KHÁCH, GIÓ MÙA ĐÔNG BẮC THỔI ĐẦY VƯỜN XƯA, GIỜ THÁNH TẨY - Thơ Lê Văn Trung


       


GIANG KHÁCH

Trăm năm chưa cạn vài chung rượu
Mà ngả nghiêng say cả đất trời
Ta về bước hụt vào cơn mộng
Mộng đảo điên từ men đắng môi

Này ta giang khách, thuyền không bến
Này em kiều nữ, sóng Tầm Dương
Rót mãi về đâu hồ lệ cạn
Uống mãi ngàn năm rượu vẫn tràn

Này ta giang khách, hề ly khách
Này em kiều nữ, hề giai nhân
Xin cạn này đây ly tuyệt tửu
Hãy uống tình ta, rồi lãng quên

Gom cả thiên thu vào trong mắt
Cho lệ ngàn năm tràn câu thơ
Gom cả đất trời vào chung rượu
Ta uống mà say đến dại khờ

Làm kẻ dại khờ, kẻ mê muội
Ai say? Ai tĩnh? Rồi về đâu?
Trăm năm chưa cạn vài chung rượu
Lòng đã say mù cuộc biển dâu.

Thứ Hai, 24 tháng 2, 2020

CHỜ THƠ VỀ - La Thụy cùng thi hữu


   


CHỜ THƠ VỀ

Thơ chưa về được ! Dạ rưng sầu
Cảm hứng cạn khô lẽ bởi đâu
Ngó ý vấn vương - nào khép kín
Tơ lòng man mác - chửa vùi sâu
Nhành dâu có đợi - còn xanh lá ?
Thỏi kén chờ ươm - lại bạc đầu !
Ừ nhỉ ! Kiếp tằm khắc khoải mãi
Nối vần xướng hoạ biết dài lâu ?

                                      La Thụy

HỌA:


Ý THƠ CHỜ MÃI CŨNG VỀ
(Cú trung đối - Lưu thủy đối)

Trông khắp trần gian lắm cảnh sầu
Giầu, nghèo đều khổ, hỏi vì đâu?
Lầu dư tình thiếu che còn hở
Tiền ít nghĩa nhiều ngỡ chẳng sâu
Có phải kiệt mầu nên rụng lá
Hay do tham bạc để ung đầu?
Có nhân sẽ được trời cho đủ
Giữ đức ắt là cách giữ lâu!

Tau Dotrong 
Bắc giang, 23/02/2020

Chủ Nhật, 23 tháng 2, 2020

CHIM VÀ NGƯỜI - Cao Hữu Lợi




    CHIM VÀ NGƯỜI

Lúc còn giảng dạy bộ môn ngữ văn cấp 2, tôi thích nhất là tiết văn bản “Lao xao” (sách ngữ văn lớp 6 .T2)… Bài trích từ hồi kí tự truyện “Tuổi thơ im lặng” của nhà văn Duy Khán. Bằng ngòi bút của mình, tác giả kết hợp tả và kể để khắc họa những hình ảnh của thế giới các loài chim ở làng quê hiện lên một cách sinh động.
Từ những loài chim trong tác phẩm văn học, hôm nay tôi được may mắn khi trong những ngày nắng ấm đầu Xuân, tôi phát hiện ra những loài chim sáo, họa mi, sẻ... bay về trong khu vườn nhà mình. Chúng sà đậu và kiếm ăn trên nóc các cơ sở lân cận như trường mẫu giáo, trụ sở ủy ban, đền liệt sĩ... Chúng ríu rít gọi nhau và cất lên những tiếng hót dài như một khúc hoà tấu chào đón buổi sáng mùa xuân vậy. Một điều khá thú vị là các chú chim lúc này thấy dạn dĩ, gần gũi và thân thiện với con người hơn. Thậm chí chúng còn bay đậu sát vào hành lang sân nhà. Có lẽ trẻ nít lúc này chỉ tìm thú vui bên những chiếc điện thoại cảm ứng chứ không săn bắt chim cá như ngày xưa. Do đó chim chóc bây giờ sinh sản nhiều và trở thành thân thiện với con người chăng? Nhờ vậy mà trong những ngày qua, cả nước đang sống ngạt thở vì ảnh hưởng của dịch Covid19 ở Trung Quốc thì quê nhà là môi trường đáng tin cậy nhất đối với chúng tôi.

Thứ Bảy, 22 tháng 2, 2020

HÒA THƯỢNG, NI CÔ, CƯ SĨ LÀ GÌ? – Hòa thượng Thánh Nghiêm

Hòa thượng là người xuất gia và với thân phận là người xuất gia thì "trên ngồi cùng chiếu với vua, dưới cùng đi với kẻ ăn mày" nghĩa là cao sang thì rất cao sang, hèn nghèo thì rất hèn nghèo. Nếu là đứng đầu một chùa trong đại tùng lâm thì gọi là Phương trượng hòa thượng là tôn nghiêm biết bao.
Hòa thượng, Ni cô, cư sĩ đều là những danh từ hết sức thông tục, nhưng e rằng, số người hiểu rõ nghĩa của những danh từ ấy không nhiều.

        HÒA THƯỢNG, NI CÔ, CƯ SĨ LÀ GÌ?
                                        Hòa thượng Thánh Nghiêm                      

      
            Sau 50 năm tuổi đạo mới được tôn gọi là bậc "Trưởng Lão Tôn túc".
            Ảnh: Hòa thượng Thích Phổ Tuệ

HÒA THƯỢNG LÀ GÌ?

Theo quan niệm của Trung Quốc, Hòa thượng là người xuất gia và với thân phận là người xuất gia thì "trên ngồi cùng chiếu với vua, dưới cùng đi với kẻ ăn mày" nghĩa là cao sang thì rất cao sang, hèn nghèo thì rất hèn nghèo. Nếu là đứng đầu một chùa trong đại tùng lâm thì gọi là Phương trượng hòa thượng là tôn nghiêm biết bao. Nhưng người nông dân quê mùa ở làng đẻ con sợ không giáo dục được, cũng lại gọi nó là hòa thượng! Kỳ cục thật!.

Từ Hòa thượng có ý từ gì ? Người ta thường giải thích hòa thượng là Hòa trung tối thượng (nghĩa là cao nhất trong sự hòa hợp) hay là "dĩ hòa vi thượng" (nghĩa là quý nhất là sự hòa hợp). Bởi vì người xuất gia phải sống theo nếp sống "sáu hòa hợp" của tăng đoàn. Đó là : giới hòa đồng tu (cùng tu giới luật), kiến hòa đồng giải (cùng kiến giải như nhau), lợi hòa đồng quân (lợi cùng chia đều), thân hòa đồng trụ (cùng ở một nơi), khẩu hòa vô tránh (không tranh cãi nhau), ý hòa đồng duyệt (ý hòa vui vẻ). Cách giải thích này cũng tựa hồ có lý. Nhưng tôi có tra cứu từ nguyên, mới thấy cách giải thích trên là không đúng.

Hòa thượng hoàn toàn là do dịch âm từ một từ ngữ Tây vực (Trung Á) ở Ấn Độ, gọi các nhà bác học thế gian là Ô tà. Qua tới nước Vu Điền (Trung Á) thì gọi là Hòa Xã hay Hòa xà (khosha), qua Trung Quốc, bèn gọi là Hòa thượng (Xem Ký quy truyện và bí tạng ký bản). Vì vậy mà ngoại đạo ở Ấn Độ cũng có Hòa thượngHòa thượng ni [Tạp A Hàm quyển 9, tr. 253, 255].

Như vậy, từ Hòa thượng không phải là từ riêng của Phật giáo, nhưng có căn cứ trong Phật giáo. Luật tạng Phật giáo gọi các vị sư truyền giới và độ cho người khác xuất gia là Opađàgia (Upadhyaya). Từ Hòa xà là dịch âm từ Upadhyaya, rồi sau đổi thành Hòa thượng. Trong sách Hán người dùng từ Hòa thượng sớm nhất là vua Thạch Lặc, ông gọi Tăng sĩ Ấn Độ Phật Đồ Trừng là : "Đại Hòa thượng".

 Từ Hòa thượng có ý từ gì ? Người ta thường giải thích hòa thượng là Hòa trung tối thượng (nghĩa là cao nhất trong sự hòa hợp) hay là "dĩ hòa vi thượng" (nghĩa là quý nhất là sự hòa hợp). Ảnh: Hòa thượng Thích Thiện Nhơn.

Nhưng, đôi khi, trong luật, thay vì chữ Hòa thượng người ta dùng chữ Hòa thượng để tránh hiểu lầm, vì rằng, căn cứ nội dung chữ Upadhyaya, thì nên dịch là Thân giáo sư (ông thầy thân cận). Chỉ có những tu sĩ đã thụ giới tỷ khiêu trên 10 năm, biết rõ 2 bộ luật tỷ khiêu và tỷ khiêu ni, mới có khả năng độ cho người khác xuất gia, và truyền giới cho người khác, mới có thể được gọi là Upadhyaya. Như thế là có khác với từ Ô tà (là bác sĩ) ở Ấn Độ, cũng khác với từ Hòa thượng do Trung Quốc dịch sai (lão tăng là lão hòa thượng, Sa di là tiểu hòa thượng, và trẻ con ở nông thôn, không lớn lên được cũng gọi là hòa thượng!).