BÂNG KHUÂNG

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC

Thứ Năm, 29 tháng 5, 2014

KHA TIỆM LY - HIỆN TƯỢNG VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI - Hạ Vân Châu




                    
                                        Kha Tiệm Ly


    KHA TIỆM LY - HIỆN TƯỢNG VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI 

                                                                                       Hạ Vân Châu

Tôi đọc và thích tên Kha Tiệm Ly từ lần xem Hoàng Sa Nộ Khí Phú và sau đó là Hoàng Sa Tiếu Ngạo Phú, Điểm Mặt Quân Thù Phú, Trường Sa Tâm Thư Phú và hàng loạt những bài phú khác như Văn Tế Tham Quan, Tự Trào, “Văn Hành”, Sắc Tài Thán Phú … và quyết định sưu tầm những bài viết khác của anh. Chuyện nầy chẳng tốn công bao nhiêu vì hàng trăm trang mạng ở Việt Nam và khắp nơi trên thế giới đã đăng đầy các tác phẩm của ông, có trang web lớn, nhiều uy tín còn lập riêng tác phẩm ông thành một “Vườn Thơ Kha Tiệm Ly”(Saigon Echo). Hoặc, “Trang thơ văn Kha Tiêm Ly (violet) …
Chắc chắn tôi chưa được đọc hết những tác phẩm của ông, nhưng đã đọc chừng ấy tác phẩm cũng đủ để tôi nhận xét về những gì ông viết.


Tác phẩm ông có thể chia thành hai loại:

1. Văn: Truyện ngắn,  Biên khảo.
2. Thơ: Phú, Đường luật & Các thể loại khác.

Trên Internet và báo chương nhiều học giả, trí thức, văn nghệ sĩ khắp nơi không hết lời ca ngợi về những bài phú của ông. Đặc biệt, Hoàng Sa Nộ Khí Phú đã được copy đăng tải 100 trang Web toàn cầu, đã được giới học giả, trí thức, văn nghệ sĩ tài danh nhận xét: “…những bài phú đặc sắc” (TS Nguyễn Xuân Diện, Trần Nhương), “… một bài phú quá hay, hào sảng, khí tiết…”.  
Còn Luật Sư Lê Quốc Quân cảm khái nhận xét: Vào lúc Trung Quốc đang thè lưỡi bò quyết tâm “liếm” sạch mặt biển của Việt Nam chúng tôi, xin đăng lại bài Hoàng Sa Nộ Khí phú của ông. Tôi coi đây như một chiếc kéo đại dân tộc ta hai đầu dương lên, há miệng kéo và cắt “phập” đường “lưỡi bò” xấu xa đó., … “Trong thời đại thơ chữ Hán gần như tuyệt chủng tại Việt Nam thể loại hịch, phú và đặc biệt là cái trở nên khó khăn hơn lúc nào hết cho người còn chút lòng với văn chương cổ thi, tuy nhiên đối với thi sĩ Kha Tiệm Ly, nói về giặc phương Bắc hiện nay thì không gì thích hợp hơn thể loại mà Nguyễn Trãi đã dùng trong “Bình Ngô Đại Cáo” (Đài Á Châu Tự Do).
Và, có cả mấy trăm comment đánh giá: “có thể nói Kha Tiệm Ly là một trong vài người làm phú hay nhất nước”; “Nên đưa những tác phẩm anh vào nhà trường…”  v.v...  
Tên ông, qua báo chí, Internet đã trở thành quen thuộc với những người cầm viết và bạn đọc khắp nơi trên thế giới.
Cho dù tôi chưa đọc được hết tác phẩm của ông cũng như không biết nhiều về ông, ngoài mấy dòng lý lịch sơ sài trên báo chí, trên các mạng toàn cầu, hay những lời lan man cùng bằng hữu, và cho dù thế nào tôi cũng chẳng quan tâm. Điều tôi quan tâm là ông là một Nhà văn, Nhà thơ đa tài với đúng ý nghĩa chính xác của nó. 
Tôi thẳng thắn khẳng định như vậy? Vì:

A. Với phú, thơ (đủ loại),  anh đã biểu lộ tính cách:
1, Với lời văn hùng tráng khiến khi đọc lên chẳng những làm cho lòng ta sục sôi khí huyết. Còn về cấu trúc văn từ rất điêu luyện mà ngày nay hiếm khi thấy được:

      “Mười năm phục quốc, gươm Lê Lợi thép vẫn sáng ngời,
       Ba lượt phá Nguyên, sông Bạch Đằng cọc còn nhọn hoắt.”

     “Rầm rộ vó câu Thường Kiệt, Khâm Châu ngàn dặm, không còn bóng quỉ bóng ma”
      Âm ầm tiếng sét Đống Đa, Quảng Đông toàn tỉnh chẳng bóng con gà con vịt” 
                                                                                (Hoàng Sa Nộ Khí Phú)

    “Chèo Ngô Vương sụt sôi sóng nước, dìm xâm lăng dưới đáy Bạch Đằng,
      Gươm Thường Kiệt sang sảng lời thơ, truyền tuyên ngôn bên bờ Như Nguyệt.”

* Âm vang như bình Ngô Đại Cáo:

         “Đánh đường núi, thây chất kín đèo,
          Đánh đường sông, dòng trôi nghẽn xác!
          Tiếng quân hò rung chuyển Ải Nam Quan,
          Khí thế dậy lung lay thành Kinh Bắc.”

        “Gươm tôi đúng lửa, hào quang lòe ba cõi quỉ thần,
         Binh dụng phải thời, hùng khí át hai vầng nhật nguyệt!”

* Hào khí ngất trời:

     “Đằng Giang mấy lần nhuộm máu, máu thù chẳng hết  tanh hôi,
      Đống Đa một trận phơi xương, xương giặc vẫn chưa rũ mục!
      Chương Dương gươm khua chan chát, xác cản mũi tàu, xác nghẽn bước quân,
      Khâm Châu sét nổ ầm ầm, máu ngập chân thành, máu dơ chân ngựa!” 
                                                                    (Hoàng Sa Tiếu Ngạo Phú)

2. Với văn trào phúng, dí dỏm, trào lộng, đã làm cho người đọc thấy vừa chua chát, vừa thâm sâu:

             … “Gạo nhúm phải đành ăn lưng lửng
             Tiền heo dâu dám nhậu lai rai
             Rượu pha thêm nước chua đầu lưỡi
             Nợ xộc vô nhà điếc lỗ tai”
                            (Hàn sĩ ăn Tết)

           “Ngoài sân hương khói bong hai mắt,
            Trong cốc tiên nương ngự một tòa.
            Trên án ê hề mâm ngũ quả,
            Dưới thềm ngồn ngộn đít trăm bà!
                        (Viếng Núi Bà Tây Ninh)

           “Hương lửa dụi vào tro, lạnh ngắt,
            Tào khang chà dưới háng, đen thùi!
            Đã đem chữ TÍN lau trôn trẻ,
            Còn giả cái NHÂN trét mặt người!”
                                                  (Than ôi)

            “Nửa mặt làm quan, nửa mặt cướp,
             Nửa phần trét phấn, nửa phần vôi!
             Nửa như hào kiệt, nửa vô lại,
             Nửa giống lười ươi, nửa dáng người!" 
                                        (Một mắt nhìn đời)

3. Với văn miêu tả, tự thuật, nó là cây cọ của họa sĩ, phát họa từng đường nét của xã hết sức “thực”, sống động, tàng ẩn một nhân sinh quan:

            “Ngồi quán nhìn người qua lại
             Bụi đường nên mắt cay cay
             Người đi xe con đời mới,
             Kẻ mang bọc lượm ve chai
             Người mặc quần là áo lụa
             Kẻ chân chẳng dép chẳng giày” 
                              (Ngồi quán cà phê)

             “Nô nức chợ hoa nhiều kẻ đến,
              Lầy nhầy đống rác mấy người bươi!
              Gió xuân tha thướt bao màu áo,
              Đường phố xơ rơ lắm mảnh đời!” 
                                           (Ngắm xuân)

             “Rượu khui lốp bốp trong bàn tiệc,
              Chiếu đắp co ro dưới dạ cầu!
              Hoa pháo nổ bung trời rực rỡ,
              Ý xuân cười nhạt hẻm âm u!” 
                              (Hai dáng xuân)

* Về gia cảnh, tác giả chua chát, ngạo nghễ:

             “Ngoài sân chủ nợ la khàn tiếng,
              Dưới bếp thằng cu vét lủng nồi!
              Nhuận bút leo heo chờ  mỏi cổ,
              Cháo hoa lỏng bỏng húp cầm hơi!” 
                                                   (Đón tết)

4. Mang máu giang hồ lãng bạc và ngạo mạn:

     “Muốn trương buồm ngâm câu Thiên Địa, rượu rót tràn ly,
      Thích tuốt kiếm ca khúc Lương Sơn, ngựa phi thẳng vó.” 
                                                                         (Tự trào phú)

     “Không rành luật đối, cũng xưng mầy đó ta đây,
      Chẳng sạch vần gieo, cũng vô hội nầy hội nọ!
      Thơ in vài tập, bán chẳng ai mua, mà chừng như đội đá vá trời,
      Văn  viết đôi bài, mời không ai đọc, mà đã vội khua môi múa mỏ!”                                                                              (Văn “hành”)

           “Tự hào vì thứ ta đủ, mà họ không cần,
            Kiêu hãnh bởi điều họ dư, mà ta không có!” 
                                                             (Văn hành)

            “Trăng soi thẹn bấy lòng du tử, 
             Sương giội tan chưa giấc hải hồ? 
             Nửa kiếp phiêu linh cùng vó ngựa, 
             Trăm năm dang dở với con đò!” 
                                              (Tráng sĩ)

           “ Sờ tóc bạc, thẹn cùng tuấn mã,
            Vỗ gươm thiêng, thẹn với cỏ cây.
            Vó ngựa kì hồ chưa mỏi bước,
            Mà áo phong trần đã bạc vai!” 
                                 (Tráng sĩ hành)

5. Nhân sinh quan và ảnh hưởng Phật giáo:

            “Trường đời lố nhố tranh cao thấp,
             Đường thế chông chênh bước ngắn dài!
             Nếm lợi, lưỡi tê mùi khổ ải,
             Cầu danh, mắt cạn lệ trần ai!"
                               (Vòng vinh nhục)

             “Vào xuân nào nghĩ hoa tơi cánh,
             Chợp mắt thì ra tóc đổi màu! 
             Nặng miếng đỉnh chung trơ mặt lạnh,
             Khàn câu vinh nhục nén lòng đau!” 
                                               (Vô thường)

           “Gian ác văng mồm la chí choé,
            Lương tri trùm nóp ngủ chèo queo!
            Lớn tiếng rêu rao quân tử trúc,
            Mà cong như cái móc cù ngoèo” 
                                           (Coi phim)

            “Vinh nhục thập thò người lớn bé,
             Lợi danh đờ đẫn giấc mê say.
             Mềm môi, ly cạn màu tâm sự,
             Lỡ bước, chân mòn cuộc chuyển xoay!” 
                                                   (Uống rượu)

            “Đen thui tâm địa còn bôi nhọ,
             Trắng xác nhân tình lại giả say!"                           
                                          (Cái miệng)

            “Tát sông phiền não, trơ bờ lạc,
            Xé lưới u minh, lộ ánh vàng.
            Nào dám mơ về miền tịnh độ,
            Chỉ mong nhìn được ánh hào quang.”
                                                        (Tự tại)

            “Đã còn lẩn quẩn vòng sanh tử,
             Mà lại mơ màng chuyện nhục vinh!
             Tiếng kệ phá tan đường tam ác,
             Hồi chuông đánh tỉnh giấc quần sinh.”
                                                   (Giác ngộ 2)

6. Biểu lộ khí tiết kẻ sĩ:

            “Lỏng bỏng cháo khoai húp cầm hơi,
             Oang oang chủ nợ la từ ngõ!
             Áo sờn bâu, mặt mày xanh dờn,
             Mà chẳng chịu chường cho trét lọ! 
                                                 (Thằng tôi)

             “Ai dọn mặt cho giống mặt… người
              Còn tôi, tôi giống cái thằng tôi:
              Da đen chả lấy vôi bôi mặt,
              Bụng đói đếch ăn mắm mút dòi!”
                                        (Ta và người)

              "Trắng, đen đâu chịu câm mồm hến,
              Thơm, thúi can chi ém cặc bần!
              Cát bụi há hoen màu bảo ngọc,
              Cáo chồn sao nhũn vóc kì lân!                
                                               (Tự tại )

              “Trèo cao chẳng dám - phận con con
               Chẳng loại cây nào lại thấp hơn
               Sâu bọ cả đời luôn quấy phá
               Mà sao lòng vẫn đỏ như son! 
                                      (Quả dưa đỏ)

7. Đọc những bài thơ trên, người đọc cứ tưởng tác giả không thể viết được những câu thơ lãng mạn, nhưng thực tế thật bất ngờ:

a. Với người vợ quá cố:

            “Áo mang kỉ niệm hơi còn ấm,
             Ảnh phủ thời gian má vẫn hây!
             Nửa kiếp vắng mình, bao nỗi nhớ,
             Suốt đêm cùng rượu, mấy cơn say?"  
                                                    (Nhớ vợ)

            “Đâu phải lò hương xưa nhợt nhạt,
             Mà sao hơi gió lạnh vô cùng!
             Gối phai mùi tóc, không phai nhớ,
             Áo thiếu hơi em, chẳng thiếu nồng!”
                                       (Nhớ vợ - Bài 2)

b. Với hồng nhan tri kỷ:

             Phượng đỏ chen mình trong nắng lửa,
             Tình ta làm nặng cánh ve sầu.
             Thơ ta chua xót đời giông bão,
             Mái lá chao nghiêng, rượu cạn bầu! 
                                                  (Tình nhạt)

            “Mượn sức gió vút lên trời cao ngất,
             Mơ thành mưa ve vuốt má môi em.” 
                                                 (Tình cát)

*Và, si tình đến mức:

           “Em muôn thuở vẫn là hoa thơm ngát,
            Ta như bình sành mượn chút hơi men.
            Và mãi mãi mang thân hạt cát,
            Mượn gió đời hôn gót chân em!” 
                                            (Tình cát)

           “Một làn má phấn bao mùi nhớ,
            Nửa sóng thu ba mấy cuộc sầu!”
                                              (Biệt ly)

B. Với văn (truyện, tản văn, nghiên cứu):

1. Văn của ông đa dạng.

Truyện thuần về xã hội, đa đề, với lối phóng bút mang nhiều sắc thái khác nhau tùy theo nội dung câu chuyện, đề tài, phần lớn đều mang bản sắc rặt ròng Nam Bộ. Đặc biệt ông viết nhiều chuyện mang chất “Liêu Trai”- thể loại ngày nay ít ai viết, nhưng chẳng phải chỉ nói chuyện ma quỷ vu vơ, mà cốt chuyện nào cũng lồng vào đó sự phê phán sắc bén về mọi phương diện xã hội, cũng như thể hiện nhân sinh quan của mình; sau khi đọc xong một truyện nào của ông, ta cũng đều có thể chiêm nghiệm về lý luận, học hỏi về cách sống,…thông qua lời đàm thoại của các nhân vật trong đó:
- “Khoác áo Như Lai mà miệng lưỡi láu cá điếm đàng; miệng môi Bồ Tát mà lòng đầy dao dài chỉa nhọn.”
                                                                                    (Đậu Cô Lang)

- “Đó chẳng phải là đám trên thế gian được mọi người quí trọng, được tán dương là “Lương y như từ mẫu” đó sao? Nhưng họ đâu biết trong đám người hành nghề cao quí đó, lại có những kẻ lòng đen như lọ! Thay vì đem y thuật cao minh của mình để cứu người với tấm lòng nhân ái, thì công đức biết bao nhiêu! Đàng nầy chúng lại lấy sở trường của mình để moi tiền con bệnh, không cần biết số tiền ấy là do bệnh nhân bán đất, bán nhà mà có”
                                                                                          (Đậu Cô Lang)

- “Dù là vua, là công hầu khanh tướng mà khi sống, coi dân như kẻ tôi đòi, tha hồ bóc lột, vét từ hạt thóc củ khoai, rỉa từ cọng xương miếng tuỷ; với công khố thì tìm đủ mưu ma chước quỉ để bòn rút cho dầy túi tham không đáy. Những kẻ ấy dù sống, nhưng có khác gì loài sâu bọ, có đáng là người? Dù Diêm Vương chưa gọi, nhưng những hạng người nầy đã chết từ lâu, hay ít ra phần tim, phần óc của bọn họ cũng đã bị phân hủy, rệu rã tự bao giờ! Bọn chúng còn sống ngày nào thì càng khổ cho lê dân bá tánh ngày ấy, có chi vinh dự?”
                                                                               (Đậu Cô Lang)

- “Chân giá trị của cuộc sống không phải là thọ hay yểu; mà chính là  mình có làm lợi ích gì cho cuộc sống nầy được bao nhiêu?”     
                                                                                         (Đậu Cô Lang)

- “Kẻ cầm luật luôn là kẻ thao túng luật pháp nhất. Đừng bao giờ dại dột cả tin: “Thiên tử có tội, cũng bị xử như thường dân”. Khù khờ mà hiểu như vậy là có ngày bị hoạ sát thân!”
                                                                          (Liên Hà tiểu thư)

- “Cũng vì chữ lợi mà mầy ca tụng phường vô sỉ, mập mờ đen trắng thị phi. Cứ tưởng đơn giản là tiền trao cháo múc, hết xôi rồi việc, chứ đâu có ngờ là bút sa gà chết! Mầy đã vô tình bôi nhoà ý thức, làm lệch đường nhận định của kẻ hậu sinh. Xét ra cũng là tội ác” 
                                                                            (Người bạn lạ đời)

- “Luận anh hùng không thể nói sang hay hèn, thù hay bạn; mà nên xét khí phách và việc làm của người ấy: Một kẻ cướp, nhưng cướp của cường hào phân phát cho dân; và một kẻ làm quan bóc lột bá tánh, tham lạm của công để nén vào túi mình, thì ai mới thực sự là kẻ cướp?
- “Cũng vì lợi mà bao người đã đánh mất lương tri! Quân tử vì lợi mà hóa tiểu nhân, Hào hán vì lợi mà thành vô lại. Quan vì lợi mà khổ cho muôn nhà; vua vì lợi mà họa cho lê dân trăm họ”
                                                                        (Liên Hà tiểu thư)

- “Hỏi ngân lượng ở đâu chúng có khi “văn chương hạ giới rẻ như bèo”? Nếu chẳng phải đành bẻ cong ngòi bút để tán dương phường vô lại, hay kể cả kẻ thù chiếm lấn biên cương? Đó là phường bồi bút! Hoặc ngoan ngoãn cúi đầu viết theo vương lịnh. Đó là hạng bút nô tài! Kẻ sĩ chân chính luôn đắn đo từng ý tưởng, để khỏi muộn màng khi xuống bút, giống như tên bật khỏi dây cung, làm sao bắt lại?”
                                                                        (Liên Hà tiểu thư)

 - “Bên ngoài súng giặc ầm ầm mà triều nội quan liêu vẫn còn mê ngủ, tìm trăm phương ngàn kế để mưu cầu lợi ích riêng tư; tham vị cố quyền cho con cháu đời đời hưởng lộc! Mà chẳng hề biết “nước mất nhà tan”! Kết bè kết phái mà củng cố quân quyền, chánh vị, chẳng cần biết “hiền tài là nguyên khí quốc gia”; bỏ ngoài tai “vạn ngôn biến pháp”
                                                                        (Liên Hà tiểu thư)

- “Hảo hán chẳng cần kẻ vai u thịt bắp; anh hùng nào tị hiềm người bạch diện thư sinh? Thanh gươm có thể chiếm được thành trì nhưng không thể vỗ yên trăm họ!” (Liên Hà tiểu thư)
- “Ta dù thiếu chữ thánh hiền nhưng cũng biết câu: “Nhất nhật phu thê hề bá vạn ân”. Vợ chồng một ngày cũng nghĩa, kẻ giết vợ cầu sinh thì cầm thú không bằng! Ta thà làm phân cho cỏ, quyết không làm việc vô luân bại lý như vậy.”
- “Ma là sao, người là sao chứ? Ta chưa từng thấy ma hại người bao giờ; nhưng người hại người thì ta nhìn đã chán chê con mắt: Vì danh lợi mà giết nhau, vì nhục vinh mà giết nhau, vì tham mà giết nhau, vì sân mà giết nhau, vì si mà giết nhau, vì oan gia trái chủ mà giết nhau 
- “Dù nàng là ma, là yêu tinh, hay là gì đi nữa, thì nàng cũng là người vợ tuyệt vời của ta. Được một người vợ như nàng, ta mới cảm thương đàn ông trên cõi đời nầy đã lấy người làm vợ!”
                                                                           (Thủy chung với vợ)

2. Tạp bút:

Ông viết vài chục đề tài về những chuyện “xưa”; đó là những bài có giá trị, bởi nó cần sự nghiên cứu khá công phu và một vốn sống đáng khâm phục, như: “Cải lương xưa và nay”, “Học trò ngày xưa”, “Hạt gạo ngày xưa”, “Hàng rong Mỹ Tho xưa”, “Người xưa kiêng cử”, “Mỹ tho xưa”..v…v…
Một người cầm bút mà viết được nhiều thể loại: Văn, Phú, Thơ Đường, thơ mới, kịch bản và cả cổ nhạc, mà thể loại nào - theo đại đa sồ độc giả - trong đó có nhiều học giả, trí thức, văn nghệ sĩ tên tuổi đánh giá: Xuất Sắc…Thật hiếm!
Ông là người cầm bút tự do, không gia nhập bất kỳ tổ chức văn học nào, (“Luật niêm trớt lớt, nào dám xưng văn nọ văn kia / Đối chác lem nhem, đâu dám vô hội nầy hội nọ!”) mà được nhiều người ở khắp nơi ái mộ. Đó chẳng phải là một hiện tượng văn học thời đại hay sao?
Một độc giả ở  Pháp nhận xét: “- Đọc thơ văn Kha Tiệm Ly như nhấp một ngụm rượu đầy đủ mùi vị chua chát mặn nồng, hoặc như hớp một ly cà phê ngon vừa đắng vửa ngọt vừa thơm. Nhấp từ từ, hớp từ từ rồi giữ trong miệng một chút mới thưởng thức được cái hương vị thơm, ngon, đậm đà của nó…”

Nhận định thật hay!

                                                                                          Hạ Vân Châu
                                                                                        (Lavista, USA)

Nguồn:   Vietland Digest - USA


27 nhận xét:

nhamy nói...

Trên văn đàn bây giờ ít người viết được những bài phú nói chi viết hay như Kha huynh
...''Ông là người cầm bút tự do, không gia nhập bất kỳ tổ chức văn học nào, (“Luật niêm trớt lớt, nào dám xưng văn nọ văn kia / Đối chác lem nhem, đâu dám vô hội nầy hội nọ!”) mà được nhiều người ở khắp nơi ái mộ. Đó chẳng phải là một hiện tượng văn học thời đại hay sao?''
Được làm bạn với Kha huynh và nghe giọng nói hiền từ điềm đạm của huynh ấy đối với NM là một điều vô cùng hân hạnh ...

LANHUE nói...

(“Luật niêm trớt lớt, nào dám xưng văn nọ văn kia / Đối chác lem nhem, đâu dám vô hội nầy hội nọ!”)
Ông khiêm tốn quá.Cám ơn bạn đã giới thiệu .
http://4.bp.blogspot.com/-dJVmhdwVhL0/U0-3WgPlwgI/AAAAAAAAFWY/Xz2RNCn0KFo/s1600/Ve-dep-quyen-ru-cua-hoa-docTin180.jpg

Ngọc Anh nói...

Cám ơn người viết,cám ơn Phú Đoàn chuyển bài.Quả thật "vô tri bất mộ".Chúc nhà thơ,tác giả bài viết và Phú Đoàn sức khỏe an vui

Bâng Khuâng nói...

Thế mà cũng có người không biết vì lý do cá nhân riêng tư nào đó đã công khai "không thích" PHÚ , HỊCH , HÀNH ...của anh Kha Tiệm Ly đấy! ;)

Bâng Khuâng nói...

Tiếp xúc với anh Kha Tiệm Ly thì thấy không những anh ấy khiếm tốn mà còn giản dị, hoà đồng nữa! :D

Unknown nói...

Văn, thơ Kha Tiệm Ly, tôi rất thích và ngưỡng mộ. Người làm được thể Phú chỉ còn đếm trên đầ ngón tay.

Bâng Khuâng nói...

Ngày mới an lành bạn nhé!

http://i728.photobucket.com/albums/ww290/mathias_42/4a0f9e6c_191a77fc_6gwakv4.gif

Bâng Khuâng nói...

Chúc bác Danh Ho ngày mới an lành!

https://lh6.googleusercontent.com/-LBHKJWoAFKA/UDTI1uirCkI/AAAAAAAAEhQ/y_ziGaWOfHg/s550/825373_orig.gif

Unknown nói...

Đây là một nhận xét tổng hợp về Kha Tiệm Ly hết sức phong phú và đầy đủ,Kha Tiệm Ly không chỉ làm thi phú,tế...tuyệt hay , các món văn chương khác như tản văn,tiểu thuyết,tạp bút,phóng sự,,,cũng quá hay.Đáng ra,cả "Kho tàng văn chương"kinh điển này phải được trân trọng đưa vào sách giáo khoa để học và tự hào về cha ông tổ tiên anh hùng đã giữ nước...và cũng để truyền lửa cho nhau cái hào khí ngất trời của dân Việt.Cầu mong cho Kha tráng sĩ mãi mạnh khỏe,bình yên...để hậu bối còn nghe mãi hùng ca ngất trời...Xin cám ơn bài nhận xét của Hạ Văn Châu từ bên bờ đại tây dương,cám ơn thi sĩ La Thụy đã đăng tải và nhất là cám ơn nhà hào kiệt Kha Tiệm Ly đã để lại cho đời những áng văn tuyệt tác "Văn dĩ tải đạo" làm dậy lên lòng yêu nước thương nòi...của mọi con dân Việt dù ở trong nước hay phiêu bạt ở mọi chân trời,góc biển trên thế giới.

Bâng Khuâng nói...

Rất nhiều người cùng có cảm nhận như bạn. Nhưng cá biệt vẫn có những người khác vì lý do cá nhân nào đó lại có ý kiến khác đấy. Mời xem nhé:

BẤM VÀO ĐÂY

Bâng Khuâng nói...

Bạn Dung NguyenHung click chuột vào dòng chữ BẤM VÀO ĐÂY ở recom bên trên để đọc nhé! Sau đó chịu khó đọc những còm gần cuối của entry, nếu có nhã hứng thì ghi còm. Blogtiengviet này, mình để ghi còm tự do, chỉ cần điền đ/c email và nhập dãy mã số (dành cho khách vãng lai, còn blogger của blogtiengviet thì vào trực tiếp). Chúc vui!

NHAMY nói...

là ý kiến cá nhân và quyền tự do ngôn luận của mỗi người thôi...có chính biện thì có phản biện mà...

Bâng Khuâng nói...


Mỗi người nêu chủ kiến riêng của chính mình, chính điều này thể hiện cá tính đồng thời làm cho xã hội, văn hoá.. đa dạng, phong phú hơn. :D

Unknown nói...

Vâng lời anh La Thụy,tôi đã đọc tất cả comment về bài "Đối diện quân thù phú" và xin có nhận xét như sau"Trước hết,tôi hoàn toàn tôn trọng ý kiến của mỗi người,dù thuận chiều hoặc trái chiều,những độc giả khi phản hồi mạnh mẽ thường vì muốn cho mục đích hay nội dung được tốt hơn,thật là khó khi phải phê bình như vậy...Việc thích hay không thích cũng là do quan niệm cá nhân của mình.Khi so sánh với Nguyễn Trãi,tôi thấy hơi hồ đồ,bởi vì đây là một danh thần đời Hậu Lê quá nổi tiếng,một nhân vật kiệt xuất trong lịch sử nước nhà,công lao sự nghiệp của vị đại thần này rất lớn,cả đạo đức phong thái cũng vậy.Ông là một anh hùng dân tộc vĩ đại,một nhà chính trị lỗi lạc,một nhà quân sự thiên tài...Ngoài ra,ông còn là một đại thi hào đã để lại bao tác phẩm danh giá cho hậu thế...Nhưng nếu so sánh với các nhà thơ,nhà văn...đương thời,thì thử hỏi có mấy ai được như Kha Tiệm Ly, đã làm dấy lên cả một niềm tự hào về truyền thống lịch sử dựng nước và giữ nước của tiền nhân,đã nhắc nhở cho cả chúng tôi về những anh hùng hào kiệt thủa xưa để luôn hun đúc cho thế hệ trẻ tinh thần quật cường,không hề run sợ trước bạo tàn,cường quyền hiếp đáp...Những áng văn chương hào sảng đó dù có ai cho là củ mòn,sáo rổng ...thì vẫn luôn đem lại một hào khí sẵn sàng "Ra trận" cho chúng tôi:
"... Tiếng quân hò rung chuyển Ải Nam Quan,
Khí thế dậy lung lay thành Kinh Bắc.”
,

NHAMY nói...

Trong một bài viết của NM bàn về chủ đề'' Văn chương và ngôn ngữ đời thường'' mình có nói ''văn chương khác với lời nói thông thường ở chức năng thẫm mỹ ̣ ̣mỹ học , chức năng tồn tại đồng cảm và đại chúng '' Kha Huynh dung chức năng mỹ học với hình thức phú , hịch , hành là những thể loại văn chương gần như it ai viết được để nói lên tâm huyết của người cầm bút , được sự đón nhận đồng cảm và đại chúng hóa thì đã là một sự thành công lớn và chắc chắn những áng văn chương này sẽ tồn tại qua sự gạn lọc của thời gian...Trong lịch sử văn học , người cầm bút ̣ở VN và các nước khác vẫn phải chịu nhiều số phận nghiệt ngã khi những đứa con tinh thần của mình bị kết án , bị ...cầm tù và bị khai tử...bởi một số cá nhân nào đó hoặc tỵ hiềm riêng tư nào đó...có khi cả mấy chục năm sau mới được minh oan và phục hồi nguyên trạng âu cũng là chuyện ...nhân thế thường tình ...

NHAMY nói...

Ḍong̣ y voi ban Nguyen Hung Dung va cam on ban

Unknown nói...

Cám ơn chị Nhã My,tôi cũng thầm đồng cảm với chia sẽ của chị:"là ý kiến cá nhân và quyền tự do ngôn luận của mỗi người thôi...có chính biện thì có phản biện mà..." Và cũng rất cảm phục những ai có phản hồi trái chiều mạnh mẽ...vì như thế mới khả dĩ giúp nhau tiến bộ thêm,thấu rõ những hạn chế của mình,chứ đừng vì nể nang,câu nệ mà tâng bốc nhau ...thì chỉ bôi tro,trát trấu cho nhau mà thôi.Tuy vậy,cũng đừng quá hồ đồ,như kiểu "Cả vú lấp miệng em" Như thế thì thử hỏi ai còn dám vào trang blog đầy tính nhân văn,đầy tình nghĩa đồng nghiệp cũng như tình nghĩa thầy trò...và cả "thất tình" của các bạn tri âm bốn phương chưa được một lần mời La Thụy cạn chén đoàn viên...

Bâng Khuâng nói...

Bạn nhắc tới những vụ án văn tự đã xảy ra ở triều Nguyễn Việt Nam, triều Mãn Thanh Trung Quốc đó chăng?

* Sách “Đại Nam thực lục chính biên đệ nhất kỷ” (ghi chép lịch sử thời vua Gia Long) chép bài thơ có nội dung sau: “Nghe nói Ái Châu nhiều tuấn kiệt/ Dành để chiếu bên ta muốn chờ/ Vô tâm ôm mãi ngọc Kim Sơn/ Tay sành mới biết ngựa Ký Bắc/ Thơm nghìn dặm lan trong hang tối/ Vang chín chằm phượng hót gò cao/ Phen này nếu gặp Tể (tướng) trong núi/ Giúp ta kinh luân chuyển hóa cơ”.
Bài thơ đến tai nhiều vị quan triều đình, trong đó có vua Gia Long. Do Nguyễn Văn Thành là công thần nên có một số người ghen tị với công trạng của ông. Những người có hiềm khích với Nguyễn Văn Thành đã dựa vào hai câu cuối của bài thơ mà lập luận, suy đoán, thêu dệt thành ý phản loạn, truất ngôi vua của cha con ông. Ông đã bị tước hết chức quan và tiếp tục chờ xử lý. Nguyễn Văn Thành phải uống thuốc độc tự tử, còn người con trai của ông là Nguyễn Văn Thuyên bị trảm quyết. Vụ án Nguyễn Văn Thành khép lại để lại những dấu hỏi lớn trong triều đình.
Vài ngày sau, có quân lính lại nhặt được tờ di chiếu trần tình của Văn Thành trước lúc chết ở nhà quân đem dâng. Vua cầm tờ trình khóc to đưa lên cho bầy tôi xem mà dụ rằng: “Văn Thành từ lúc nhỏ theo trẫm có công lao to. Nay nhất đán đến nỗi chết, trẫm không bảo hộ được ấy là trẫm kém đức”.

* Ngoài vụ án văn tự mà Kim Dung đã nêu trong tiểu thuyết võ hiệp Lộc Đỉnh Ký, thì còn có giai thoại những người đọc thơ Lý Bạch thời Đường (trước thời Mãn Thanh cả 1000 năm) vẫn bị bắt tội vì còn dám "vọng minh nguyệt" (vọng tưởng đến trăng nhà Minh, mưu đồ phản Thanh phục Minh)

"Cử đầu vọng minh nguyệt
Đê đầu tư cố hương"

(Ngẩng đầu nhìn trăng sáng
Cúi đầu nhớ quê xưa.)

Trầm Sa nói...

Ghé thăm thật vui khi thấy quý bạn bàn luận sôi nổi quá. Chiều thanh thảnh nhé!

http://wapnhipsong.net/hinh-dong/thien-nhien/phong-canh-thien-nhien/onlinevn.vn-hinh+dong+dien+thoai-320.gif

Bâng Khuâng nói...

Cám ơn bạn nhé! Chúc cuối tuần vui nhiều!

http://img1.123tagged.com/en/goodweek/132.gif

Bâng Khuâng nói...

Rất vui khi các bạn có được điểm chung trong bàn luận. Cuối tuần thanh thản nhé!

http://i1110.photobucket.com/albums/h444/El-Vi/chucsat_zps3da1bae9.gif

Thành Ý nói...

GHÉ THĂM CHỦ NHÀ. CHÚC BUỔI SÁNG AN BÌNH!

http://img.xcitefun.net/users/2011/09/262990,xcitefun-good-morning-sms.gif

Bâng Khuâng nói...

Vâng, chúc ngày mới thanh thản trong khung cảnh thiên nhiên an lành!

http://i1236.photobucket.com/albums/ff450/phanducthang54/3987472141.gif

Ngọc Anh nói...

Cuối tuần ghé thăm thầy,chúc bình an và mọi sự như ý.Thầy ơi sao bên blog của Ngọc Anh viết trả lời và cảm nhận không được

Bâng Khuâng nói...

Blog của bạn khi còm và trả lời còm vẫn bình thường mà. Nếu trục trặc thì có lẽ do máy tính hoặc đường truyển mạng đến nhà của bạn có vấn đề đó thôi! Chúc cuối tuần an lành!

http://1.bp.blogspot.com/-YLkBSr2UXgc/U0pNjgDQnoI/AAAAAAAAHtE/Tup3dgoX6js/s1600/1373632015_chim9.gif

NHAMY nói...

Bạn nhắc Tiền Quân Nguyễn Văn Thành làm mình nhớ bài văn tế

Than ôi! Trời Đông Phố vận ra Sóc Cảnh , trải bao phen gian hiểm mới có ngày nay; nước Lô hà chảy xuống Lương giang , nghĩ mấy kẻ điêu linh những từ thuở nọ, cho hay sinh là ký mà tử là quy; mới biết mệnh ấy yểu mà danh ấy thọ...

Bâng Khuâng nói...

Tổng trấn Bắc thành, Tiền Quân Nguyễn Văn Thành hoá thành người thiên cổ thì đối thủ của ông Tổng trấn Gia Định thành, Tả Quân Lê Văn Duyệt rồi cũng trở về với cát bụi... ;)