Thầy Nguyễn Văn Thị, người cầm hoa |
ĐI TÌM NGUỒN VUI - PHẦN III
(Viết về thầy giáo già Nguyễn Văn Thị)
Sáng
13/4/2014, tôi cho in ĐI TÌM NGUỒN VUI phần 1 và phần 2. Con trai tôi chở tôi
đem lên giao cho anh đọc. Anh không xài vi tính nối mạng. Mắt anh mờ, đọc chữ
được chữ mất. Anh bảo tôi đọc cho anh nghe. Anh lắng nghe chăm chú, gặp đoạn
nào tâm đắc, anh cười.
Hai
cha con tôi cáo từ ra về, anh nài ở lại chơi chút nữa – việc này từ trước đến
nay chưa từng xẩy ra. Dù vậy, tôi đành lòng chia tay anh về thôi vì con tôi đã
đến giờ phải lên ca trực ở nơi làm việc. Anh dặn nhớ ngày 15/4/2014 đi Huế nữa,
tôi dạ và không hỏi lý do, đinh ninh là đi xem Huế đang kỳ festival.
Chiều
14/4/2014, anh điện về, bảo tôi sáng mai lo dậy, đúng 5,30 giờ anh đưa xe về
đón. Anh nói đi sớm để tránh nắng nóng.
Tối
14/4, lúc 20,00 giờ, sau khi xem xong phần THỜI SỰ trên VTV1, tôi lên giường,
ngủ. Đang ngon giấc, điện thoại reo, tôi cứ ngỡ trời đã sáng anh bảo dậy lên
đường, té ra mới 22,30 giờ. Anh nói anh không ngủ được, đang viết chuyện kể
việc anh gửi mấy lá thư cho những người bà con cùng những đồng nghiệp, bằng hữu
của anh chị để cảm ơn tấm lòng của họ khi hay tin chị mất. Tôi ngủ tiếp, không
ngon giấc, cứ chập chờn vì sợ dậy trễ.
5,30
giờ ngày 15/4/2014, tiếng còi xe taxi vang trước cổng, mọi chuẩn bị đã xong,
tôi ra xe. Trên xe, chuyến này có bạn Đoàn Văn Tầm, người học trò cũ “cưng” của
anh và có nhà ở tương đối gần anh nhất. Mới vào xe, tôi được anh giao cho phong
bì đựng những gì anh viết đêm qua. Xe vào thị xã Quảng Trị đón Đỗ Tư Nhơn,
Nguyễn Văn Nuôi và Hồ thị Tú. Chú Nuôi trong đêm chắc ngủ ít, chú phải dậy sớm
mới đủ thời gian có mặt tại đây lúc này vì nhà chú tận dưới xã Triệu Trung cách
xa đến 10 km. Ối chà! Chú Nhơn do rối loạn bộ phận tiêu hóa không đi cùng được
và cô Tú phải ở nhà săn sóc cơm cháo. Tình chồng nghĩa vợ trong tuổi già phải
vậy; hạnh phúc nhiều khi được tìm thấy chỉ qua thể hiện những việc đơn giản.
Xe
vào thi trấn Hải Lăng, ghé quán điểm tâm cháo bột cá tràu. Thị trấn này ở gần
vùng ruộng sâu, chằng chịt kênh rạch, cá tràu nhiều, nên từ ngày xưa, người dân
đã biết chế biến món đặc sản nổi tiếng này. Người Quảng Trị xa quê, dù gốc từ
huyện nào, mỗi lần về, ai cũng gắng tìm dịp thưởng thức. Hiện nay, môi sinh bị
xâm hại. Thuốc trừ sâu, thuốc trừ cỏ sử dụng trên ruộng, máy rà cá bằng điện
lùng sục dưới ao hồ kênh rạch, lưới bén lưới quét thả khắp nơi ... đã làm cho
cá không phát triển được như xưa và có thể tuyệt chủng. Có ai nghĩ đến một lúc
nào đó Hải Lăng hết bán cháo bột cá tràu không nhỉ?
Xe
vào Huế, chạy lên Nam Giao vào khu vực TỔ ĐÌNH TỪ HIẾU. Anh nói ở đây có hai
ngôi mộ cần thăm. Tổ Đình Từ Hiếu, còn gọi là chùa Từ Hiếu tọa lạc ở phường
Thủy Xuân. Chùa này nguyên là Thảo Am An Dưỡng do hòa thượng Nhất Định lập năm
1843 để tịnh tu và nuôi dưỡng mẹ già. Tương truyền bà mẹ bị bệnh nặng, thuốc
thang không khỏi, có người gợi ý khuyên hòa thượng kiếm thịt cá bồi dưỡng cho
bà. Nghe theo, hàng ngày hòa thượng vượt rừng núi đường dài đến chợ mua cá ngon
về nấu cháo đút mẹ ăn. Chuyện đến tai vua Tự Đức. Cảm kích trước lòng hiếu thảo
của hòa thượng, nhà vua ban sắc đổi Thảo Am An Dưỡng thành Từ Hiếu Tự (chùa Từ
Hiếu).
Trải
qua chiến tranh tàn phá và thời gian cùng thời tiết bào mòn, để có diện mạo
hoành tráng như bây giờ, chùa phải qua nhiều lần trùng tu, nâng cấp. Trong khu
vực chùa, có một khu nghĩa địa, mồ mả chen giữa cây bụi, cây gai, cây leo chằng
chịt; lại thêm, thế đất dốc, việc tìm mộ rất khó khăn. Nhờ những cư dân ở gần tốt
bụng chỉ dẫn, cuối cùng, mấy anh em cũng tìm ra mộ, chỉ cách đường nhựa chỉ vài
chục mét. Mộ bà tằng tổ cô Nguyễn thị Sằng (1850 – 1884), tài nhân của vua Tự
Đức, được xây khá kiên cố. Tài nhân là tước vị của những phụ nữ được tuyển vào cung
làm phi tần, cung tần thời phong kiến để
phục vụ vua.
Bà Sằng là cháu nội của thống
tướng Nguyễn Văn Xa, nguyên tư lệnh binh đoàn thầy thợ và dân công xây Khiêm
lăng của vua Tự Đức. Dưới chân mộ bà Sằng, mộ cô Nguyễn thị Trinh (1894 – 1895)
được xây nhỏ hơn nhiều; thấp tiếp dưới là một khu đất được san ủi rất bằng
phẳng, chắc trong một thời gian ngắn nữa thôi, sẽ có một công trình gì đó mọc
lên.
Rời
khu vực chùa Từ Hiếu, xe qua khu vực đồi VỌNG CẢNH. Tại sao lại có tên Vọng
Cảnh? Đồi này cao 43 mét ở phía Tây Nam cách thành phố Huế khoảng 7 km,
chân đồi sát với bờ sông Hương. Đứng trên đồi này, du khách có thể nhìn bao
quát toàn cảnh khu lăng tẩm của triều Nguyễn chung quanh, toàn cảnh thành phố
Huế và toàn cảnh sông Hương với những khúc uốn lượn đẹp tuyệt vời. Cuối năm
2003, dự án khai thác du lịch đồi Vọng Cảnh đã được tỉnh Thừa Thiên-Huế giao
cho công ty du lịch Hương Giang cùng với các đối tác nước ngoài khảo sát. Sau
đó, công ty du lịch Hương Giang và đối tác Vietnam Hotel Project B.V. Hà Lan đã
lên kế hoạch xây khách sạn Life Resort. Sự việc đã dấy lên một làn sóng dư luận
phản đối từ các nhà văn hóa, nghệ thuật, bảo vệ môi trường ...
Đoàn
chúng tôi không lên đồi vì không có thời giờ và đường lên đồi cấm xe, chỉ được
phép đi bộ. Hơn nữa, mục đích chuyến đi của chúng tôi là viếng mộ chứ không
phải du lịch.
Lâu
ngày không đi, anh không còn nhớ chính xác chỗ, nhầm chỗ này với chỗ khác. Tuy
nhiên, ở đâu, chúng tôi cũng gặp người tốt. Những cư dân trong vùng sẵn lòng
chỉ dẫn, cuối cùng chúng tôi cũng viếng được mộ Ngài Cao Tổ Khảo Nguyễn Văn Tài
(1820 – 1896) - Ngài Nguyễn Văn Tài là con của Ngài Nguyễn Văn Xa - và gần đó, mộ Ngài Cao Tổ Tỉ Nguyễn Quang thị Lai (1820 –
1902), vợ của Ngài Nguyễn Văn Tài và mẹ của Ngài Nguyễn thị Sằng có mộ ở khu
vực Từ Hiếu.
Địa
thế ở đây tương đối bằng phẳng. Mộ nằm trong vườn của dân; có cây dại nhưng không đáng kể. Thấy bia mộ Ngài Cao Tổ
Tỉ hơi đơn sơ, anh hứa sẽ thay lại bia khác cho bề thế hơn. Mong anh sức khỏe
để thực hiện ý nguyện hiếu thảo của mình.
Xe
chuyển bánh đến thăm tiếp những mộ ở khu núi Thiên Thai. Ngoài Bắc, cách thành phố Bắc
Ninh 20 km về phía Nam , cũng
có núi Thiên Thai.
Còn núi Thiên Thai ở Huế thuộc phường An Tây. Núi Thiên Thai là một ngọn trong
dãy Tam Tầng án ngữ mặt Nam của kinh thành Huế: Ngự Bình cao 60 mét ở giữa, bên
trái là núi Thiên Thai cao 43 mét, còn gọi là Tả Bật Sơn, bên phải là núi Bân
cao 43,92 mét, còn gọi là Hữu Bật Sơn, tên dân gian là núi Ba Vành; trước khi
tiến quân ra Bắc đánh đuổi giặc Thanh xâm lược, Nguyễn Huệ đã cho san núi từ
chân lên đỉnh thành 3 vành để lập đàn tế cáo Trời. Núi Thiên Thai còn có tên là
núi Tam Thai. .
Tôi tìm hiểu và được biết Thiên Thai là nơi tiên ở và Tam Thai (như tam công) là
ba chức quan lớn nhất của nước Tàu ngày xưa:
Trước mộ gia tiên (từ trái qua: Đằng, Thị, Nuôi)
Thái
Sư, Thái Phó, Thái Bảo (theo Hán Việt Từ
Điển của Đào Duy Anh); một thông tin trên mạng cho biết Tam Thai là 3 ngôi
sao làm thành cái đuôi của chòm sao Đại Hùng Tinh rất sáng; trong tử vi, sao
Tam Thai chỉ sự khôn ngoan, hanh thông. Tuy nhiên, tôi vẫn không hiểu núi lấy
tên Thiên Thai hay Tam Thai mang ý nghĩa gì.
Chúng tôi được một người đàn ông làm thợ hồ tên Trọng và một người anh bạn con dì với anh hướng dẫn thăm mộ. Mộ nằm lưng chừng triền núi. Do tuổi già, sức yếu, chúng tôi leo rất nhọc mệt. Mộ thân sinh anh là cụ ông Nguyễn Cát Tường (1902 – 1985) và mộ thân mẫu anh là cụ bà Lê thị Chi (1911 – 1973) nằm trong một lăng đôi xây năm 2000, khá kiên cố. Mộ hai cụ trước đây nằm ở khu đất tương đối bằng ở phía bên kia núi. Nhà nước lập nghĩa trang liệt sĩ và bắt mộ dân phải giải tỏa. Do đó, mộ hai cụ bây giờ được di dời tới đây.
Trời
đã trưa. Đoàn chúng tôi xuống núi, trở lại Huế, ghé nhà thầy Võ Văn Đệ mời thầy
cùng đi dùng bữa trưa. Hôm nay, anh muốn mời thêm thầy Nguyễn Đức Duyên, thầy
Nguyễn Văn Tuấn (có thời dạy ở Nguyễn Hoàng) và cô học trò cũ, tổng biên tập
đặc san Trường Nguyễn Hoàng: Chân Dung & Kỷ Niệm. Ba người sau cáo từ, lấy
cớ bận việc.
Anh
định mời ăn đặc sản “Cơm Hến”; thầy Đệ sợ đau bụng, thôi, đành tới quán BÀ ĐỎ
ăn bánh khoái, bánh bèo, ram ít, bánh nậm. Trong lúc ngồi ăn, nghe hai vị đại
lão (anh và thầy Đệ), trong chuyện trò, thổ lộ mong muốn là sống thêm được ngày
nào hay ngày ấy, nhưng nếu có đi theo tổ tiên thì sao đó cho nhẹ nhàng, đừng
nằm liệt giường lâu ngày mà khổ thân và cực con cháu, ba chàng lão lỡ (Đằng,
Nuôi, Tầm) cũng cùng ước mong như thế.
12,30
giờ, xe đưa chúng tôi về nhà thờ gia tiên ở dốc Bến Ngự nghỉ trưa. Chị Nguyễn
Thạch Lưu lo chế trà phục vụ và sắp xếp chỗ nghỉ.
14,30
giờ, xe về Quảng Trị. Anh mời mọi người ghé Triều Sơn ăn “bữa chiều” xôi vịt.
Xe tới thị xã Quảng Trị, ghé nhà Đỗ Tư Nhơn trả chú Nguyễn Văn Nuôi. Xe về đến
Đông Hà lúc 18 giờ.
Lần
đi này, anh cũng chuẩn bị quà cho tất cả những người đi cùng. Mỗi người một áo
maillot mặc mát trong mùa hè.
Thế
là chỉ trong hơn một tuần lễ (07 – 15/4) anh đã thuê 3 ngày xe taxi rủ các em
kết nghĩa cùng đi viếng mộ phần phía bên chị, mộ phần phía bên anh và đồng
nghiệp thân thương cũ. Tuy mộ phần được viếng và người được thăm chưa đầy đủ -
mà làm răng đầy đủ được, anh cũng đã chứng tỏ tấm lòng thành của mình đối với
người đã khuất cũng như người còn sống ...
16/4/2014
Hoàng Đằng
16/4/2014
Hoàng Đằng
18 nhận xét:
http://pic100.picturetrail.com/VOL630/13252760/23805297/396873357.jpg
Mời anh uống trà để em đọc bài hihi!
http://n11.picjoke.net/useroutputs/327/2014-04-19/11-vi-56673fd5569575c6c9834d26debfc27e.jpg
Anh rà lại xem có bị lẫn giữa nguồn vui và ngườn vui ở phần tiêu đề không nhé !
Ghé thăm thầy.Đọc bài viết mà cảm phục nhũng tình cảm mà bạn bè dành cho nhau.Chúc thầy cuối tuần vui vẻ
Rất cảm động với cái tình,cái nghĩa của các thầy !
Chúc anh cuối tuần nhiều vui !
Trong bài viết này, em gặp hai cái tên: Vọng Cảnh, Tam Thai có trong bút kí "Ai đã đặt tên cho dòng sông?" của Hoàng Phủ Ngọc Tường. Anh cho em ăn tối với!
Mình ghé thăm chúc nhiều ngày vui
Ờ, có người chịu đọc entry của mình thì thích thật! Chúc cuối tuần vui!
http://i1110.photobucket.com/albums/h444/El-Vi/chucsat_zps3da1bae9.gif
Cám ơn, tôi đã sửa rồi! Chúc bác sĩ vui với kỹ thuật ghép hình photoshop nhé!
http://img1.imagehousing.com/1/9a7e76afda933c7726ca4c305ce24d28.gif
Chúc bạn tối áp lễ Phục sinh tràn đầy ơn phước!
http://img1.funscrape.com/en/friendship/71.gif
Cám ơn bạn, dùng trà nhé!
http://i372.photobucket.com/albums/oo164/boynhaque123/22485949471.gif
Mời cô giáo dùng lẫu đặc sản vùng biển và dùng tí rượu khai vị nhé!
http://i887.photobucket.com/albums/ac74/thiennhien_2009/00aR0513iKd.gif
http://i1142.photobucket.com/albums/n606/Robert_Nguyuen1/fa83e1cb4a3237de00cbab81061f0815.gif?t=1319013607
Tham dự trại viết văn Đà Lạt về răng mà im hơi lặng tiếng rứa ông bạn CHÔM VIẾT hè! ;) Mần vài ly bia chứ!
http://pic100.picturetrail.com/VOL630/13252760/23948954/399672336.jpg
Đọc bài này tôi nhớ thầy Thị quá. Thầy Thị dạy toán ngày nào mà bây giờ hơn 40 năm không gặp lại được thầy.
Nhớ anh Lê Đình Ái, Lê đình Ân cùng học một lớp . Hình như thầy Thị có bà con với gia đ2nh Ân. Cứ mỗi lần đến nhà Ân thì gặp thầy.
Tiếng nói, giọng cười và thầy rất dể chịu trong lúc dạy môn toán . Thầy ơi! bây giờ xa cách quá. Kính cầu chúc thầy và gia đình vạn sự như ý.( Người học trò năm xưa). L.H.
Thầy Thị là chồng cô Lê Đình Thị Nhạn, như vậy thầy là rễ của nhà Lê Đình. Có lẽ hai anh Lê Đình Ái, Lê Đình Ân là em vợ thầy Thị thì phải!
Đọc bài này CS học đc nhiều điều, cám ơn a.
7/6 tới mời aPĐ tham gia off "Nắng miền Trung" tại Huế nhé.
CN chúc a vui.
Chào cuocsong nhé! Ngày 7/6 sắp tới, mới bắt đầu vào hè, có lẽ mình còn phải bị điều đi coi thi,....Chúc vui!
http://www.goodlightscraps.com/content/good-morning/good-morning-16.gif
Em lại lò mò qua ăn chực đây anh ạ!
MỜI CÔ GIÁO DÙNG VÀI MÓN ĂN HUẾ! CHÚC NGON MIỆNG NHÉ!
http://hoanghuuquyet.vnweblogs.com/gallery/8627/file_upload1449961401_a9767a8ae93125.jpg
http://hues.vn/wp-content/uploads/2011/10/donghoa.jpg
http://2.bp.blogspot.com/_iZG68z-_CMM/TDJdgddE1GI/AAAAAAAAEmM/UVsUCIMoU0c/s1600/HTomChuaThit-Luoc.jpg
http://hues.vn/wp-content/uploads/2012/06/hues-che-sen.jpg
Đăng nhận xét