BÂNG KHUÂNG

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC

Thứ Tư, 15 tháng 5, 2013

NGƯỜI VỀ SÔNG TƯƠNG - Trần Kiêm Đoàn

Tin Melbourne - Một trong những nhạc sĩ lão thành của Việt Nam, nhạc sĩ Văn Giảng tên thật là Ngô Văn Giảng, pháp danh Minh Thông, vừa từ trần tại Melbourne, Úc Đại Lợi ngày 9 tháng 5 năm 2013, hưởng thọ 89 tuổi. Tang lễ được cử hành tại chùa Quang Minh vào ngày 12 & 13-05-2013, sẽ được hỏa táng vào lúc 8 giờ sáng ngày Thứ Ba 14-05-2013. Xin giới thiệu bài viết của tác giả Trần Kiêm Đoàn về vị nhạc sĩ tài danh này

        
                         Nhạc sĩ Văn Giảng (Thông Đạt)
    

         NGƯỜI VỀ SÔNG TƯƠNG

          Thầy Ngô Văn Giảng vừa tạ thế tại Úc, hưởng thọ 89 tuổi. Tin buồn loan ra, tôi bâng khuâng nhớ về 54 năm trước, năm 1959, thầy là giáo sư âm nhạc của chúng tôi tại trường Hàm Nghi, Huế. Thuở ấy, thầy mới ngoài 30, dáng điệu phương cường, đi chiếc xe gắn máy hiệu Zunndapp của Ðức nổ bịch bịch nổi bật cả sân trường.
            Tôi còn nhớ ngày đầu tiên khi Thầy bước vào lớp đệ Thất B1 của chúng tôi, trò Trương Phước Ni bắt tay làm loa đứng dậy chào thầy bằng câu: “Ðường trường xa muôn vó câu bay dập dồn…” Thầy cười rất tươi cho cả lớp, nhưng cũng lập nghiêm nhìn chú học trò rắn mắt ở dãy bàn cuối lớp. Ðây là câu mở đầu của hùng ca Lục Quân Việt Nam, một trong những bài ca mang tiết điệu hành khúc, hùng tráng nổi tiếng nhất của Thầy – nhạc sĩ Văn Giảng – như Thúc Quân, Ðêm Mê Linh, Qua Ðèo, Nhảy Lửa…
            Thầy đã là một nhạc sĩ thành danh, nổi tiếng trong cả nước, trước khi trở thành giáo sư âm nhạc của trường Hàm Nghi. Nhưng nhiều người chỉ biết Văn Giảng qua những bản hùng ca. Bởi thế, vào mấy năm đầu thập niên 1950, khi bản nhạc để đời của Thầy, Ai Về Sông Tương, trở thành một bản tình ca thời danh với tên tác giả là Thông Ðạt thì ít ai để ý rằng, trong góc khuất của những tâm hồn nghệ sĩ thì bên cạnh nhịp đời hào hùng vươn tới vẫn có tiếng thở dài chan chứa điệu buồn.

            Hai niên khóa học với nhạc sĩ Văn Giảng, tôi thích học nhạc thì ít mà mê Thầy kể chuyện thì nhiều. Cứ mỗi cuối giờ, Thầy có một câu chuyện kể về các giai thoại âm nhạc. Thích nhất là những chuyện thâm cung bí sử của những nghệ sĩ âm nhạc tài hoa. Chẳng hạn như bản nhạc Ngày Về của Hoàng Giác, Thầy xướng âm lên và phân tích cho chúng tôi nghe rằng, tiết điệu của bài ca có một nhịp điệu trãi dài xa vắng và âm hưởng thương nhớ quặn lòng “rất Tây Phương” vì đây là bản nhạc do một người lính Ðức trong đội quân viễn chinh của Pháp viết lên giai điệu. Nhạc sĩ Hoàng Giác chỉ soạn ca từ… Hoặc như bản nhạc Trầm Hương Ðốt của Bửu Bác, xuất xứ là bài Hải Triều Âm. Ðây là một trong những bản nhạc nghi lễ đầu tiên dùng trong sinh hoạt chùa viện đã bứt phá từ giai điệu ngũ âm “Ðăng Ðàn Cung” để tiến lên bát cung của phương Tây. Bởi vậy mà ảnh hưởng âm điệu “thánh ca nhà thờ” thể hiện rất rõ trong giai điệu của bản nhạc.
            Nhưng thú vị hơn cả là lịch sử bản nhạc Ai Về Sông Tương. Thầy kể rằng, thời trai trẻ, Thầy ở Thành Nội và yêu một cô gái ở Kim Long – Kim Long có gái mỹ miều; trẫm thương, trẫm nhớ, trẫm liều trẫm đi… mà – nhưng duyên không thành vì gia đình nho phong của cô bé không có cái nhìn thiện cảm với đời nghệ sĩ, nhất là nghệ sĩ trong ngành âm nhạc, xướng ca… Thế là chia tay và cô bé đi lấy chồng!
            Rồi một hôm, Thầy vào rạp Xi-nê Tân Tân, gần cầu Trường Tiền bên bờ Bắc sông Hương để coi phim “Bé Nhà Trời” (Les enfants du paradis). Ngay trước mắt Thầy, ờ hàng ghế trước có một cô bé tóc dài. Tuy nhìn không rõ mặt nhưng từ dáng dấp đến hương tóc thoang thoảng mùi hoa Ngâu của người thiếu nữ đã làm sống lại hình ảnh người tình Kim Long. Thầy bị xúc động đến nỗi không thể còn ngồi lại lâu hơn trong rạp chiếu bóng để xem phim, nên vội vàng ra khỏi rạp. Thầy cỡi chiếc xe đạp Dura Mercier của Thầy và đạp xe dọc theo bờ sông Hương để vô cửa Thượng Tứ vào nhà ở Thành Nội. Thoáng chốc dòng sông Hương hiện ra như là dòng sông Tương chia biệt trong truyện tình cổ thư Trung Quốc. Thầy vừa đến nhà là dựng ngay chiếc xe đạp ngoài hiên, đi nhanh vào nhà và vội vã sáng tác bản nhạc bằng tất cả sự hoài niệm và háo hức nghệ thuật với sự chấn động dị thường như phép lạ hóa thân. Bản nhạc Ai Về Sông Tương được viết ra trong vòng mười lăm phút!
            Sau đó, Thầy bí mật ký tên là Thông Ðạt và chép một bản gởi ra đài phát thanh toàn quốc là đài Pháp Á ở Hà Nội. Ngay sau đó, Mạnh Phát vừa là nhạc sĩ vừa là ca sĩ đã hát bản Ai Về Sông Tương lần đầu trên đài Pháp Á Hà Nội. Bản nhạc sáng tác năm 1949 đã nhanh chóng nổi tiếng trong toàn cả nước.  Ðã trải qua hơn 60 năm, những mối tình đã cũ, những hẹn hò thuở răng trắng tóc xanh đã thành “răng long đầu bạc”. Nhưng Ai Về Sông Tương vẫn mới như thời gian là nước chảy qua cầu, vẫn còn là tiếng lòng tình tự của những đôi tình nhân ước hẹn không thành. Bản nhạc với một giai điệu thướt tha lãng mạn, lời lẽ đậm nét hoài niệm trữ tình làm dậy lên nguồn tình cảm sướt mướt, mượt mà mà rất “sang” ấy như một dòng suối tươi tắn, mát dịu trong một hoàn cảnh tạm hồi sinh sau cuộc chiến:

           Ai có về bên bến sông Tương
           Nhắn người duyên dáng tôi thương
           Bao ngày ôm mối tơ vương
           Tháng với ngày mơ nhuốm đau thương
           Tâm hồn mơ bóng em luôn
           Mong vài lời em ngập hương...

        Cũng theo lời Thầy vui vui kể chuyện rằng, Mạnh Phát, là bạn thân của Văn Giảng, đã nhờ Văn Giảng đến nhà ấn hành tân nhạc gần như độc nhất thời bấy giờ là nhà xuất bản Tinh Hoa ở Huế do ông Tăng Duyệt làm giám Ðốc để hỏi cho ra Thông Ðạt là ai ngay sau khi bản nhạc phát trên đài Pháp Á. Nhưng mãi đến ba tháng sau thì tông tích của Thông Ðạt mới được tiết lộ. “Mạnh Phát vô Huế chơi khi biết tui là Thông Ðạt, hắn đấm lưng tui thùi thụi như rứa thì thôi!” Thầy Văn Giảng nói.
Một lần trong giờ học nhạc, trò Nguyễn Xuân Huế là tay đọc tiểu thuyết đệ nhất trong lớp hỏi Thầy: “Thưa Thầy, tại sao mình có sông Hương, mình cũng có Hương giang đầu, Hương giang vỹ mà Thầy lại phải vay mượn sông Tương của Tàu như rứa ạ?”. Thầy trả lời, đại khái là tại sông Hương chưa có chuyện tình nào nổi tiếng trong tình sử như sông Tương. Tương Giang là một con sông ở Trung Hoa, bắt nguồn từ núi Duyên Hải, chảy qua Hồ Nam dài hơn hai ngàn dặm. Còn ý “ai về sông Tương” của Thầy trong bản nhạc là bắt nguồn từ cảm hứng của bốn câu thơ tình sử trích từ khúc Trường Tương Tư của nàng Lương Ý, đời Hậu Chu. Nàng và Lý Sinh yêu nhau say đắm nhưng phải chia tay.  Nàng làm thơ mong gửi gấm nguồn tâm sự đau khổ khi phải xa cách người yêu:

              Quân tại Tương Giang đầu
              Thiếp tại Tương Giang vĩ
              Tương tư bất tương kiến
               Ðồng ẩm Tương Giang thủy

                                 ***

               (Chàng ở đầu sông Tương
               Thiếp ở cuối sông Tương
               Nhớ nhau không thấy mặt
               Cùng uống nước sông Tương)

       Trong những ngày phong trào đấu tranh Phật giáo xẩy ra tại Huế năm 1963, có lần tôi gặp Thầy trên con đò Thừa Phủ, Thầy nói là lên chùa Từ Ðàm nhưng đường sá trở ngại phải đi đò sang sông rồi đi bộ lên chùa. Khi đò ra giữa sông tôi nghịch ngợm hỏi Thầy: “Thưa Thầy, đã có ai về sông Tương chưa ạ?” Thầy cũng cười đáp lại: “Ðối với tôi thì sông Tương là sông Hương. Tôi chỉ mong cuối đời về lại con sông này…”. Ngày đó và bây giờ, tôi tự hiểu khái niệm “cuối đời về lại” của Thầy là linh khí của con người luân lưu sống giữa hồn thiêng sông núi. Nếu vậy, thì hôm nay Thầy đã về sông Tương.
Ðó là lần cuối tôi gặp Thầy Văn Giảng. Nhưng sau đó không lâu, tôi lại được “gặp” Thầy qua một tác phẩm mang tính chất đạo ca của khách hành hương mà tôi đã gặp trên chuyến đò Thừa Phủ: Nhạc phẩm Từ Ðàm Quê Hương Tôi. Lần nầy Thầy để tên tác giả là Nguyên Thông. Bản nhạc tuy được liệt vào thể loại nhạc tôn giáo nhưng cả giai điệu lẫn ca từ đã vượt ra ngoài khuôn khổ giới hạn của văn hóa chùa viện. Cảm quan nghệ thuật sáng tạo của người nhạc sĩ tài hoa đã dung hóa được tính chất tráng liệt của hùng ca như Thúc Quân, Lục Quân Việt Nam, làn điệu mượt mà lãng mạn của tình ca như Ai Về Sông Tương, Ai Ðưa Con Sáo Sang Sông và biểu tượng thiêng liêng, siêu thoát của đạo ca như Mừng Ðản Sanh, Ca Tỳ La Vệ, Từ Ðàm Quê Hương Tôi:

        Quê hương tôi miền Trung
        Sớm hôm chuông chùa nhẹ rung
        Tiếng muôn đời hồn tổ tiên kiêu hùng
        Ôi uy nghiêm bóng chùa Từ Ðàm
        Nơi yêu thương phát nguồn đạo vàng
        Qua bao giông tố chùa Từ Ðàm tôi vẫn còn…

        Những nhạc sĩ tài hoa của nền tân cổ nhạc Việt Nam thuộc thế hệ Chiến Tranh Việt Nam lần lượt ra đi. Nghệ thuật và người nghệ sĩ đến với đời và ra đi không bằng tấm vé một chiều. Tác phẩm để lại cho thế hệ kế thừa sẽ làm cho con đường sáng tạo nghệ thuật rộn ràng và phong quang hơn. Với hơn 50 tác phẩm âm nhạc phong phú giá trị nghệ thuật để lại cho đời, nhạc sĩ Văn Giảng đã cống hiến phần tinh hoa lớn nhất của đời mình vì lợi lạc của tha nhân mà các nhà tu Phật giáo thường gọi là “công hạnh viên thành”. Thế hệ đàn em, học trò như chúng tôi có điểm tựa tinh thần đáng tự hào và trân trọng trong giờ phút tưởng niệm và bái biệt Thầy.

                                        Sacramento, mùa hoa sen tháng Tư, 2013
                                                            Trần Kiêm Ðoàn

60 nhận xét:

r nói...

r rat thich nghe nhac , trong do co tac pham nay nhung thich thi nghe va hat thoi chu khong nho tac gia la ai dau .
Hom nay nho TD ma r biet cha de cua bai hat rat noi tieng , day tam tu .
Cau xin cho huong hon co nhac si VANGIANG som sieu sanh mien cuc lac .

r nói...

Cang doc , cang kinh ne cac bac cha chu ngay xua , nho tung ten nhung nguoi hoc chung , tung cau chuyen ...
The he cua r noi chung va r noi rieng rat hoi hot , ra khoi truong la quen het ! Te qua phai khong Thay ?
Cam on TD !
Ma sao viet o nha Thay ko danh dau duoc ??? Ben chi HM bo dau ngon lanh .

Unknown nói...

Em sanng thăm thầy , Em chúc thầy tối ngủ ngon ạ

hienmai nói...

HM cũng rất thích bài hát " Ai về sông Tương " và chỉ biết là của nhạc sĩ Thông Đạt. Hôm nay mới biết tác giả là cố nhạc sĩ Văn Giảng. Một tài năng nữa lại ra đi! Xin được cầu nguyện cho hương hồn cố nhạc sĩ Văn Giảng sớm về miền cực lạc.
Kính chúc Thày Do vui khỏe

Hạnh phúc 67 nói...

Chào Thầy, PyN mới qua spot đi kiếm người quen chào hỏi. Chúc Thầy tối vui

Bâng Khuâng nói...

XIN CÚI ĐẦU TƯỞNG NIỆM NHẠC SĨ VĂN GIẢNG

[img]http://i78.photobucket.com/albums/j107/nhukieu/resize.jpg[/img]

Bâng Khuâng nói...

GÕ PHÍM KHÔNG DẤU HOÀN TOÀN DO CÀI ĐẶT TỪ MÁY TÍNH CỦA BẠN (CÓ THỂ ĐANG ĐỂ CHỮ E - ENGLISH HOẶC CHỮ F - FRENCH MÀ KHÔNG CHỈNH QUA CHỮ V - VIETNAMESE.

Bâng Khuâng nói...

CHÚC NGÀY MỚI THÂN TÂM AN LẠC NHÉ!

Bâng Khuâng nói...

Nhạc sĩ Văn Giảng có thời gian làm nhạc trưởng Đài Phát thanh Huế và giáo sư âm nhạc tại các trường Trung học Hàm Nghi, Quốc Học, Huế.
Cũng trong lãnh vực âm nhạc, nhờ xuất thân từ một gia đình có truyền thống âm nhạc, Văn Giảng thích tìm tòi và nghiên cứu nhạc cổ truyền Việt Nam. Năm 1956, ông đã tìm ra phương pháp ký âm cho nhạc sĩ cổ truyền có thể nhìn bài bản mà trình tấu chung với nhạc sĩ tân nhạc và từ đó, ông thành lập ban cổ kim hòa điệu "Việt Thanh", một ban nhạc đầu tiên trong nước dưới hình thức tân cổ hòa điệu với những nhạc khí tranh, tỳ, nhị huyền, nhị hồ, đàn nguyệt... hoà tấu chung với dương cầm, tây ban cầm, đại hồ cầm...
Trong phạm vi này, ông đã hoàn thành tác phẩm độc đáo "Ai Đưa Con Sáo Sang Sông", một bản đại hòa tấu, thời lượng 60 phút, trình diễn bởi các nhạc sĩ cổ truyền. Ông cũng đã soạn nhiều sách giáo khoa về âm nhạc, hoàn thành quyển "Kỹ Thuật Hoà Âm" dày 350 trang được dùng làm tài liệu dạy âm nhạc ở các trường.
Năm 1970, ông được huy chương vàng giải Văn học Nghệ thuật của Tổng thống Việt Nam Cộng Hòa (âm nhạc loại A) với sáng tác phẩm "Ngũ Tấu Khúc" (Quintet for Flute and Strings). Cùng năm này, ông được chỉ định làm Giám đốc Nghệ thuật điều hành Đoàn Văn nghệ Việt Nam gồm 100 nghệ sĩ tân cổ nhạc và vũ, ban vũ do nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ phụ trách, ban vũ cổ truyền đại nội Huế do nhạc sĩ Nguyễn Hữu Ba điều khiển, để tham dự Hội chợ Quốc tế Expo 70 tại Osaka (Nhật Bản).
Ngoài một gia sản âm nhạc đồ sộ, từ những hành khúc hùng dũng đến những cung bậc uyển chuyển lả lướt của những bài tình ca qua những điệu nhạc vui tươi yêu đời dành cho thiếu nhi và những ca khúc uy nghiêm về Phật giáo, nhạc sĩ Văn Giảng còn đóng góp trong việc phổ biến âm nhạc Việt Nam ở hải ngoại với một số lượng đáng kể về sách dạy nhạc viết bằng Việt ngữ và Anh ngữ, chẳng những dành cho thế hệ trẻ Việt Nam ở hải ngoại mà cho cả người ngoại quốc muốn học hỏi và tìm hiểu về nền âm nhạc Việt Nam.

Một con người giản dị, khiêm nhường, không thích phô trương với một gia tài âm nhạc to lớn như thế của mình ẩn náu nơi một góc trời Đông, quả thật là một người đáng kính nể, đáng tôn thượng trong làng âm nhạc Việt Nam.

Bâng Khuâng nói...

RẤT VUI KHI GẶP PyN Ở VÙNG ĐẤT BLOGSPOT NÀY. CHÚC NGÀY MỚI AN LÀNH!

th@nh nói...

Rất bổ ích và thú vị. Cảm ơn hai bạn Phu Đoan và Kiem Đoan.(vỗ tay)

Bâng Khuâng nói...

Cám ơn tràng pháo tay của bác Rhum nhé! :D

Khúc Thụy Du nói...

Cầu nguyện hương linh của nhạc sĩ đến miền cực lac.

Bâng Khuâng nói...

Vâng, cùng cầu nguyện cho hương linh nhạc sĩ phiêu diêu siêu thoát nơi miền cực lạc!

[img]http://www.bariaphuoctuy.org/thongtin/Candle.gif[/img]

Nguyễn Viết Tân nói...

Lại khuất xa rồi một bóng tùng
Bao nhiêu thương nhớ lệ rưng rưng
Người đi để lại hồn cho Nước
Dòng chảy tình ca mãi chẳng dừng ..................
.
Em rất thích lão nhạc sĩ này anh à -thật buồn vì ông đã ra đi -

Lý Lãng nói...

Thật tuyệt!Nhờ thầy TKĐ,nay em mới biết được tác giả của hai ca khúc nổi tiếng cùng là nhạc sĩ Văn Giảng...Nguyện cho hương hồn Thầy phiêu diêu miền cực lạc!
An vui anh nhé!

Châu Thanh Thủy nói...

- Bài hát này thì em nghe đã nhiều và cũng gần thuộc luôn, tuy không chính xác tuyệt đối về ca từ, vậy mà bây giờ mới biết xuất xứ của nó. Kính phục một nhạc sĩ tài hoa và cũng thương tiếc ông.
- Hình như cái máy của em đã khá hơn rồi anh ạ. Từ 3 giờ chiều đến giờ em mở mạng liên tục. Gã đó có hiện lên một lần rồi lặn xuống. Em cũng nhấn vào cái nút như anh Rhum nói. Như mọi lần thì phải tắt máy và đi làm việc khác rồi. Nhưng sau đó em vẫn vào blog của anh được nè và chưa thấy gã hiện lên nữa. Để tối nay em xem thử thế nào. Nếu chưa được, em tiếp tục tải các clip múa sang USB cho nhẹ máy bớt.

Phuợng Tím nói...

Người nhạc sĩ đã ra đi, nhưng những bài hát vẫn còn mãi với thời gian.Thật ra khi hát một bài hát, có ít người chú ý đến tiểu sử của nhạc sĩ, người nhạc sĩ họ đã thầm lặng mang đến cho đời những giai điệu ca từ khiến cho lòng người xao động, rồi một ngày họ ra đi thầm lặng mà không còn ai biết.Cảm ơn thầy đã viết bài thông tin nầy, và một phút mặc niệm cho người nhạc sĩ tài hoa.

Khúc Thụy Du nói...

MN sang thăm anh Thaydo . Chúc chiều cuối tuần vui và hạnh phúc bên gia đình . Thân mến. :)

Lê Vân nói...

Tương Giang nói đây có phải con sông quê LV không nhỉ?

Unknown nói...

Nắng nóng thế này trong đó có mắt hơn không thầy ơi

Bâng Khuâng nói...

Nguyện cho hương hồn nhạc sĩ Văn Giảng tiêu diêu miền cực lạc!

[img]http://direct2.anhso.net/original/11/113736/1482011181340459.gif[/img]

Bâng Khuâng nói...


Chân thành bái vọng hương linh người quá cố!

[img]http://mysite.verizon.net/vzeovjd9/sitebuildercontent/sitebuilderpictures/Candles.gif[/img]


Bâng Khuâng nói...

Mát lắm, khoảng 39 độ C thôi! :p

Bâng Khuâng nói...

Mời nghe một bản nhạc của nhạc sĩ Văn Giảng nhé!

[youtube]http://www.youtube.com/watch?v=xAQUDO-rUB0[/youtube]

Bâng Khuâng nói...

Đêm an lành nhé!

[img]http://images.yume.vn/wall/20130510/thaydo09/source/1368198256_goodnight14.gif[/img]

Bâng Khuâng nói...

Vậy là mừng cho cô giáo CTT không còn bị "hắn" hành hằng đêm nữa :D.
Mời nghe một bản nhạc hùng của nhạc sĩ Văn Giảng nhé!

[youtube]http://www.youtube.com/watch?v=bYWGCGwt3gA[/youtube]

Bâng Khuâng nói...

Sông Tương trong bài hát AI VỀ SÔNG TƯƠNG của nhạc sĩ Thông Đạt không phải là sông Tương ở Việt Nam mà là sông Tương ở Trung Hoa. Chắc bác Lê Vân nhớ đoạn Kinh Thi này chứ:

"Quân tại Tương Giang đầu
Thiếp tại tương Giang vĩ
Tương cố bất tương kiến
Đồng ẩm Tương Giang thuỷ"

Theo bách khoa toàn thư mở Wikipedia thì:

"Tương Giang hay Tương Thuỷ hay sông Tương (tiếng Trung: 湘江 hay "湘水", pinyin: Xiāng Jiāng, Xiāng Shǔi; Wade-Giles: "hsiāng chiāng" hay "hsiāng shuǐ"), là một con sông, chi lưu chính của sông Trường Giang, chảy qua tỉnh Hồ Nam, Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa. Sông này có diện tích lưu vực 94.600 km², tổng chiều dài 856 km, lưu lượng bình quân 72,2 tỷ m³ một năm. Tương Giang bắt nguồn từ huyện Lâm Quý của Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây, Trung Quốc và chảy vào Hồ Nam."

Chu Ngọc nói...

Ngọc thăm anh, cùng cầu nguyện hương linh của nhạc sĩ đến miền cực lac.

Bâng Khuâng nói...

Sông Tương ở Việt Nam hay sông Tiêu Tương từ lâu đã là nguồn cảm hứng cho bao truyền thuyết như truyện tình Trương Chi, bến sông chia li, tương tư nhung nhớ.

Nhưng sự thật về con sông này giống như một bức màn sương lúc mờ lúc tỏ. Theo một số văn kiện còn lưu lại thì:

Tiêu Tương không chỉ là một huyết mạch giao thông quan trọng của vua An Dương Vương mà còn là một hào luỹ thiên nhiên che chắn, bảo vệ kinh đô Cổ Loa non trẻ của quốc gia Âu Lạc. Hơn thế, dòng chảy của Tiêu Tương còn chở mạch nguồn văn hoá của người Việt từ kinh đô đến khắp các làng quê
Sách Đại Nam nhất thống chí chép: “sông Tiêu Lương cũ ở địa giới phủ Từ Sơn, phát nguyên từ cái đầm lớn xã Phù Lưu huyện Đông Ngàn, chảy từ phía tây sang đông bắc qua xã Tiêu Sơn huyện Yên Phong, chuyển sang địa phận hai huyện Tiên Du và Quế Dương vào sông Thiên Đức". Sách Địa chí Hà Bắc ghi rằng: “Sông Tiêu Lương, còn gọi là sông Tiêu Tương, ở địa giới huyện Tiên Sơn phát nguyên từ hồ Lãng Bạc chảy từ phía tây sang đông bắc qua xã Tương Giang, Vân Tương, qua các làng quan họ nổi tiếng như Lim, Bưởi, Ó, Se, Bò... rồi chảy vào sông Cầu”... gười Việt từ kinh đô đến khắp các làng quê

Một điều hết sức thú vị là sông Tiêu Tương tuy “mù mờ” trong chính sử nhưng lại được thể hiện rất “đậm nét” qua các truyền thuyết, các câu chuyện cổ, các áng thơ văn, âm nhạc... của dân gian hay qua các tên đất, tên làng - những địa danh văn hoá mà nó đi qua. Đây chính là nguồn dữ liệu sống rất có giá trị trong thực tế để chúng tôi kiểm chứng những giả thuyết mà mình đã đặt ra.

Một trong những câu chuyện được nhiều người kể và cho tới nay vẫn còn lưu lại khá đậm nét trong tâm thức dân gian, đó là chuyện tình chàng Trương Chi. Chuyện kể rằng: “Ngày xưa, có một chàng đánh cá nghèo tên là Trương Chi sống trên sông Tiêu Tương, trong một chiếc thuyền chài nhỏ. Hằng ngày, chàng vừa tung chài, kéo lưới, vừa ca hát say sưa. Gần khúc sông nơi chàng thường đánh cá có lâu đài của quan Thừa tướng. Nàng Mỵ Nương con gái quan Thừa tướng hằng ngày nghe tiếng hát của chàng mà đem lòng yêu say đắm. Cho đến một ngày, chàng Trương Chi chuyển tới đánh cá ở một khúc sông khác. Mỵ Nương vì nhớ mong tiếng hát của chàng mà sinh ốm tương tư. Thừa tướng cho mời biết bao thầy thuốc tài giỏi trong vùng tới cứu chữa cho con gái yêu, thế nhưng chẳng thầy thuốc nào chữa khỏi được bệnh cho nàng. Biết được uẩn khúc trong lòng Mỵ Nương, quan Thừa tướng cho người tìm Trương Chi đưa về dinh của mình. Hằng ngày, Thừa tướng giao cho chàng nhiệm vụ sắc thuốc và hát cho Mỵ Nương nghe. Gặp mặt chàng đánh cá xấu xí và nghèo khổ, Mỵ Nương thất vọng và từ đó khỏi bệnh.
Chàng Trương Chi lại trở về với dòng Tiêu Tương thơ mộng. Từ đó, đến lượt chàng thầm yêu trộm nhớ nàng Mỵ Nương xinh đẹp. Ôm mối tình vô vọng, giận cho duyên phận hẩm hiu, chàng nhảy xuống sông tự vẫn. Hồn chàng sau khi chết nhập vào cây bạch đàn.
Quan Thừa tướng vô tình mua cây bạch đàn về, sai người tiện một bộ ấm chén uống trà rất đẹp. Lạ kỳ thay, mỗi khi rót nước vào chén, người ta lại thấy thấp thoáng hình bóng chàng đánh cá xấu xí trong lòng chén nước. Mỵ Nương cầm chiếc chén trên tay, cảm động vì chuyện xưa, giọt nước mắt của nàng nhỏ vào trong chén. Và, chiếc chén bỗng tan ra thành nước"

- NHƯ VẬY SÔNG TƯƠNG Ở VIỆT NAM LÀ SÔNG TIÊU TƯƠNG CÓ LIÊN QUAN ĐẾN CHUYỆN TÌNH TRƯƠNG CHI - MỴ NƯƠNG
- SÔNG TƯƠNG TRONG BÀI HÁT CỦA NHẠC SĨ THÔNG ĐẠT LÀ TƯƠNG GIANG HAY TƯƠNG THUỶ CỦA TRUNG QUỐC. NHẠC SĨ THÔNG ĐẠT KHI TRAO ĐỔI VỚI BẠN BÈ VÀ HỌC SINH CỦA ÔNG ẤY ĐÃ CHO BIẾT NHƯ VẬY

Bâng Khuâng nói...


Xin cùng cầu nguyện hương linh của nhạc sĩ đến miền cực lạc

[img]http://1.bp.blogspot.com/_GX0AKwVsQM0/TFTwkl6QksI/AAAAAAAAJU8/6Q_22JCC46A/s1600/nhang1.jpg[/img]

r nói...

Đuúngúngungung

Đúng là THAYDO , kiến thức sâu rộng quá ( vỗ tay đôm đốp )
Nhưng Thầy ơi , máy nó lúc có dấu lúc không , không do ng/nhân Thầy nêu đâu . Nó gõ tùm lum 1 hồi tự nhiên có dấu lại ( y hàng chữ mẫu ở trên đó )

Bâng Khuâng nói...

Máy lúc có dấu, lúc không dấu là do người sử dụng chạm nhẹ vào phím chuyển nào đó, nên nó thay đổi thôi. Lúc đó dừng lại kiểm tra BẢNG GÕ TIẾNG VIỆT, xem "show hidden icons" đang dùng tiếng Việt (V) hay là tiếng Anh (E),tiếng Pháp (F) xem sao

LANHUE nói...

Cầu xin hương hồn cố nhạc sĩ VĂNGIANG phiêu diêu miền cực lạc .
[img] http://upanh.vn88.com/images/2013/05/19/2099.gif [/img]
Chúc chủ nhà luôn vui khỏe.

Unknown nói...

Trở về cát bụi ...Cố nhạc sĩ vẫn còn để lại cho đời âm hưởng dạt dào của những dòng nhạc mang đậm tính nhân văn Anh nhỉ !
Thu Điệp chúc anh luôn vui và HP nhé !

Bâng Khuâng nói...

Cầu xin hương hồn cố nhạc sĩ VĂNGIANG phiêu diêu miền cực lạc!

[img]http://mamietitine.unblog.fr/files/2009/03/bougielilourc7.gif[/img]

Chúc Lan Huệ luôn vui khỏe.

Bâng Khuâng nói...

Có sự đồng cảm và chia sẻ của bạn, chắc nhạc sĩ vui lắm!
Chủ nhật an lành nhé!

NHAMY nói...

Hôm nay qua blog tiếng việt của bạn nghe thêm mấy bài nhạc hay lại không còm được
Các nhạc sĩ tài danh lại lần lượt ra đi
Thành tâm cầu nguyện người quá cố sớm về lạc quốc

Nguyen Phuc Vinh Ba' blog nói...

Mình cũng học với thầy VG 02 năm và rất bái phục tài năng và đức độ của thầy.

Unknown nói...

Những nhạc sĩ tên tuổi có những bài hát hay đi cùng năm tháng ngày càng vơi dần đi anh nhỉ ? Cầu chúc nhạc sĩ NVG luôn an lạc nơi miền xa thẳm
[img] http://files.myopera.com/Trongsang/blog/can21.gif[/img]

r nói...

Hai thất rồi đó Thầy !
Ghé qua chúc Thầy một tuần mới vui khỏe .

Unknown nói...

Chúc anh PĐ tuần mới an lành, vui khỏe và hạnh phúc

Bâng Khuâng nói...

Vâng, thành tâm cầu nguyện cho người vừa mất sớm về miền cực lạc!

Bâng Khuâng nói...

Mình định tải bản nhạc MỪNG NGÀY ĐẢN SANH của nhạc sĩ Văn Giảng để tặng bác nhân ngày Phật đản năm nay, nhưng loay hoay một hồi vẫn không được.
Chúc vui nhiều nhé!

Bâng Khuâng nói...

Cầu chúc hương linh nhạc sĩ sớm tiêu diêu tịnh độ!

Bâng Khuâng nói...

Chúc bạn tuần mới vui thật nhiều!

Bâng Khuâng nói...

Mình xin chúc lại bạn như vậy!

Unknown nói...

Sang thăm anh được biết một nhà giao, một nhạc sỹ tuyệt vời

Bâng Khuâng nói...

Rất vui khi văn Đức Đỗ ghé thăm và ghi cảm nhận nhé! Chúc một ngày an lành!

Hoa sen vàng nói...

Mới nghe tin vợ thầy VG cũng đã ra đi sau đó 3 ngày vì bệnh tim, thọ 85 tuổi. Cầu nguyện hương hồnb Thầy Cô sớm về nơi an lành.

Bâng Khuâng nói...

Mình thật sự sững sốt khi nghe tin này. Xin cúi đầu cầu nguyện cho hương hồn vợ chồng nhạc sĩ sớm siêu thoát về nơi cực lạc.

[img]http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/articlefiles/130128-DP_Van-Giang-va-vo---hinh-cu-400.jpg[/img]

(Tấm hình vợ chồng nhạc sĩ Văn Giảng chụp năm 1949, tới nay ông còn giữ.)

Bâng Khuâng nói...

Đúng như bác Hoa Sen Vàng cho biết. tôi vừa đọc bàn tin này khi truy cập trên mạng theo đường link http://clbhongoccan2013.wordpress.com/2013/05/20/ban-tin-1401236-ngay-20513/

TIN BUỒN
Xin báo tin đến các bạn biết :
Cố nhạc sĩ VĂN GIẢNG (Thông Đạt)
Vừa được hoả táng ngày thứ ba 14 tháng 5 vừa qua. Sau đó tro cốt đã được mang rải ra biển.
Sau khi dự rải cốt của chồng - bà Văn Giảng về nhà bị lên cơn đau tim và đã qua đời vào ngày Thứ Sáu 17/5/13, hưởng thọ 85 tuổi.
Như vậy chỉ trước sau 1 tuần hai ông bà Văn Giảng cùng ra đi (một sự hiếm có).
Nguyễn Toàn

Unknown nói...

Anh hiện nay có phải ở Bình Thuận không nhỉ?
Hình như anh cũng là người có đạo Công giáo?

VOKHUYEN nói...

HAI CỤ ĐỀU THỌ , RA ĐI KẺ TRƯỚC NGƯỜI SAU : HẠNH PHÚC THẬT !

Bâng Khuâng nói...

Mình đã trả lời bạn một vài lần trước đây rồi kia mà : đúng như vậy

Bâng Khuâng nói...

Chỉ khổ cho con cháu lo tang lễ bở hơi tai ...

Nặc danh nói...

Bệnh này có thể do bàn phím bị ẩm nữa đó. Tháo ra vệ sinh và sấy thật khô là ổn.

Bâng Khuâng nói...

Được chuyên gia tin học chỉ dẫn chắc nữ hiệp R an tâm thực hiện nhé!

Nguyễn Khôi nói...

NHỚ NGƯỜI VỀ SÔNG TƯƠNG
(Tưởng niệm Nhạc sĩ Thông Đạt)
Tặng : Trần Kiêm Đoàn
--------
"Thiên nhai phương thán dị hương nhân
Hựu hướng thiên nhai biệt cố nhân"
- Vi Trang
Sông Tương xa tít bên Tàu
Tiêu Tương ở mãi bên Lầu Mỵ Nương (1)
Xa rồi, Người hỡi sông Hương
Ai về Vỹ Dạ mà thương một người...
Tình xưa theo Hạc về trời
Ai đi Châu Úc, ai thời về đây ?
Trường Tiền mấy nhịp gió mây
Chuông chùa Thiên Mụ lất lây hồn người
Bồ Đề tỏa bóng xanh tươi
Ta "thiền" lạc giữa cõi trời hư không.
*
Người đi chìm nổi phong trần
Sông Tương gieo khúc nhạc ngân bên trời,
----
(1) Đồi Lim bên sông Tiêu Tương (Bắc Ninh) gắn với sự tích Trương Chi.
Góc thành nam Hà Nôi 1-5-2013
Nguyễn Khôi

Bâng Khuâng nói...


Rất vui khi bác Nguyễn Khôi có nhã hứng cảm tác một bài thơ hay để tưởng niệm nhạc sĩ Thông Đạt và tặng nhà văn Trần Kiêm Đoàn. Chúc bác ngày mới vui nhiếu nhé! :bh