BÂNG KHUÂNG

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC

Thứ Sáu, 29 tháng 1, 2021

TRƯỚC SAU – Thơ Đan Thụy


  
                           Nhà thơ Đan Thụy


TRƯỚC SAU
 
Em phía nắng má ửng hồng... như lá
Trong ráng chiều pha chút nét hương xa
Anh thuở ấy bên nụ cười rất thật
Thầm lặng yêu và yêu đến vô cùng
 
Giờ nơi này em đang mùa gió chướng
Lá me vương tà áo mỏng nhạt nhoà
Đêm trở giấc giật mình đan vạt nhớ
Vòng tay chiều đong đếm những... ngu ngơ
 
Như cô Tấm thảo hiền ngày xa cũ
Muốn mùa thu còn mãi nắng hanh vàng
Ta cũng vậy bên dốc đời hối hả
Nắm chặt tay người tìm lại chút bình yên
 
Này anh ạ, cuối đường nơi phía trước
Có khi nào anh buông lỏng vòng tay
Con chim nhỏ trên cành cong trước gió
Ngả nghiêng đời
chao đảo giữa mênh mông
 
Em thả gió vào cuộc tình nông nổi
Bối rối loang trên những phiến thơ buồn
Đời vay trả những tháng ngày huyền thoại
Bên hiên chiều nhặt bóng đổ chông chênh...
 
                                                  Đan Thụy
 
..............
 
Tên thật: Đàm Thị Hải
Công ty Tây Ninh CoSinCo
KM27, QL22B, Long Thành Nam
Hoà Thành - Tây Ninh
Điện thoại: 0918266282
Email: damhaitn@gmail.com
 

BƯỚC RA KHỎI NĂM CŨ BẰNG ĐÔI CHÂN TRẦY TRẬT... - Thơ Trần Mai Ngân


   
                     Nhà thơ Trần Mai Ngân

THƠ 1-2-3

BƯỚC RA KHỎI NĂM CŨ BẰNG ĐÔI CHÂN TRẦY TRẬT...

Giữ giọt nước mắt không rơi vỗ về vết thương nhức nhối
Giấu vào đêm hai trái tim mùa đông đóng băng...
 
Ngày mai đón năm mới nào khăn nào áo
Rực rỡ màu bình yên in hoa trên vải lụa
Em mặc vào đi lễ phía trời xuân...
 
                                                                    Trần Mai Ngân 

Thứ Tư, 27 tháng 1, 2021

CỬA KHÉP – Thơ Lê Văn Trung


   
 

CỬA KHÉP
 
Hoa vội nở
Hoa vội tàn
Như thể
Xác hồn xuân không hiện hữu trên đời
Em vội đến
Em vội đi
Như thể
Em là sương, em là khói
Dễ phai phôi
Hoa vội nở giữa lòng tôi thổn thức
Hoa vội tàn rụng úa giấc mơ xuân
Ôi vạn kiếp mùa trăng em mãi khuyết
Mà tìm nhau, tìm suốt cuộc trăm năm
Chiều chưa cạn, lòng xuân nhau vội xế
Bay về đâu cánh én rẽ xa đàn
Sao vội khép! Sao đành tâm khép lại
Khung cửa đời chật quá phải không em?
 
                                         Lê Văn Trung

NHÀ THƠ MẠC UYÊN LINH VỚI “THƠ TÌNH KHÔNG TUỔI” - Châu Thạch




Cầm tập “Thơ Tình Không Tuổi” của nhà thơ Mạc Uyên Linh gởi tặng, nhìn tấm ảnh của nhà thơ được đăng trên trang bìa, tôi cảm thấy tấm ảnh như thể hiện thứ thơ tình không tuổi rồi. Trên trang bìa, hình một ông già thất thập, nhưng nét thư sinh vẫn còn hiện trên khuôn mặt có đôi mắt mộng mơ ẩn sau làn kính trắng, có đôi môi mím nhẹ như luôn luôn muốn hôn và có đôi má hơi gầy tượng trưng cho một tâm hồn yêu đam mê, nồng nàn, say đắm.
 

VŨ THÀNH SƠN, KẺ KHÁC BÊN TRONG CHÚNG TA - Nguyễn Đức Tùng


Nhà thơ Vũ Thành Sơn


Thơ là sự tìm kiếm trở lại một thế giới chưa bao giờ mất. Để làm được điều ấy, tôi nghĩ, nhà thơ cần hai tính cách: tập trung chú ý vào các chi tiết của đời sống, và sống trọn vẹn đời mình như một con người với những cảm xúc, tư lự, không thoả hiệp, một cuộc đời sẵn sàng để xem xét lại.
 
Tôi tin nếu gọi tên mình một cách chậm rãi
Đủ lâu
Một kẻ khác bên trong chúng ta
Sẽ lên tiếng
 

Thứ Ba, 26 tháng 1, 2021

NĂM TÂN SỬU (2021) NÓI CHUYỆN TRÂU – Nguyễn Châu


Giáo sư Nguyễn Châu (tác giả bài viết)
 

Trâu là con vật tượng hình của Cung thứ Hai trên hoàng đạo Trung Hoa, gọi là SỬU, tiếp theo sau con Chuột gọi là TÝ.
 
Trâu tiếng Trung Hoa là Ngưu (niu), chỉ thị con vật khoẻ mạnh kéo cày và làm những việc nặng nhọc.
 
Ngày xưa, người Tàu không ăn thịt Trâu vì nó là con vật cần thiết cho nông nghiệp. Ngay cả bây giờ, nhiều người Trung Hoa vẫn cho rằng giết và ăn thịt một sinh vật đã giúp đỡ con người trong cày bừa và thu hoạch mùa màng là một hành vi vô đạo đức, theo họ con trâu xứng đáng được biết ơn. Dường như, thịt trâu trở thành điều cấm kỵ tại Trung Hoa cũng đã du nhập vào đây theo đạo Phật. Ðã có một vài vị Hoàng đế thời Trung cổ đã ra sắc lệnh cấm giết và ăn thịt trâu, bò. Nhiều sắc lệnh tương tự nhưng nghiêm ngặt hơn đã được ban hành tại Nhật Bản. Tại Nam Trung Hoa, lại có tục thờ cúng loài bò hoặc trâu nước, nhưng không có liên quan gì đến giáo lý nhà Phật cả.
 

NHỚ MÀU TRĂNG QUÊ, BỜ BÊN KIA... – Thơ Tịnh Bình


  


NHỚ MÀU TRĂNG QUÊ
 
Con đường quen nắng quen mưa
Gian lao dáng mẹ chợ trưa đồng chiều
Khói nhòa vẽ nét liêu xiêu
Đường đê chấp chới cánh diều tuổi thơ
 
Cố hương dõi phía xa mờ
Tiếng rao trưa vắng ngẩn ngơ đi tìm
Giậu thưa râm bụt hoa bìm
Tiếng cười đâu đó hồn nhiên tuổi hồng
 
Khoảng trời thơ dại còn không
Bước chân lạc xứ long đong chốn nào
Quê hương cắt rốn chôn nhau
Thân thương mái lá bờ ao trăng rằm
 
Ngóng người biền biệt mù tăm
Sông quê thiêm thiếp giấc thầm mơ nghiêng
Trăng mờ khuất nẻo chung chiêng
Màu trăng đất lạ chung riêng nỗi niềm...
 

CHÀO XUÂN TÂN SỬU – Thơ Đặng Xuân Xuyến


 


CHÀO XUÂN TÂN SỬU
 
Chuột lủi Trâu vào rước Tân Xuân
Gió Đông náo nức hội nhân quần
Tiếng Gà báo sáng bung sắc nhuận
Mai vàng đằm thắm đắm tiết Xuân.
 
Hà Nội, 23 tháng 01-2021
ĐẶNG XUÂN XUYẾN

 

MAI EM VỀ SƠN LA BẢN PHỐ - Thơ Nguyễn Khôi


   
                                 Nhà thơ Nguyễn Khôi


MAI EM VỀ SƠN LA BẢN PHỐ
                
"không ở rể mà vẫn là rể quý
Để mỗi năm lại lên tết Chiềng Ly"
                      
Mai em về Sơn La bản phố
Ở Chiềng Lề hay ở Huội Hin ?
Qua bản Giảng - Quân Khu - Viện 6
Cả một thời bom đạn tan hoang...
                     
Qua cầu Trắng đi sang Cầu Sắt
Dòng Nậm La soi bóng em xanh
Đêm trăng ấy ngồi chờ... trăng tắt
Đón trăng em trong mắt dịu lành.
                     
Mai em về Sơn La bản phố
Nhớ bẻ dành anh một cành Ban
Để che mát ngọn gió Lào đón tết (1)
Đợi anh lên nhóm bếp lửa nhà sàn.
 
                        Hà Nội, xuân 2021
                         NGUYỄN KHÔI
 
 ---------
 
(1) Tết Nguyên Đán (Kin chiêng) trên Sơn La là mùa gió Lào lồng lộng, trời nóng như rang, hoa Ban nở trắng rừng...

LIÊN HỆ THI PHÁP BÀI “NGƯỜI ĐÀN BÀ TRẮNG” CỦA PHẠM NGỌC THÁI VỚI BÀI “ĐÂY THÔN VĨ DẠ” CỦA HÀN MẶC TỬ - Nguyễn Thị Hoàng

 
Tác giả bài viết Nguyễn Thị Hoàng
                                             Nguyên GV Trường ĐH Sư phạm
 
 
Trong Tập 64 BÀI THƠ HAY, Nxb Hồng Đức 2020 – Bình luận về “Người đàn bà trắng”, nhà nghiên cứu văn học Trần Đức – Nguyên CB Viện ngôn ngữ và văn hóa dân gian đã viết: “Người Đàn Bà Trắng là một bài thơ tình hay, điển hình, viết theo thi pháp của dòng thơ tượng trưng hiện đại Châu Âu. Những yếu tố thơ tượng trưng xuyên suốt khắp bài…”.
Trong bài viết này, tôi xin tập trung phân tích cho rõ nét thi pháp thơ tượng trưng của từng thi phẩm? Trước hết về "Người đàn bà trắng":
 

QUẢNG TRỊ ƠI! SAO MÃI LÀ LƯU DÂN – Đinh Hoa Lư


Mùa Hè Đỏ Lửa, 1972 người Quảng Trị phải lìa bỏ quê hương bản quán ra đi 
 

Ngày qua giã từ đất mẹ mà đi
Vì nghe tình quê tình nước đôi bề
Nước chia hai đường nước chưa về
Trót thương cho người lỡ câu thề
Lên đường từ ly, hỏi lòng mình lưu luyến gì. 
            (Lối Về Đất Mẹ -Duy Khánh lyrics)
 
 Kể ra số phận di dân của người Quảng Trị trải qua bao nhiêu giai đoạn, từ lúc bỏ xứ mà đi, thực sự giã từ quê hương Quảng Trị.
 

Chủ Nhật, 24 tháng 1, 2021

BIỂN VÀ SÔNG, ANH VÀ EM – Thơ Quang Tuyết


 
                                 Nhà thơ Quang Tuyết


BIỂN VÀ SÔNG, ANH VÀ EM
 
Em vẫn biết
Sông bắt nguồn từ Biển
Và Biển xanh
Hoà quyện những dòng sông
Cuộc đời mình
Nào đâu chỉ mông lung
Sao tình ái
Không có câu giải đáp
Ta quen nhau
Từ màu xanh của lá
Ta yêu nhau
Bởi rung động màu hoa
Tím rưng rưng
Cánh Khế bỗng mượt mà
Rơi trên tóc
Thành sao Khuê lấp lánh
Tình như thể
Giọt máu từ tim nhỏ
Thấm vào lòng
Mưa nắng cũng thành thơ
Sáng rồi trưa
Ngõ có vắng người thưa
Vẫn đôi bóng
Chung đường quen lối
Rứa mà lạ
Bỗng dưng người xa mãi
Rồi thời gian nhuộm mái tóc thành mây
Một ánh đèn
Lặng lẽ
Một người ngồi
Soi lấy bóng
Ngậm ngùi tìm câu giải
Ừ rứa đó
Sông sẽ về với biển
Còn người đi mãi mãi bóng ngàn thu

                                    Quang Tuyết
                                      (Gởi bạn)
 

Thứ Bảy, 23 tháng 1, 2021

CHO NGƯỜI TÌNH NHỎ - Thơ Vĩnh Hoàng


   
                     Nhà thơ Vĩnh Hoàng


CHO NGƯỜI TÌNH NHỎ
 
Tôi có người yêu, sống nơi vùng hỏa tuyến
Tóc thả bờ vai, nụ cười duyên dáng
Tôi yêu nàng từ thuở mười ba
Lúc còn cắp sách đến trường và tình yêu giống như tình bè bạn
Cứ mỗi lần tết đên
Tôi đưa nàng về quê
Quê tôi vùng Cam Lộ
Vùng đất nghèo, lắm lửa khói đạn bom
Ngày tôi khoác chiến y
Tuổi nang vừa mười bảy
Đã mấy lần mai nở đầu cành, én về trước ngõ
Nhưng tôi vẫn còn đi, và nàng còn đợi đó
Hôm nay mai lại nở
Én liệng báo xuân về
Trên chiến trường tôi nhớ
Một người em gái quê
Hằng đêm thường mơ ước
Ra ngõ đón tôi về
Nhưng...
Em ơi, đất nước loạn ly
Thương em anh biết nói gì hỡi em
Mai đây non nước bình yên
Anh về hai đứa chúng mình đẹp đôi.
 
                              Vĩnh Hoàng
                      Xuân Tân Hợi,1971

Thứ Sáu, 22 tháng 1, 2021

CHỌN TUỔI XÔNG NHÀ, VÀI LƯU Ý CẦN BIẾT – Đặng Xuân Xuyến




Tục chọn tuổi người xông đất đầu năm (sau giao thừa) đã có từ xa xưa, với niềm tin người đầu tiên xông nhà sẽ mang đến những may mắn, phúc lộc cho gia chủ, để mọi chuyện trong năm mới được hanh thông, vừa ý. Vì thế, cứ mỗi độ xuân về, chuẩn bị đón chào năm mới, người Việt ta thường rất cẩn trọng trong việc chọn tuổi người xông đất, để kỳ vọng một năm mới gia đình được đắc lộc, sai tài...
 

CHÙM THƠ MÙA ĐÔNG CỦA NGUYÊN LẠC


   
                           Nhà thơ Nguyên Lạc


Ý NGHĨ MÙA ĐÔNG
 
Đợi. mặt trời không lên
Chờ. chiều vàng không đến
Mù sương se sắt lạnh
Mùa đông... lại mùa đông!
 
Tình xa nên sầu gần
Người xa nên nhớ thương
Yêu người yêu quê hương
Quê hương tôi rất buồn!
 
Quê hương tôi nhớ lắm
Còn đâu màu cúc hoa
Giờ máu tim đỏ thẫm
Đoạn trường người kinh qua?
 
Mùa đông rồi lại đến!
Mùa lạnh luồn thịt da
Mùa tha hương nhung nhớ
Mùa trắng tuyết phôi pha
 
2.
Sáng chờ nắng... Không lên!
Đêm ngủ yên... Chẳng tới!
Có gì mà chờ đợi?
Đợi chờ cũng vậy thôi!
 
Đời. một cuôc rong chơi
Ai rồi cũng sẽ rồi...
Ai rồi cũng sẽ tới
Đợi. không đợi vậy thôi
 
Không cần phải mong đợi
Tới phiên thì... bỏ chơi
Làm gì mà phải vội?
Vô thường đời Tâm Kinh!
 

Thứ Tư, 20 tháng 1, 2021

BẮC KỲ TỰ CẢM – Thơ Nguyễn Khôi


 
 
BẮC KỲ TỰ CẢM
            
“Từ độ mang gươm đi mở cõi
Trời Nam thương nhớ đất Thăng Long”
                               (Huỳnh Văn Nghệ)
               
Xưa là “Bắc kỳ Quốc”
Tây gọi “Xứ Đàng Ngoài”
Gốc của nòi Giao Chỉ
Nước Đại Việt hùng oai.
              
Bắc Kỳ lắm người tài
Thực kinh bang tế thế
Bảo vệ được giống nòi
Dẫn quân đi mở cõi...
               
Bắc: kình chống Đại Hán
Nam: thâu tóm Chiêm Thành
Sáp nhập Thủy Chân Lạp
Dựng “Đế quốc An Nam”.
                
Ôi, tồn tại - phát triển
Bắc Kỳ là Hạt Nhân
Bắc Kỳ là nguồn cội
Vượt nghìn năm Thăng Long
                 
 Tung bay cờ Hà Nội
 Việt Nam xuân tiếp xuân...
             
            Hà Nội, 16/1/2021
            NGUYỄN KHÔI 

SƠN LA, NỒNG – Thơ Lê Phước Sinh


   
                         Nhà thơ Lê Phước Sinh


SƠN LA
 
Từ trong xương cốt Lạnh ra
cái da manh áo ôm nhau, Lạnh vào...
 
 
NỒNG
 
Chim hót đợi mùa Xuân
nụ hồng Em nở nhụy
rót rượu mừng,
lúy túy...
Anh mềm môi,
cơn say.
 
Lê Phước Sinh

NHÀ THƠ KIỆT XUẤT NGUYỄN ĐỨC SƠN – Tâm Nhiên

Nguồn:
http://www.trietvan.com/thanhuu/nhathonguyenducson.htm

 
                           Nhà thơ Nguyễn Đức Sơn và Tâm Nhiên (tác giả bài viết)


Không biết từ đâu ta đến đây
Mang mang trời thẳm đất xanh dày
Lớn lên mang nghiệp làm thi sĩ
Sống điêu linh rồi chết đọa đày
 

CHÙM THƠ THÁNG 12 CỦA CHÂU THẠCH


   
                       Nhà thơ Châu Thạch  

 
HẠT THANH CHÂU EM HÁT
 
Trong dãy ghế tôi bình an tĩnh lặng
Trên bục thờ em hát bản Thánh ca
Bóng hồng âm bay vút lên cao xa
Và rơi xuống hạt thanh châu vọng tiếng
 
Tôi cảm thấy cõi bờ xa thánh thiện
Thấy dòng sông có cây trái chữa lành
Thấy thành vàng mây trắng dợn vòng quanh 
Mỗi cánh cửa là ngọc châu nguyên tảng
 
Em, có phải tâm hồn tôi lảng mạn
Không, em ơi đó là chốn ta về
Hai chúng mình nơi đó chính là quê
Em sẽ hát ở nơi miền vinh hiển
 
Nghe tiếng hát trong hồn tôi hiển hiện
Cõi vĩnh hằng không có mặt trời đâu
Sự vinh quang sẽ sáng mãi trên đầu
Ta ở đó với tình yêu tinh tuý
 
Tôi bỗng thấy em như hoa tuyệt mỹ
Tưởng thiên binh rải xuống một làn hương
Thơm rất thơm thứ nhuỵ ở Thiên Đường
Linh đầy dẫy và em đầy ân tứ!
 

CUỐI NĂM – Thơ Trần Mai Ngân


  
                         Nhà thơ Trần Mai Ngân
 

CUỐI NĂM
 
Năm sắp hết... chúng mình ở giữa
Giữa chia ly giữa một nỗi buồn
Môi khép chặt... lòng tuôn tràn ý
Mà lặng im chẳng thốt điều chi...
 
Năm sắp hết mời nhau ly rượu
Whisky hương ấm sưởi chiều đông
Hai chúng mình nào muốn như không
Còn đầy lắm ngày xưa... hôm trước...
 
Năm sắp hết nhớ xuân nguyện ước
Mãi bên nhau dẫu có thế nào
Vậy mà không thể hiểu vì sao
Lại ở giữa đắng cay ly biệt...
 
Năm sắp hết trần gian vào hội
Ta về thôi hoà nhập mong manh
Buông nhau đi đời cố dỗ dành
Hạnh phúc đó chia về hai phía!

                        Trần Mai Ngân